intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Địa lí lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Thống Nhất A

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

6
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn có thêm tài liệu ôn tập, củng cố lại kiến thức đã học và rèn luyện kỹ năng làm bài tập, mời các bạn cùng tham khảo ‘Đề thi học kì 1 môn Địa lí lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Thống Nhất A’ dưới đây. Hy vọng sẽ giúp các bạn tự tin hơn trong kỳ thi sắp tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Địa lí lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Thống Nhất A

  1. SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I TRƯỜNG THPT THỐNG NHẤT A NĂM HỌC 2023 - 2024 MÔN: ĐỊA LÝ 12 -------------------- Thời gian làm bài: 50 phút (Đề thi có 4 trang) (không kể thời gian phát đề) Họ và tên: ............................................................................ Số báo danh: ....... Mã đề 102 Câu 1. Địa hình nước ta không có đặc điểm chung nào sau đây? A. Đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là núi cao. B. Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa. C. Cấu trúc địa hình khá đa dạng. D. Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người. Câu 2. Đặc điểm nổi bật của thiên nhiên miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ nước ta là A. gió mùa Đông Bắc hoạt động mạnh, tạo nên mùa đông lạnh nhất ở nước ta. B. đồi núi thấp chiếm ưu thế với các dãy núi có hướng vòng cung. C. địa hình cao, các dãy núi xen thung lũng sông có hướng tây bắc - đông nam. D. khí hậu cận xích đạo gió mùa với nền nhiệt độ cao quanh năm. Câu 3. Quá trình feralit hóa là quá trình hình thành đất chủ yếu ở nước ta do nguyên nhân nào sau đây ? A. Địa hình chủ yếu là đồi núi thấp. B. Địa hình chủ yếu là đồng bằng. C. Trong năm có hai mùa mưa và khô rõ rệt. D. Có khí hậu nhiệt đới ẩm, nhiều đồi núi thấp. Câu 4. Nhận định nào sau đây không đúng về ý nghĩa vị trí địa lí nước ta? A. Tạo điều kiện để xây dựng nền văn hóa thống nhất trong khu vực. B. Tạo điều kiện cho phát triển giao thông đường biển quốc tế. C. Quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên là nhiệt đới ẩm gió mùa. D. Tạo điều kiện chung sống hòa bình với các nước Đông Nam Á. Câu 5. Hiện tượng sạt lở bờ biển xảy ra mạnh nhất ở vùng nào sau đây? A. Bờ biển Bắc Bộ. B. Bờ biển Tây Nam Bộ C. Bờ biển Nam Bộ. D. Bờ biển Trung Bộ. Câu 6. Hệ quả của quá trình xâm thực mạnh ở khu vực đồi núi nước ta là quá trình A. rửa trôi B. phong hóa. C. bồi tụ. D. bóc mòn. Câu 7. Đất đai ở vùng ven biển miền Trung thường nghèo dinh dưỡng, nhiều cát, ít phù sa sông chủ yếu do A. bị xói mòn, rửa trôi mạnh trong điều kiện mưa nhiều. B. trong sự hình thành đồng bằng, biển đóng vai trò chủ yếu. C. đồng bằng nằm ở chân núi, nhận nhiều cát sỏi trôi xuống. D. các sông miền Trung ngắn và rất nghèo phù sa. Câu 8. Hệ tọa độ địa lí trên đất liền nước ta là A. 23023’B - 8034’B và 102009’Đ - 109020’Đ B. 23020’B - 8030’B và 102009’Đ - 109024’Đ. C. 23 23’B - 8 30’B và 102 09’Đ - 109 24’Đ. 0 0 0 0 D. 23023’B - 8034’B và 102009’Đ - 109024’Đ. Câu 9. Miền Bắc ở độ cao trên 600 - 700 m, miền Nam phải trên độ cao 900 - 1000 m mới có khí hậu cận nhiệt đới chủ yếu vì A. miền Bắc giáp biển nhiều hơn miền Nam. B. địa hình miền Bắc cao hơn. C. miền Bắc mưa nhiều hơn. D. nhiệt độ trung bình miền Nam cao hơn. Câu 10. Nhân tố nào sau đây quan trọng nhất tạo ra sự phân hóa thiên nhiên theo chiều Bắc – Nam ở nước ta? A. Địa hình. B. Khí hậu. C. Đất đai. D. Sinh vật Câu 11. Biển Đông ảnh hưởng trực tiếp nhất đến thành phần tự nhiên nào sau đây ? A. Khí hậu. B. Địa hình. C. Đất đai. D. Sông ngòi. Câu 12. Nhịp điệu dòng chảy của sông ngòi nước ta theo sát A. hướng các dòng sông. B. chế độ nhiệt. C. hướng các dãy núi. D. chế độ mưa. Câu 13. Trong chế độ khí hậu , ở miền Bắc nước ta có sự phân chia thành mùa đông lạnh ít mưa, mùa hạ nóng ẩm mưa nhiều do? Mã đề 102 Trang 1/4
  2. A. Hoạt động của gió mùa . B. Hoạt động của gió tín phong . C. Sự phân bố mưa theo mùa. D. Bức xạ mặt trời . Câu 14. Biển Đông có đặc điểm nào sau đây? A. Phía đông và đông nam mở rộng ra đại dương. B. Là biển nhỏ trong các biển của Thái Bình Dương. C. Nằm ở rìa phía đông của Thái Bình Dương. D. Nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa. Câu 15. Khu vực có kiểu khí hậu khô hạn gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp là vùng: A. Tây Bắc B. Cực Nam trung Bộ C. Trường Sơn Bắc D. Đông Bắc Câu 16. Mùa khô kéo dài ở Đồng bằng sông Cửu Long không trực tiếp gây ra hậu quả nào sau đây? A. Xâm nhập mặn sâu vào trong đất liền. B. Sâu bệnh phát triển phá hoại mùa màng. C. Thiếu nước ngọt cho sản xuất và sinh hoạt. D. Làm tăng độ chua và chua mặn trong đất. Câu 17. Vùng biển nào sau đây của nước ta được xem như bộ phận lãnh thổ trên đất liền? A. Đặc quyền kinh tế. B. Tiếp giáp lãnh hải. C. Nội thủy. D. Lãnh hải. Câu 18. Thiên nhiên vùng núi nào sau đây mang sắc thái cận nhiệt đới gió mùa? A. Vùng núi thấp Tây Bắc. B. Vùng núi cao Tây Bắc. C. Vùng núi Đông Bắc. D. Vùng núi Trường Sơn. Câu 19. Khí hậu và thiên nhiên giữa vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc có sự khác nhau chủ yếu là do A. độ cao địa hình và hướng nghiêng. B. hướng gió và độ cao địa hình. C. hướng núi và độ cao địa hình. D. hướng nghiêng và hướng gió. Câu 20. Nhân tố nào sau đây quy định tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta? A. Nằm gần trung tâm của khu vực châu Á gió mùa. B. Hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc. C. Vị trí địa lí nước ta tiếp giáp biển Đông rộng lớn. D. Nằm rìa phía đông của bán đảo Đông Dương. Câu 21. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Khí hậu, cho biết nơi nào sau đây có nhiệt độ trung bình các tháng luôn trên 200C? A. Hà Nội B. Sa Pa. C. Nha Trang. D. Đồng Hới. Câu 22. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Các miền tự nhiên - 14, cho biết cao nguyên nào sau đây thuộc miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ ? A. Mơ Nông. B. Sơn La. C. Tà Phình. D. Mộc Châu. Câu 23. Đây là một đặc điểm của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ: A. Là miền duy nhất có địa hình núi cao với đầy đủ các đai cao. B. Đai cao á nhiệt đới ở mức 1000m. C. Địa hình khá phức tạp với các khối núi cổ, các bề mặt sơn nguyên. D. Vòng cung là hướng chính của các dãy núi và các dòng sông. Câu 24. Khó khăn lớn nhất về tự nhiên của vùng Nam Trung Bộ và Nam Bộ là A. thời tiết bất ổn định, dòng chảy sông ngòi thất thường. B. bão lụt với tần suất lớn, khô hạn xảy ra trên diện rộng. C. xói mòn, rửa trôi, ngập lụt trên diện rộng, thiếu nước vào mùa khô. D. sự thất thường của nhịp điệu mùa khí hậu và dòng chảy sông ngòi. Câu 25. Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 12 cho biết khu vực nào sau đây có diên tích rừng ngập mặn lớn nhất nước ta? A. Nam Bộ. B. Bắc Bộ. C. Trung Bộ. D. Đông Nam Bộ. Câu 26. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Các hệ thống sông, cho biết sông nào sau đây thuộc hệ thống sông Cả? A. Sông Cầu B. Sông Đà. C. Sông Thương. D. Sông Hiếu. Câu 27. Cho bảng số liệu sau NHIỆT ĐỘ VÀ LƯỢNG MƯA TẠI HÀ NỘI NĂM 2018 Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Nhiệt độ (oC) 18,1 17,5 22,7 24,4 29,5 30,6 30,1 29,1 29,0 26,1 24,2 19,9 Mã đề 102 Trang 2/4
  3. Lượng mưa (mm) 16,6 10,0 34,0 58,8 209,0 188,5 428,1 313,4 229,7 94,4 28,2 84,2 (Nguồn: Tổng cục thống kê, 2018, https://www.gso.gov.vn) Biểu đồ thích hợp thể hiện lượng mưa và nhiệt độ tại Hà Nội là A. tròn. B. đường. C. miền. D. kết hợp. Câu 28. Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 11 cho biết khu vực Tây Nguyên có loại đất chủ yếu nào sau đây? A. Phù sa sông. B. Feralit trên đá vôi. C. Xám phù sa cổ. D. Feralit trên đá ba dan. Câu 29. “Miền có cấu trúc địa chất địa hình phức tạp, gồm các khối núi cổ, các bề mặt sơn nguyên và cao nguyên ba dan, đồng bằng châu thổ và đồng bằng ven biển”.Đó là đặc điểm của vùng: A. Nam Trung Bộ và Nam Bộ. B. Bắc Trung Bộ. C. Tây Bắc. D. Bắc và Đông Bắc. Câu 30. . Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Khí hậu, cho biết gió mùa Đông bắc chỉ ảnh hưởng đến phạm vi lãnh thổ phía bắc của vĩ tuyến nào sau đây? A. 170B. B. 160B. C. 180B. D. 140B. Câu 31. Rừng cây họ Dầu ở miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ phát triển mạnh mẽ chủ yếu là do A. nền nhiệt cao, biên độ nhiệt năm nhỏ. B. đất phèn, mặn chiếm diện tích lớn. C. mưa nhiều, nhiệt độ quanh năm cao. D. khí hậu cận xích đạo, mùa khô rõ rệt. Câu 32. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Khí hậu, cho biết nơi nào sau đây có mưa nhiều từ tháng IX đến tháng XII? A. Nha Trang. B. Sa Pa. C. Thanh Hóa. D. Đà Lạt. Câu 33. Cho biểu đồ diện tích rừng phân theo vùng của nước ta (Nguồn: Tổng cục thống kê, 2018, https://www.gso.gov.vn) Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây? A. Diện tích rừng phân theo vùng của nước ta năm 2009 và 2018. B. Cơ cấu diện tích rừng phân theo vùng của nước ta năm 2009 và 2018. C. Chuyển dịch cơ cấu diện tích rừng phân theo vùng của nước ta năm 2009 và 2018. D. Sự biến động diện tích rừng phân theo vùng của nước ta năm 2009 và 2018. Câu 34. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Các hệ thống sông, cho biết trong các hệ thống sông sau đây, hệ thống sông nào có tỉ lệ diện tích lưu vực lớn nhất? A. Sông Mã. B. Sông Thái Bình. C. Sông Thu Bồn. D. Sông Ba. Câu 35. Cho bảng số liệu: HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2017 (Đơn vị: nghìn ha) Trong đó Cả nước Đất lâm nghiệp Rừng sản xuất Rừng phòng hộ Rừng đặc dụng Diện tích 33 123,6 14 910,5 7 479,4 5 239 2 192,1 (Nguồn: Tổng cục thống kê, 2018) Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây không đung về hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp Mã đề 102 Trang 3/4
  4. năm 2017? A. Tỉ trọng đất lâm nghiệp năm 2017 của Việt Nam là 45%. B. Diện tích rừng sản xuất gấp 2 lần rừng phòng hộ. C. Rừng đặc dụng chiếm tỉ trọng nhỏ nhất trong các loại rừng. D. Rừng sản xuất chiếm tỉ trọng lớn nhất trong các loại rừng. Câu 36. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Các miền tự nhiên, cho biết đỉnh núi nào sau đây thuộc miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ? A. Phu Luông. B. Pu Huổi Long. C. Pu Si Lung. D. Pu Tha Ca. Câu 37. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Khí hậu, cho biết vùng khí hậu nào sau đây chịu ảnh hưởng mạnh nhất của gió mùa Đông Bắc? A. Đông Bắc Bộ. B. Bắc Trung Bộ. C. Trung và Nam Bắc Bộ. D. Tây Bắc Bộ. Câu 38. Cho biểu đồ: CƠ CẤU SỬ DỤNG ĐẤT CỦA ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG VÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG NĂM 2018 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2019, NXB Thống kê, 2020) Nhận xét nào sau đây đúng về cơ cấu sử dụng đất của Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long? A. Đất lâm nghiệp ở cả hai đồng bằng đều chiếm tỉ trọng nhỏ nhất. B. Đất nông nghiệp đều chiếm tỉ trọng lớn nhất ở cả hai đồng bằng. C. Tỉ trọng đất lâm nghiệp ở cả hai đồng bằng tương đương nhau. D. Đất chuyên dùng, thổ cư ở cả hai vùng đều chiếm tỉ trọng thứ hai. Câu 39. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Khí hậu, cho biết trạm khí hậu nào sau đây có tổng lượng mưa trung bình năm trên 2800mm? A. Hà Nội. B. Hải Phòng. C. Huế. D. TP. Hồ Chí Minh. Câu 40. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Khí hậu, cho biết trạm khí tượng nào sau đây thuộc vùng khí hậu Nam Trung Bộ? A. Cần Thơ. B. Nha Trang. C. Lạng Sơn. D. Đồng Hới. ------ HẾT ------ HỌC SINH ĐƯỢC SỬ DỤNG ATLAT ĐỊA LÝ VIỆT NAM Mã đề 102 Trang 4/4
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2