intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Giáo dục kinh tế và Pháp luật lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Trường Chinh, Kon Tum

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:4

4
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn cùng tham khảo "Đề thi học kì 1 môn Giáo dục kinh tế và Pháp luật lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Trường Chinh, Kon Tum" sau đây để biết được cấu trúc đề thi, cách thức làm bài thi cũng như những dạng bài chính được đưa ra trong đề thi. Từ đó, giúp các bạn học sinh có kế hoạch học tập và ôn thi hiệu quả.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Giáo dục kinh tế và Pháp luật lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Trường Chinh, Kon Tum

  1. SỞ GD & ĐT KON TUM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I, NĂM HỌC 2023 - 2024 TRƯỜNG THPT TRƯỜNG CHINH Môn thi: Giáo dục KTPL- Lớp 11 Thời gian: 45 Phút (không kể thời gian phát đề) ĐỀ CHÍNH THỨC Đề gồm 4 trang:28 câu trắc nghiệm, 2 câu tự luận MÃ ĐỀ: 813 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm) Câu 1. Siêu lạm phát là loại lạm phát có tỉ lệ nằm trong khoảng nào? A. 0% đến 5% B. Trên 1000% C. 5% đến 10% D. 10% đến 100% Câu 2. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng nguyên nhân chủ quan dẫn đến tình trạng thất nghiệp? A. Sự mất cân đối giữa cung và cầu trên thị trường lao động. B. Tự thôi việc do không hài lòng với công việc đang có. C. Người lao động bị sa thải do vi phạm kỉ luật. D. Người lao động thiếu kĩ năng làm việc. Câu 3. Đâu không phải là hậu quả tiêu cực của lạm phát đối với kinh tế? A. Giảm thu nhập thực tế của người lao động. B. Gây ra ảnh hưởng đến tỉ lệ thất nghiệp. C. Làm thay đổi giá cả của các loại hàng hóa. D. Làm biến động cơ cấu nền kinh tế. Câu 4. Lạm phát phi mã là loại lạm phát có tỉ lệ nằm trong khoảng nào? A. 10% đến dưới 1000% B. 0% đến 5% C. Trên 1000% D. 5% đến 10% Câu 5. Tình trạng người lao động mong muốn có việc làm nhưng chưa tìm được việc làm được gọi là A. giải nghệ. B. bỏ việc. C. thất nghiệp. D. sa thải. Câu 6. Yếu tố nào sau đây được coi là xuất phát điểm của quá trình sản xuất kinh doanh; thể hiện sự sáng tạo của cá nhân hoặc tổ chức trong việc lựa chọn loại sản phẩm, dịch vụ cung cấp cho thị trường nhằm thu được lợi nhuận? A. Lực lượng lao động. B. Năng lực quản trị. C. Ý tưởng kinh doanh. D. Nguồn vốn đầu tư. Câu 7. Một trong những cơ hội bên ngoài giúp hình thành ý tưởng kinh doanh là A. sự đam mê, hiểu biết của chủ thể kinh doanh. B. khả năng huy động nguồn lực của chủ thể kinh doanh. C. nhu cầu sản phẩm trên thị trường. D. khát vọng khởi nghiệp chủ thể kinh doanh. Câu 8. Các nguồn giúp tạo ý tưởng kinh doanh, bao gồm: A. cơ hội bên ngoài và thời cơ khách quan. B. nguồn vốn đầu tư và khát vọng khởi nghiệp. C. lợi thế nội tại và cơ hội bên ngoài. D. kinh nghiệm khởi nghiệp và yếu tố nội lực. Câu 9. Nội dung nào sau đây không phải là dấu hiệu nhận diện một ý tưởng kinh Trang 1/4 - Mã đề thi 813
  2. doanh tốt? A. Lợi thế cạnh tranh. B. Tính mới mẻ, độc đáo. C. Tính trừu tượng, phi thực tế. D. Tính khả thi. Câu 10. Tình trạng thất nghiệp xảy ra do người lao động mong muốn làm việc nhưng không thể tìm kiếm được việc làm được gọi là A. thất nghiệp tự nguyện. B. thất nghiệp không tự nguyện. C. thất nghiệp tạm thời. D. thất nghiệp cơ cấu. Câu 11. Thực hiện trách nhiệm của người kinh doanh với tổ chức, cộng đồng và xã hội - đó là biểu hiện cho năng lực nào của người kinh doanh? A. Năng lực thực hiện trách nhiệm với xã hội. B. Năng lực chuyên môn. C. Năng lực nắm bắt cơ hội. D. Năng lực định hướng chiến lược. Câu 12. Tính hợp lý của văn hóa tiêu dùng Việt Nam được thể hiện như thế nào? A. Người tiêu dùng biết kế thừa các giá trị truyền thống của dân tộc, phản ánh bản sắc văn hoá Việt Nam. B. Người tiêu dùng biết tập trung vào các giá trị tốt đẹp, nhằm đáp ứng nhu cầu không chỉ về vật chất mà còn tinh thần. C. Người tiêu dùng có thói quen, hình thức, cách thức thanh toán đa dạng, phù hợp với sự phát triển của văn hóa tiêu dùng Việt Nam. D. Người tiêu dùng biết cân nhắc, lựa chọn hàng hóa, dịch vụ; chi tiêu có kế hoạch, phù hợp với nhu cầu bản thân và thực hiện trách nhiệm với cộng đồng, xã hội. Câu 13. Những suy nghĩ, hành động sáng tạo, có tính khả thi, có thể đem lại lợi nhuận trong kinh doanh được gọi là A. cơ hội kinh doanh. B. ý tưởng kinh doanh. C. cơ hội bên ngoài. D. lợi thế nội tại. Câu 14. Tính thời đại của văn hóa tiêu dùng Việt Nam được thể hiện như thế nào? A. Người tiêu dùng biết cân nhắc, lựa chọn hàng hóa, dịch vụ; chi tiêu có kế hoạch, phù hợp với nhu cầu bản thân và thực hiện trách nhiệm với cộng đồng, xã hội. B. Người tiêu dùng biết tập trung vào các giá trị tốt đẹp, nhằm đáp ứng nhu cầu không chỉ về vật chất mà còn tinh thần. C. Người tiêu dùng có thói quen, hình thức, cách thức thanh toán đa dạng, phù hợp với sự phát triển của văn hóa tiêu dùng Việt Nam. D. Người tiêu dùng biết kế thừa các giá trị truyền thống của dân tộc, phản ánh bản sắc văn hoá Việt Nam. Câu 15. Văn hóa tiêu dùng là nét đẹp trong thói quen, tập quán tiêu dùng của cá nhân, nhóm, cộng đồng hình thành, phát triển theo thời gian và biểu hiện thông qua A. cách thức thanh toán. B. phương thức tiêu dùng. C. mục đích tiêu dùng. D. hành vi tiêu dùng. Câu 16. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng những dấu hiệu nhận diện một cơ hội kinh doanh tốt? A. Tính hấp dẫn (mang lại lợi nhuận cao, sức ép cạnh tranh thấp). B. Tính thời điểm (không sớm hoặc quá muộn so với thị trường). C. Tính ổn định (cơ hội kinh doanh có tính lâu dài, bền vững). D. Tính trừu tượng, mơ hồ, khó thực hiện được mục tiêu kinh doanh. Câu 17. Tình trạng thất nghiệp để lại hậu quả như thế nào đối với mỗi cá nhân? Trang 2/4 - Mã đề thi 813
  3. A. Lãng phí nguồn lực, làm cho nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái. B. Phát sinh nhiều tệ nạn, trật tự an ninh xã hội không ổn định. C. Thu nhập giảm hoặc không có, đời sống gặp nhiều khó khăn. D. Lợi nhuận giảm hoặc thua lỗ, buộc phải thu hẹp quy mô sản xuất. Câu 18. Một trong những biểu hiện của đạo đức kinh doanh trong mối quan hệ giữa các chủ thể sản xuất với khách hàng là A. đối xử bình đẳng, công bằng với nhân viên. B. không sản xuất, kinh doanh hàng giả, kém chất lượng. C. vừa hợp tác vừa cạnh tranh lành mạnh. D. tích cực thực hiện trách nhiệm với cộng đồng, xã hội. Câu 19. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng biểu hiện của đạo đức kinh doanh trong mối quan hệ giữa chủ thể sản xuất với người lao động? A. Không sản xuất, kinh doanh hàng giả, kém chất lượng. B. Tích cực thực hiện trách nhiệm với cộng đồng, xã hội. C. Đảm bảo lợi ích chính đáng cho người lao động. D. Vừa hợp tác vừa cạnh tranh lành mạnh. Câu 20. Trong số các nguyên nhân sau đây, nguyên nhân nào không gây ra lạm phát? A. Tổng cầu của nền kinh tế tăng. B. Chi phí sản xuất tăng, sản lượng giảm. C. Sự điều chỉnh giá cả không hiệu quả. D. Sự ổn định chính sách tiền tệ. Câu 21. Tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức cơ bản được biểu hiện cụ thể trong các lĩnh vực kinh doanh, có tác dụng điều chỉnh, đánh giá, hướng dẫn hành vi của các chủ thể trong kinh doanh được gọi là A. cơ hội kinh doanh. B. mục tiêu kinh doanh. C. ý tưởng kinh doanh. D. đạo đức kinh doanh. Câu 22. Chủ thể nào dưới đây đã thực hiện tốt đạo đức kinh doanh? A. Nhân viên của Công ty X có thái độ tiêu cực, khi khách hàng phản hồi về sản phẩm. B. Công ty T bịa đặt thông tin sai sự thật về chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp A. C. Khi phát hiện hàng hóa bị lỗi, doanh nghiệp K chủ động tiến hành thu hồi sản phẩm. D. Công ty chế biến nông sản X tìm cách ép giá thu mua nông sản của bà con nông dân. Câu 23. Đối với sự phát triển kinh tế, văn hóa tiêu dùng có vai trò A. tiếp thu các giá trị tiêu dùng hiện đại, nâng cao đời sống tinh thần của người dân. B. tác động đến chiến lược sản xuất kinh doanh của các chủ thể kinh tế. C. góp phần làm thay đổi phong cách tiêu dùng, tác phong lao động của con người. D. góp phần gìn giữ và phát huy những tập quán tiêu dùng tốt đẹp của dân tộc. Câu 24. Nhận định nào dưới đây là sai khi nói về một ý tưởng kinh doanh tốt? A. Không có tính khả thi. B. Có tính vượt trội. C. Có tính mới mẻ, độc đáo. D. Có lợi thế cạnh tranh. Câu 25. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng lợi thế nội tại giúp hình thành ý tưởng kinh doanh? A. Chính sách vĩ mô của nhà nước. B. Đam mê, hiểu biết của chủ thể kinh doanh. C. Lợi thế về nguồn cung ứng sản phẩm. Trang 3/4 - Mã đề thi 813
  4. D. Nhu cầu sản phẩm trên thị trường. Câu 26. Sự tăng mức giá chung các hàng hóa, dịch vụ của nền kinh tế (thường tính bằng chỉ số giá tiêu dùng CPI) một cách liên tục trong một thời gian nhất định được gọi là A. khủng hoảng. B. lạm phát. C. suy thoái. D. tăng trưởng. Câu 27. Yếu tố nào dưới đây không thể hiện cho một cơ hội kinh doanh tốt? A. Hấp dẫn. B. Đúng thời điểm. C. Ổn định. D. Lỗi thời. Câu 28. Lạm phát vừa phải là loại lạm phát có tỉ lệ nằm trong khoảng nào? A. 0% đến dưới 10% B. Trên 100% C. 10% đến 100% D. 5% đến 10% II. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm) Câu 29 (2.0 điểm). Em hãy nhận xét các hành vi, việc làm phù hợp/ chưa phù hợp với đạo đức kinh doanh trong các trường hợp sau: A. Trong đại dịch COVID-19, công ty Z đã thực hiện chính sách trợ cấp cho công nhân nuôi con nhỏ dưới 6 tuổi và phụ nữ mang thai, cho các gia đình công nhân vay tiêu dùng không tính lãi... giúp hàng triệu gia đình công nhân vượt qua khó khăn. B. Công ty D chuyên sản xuất bột ngọt, tinh bột, nước đường. Trong quá trình sản xuất các sản phẩm này, công ty đã thiết kế và lắp đặt hệ thống đường ống kĩ thuật để bơm dịch thải lỏng của nhà máy sản xuất, xả trực tiếp vào sông không đúng với nội dung báo cáo môi trường đã được phê duyệt. C. Công ty P chuyên sản xuất và kinh doanh mĩ phẩm. Công ty P thường xuyên mua nguyên liệu, bao bì, tem nhãn của các hãng mĩ phẩm nổi tiếng trong và ngoài nước để đóng gói mĩ phẫm bán kiếm lời. D. Bà B là chủ cửa hàng kinh doanh hải sản. Để bảo quản mực, tôm, cá không bị hư hỏng và bán được lâu, bà đã ngâm những thực phẩm này vào chậu nước có chứa hóa chất. Theo bà, nếu dùng ít hóa chất sẻ không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Câu 30 (1.0 điểm). Em hãy đọc tình huống và trả lời câu hỏi: a.Tình huống 1. Bạn Q có thói quen sử dụng các loại thức ăn nhanh vì cho rằng rất rẻ, tiện lợi và ngon miệng. Câu hỏi: Em có nhận xét gì về hành vi tiêu dùng này của bạn Q? Nếu là bạn thân của Q, em sẽ góp ý như thế nào? b.Tình huống 2. Gia đình bà Y có điều kiện kinh tế khá giả, thường ngày bà Y đi siêu thị và lựa chọn các loại hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài về sử dụng trong gia đình. Câu hỏi: Em có nhận xét gì về hành vi tiêu dùng này của bà Y? Nếu là người thân của bà Y, em sẽ góp ý như thế nào? ---HẾT--- Trang 4/4 - Mã đề thi 813
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2