intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Địa lí lớp 9 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Đông Dư

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:16

6
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Việc ôn thi sẽ trở nên dễ dàng hơn khi các em có trong tay “Đề thi học kì 1 môn Địa lí lớp 9 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Đông Dư” được chia sẻ trên đây. Tham gia giải đề thi để rút ra kinh nghiệm học tập tốt nhất cho bản thân cũng như củng cố thêm kiến thức để tự tin bước vào kì thi chính thức các em nhé! Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Địa lí lớp 9 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Đông Dư

  1. MÔN: ĐỊA LÍ 9 MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 1. Môn Địa lí 9 Cấp độ Vận dụng Nhận biết Thông hiểu Cấp độ thấp Cấp độ cao T T T TN TL TN TN TN Tên chủ đề L L L -Biết số lượng các dân tộc ở nước ta. -Hiểu được quá -Nêu được một số đặc điểm về trình đô thị hóa Chủ đề 1: dân tộc. nước ta. Địa lí dân cư -Biết sự phân bố các dân tộc,dân -Hiểu được nguồn cư,các loại hình quần cư lao động và sử dụng -Biết sức ép của dân số đv việc lao động. làm. 06 câu 04 câu 02 câu 15% TSĐ = 1,0điểm 10% TSĐ = 1,0đ 5% TSĐ =0,5đ -Biết được quá trình phát triển -Hiểu rõ tình hình của nền kinh tế Việt Nam. phát triển của các Thấy được sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế: nông Chủ đề 2: kinh tế. nghiệp, công Địa lí kinh tế -Biết được đặc điểm phân bố của nghiệp, dịch vụ. các ngành kinh tế. -Giải thích sự phân -Biết được thực trạng che phủ bố của các ngành. rừng ở nước ta. 16 câu 10 câu 06 câu 40% TSĐ = 2,5 điểm 25%TSĐ = 2,5 đ 15%TSĐ = 1,5đ -Biết vị trí, giới hạn các vùng -Hiểu được những kinh tế. thuận lợi,khó nhăn Chủ đề 3: -Biết đặc điểm tự nhiên,TNTN của các vùng. Sự phân hóa lãnh thổ: 5 các vùng. -Hiểu rõ các ngành vùng kinh tế. -Biết các trung tâm kinh tế lớn kinh tế tiêu biểu của của các vùng. các vùng. 12 câu 6 câu 6 câu
  2. 10% TSĐ = 25% TSĐ = 2,5 điểm 15% TSĐ = 1,5 điểm 1,0điểm Phân tích biểu đồ -Phân tích bảng số ,lựa chọn được dạng Chủ đề 4: -Đọc và phân tích liệu để hiểu sự phát biểu đồ phù hợp cần Kĩ năng được Atlat Địa lí. triển các ngành kinh thể hiện với bảng số tế. liệu đã cho. 06 câu 02 câu 02 câu 02 câu 05% TSĐ = 15% TSĐ = 1,5điểm 5% TSĐ = 0,5điểm 5% TSĐ = 0,5điểm 0,5điểm Tổng số câu: 40 câu 20 câu 16 câu 04 câu Tổng số điểm: 10 điểm 5,0 điểm 4,0 điểm 1,0 điểm Tỉ lệ %: 100% 50% 40% 10%
  3. UBND Huyện GIA LÂM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I Trường THCS Đông Dư Môn : Địa Lý. Khối 9 Đề 1 Thời gian kiểm tra:Tiết 5 Thứ 2 ngày 20 / 12 /2021 Thời gian làm bài: 45 phút. Họ và tên:……………………………… Lớp:…………… Điểm Lời phê của giáo viên Chọn ý đúng nhất trong các câu sau: Câu 1: Số lượng các thành phần dân tộc ở nước ta là A. 14. B. 45. C. 54. D. 86. Câu 2: Địa bàn cư trú đan xen của trên 30 dân tộc là vùng A. Trung du và miền núi Bắc Bộ. B. Duyên hải miền Trung. C.Tây Nguyên. D. Đồng bằng sông Cửu Long. Câu 3: Ở nước ta có số dân đông nhất là dân tộc A. Việt ( Kinh). B. Thái. C. Dao. D. Khơ- me. Câu 4: Hiện nay tỉ suất sinh ở nước ta A. tương đối thấp. B. đi vào ổn định. C.đang giảm rất mạnh. D. vẫn còn cao. Câu 5: Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi ở nước ta có đặc điểm là A. già và ổn định. B. trẻ và ổn định. C.già và đang có xu hướng trẻ hóa. D. trẻ và đang có xu hướng già hóa. Câu 6: Cho bảng số liệu: Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên nước ta giai đoạn 1999- 2014 Năm 1999 2002 2005 2009 2014 Tỉ lệ gia tăng dân số 1,63 1,32 1,33 1,08 1,03 tự nhiên (%) Biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất thể hiện tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên nước ta giai đoạn 1999 – 2014? A. Biểu đồ tròn. B. Biểu đồ cột. C. Biểu đồ miền. D. Biểu đồ kết hợp.
  4. Câu 7: Nước ta nằm trong số các nước có mật độ dân số A. cao trên thế giới. B. thấp trên thế giới. C. trung bình trên thế giới. D. cao nhất trên thyế giới. Câu 8: Vùng nào sau đây có mật độ dân số thấp nhất nước ta? A. Trung du miền núi Bắc Bộ. B. Bắc Trung Bộ. C.Tây Nguyên. D. Đồng bằng sông Cửu Long. Câu 9: Các đặc điểm dân cư của các dân tộc ở Tây Nguyên có tên gọi nào sau đây? A. Làng, ấp.. B. Bản. C. Buôn, p lây. D. Phum, sóc. Câu 10: Phân bố dân cư nước ta không có đặc điểm nào sau đây? A. Dân cư tập trung đông đúc ở đồng bằng và đô thị. B. Mỗi loại hình quần cư phù hợp với điều kiện sống của người dân. C. Nước ta có sự đa dạng về hình thức quần cư. D. Mật độ dân cư nước ta thuộc vào loại thấp trên thế giới. Câu 11: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta không bao gồm chuyển dịch cơ cấu A. ngành kinh tế. B. thành phần kinh tế. B. lãnh thổ kinh tế. D. sử dụng lao động. Câu 12: Số lượng các vùng kinh tế trọng điểm ở nước ta hiện nay là A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 13: Dựa vào At lát Địa lí Việt Nam trang 17, hãy cho biết vùng kinh tế nào sau đây ở nước ta có nhiều trung tâm kinh tế nhất cả nước? A. Trung du và miền núi Bắc Bộ. B. Đồng bằng sông Hồng. C.Đông Nam Bộ. D. Đồng bằng sông Cửu Long. Câu 14: Nhận định nào sau đây không phải là thành tựu phát triển kinh tế nhờ công cuộc đổi mới của nước ta? A. Cơ cấu ngành kinh tế đang chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa. B. Trong công nghiệp đã hình thành các ngành công nghiệp trọng điểm. C. Thu hút đầu tư nước ngoài đều khắp các vùng trên lãnh thổ. D. Nền kinh tế tham gia vào quá trình hội nhập. Câu 15: Dựa vào At lát Địa lí Việt Nam trang 17, hãy cho biết khu kinh tế ven biển nào sau đây không thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long? A. Phú Quốc. B. Năm Căn. C. Định An. D. Vân Phong. Câu 16: Nhận định nào sau đây không phải là thách thức của nền kinh tế nước ta trong quá trình đổi mới? A. Nhiều loại tài nguyên đang bị khai thác quá mức. B. Vấn đề môi trường đang bị ô nhiễm ở nhiều nơi. C. Giải quyết việc làm cho người lao động còn khó khăn. D. Tỉ lệ hộ đói và nghèo không giảm trong các năm.
  5. Câu 17: Nhân tố tự nhiên nào sau đây được coi là tư liệu sản xuất của ngành nông nghiệp? A. Đất. B. Khí hậu. C. Nước. D. Sinh vật. Câu 18: Đất phù sa thích hợp với cây trồng nào sau đây? A. Chè. B. Lúa. C. Cao su. D. Cà phê. Câu 19: Ở nước ta, trong sản xuất nông nghiệp có thể trồng được nhiều vụ trong năm là do A. đất phù sa màu mỡ. B. nguồn nhiệt, ẩm phong phú. C.khí hậu có mùa đông lạnh. D. có nhiều đất feralit trên đá badan. Câu 20:Ở nước ta cây lúa được phân bố A. ở đồng bằng châu thổ. B. ở các đồng bằng duyên hải. C.rải rác các cánh đồng thung lũng. D. khắp đất nước. Câu 21: Đàn bò có qui mô lớn nhất ở nước ta thuộc vùng nào sau đây? A. Đồng bằng sông Hồng. B. Bắc Trung Bộ. C.Duyên hải Nam Trung Bộ. D. Đông Nam Bộ. Câu 22: Nguyên nhân chủ yếu nào sau đây làm cho sản lượng hải sản khai thác ở nước ta tăng khá nhanh? A. Số lượng tàu thuyền và công suất tàu đánh bắt tăng. B. Ngư dân ngày càng có nhiều kinh nghiệm đánh bắt. C. Áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ tiên tiến trong khai thác. D. Do vùng biển nước ta có trữ lượng hải sản rất lớn. Câu 23: Khoáng sản nào sau đây có vai trò quan trọng đối với sự phát triển ngành công nghiệp luyện kim đen, luyện kim màu? A. Than, dầu, khí. B. Sắt, mangan, chì, thiếc. C.Apatit, pirit, photphorit. D. Sét, đá vôi, thạch anh. Câu 24: Nhân tố nào sau đây làm cho mỗi vùng ở nước ta có thế mạnh khác nhau trong phát triển công nghiệp? A. Vị trí địa lí. B. Điều kiện khí hậu. C. Yếu tố địa hình. D. Sự phân bố tài nguyên. Câu 25: Tổ hợp nhiệt điện khí lớn nhất nước ta hiện nay là A. Phả Lại. B. Uông Bí. C. Phú Mỹ. D. Ninh Bình. Câu 26: Ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm ở nước ta phát triển dựa trên ưu thế nào sau đây? A. Nguồn nhân công dồi dào,giá lao động rẻ. B. Kinh nghiệm sản xuất được tích lũy từ lâu đời. C. Nguồn nguyên liệu phong phú, tại chỗ. D. Nguồn vốn từ thu hút đầu tư nước ngoài. Câu 27: Trong cơ cấu GDP của ngành dịch vụ ở nước ta, nhóm ngành nào có tỉ trọng lớn nhất?
  6. A. Dịch vụ tiêu dùng. B. Dịch vụ sản xuất. C.Dịch vụ công cộng. D. Tỉ trọng tương đương nhau. Câu 28: Hà Nội và TP Hồ Chí Minh là 2 trung tâm dịch vụ lớn và đa dạng nhất nước ta không do nguyên nhân nào sau đây? A. Vị trí tiếp giáp với biển. B. Nằm ở vùng kinh tế năng động. C.Có mật độ dân số cao nhất cả nước. D. Tập trung nhiều cơ sở dịch vụ và sản xuất. Câu 29: Loại hình vận tải có vai trò quan trọng nhất trong vận chuyển hàng hóa ở nước ta là A. đường bộ. B. đường sát. C. đường biển. D. đường hàng không. Câu 30: Các trung tâm thương mại và dịch vụ lớn nhất nước ta là: A. Hà Nội, Hải Phòng. B. Hà Nội, TP Hồ Chí Minh. C.TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ. D. TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng. Câu 31: Hai vùng có tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng thấp nhất là: A. Tây Nguyên, Trung du và miền núi Bắc Bộ. B. Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ. C. Trung du miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ. D. Trung du miền núi Bắc Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ. Câu 32: Địa điểm du lịch nào sau đây được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới? A. Tam Đảo. B. Vịnh Hạ Long. C. Hồ Ba Bể. D. Thị trấn SaPa. Câu 33: Ngành công nghiệp phát triển mạnh nhất ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là A. khai khoáng và năng lượng. B. năng lượng và hóa chất. C.khai khoáng và chế biến. D. chế biến và sản xuất hàng tiêu dùng. Câu 34: Hiện nay, số tỉnh, thành phố của Đồng bằng sông Hồng nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ là: A. 6 tỉnh. B. 7 tỉnh. C. 8 tỉnh. D. 9 tỉnh. Câu 35: Thiên tai thường xuyên xảy ra đối với vùng Bắc Trung Bộ là A. Bão. B. sóng thần. C. lũ lụt. D. lạnh giá. Câu 36: : Cho biểu đồ về nguồn lao động nước ta năm 2014; ( đơn vị:%). Biểu đồ dưới đây thể hiện nội dung nào ? A. Cơ cấu lực lượng lao động phân theo thành thị, nông thôn và theo đào tạo, năm 2014. B. Quy mô và cơ cấu lao động phân theo thành thị và nông thôn năm 2014. C. Quy mô và cơ cấu lao động phân theo trình độ đào tạo năm 2014.
  7. D. Quy mô lực lượng lao động phân theo thành thị, nông thôn và theo đào tạo, năm 2014. Câu 37: Huyện đảo Trường Sa là đơn vị hành chính của tỉnh/ thành phố nào sau đây? A. Quảng Nam. B. Quảng Ngãi. C. Đà Nẵng. D. Khánh Hòa. Câu 38: Cho bảng số liệu: Sản lượng thủy sản ở Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ, năm 2015 ( Đơn vị: nghìn tấn) Vùng Bắc Trung Bộ Duyên hải Nam Sản lượng Trung Bộ Khai thác 328,0 845,8 Nuôi trồng 138,0 86,4 Tổng số 566,0 932,2 Để thể hiện cơ cấu sản lượng thủy sản ở Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ phân theo khai thác và nuôi trồng năm 2015, thích hợp nhất là biểu đồ A. cột. B. tròn. C. miền. D. kết hợp. Câu 39: Cà phê được trồng nhiều nhất ở tỉnh nào sau đây? A. Kon Tum. B. Gia Lai. C. Đắc Lắc. D. Lâm Đồng. Câu 40: Cho bảng số liệu:
  8. Độ che phủ rừng của các tỉnh ở Tây Nguyên, năm 2014 Các tỉnh Kon Gia Lai Đắc Lắc Đắc Nông Lâm Tum Đồng Độ che phủ 62,4 40,1 38,7 39 52,5 rừng(%) Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện độ che phủ rừng của các tỉnh ở Tây Nguyên là A. biểu đồ tròn. B. biểu đồ miền. C. biểu đồ đường. D. biểu đồ cột. BGH duyệt TTCM GV ra đề Tạ Thúy Hà Lê Thị Lan Lê Thị Lan UBND Huyện GIA LÂM ĐÁP ÁN KIỂM TRA CUỐI KÌ 1 Trường THCS Đông Dư Môn : Địa Lý. Khối 9. Đề 1 Thời gian kiểm tra:Tiết 5 Thứ 2 ngày 20 /12 /2021 Thời gian làm bài: 45 phút. Trắc nghiệm : ( 10.0 điểm ) 1C 2A 3A 4A 5D 6B 7A 8C 9C 10D 11D 12C 13B 14C 15D 16D 17A 18B 19B 20D 21C 22A 23B 24D 25B 26C 27A 28A 29A 30B 31B 32B 33A 34A 35A 36A 37D 38A 39C 40D
  9. UBND Huyện GIA LÂM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I Trường THCS Đông Dư Môn : Địa Lý. Khối 9 Đề 2 Thời gian kiểm tra:Tiết 5 Thứ 2 ngày 20 / 12 /2021 Thời gian làm bài: 45 phút. Họ và tên:……………………………… Lớp:…………… Điểm Lời phê của giáo viên Chọn ý đúng nhất trong các câu sau: Câu 1: Người Việt phân bố rộng khắp cả nước, song tập trung đông đúc nhất ở vùng nào sau đây: A. Đồng bằng. B. Miền núi. C. Trung du. D. Duyên hải. Câu 2: Mốc thời gian nào sau đây bắt đầu diễn ra hiện tượng “bùng nổ dân số” ở nước ta? A. Những năm đầu TK XIX. B. Những năm cuối TK XIX. B. Những năm đầu TK XX. D. Cuối những năm 50 của TK XX. Câu 3: Các điểm dân cư nông thôn của người Kinh thường có tên gọi là A. ấp. B. bản. C. p lây. D. sóc. Câu 4: Trong chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế hiện nay, khu vực có tỉ trọng giảm là A. công nghiệp – xây dựng. B. thương mại, dịch vụ. C. GTVT. D. nông – lâm – ngư nghiệp. Câu 5: Đa số các đô thị ở nước ta có qui mô thuộc loại A. lớn. B. vừa. C. vừa và nhỏ. D. nhỏ Câu 6: Thuận lợi của dân số đông và tăng nhanh ở nước ta là A. nâng cao chất lượng cuộc sống. B. mở rộng thị trường tiêu thụ. C.giải quyết được nhiều việc làm. D. khai thác hợp lí tài nguyên. Câu 7: Cho bảng số liệu: Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên nước ta giai đoạn 1999- 2014
  10. Năm 1999 2002 2005 2009 2014 Tỉ lệ gia tăng dân số 1,63 1,32 1,33 1,08 1,03 tự nhiên (%) Biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất thể hiện tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên nước ta giai đoạn 1999 – 2014? A. Biểu đồ tròn. B. Biểu đồ cột. C. Biểu đồ miền. D. Biểu đồ kết hợp. Câu 8: Thu nhập bình quân đầu người của Tây Nguyên cao hơn mức bình quân cả nước là do A. kinh tế phát triển. B. đô thị hóa nhanh. C. dân cư thưa thớt. D. có nhiều trung tâm công nghiệp. Câu 9: Nước ta bước vào giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa từ năm nào? A. Năm 1986. B. Năm 1990. C. Năm 1996. D. Năm 2006. Câu 10: So với các nước trên Thế giới, qui mô dân số nước ta có đặc điểm là A. rất ít dân. B. rất đông dân. C. đông dân. D. ít dân. Câu 11: Số lượng các vùng kinh tế trọng điểm ở nước ta hiện nay là A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 12: Điều kiện tự nhiên cho phép nước ta phát triển nền nông nghiệp A. nhiệt đới. B. ôn đới. C. hàng hóa. D. tự cung tự cấp. Câu 13: Hai nhóm đất chiếm diện tích lớn nhất ở nước ta là A. đất đồng bằng và đất badan. B. đất phù sa và đất feralit. C.đất phù sa và đất badan. D. đất đồng bằng và đất feralit. Câu 14: Nhân tố đóng vai trò quyết định tạo nên thành tựu to lớn của nông nghiệp nước ta hiện nay là A. điều kiện kinh tế - xã hội. B. điều kiện tự nhiên. C.thị trường thế giới. D. ít thiên tai. Câu 15: Dựa vào At lát Địa lí Việt Nam trang 17, hãy cho biết vùng kinh tế nào sau đây ở nước ta có nhiều trung tâm kinh tế nhất cả nước? A. Trung du và miền núi Bắc Bộ. B. Đồng bằng sông Hồng. C.Đông Nam Bộ. D. Đồng bằng sông Cửu Long. Câu 16: Cửa ngõ quan trọng hướng ra vịnh Bắc Bộ của vùng Đồng bằng sông Hồng là A. Thủ đô Hà Nội. B. Thành phố Hải Phòng. C. Thành phố Nam Định. D. Thành phố Hạ Long. Câu 17: Các nhà máy điện nào sau đây của nước ta sử dụng than ở Quảng Ninh làm nguồn nhiên liệu chủ yếu? A. Uông Bí, Phả Lại, Na Dương. B. Phả Lại, Ninh Bình, Thủ Đức. C. Uông Bí, Trà Nóc, Phả Lại. D. Phả Lại, Uông Bí, Ninh Bình.
  11. Câu 18:Nhà máy thủy điện Sơn La và Hòa Bình được xây dựng trên sông nào? A. Sông Chảy. B. Sông Gâm. C. Sông Lô. D. Sông Đà. Câu 19: Các vùng trồng cây ăn quả lớn hàng đầu của nước ta là A. TDMNBB và Đông Nam Bộ. B. Đông Nam Bộ và ĐBSH. C.Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. D. Đông Nam Bộ và ĐBSCL. Câu 20: Biện pháp quan trọng nhất để nâng cao giá trị của các sản phẩm cây công nghiệp là A. đẩy mạnh khâu chế biến. B. giống mới có chất lượng cao. C.mở rộng thị trường xuất khẩu. D. đẩy mạnh thâm canh. Câu 21: Nhà nước khuyến khích sản xuất xa bờ vì A. nguồn lợi thủy sản ngày càng cạn kiệt. B. ô nhiễm môi trường ven biển ngày càng trầm trọng. C. nâng cao hiệu quả đời sống cho ngư dân. D. khai thác nguồn lợi và bảo vệ chủ quyền vùng biển. Câu 22: Lợi thế của hàng công nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang các nước phát triển là A. có chất lượng,giá rẻ. B. mẫu mã đẹp. C.có chất lượng cao D. sản phẩm đa dạng. Câu 23: Loại hình giao thông vận hiện đại, thích hợp vận chuyển hành khách đường dài là A. đường hàng không. B. đường sắt. C. đường biển. D. đường ôtô. Câu 24: Vật nuôi nào sau đây của vùng TDVMNBB chiếm tỉ trọng lớn nhất cả nước? A.Trâu. B. Bò. C. Lợn. D. Gia cầm. Câu 25: ĐBSH không tiếp giáp với vùng lãnh thổ nào sau đây? A. TDVMNBB. B. Vịnh Bắc Bộ. C. DHNTB. D. Bắc Trung Bộ. Câu 26: Trung tâm công nghiệp có qui mô lớn và cơ cấu đa dạng nhất vùng ĐBSH là A. Hải Phòng. B. Hà Nội. C. Vĩnh Yên. D. Hưng Yên. Câu 27: Cây trồng thích hợp nhất đối với đất phù sa vùng đồng bằng ven biển Bắc Trung Bộ là A. lúa. B. mía. C. lạc. D. thuốc lá. Câu 28: Nhà máy lọc dầu Dung Quất thuộc tỉnh nào sau đây? A. Quảng Ngãi. B. Bình Định. C. Phú Yên. D. Quảng Nam. Câu 29: Các trung tâm thương mại và dịch vụ lớn nhất nước ta là: A. Hà Nội, Hải Phòng. B. Hà Nội, TP Hồ Chí Minh. C.TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ. D. TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng. Câu 30: Thu nhập bình quân đầu người của Tây Nguyên cao hơn mức bình quân cả nước là do
  12. A. kinh tế phát triển. B. đô thị hóa nhanh. C. dân cư thưa thớt. D. có nhiều trung tâm công nghiệp. Câu 31: Tỉnh nào sau đây nằm ở vị trí ngã ba biên giới Việt Nam – Lào – Campuchia? A. Gia Lai. B. Đắc Lắc. C. KonTum. D. Lâm Đồng. Câu 32: Hà Nội và TP Hồ Chí Minh là 2 trung tâm dịch vụ lớn và đa dạng nhất nước ta không do nguyên nhân nào sau đây? A. Vị trí tiếp giáp với biển. B. Nằm ở vùng kinh tế năng động. C.Có mật độ dân số cao nhất cả nước. D. Tập trung nhiều cơ sở dịch vụ và sản xuất. Câu 33: Điều kiện tự nhiên nào sau đây thuận lợi nhất cho việc thâm canh tăng vụ của vùng ĐBSH? A. Khí hậu và sinh vật. B. Địa hình và đất trồng. C. Khí hậu và thủy văn. D. Địa hình và thủy văn. Câu 34: Căn cứ vào Át lát Địa lí Việt Nam trang 23, hãy cho biết tuyến đường sắt nào sau đây dài nhất nước ta? A. Hà Nội – Hải Phòng. B. Hà Nội - TP Hồ Chí Minh. C.Hà Nội – Lạng Sơn. D. Hà Nội – Thái Nguyên. Câu 35: Hiện nay, số tỉnh, thành phố của Đồng bằng sông Hồng nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ là: A. 6 tỉnh. B. 7 tỉnh. C. 8 tỉnh. D. 9 tỉnh. Câu 36: Thiên tai ít xảy ra đối với vùng Bắc Trung Bộ là A.Bão. B. sóng thần. C. lũ lụt. D. động đất. Câu 37: Vịnh Vân Phong – cảng trung chuyển quốc tế lớn nhất nước ta thuộc tỉnh nào sau đây? A. Khánh Hòa. B. Bình Định. C. Quảng Ngãi. D. Ninh Thuận. Câu 38: Cho biểu đồ về nguồn lao động nước ta năm 2014; ( đơn vị:%). Biểu đồ dưới đây thể hiện nội dung nào ? A. Cơ cấu lực lượng lao động phân theo thành thị, nông thôn và theo đào tạo, năm 2014. B. Quy mô và cơ cấu lao động phân theo thành thị và nông thôn năm 2014. C. Quy mô và cơ cấu lao động phân theo trình độ đào tạo năm 2014. D. Quy mô lực lượng lao động phân theo thành thị, nông thôn và theo đào tạo, năm 2014.
  13. Câu 39: Cho bảng số liệu: Sản lượng thủy sản ở Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ, năm 2015 ( Đơn vị: nghìn tấn) Vùng Bắc Trung Bộ Duyên hải Nam Sản lượng Trung Bộ Khai thác 328,0 845,8 Nuôi trồng 138,0 86,4 Tổng số 566,0 932,2 Để thể hiện cơ cấu sản lượng thủy sản ở Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ phân theo khai thác và nuôi trồng năm 2015, thích hợp nhất là biểu đồ A.cột. B. tròn. C. miền. D. kết hợp. Câu 40: Cho bảng số liệu: Độ che phủ rừng của các tỉnh ở Tây Nguyên, năm 2014 Các tỉnh Kon Gia Lai Đắc Lắc Đắc Nông Lâm Tum Đồng Độ che phủ 62,4 40,1 38,7 39 52,5 rừng(%) Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện độ che phủ rừng của các tỉnh ở Tây Nguyên là A. biểu đồ tròn. B. biểu đồ miền. C. biểu đồ đường. D. biểu đồ cột. BGH duyệt TTCM GV ra đề Tạ Thúy Hà Lê Thị Lan Lê Thị Lan
  14. UBND Huyện GIA LÂM ĐÁP ÁN KIỂM TRA CUỐI KÌ 1 Trường THCS Đông Dư Môn : Địa Lý. Khối 9. Đề 2 Thời gian kiểm tra:Tiết 5 Thứ 2 ngày 20 /12 /2021 Thời gian làm bài: 45 phút. Trắc nghiệm : ( 10.0 điểm ) 1A 2D 3A 4D 5C 6B 7B 8C 9C 10C 11C 12A 13B 14A 15B 16B 17D 18D 19D 20A 21D 22A 23A 24A 25C 26B 27A 28A 29B 30C 31C 32A 33C 34B 35A 36D 37A 38A 39A 40D
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2