intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn GDKT-PL lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Lê Hồng Phong, Đắk Lắk

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:4

9
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời quý thầy cô và các em học sinh tham khảo “Đề thi học kì 1 môn GDKT-PL lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Lê Hồng Phong, Đắk Lắk”. Hi vọng tài liệu sẽ là nguồn kiến thức bổ ích giúp các em củng cố lại kiến thức trước khi bước vào kì thi sắp tới. Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn GDKT-PL lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Lê Hồng Phong, Đắk Lắk

  1. SỞ GD&ĐT ĐẮK LẮK KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CUỐI KÌ I TRƯỜNG THPT LÊ HỒNG PHONG NĂM HỌC 2023 - 2024 Tổ: Sử - Địa - GDCD MÔN GDKT & PL – Khối lớp 11 Thời gian làm bài : 45 phút (Đề thi có 04 trang) (không kể thời gian phát đề) Họ và tên học sinh :..................................................... Số báo danh : ................... Mã đề 883 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (7,0 điểm) Câu 1. Đạo đức kinh doanh được biểu hiện như thế nào qua hoạt động của công ty V trong trường hợp dưới đây? Trường hợp. Là một công ty chuyên sản xuất kinh doanh sản phẩm sữa, công ty V luôn nỗ lực đầu tư nghiên cứu phát triển sản phẩm, nâng cao chất lượng nhằm mang đến giá trị dinh dưỡng tối ưu cho người tiêu dùng với nhiều biện pháp như: trang bị công nghệ tiên tiến, xây dựng hệ thống khép kín, tự động hoá hoàn toàn từ khâu chế biến đến đóng gói sản phẩm, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm,... Vì vậy, đã nhiều năm qua, công ty luôn nhận được giải thưởng Hàng Việt Nam chất lượng cao do người tiêu dùng tin tưởng bình chọn. A. Đảm bảo các quyền lợi hợp pháp cho người lao động. B. Cải tiến công nghệ sản xuất để nâng chất lượng sản phẩm. C. Phát triển kinh doanh gắn với bảo vệ môi trường. D. Không quảng cáo cường điệu, sai sự thật về sản phẩm. Câu 2. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng vai trò của tiêu dùng đối với sự phát triển kinh tế? A. Tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng và phát triển nền kinh tế đất nước. B. Định hướng hoạt động sản xuất; thúc đẩy sản xuất hàng hóa ngày càng đa dạng. C. Thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng, mang lại lợi nhuận cho người sản xuất. D. Là yếu tố đầu vào của sản xuất, kích thích sản xuất, thúc đẩy kinh tế phát triển. Câu 3. Chủ thể nào dưới đây đã thực hiện hành vi tiêu dùng có văn hóa? A. Anh M mua ô tô để khoe với bạn bè dù nhu cầu sử dụng của bản thân không nhiều. B. Khi đi du lịch, anh B mua các đặc sản của địa phương đó về làm quà cho mọi người. C. Dù gia đình có hoàn cảnh khó khăn, nhưng chị T vẫn vay tiền để mua sắm hàng hiệu. D. Nhằm tiết kiệm tiền, chị K đã mua mĩ phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ để sử dụng. Câu 4. Thói quen tiêu dùng của chị P trong trường hợp dưới đây phản ánh về đặc điểm nào trong văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam? Trường hợp. Là người tiêu dùng thận trọng, chị P luôn cân nhắc trước khi mua hàng hoá. Với sự đa dạng về chủng loại, giá cả và mẫu mã sản phẩm trên thị trường, chị P đã biết lựa chọn hàng hoá một cách hợp lí. Để tránh lãng phí, trước khi quyết định mua hàng, chị thường tìm hiểu thông tin về hàng hoá, sản phẩm mình cần (giá cả, tính năng, chất lượng và phản hồi từ người tiêu dùng khác),... A. Tính kế thừa. B. Tính thời đại. C. Tính giá trị. D. Tính hợp lí. Câu 5. Những nét đẹp trong tập quán, thói quen tiêu dùng của cộng đồng và cả dân tộc được hình thành và phát triển theo thời gian, thể hiện các giá trị văn hoá của con người trong tiêu dùng được gọi là? A. Văn hóa tiêu dùng. B. Ý tưởng kinh doanh. C. Đạo đức kinh doanh. D. Cơ hội đầu tư. Câu 6. Người tiêu dùng có xu hướng mua nhiều hàng hóa, dịch vụ khi? A. Giá cả hàng hóa tăng. B. Cung lớn hơn cầu. C. Cung nhỏ hơn cầu. D. Cung bằng cầu. 1/4 - Mã đề 883
  2. Câu 7. Đối với đời sống xã hội, văn hóa tiêu dùng có vai trò như thế nào? A. Tác động đến chiến lược sản xuất kinh doanh của các chủ thể kinh tế. B. Góp phần làm thay đổi phong cách tiêu dùng, tác phong lao động của con người. C. Là cơ sở giúp cho các doanh nghiệp đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp. D. Góp phần gìn giữ và phát huy những tập quán tiêu dùng tốt đẹp của dân tộc. Câu 8. Thị trường lao động là nơi diễn ra thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động được thể hiện cụ thể trong? A. Hiến pháp. B. Luật lao động. C. Điều lệ công ty. D. Hợp đồng lao động. Câu 9. Tính giá trị trong văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam được hiểu là? A. Hướng tới các giá trị tốt đẹp, chân, thiện, mĩ. B. Cân nhắc, lựa chọn sản phẩm phù hợp với nhu cầu của bản thân. C. Có thói quen tiêu dùng phù hợp với sự phát triển của thời đại. D. Có sự kế thừa truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc. Câu 10. Văn hóa tiêu dùng có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế, văn hoá và xã hội, ngoại trừ việc? A. Góp phần làm thay đổi phong cách tiêu dùng, tác phong lao động của con người. B. Xóa hoàn toàn các thói quen, tập quán tiêu dùng truyền thống của dân tộc. C. Tác động đến chiến lược sản xuất kinh doanh của các chủ thể kinh tế. D. Góp phần gìn giữ và phát huy những tập quán tiêu dùng tốt đẹp của dân tộc. Câu 11. Một trong những đặc điểm trong văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam là? A. Tính lãng phí. B. Tính thời cơ. C. Tính sính ngoại. D. Tính kế thừa. Câu 12. Yếu tố nào sau đây là đầu ra của sản xuất, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế đất nước? A. Tiền tệ. B. Kinh doanh. C. Tiêu dùng. D. Lưu thông. Câu 13. Đạo đức kinh doanh được hiểu là? A. Trách nhiệm của công dân đối với sự phát triển kinh tế - chính trị - xã hội của đất nước. B. Tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức mà bất kì cá nhân nào trong xã hội cũng có. C. Yêu cầu cần có về kiến thức – kĩ năng – thái độ và năng lực của mỗi công dân trong xã hội. D. Những chuẩn mực đạo đức cơ bản được biểu hiện cụ thể trong các lĩnh vực kinh doanh. Câu 14. Một trong những biểu hiện của đạo đức kinh doanh trong mối quan hệ giữa chủ thể sản xuất với người lao động là? A. Vừa hợp tác vừa cạnh tranh lành mạnh. B. Tích cực thực hiện trách nhiệm với cộng đồng, xã hội. C. Không sản xuất, kinh doanh hàng giả, kém chất lượng. D. Đối xử bình đẳng, công bằng với nhân viên. Câu 15. Quan hệ cung - cầu có ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả. Cụ thể: khi cung bằng cầu, sẽ dẫn đến? A. Giá cả hàng hóa, dịch vụ giảm. B. Giá cả hàng hóa, dịch vụ ổn định. C. Giá cả lúc tăng, lúc giảm, không ổn định. D. Giá cả hàng hóa, dịch vụ tăng. Câu 16. Mối quan hệ giữa thị trường việc làm và thị trường lao động? A. Tác động qua lại với nhau. B. Tác động theo cơ chế móc nối. C. Tác động qua lại chặt chẽ với nhau. 2/4 - Mã đề 883
  3. D. Tác động gián tiếp và liên tục. Câu 17. Một trong những biểu hiện của đạo đức kinh doanh trong mối quan hệ giữa các chủ thể sản xuất với nhau là? A. Đối xử bình đẳng, công bằng với nhân viên. B. Tích cực thực hiện trách nhiệm với cộng đồng, xã hội. C. Vừa hợp tác vừa cạnh tranh lành mạnh. D. Không sản xuất, kinh doanh hàng giả, kém chất lượng. Câu 18. Chủ thể nào dưới đây đã thực hiện tốt đạo đức kinh doanh? A. Công ty chế biến nông sản X tìm cách ép giá thu mua nông sản của bà con nông dân. B. Chị T nhập hoa quả từ Trung Quốc về bán nhưng quảng cáo là hàng nhập khẩu từ Mĩ. C. Doanh nghiệp P đóng bảo hiểm đầy đủ cho nhân viên theo đúng quy định pháp luật. D. Nhân viên của Công ty X có thái độ tiêu cực, khi khách hàng phản hồi về sản phẩm. Câu 19. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng vai trò của đạo đức kinh doanh? A. Góp phần điều chỉnh hành vi của chủ thể kinh doanh. B. Đẩy mạnh hợp tác và đầu tư, tạo ra lợi nhuận. C. Kiềm chế sự phát triển của kinh tế quốc gia. D. Xây dựng được lòng tin và uy tín với khách hàng. Câu 20. Hai cơ sở chế biến thực phẩm của ông T và ông Q cùng xả chất thải chưa qua xử lí gây ô nhiễm môi trường. Vì đã nhận tiền của ông T từ trước nên khi đoàn cán bộ chức năng đến kiểm tra, ông P trưởng đoàn chỉ lập biên bản xử phạt và đình chỉ hoạt động cơ sở chế biến của ông Q. Bức xúc, ông Q thuê anh G là lao động tự do tung tin bịa đặt cơ sở của ông T thường xuyên sử dụng hóa chất độc hại khiến lượng khách hàng của ông T giảm sút. Hành vi của những ai dưới đây vi phạm những chuẩn mực đạo đức khi kinh doanh? A. Ông Q và ông T. B. Ông Q và anh G. C. Anh G và ông T. D. Ông P và ông T. Câu 21. Chủ thể nào dưới đây có hành vi vi phạm đạo đức kinh doanh? A. Cửa hàng X thường xuyên lấy ý kiến của khách hàng để cải thiện chất lượng dịch vụ. B. Khi phát hiện hàng hóa bị lỗi, doanh nghiệp K chủ động tiến hành thu hồi sản phẩm. C. Doanh nghiệp P đóng bảo hiểm đầy đủ cho nhân viên theo đúng quy định pháp luật. D. Chị T nhập hoa quả từ Trung Quốc về bán nhưng quảng cáo là hàng nhập khẩu từ Mĩ. Câu 22. Một trong những biểu hiện của đạo đức kinh doanh là các chủ thể đó luôn luôn rèn luyện cho mình đức tính? A. Trung thực. B. Cương quyết. C. Nhân nhượng. D. Nóng nảy Câu 23. Đâu được coi là điểm trung gian kết nối cung – cầu lao động thông qua các phiên giao dịch việc làm, các thông tin tuyển dụng đến người lao động? A. Thị trường lao động. B. Thị trường việc làm. C. Thị trường nhân công. D. Thị trường người lao động. Câu 24. Xác định đặc điểm văn hoá tiêu dùng của người Việt Nam trong trường hợp sau? Trường hợp. Gia đình chị A thường lựa chọn mua sắm hàng hóa ở các siêu thị, trung tâm thương mại. Theo chị A, ưu điểm của kênh siêu thị so với các hình thức thương mại truyền thống trước tiên là giá cả hàng hóa được niêm yết, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, nhờ đó, tạo dựng sự tin tưởng và an tâm nhất định cho khách hàng. Tiếp đến là sự đa dạng về mẫu mã, chủng loại sản phẩm từ hàng trăm, thậm chí hàng nghìn thương hiệu trong nước lẫn quốc tế, cùng các chương trình ưu đãi hấp dẫn luôn được cập nhật thường xuyên, công khai. Đây cũng chính là lí do khiến xu hướng tiêu dùng hiện đại đang có sự dịch chuyển mạnh mẽ sang các kênh siêu thị, trung tâm thương mại. A. Tính thời đại. B. Tính kế thừa. C. Tính hợp lí. D. Tính giá trị. Câu 25. Câu tục ngữ “Cá lớn nuốt cá bé” chỉ quy luật kinh tế nào? A. Quy luật giá trị. B. Quy luật lưu thông tiền tệ. 3/4 - Mã đề 883
  4. C. Quy luật cung - cầu. D. Quy luật cạnh tranh. Câu 26. Trong bối cảnh nền kinh tế nước ta hiện nay, các doanh nghiệp có xu hướng tuyển dụng lao động? A. Không trình độ. B. Chất lượng thấp. C. Chất lượng cao. D. Không đào tạo. Câu 27. Khi nhu cầu của người tiêu dùng về một mặt hàng tăng cao thì sẽ dẫn đến điều gì? A. Giá cả mặt hàng sẽ cân bằng B. Người sản xuất sẽ thu hẹp lại sản xuất C. Giá cả mặt hàng sẽ bị hạ thấp D. Người sản xuất sẽ mở rộng sản xuất Câu 28. Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, các doanh nghiệp thường có xu hướng thu hẹp quy mô sản xuất và kinh doanh khi? A. Giá cả thị trường giảm xuống B. Nhu cầu tiêu dùng tăng lên. C. Giá trị thấp hơn giá cả. D. Lượng cung nhỏ hơn lượng cầu. II. PHẦN TỰ LUẬN: (3,0 điểm) Câu 1: ( 1.5 điểm ) Để thành công mỗi người kinh doanh cần có những năng lực cơ bản nào? Câu 2: ( 1.5 điểm )Theo em, hành vi tiêu dùng của chủ thể nào dưới đây là hành vi tiêu dùng có văn hóa? Với các hành vi tiêu dùng không có văn hóa, chúng ta nên ứng xử như thế nào? A. Vào dịp Tết nhiều gia đình luôn giữ gìn và phát huy giá trị tốt đẹp của văn hóa tiêu dùng Việt Nam từ việc nấu các món ăn truyền thống đến trang trí hoa mai hoa đào ngày tết. B. Bạn X thường sử dụng các hành hóa dịch vụ thân thiện với môi trường. C. Chị P thường mua nhiều hàng hoá dịch vụ vì cho rằng việc làm này sẽ thức đẩy sản xuất phát triển. D. Anh T tích cực tuyên truyền, ủng hộ mua sắm các hàng hóa có nguồn gốc, xuất xứ Việt Nam. E. Các thành viên trong gia đình M luôn ăn mặc giản dị, tránh xa hoa, lãng phí. ------ HẾT ------ 4/4 - Mã đề 883
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1