intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn HĐTN-HN lớp 6 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Vĩnh Kim, Châu Thành

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:4

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để hệ thống lại kiến thức cũ, trang bị thêm kiến thức mới, rèn luyện kỹ năng giải đề nhanh và chính xác cũng như thêm tự tin hơn khi bước vào kì kiểm tra sắp đến, mời các bạn học sinh cùng tham khảo "Đề thi học kì 1 môn HĐTN-HN lớp 6 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Vĩnh Kim, Châu Thành" làm tài liệu để ôn tập. Chúc các bạn làm bài kiểm tra tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn HĐTN-HN lớp 6 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Vĩnh Kim, Châu Thành

  1. UBND HUYỆN CHÂU THÀNH CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG THCS VĨNH KIM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I Năm học 2021-2022 - Môn HĐTN Lớp 6 (Thời gian làm bài: 45 phút) Câu 1. Những mong muốn của bản thân trong quan hệ với mọi người xung quanh: A. Không bị bắt nạt, được yêu thương, được đối xử công bằng. B. Không bị trả bài. C. Được chơi games điện thoại. D. Không phải thức dậy sớm. Câu 2. Biện pháp nào phù hợp nhất để điều chỉnh thái độ cảm xúc của bản thân với những người xung quanh? A. Nói năng cộc lốc. B. Rủ bạn xem điện thoại cùng. C. Suy nghĩ tích cực về người khác, không phản ứng gì khi bản thân đang bực tức. D. Không thích phải nói lời xin lỗi. Câu 3. Bạn Thiên khi lên lớp 6 còn rất rụt rè và nhút nhát. Vậy nếu em là bạn của Thiên em sẽ giúp bạn như thế nào để bạn tự tin hơn? A. Chê bai bạn, kể xấu bạn. B. Tâm sự, gần gũi và rủ bạn tham gia vào các hoạt động chung cùng với mình. C. Lôi kéo bạn khác cùng trêu bạn. D. Mặc kệ bạn, ai có thân người ấy lo. Câu 4. Để giúp rèn luyện sự tập trung trong học tập, em cần thực hiện A. Lắng nghe thầy cô giảng, không làm việc riêng hay nói chuyện trong giờ học; nghiêm túc thực hiện các nhiệm vụ học tập B. Chơi game trong giờ học C. Nói chuyện trong giờ học D. Không hỏi thầy cô khi thấy mình chưa hiểu Câu 5. Em cần làm gì để giúp bạn hòa đồng với môi trường học tập mới? A. Không quan tâm đến bạn B. Không giúp đỡ bạn C. Không nói chuyện, chia sẻ với bạn D. Cùng bạn làm bài tập, chia sẻ, quan tâm bạn khi gặp khó khăn, giúp đỡ bạn bè… Câu 6. Việc làm nào thể hiện sự tự tin? A. Trong học tập chủ động tự giác, mạnh dạng hỏi thầy, hỏi bạn. B. Luôn giữ khoảng cách với mọi người. C. Dám nghĩ, không dám làm. D. Dễ nản lòng khi gặp khó khăn. Câu 7. Việc thực hiện tốt chế độ sinh hoạt hằng ngày đã và sẽ mang lại cho bản thân điều gì? A. Khỏe mạnh hơn, tinh thần sảng khoái hơn, ăn được nhiều đồ ăn nhanh hơn.
  2. B. Khỏe mạnh hơn, có nhiều thời gian chơi game hơn. C. Tinh thần sảng khoái hơn,vui vẻ hơn, tự tin hơn, có nhiều thời gian ngủ hơn. D. Khỏe mạnh hơn, tinh thần sảng khoái hơn,vui vẻ hơn, tự tin hơn, cơ thể đẹp hơn. Câu 8. Chế độ dinh dưỡng nào khoa học và hợp lí? A. Muối ăn 6g trở lên. B. Thịt, thủy sản, trứng và hạt giàu đạm hạn chế dưới 4g. C. Rau lá, rau củ quả 2-3 đơn vị ăn. D. Ăn càng nhiều dầu mỡ càng tốt. Câu 9. Tầm quan trọng trong việc sắp xếp góc học tập ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ A. Không cần quan tâm sắp xếp góc học tập. B. Góc học tập có ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ không cũng không ảnh hưởng đến việc học tập. C. Giúp rèn luyện được tính tự giác cao, tự chủ trong việc sắp xếp đồ đạc theo sở thích của bản thân, chịu trách nhiệm với những gì mình làm, hình thành sự tự giác cao trong học tập. D. Không cần có góc học tập riêng. Câu 10. Để tạo niềm vui và sự thư giãn, chúng ta có thể: A. Đi tắm nắng. B. Uống thật nhiều nước ngọt. C. Cố gắng làm xong mọi việc. D. Dành thời gian cho gia đình, bạn bè, cho những sở thích cá nhân, hay thử làm một điều mới mẻ. Câu 11. Những biểu hiện nào của cơ thể cho thấy ta đang lo lắng? A. Mở nhạc để nghe. B. Tim đập nhanh, toát mồ hôi tay chân. C. Nói nhiều. D. Tươi cười. Câu 12. Đâu không phải là cách để kiểm soát cảm xúc? A. Điều chỉnh hành động cơ thể. B. Uống thật nhiều nước. C. Suy nghĩ tích cực. D. Hít vào thật sâu, thở ra thật đều. Câu 13. Để tạo ra những suy nghĩ tích cực, chúng ta nên làm gì? A. Thả lỏng và luôn nghĩ về những điều tốt đẹp. B. Nghe những bản nhạc buồn, tâm trạng. C. Ở một mình. D. Tiếp tục suy nghĩ về những điều khiến bản thân buồn phiền. Câu 14. Thế nào là kỉ luật? A. Là sự rèn luyện có nề nếp. B. Là một đức tính quý báu của con người.
  3. C. Là đức tính, sự rèn luyện để sửa chữa những sai trái, tạo khuôn nếp, giúp chúng ta thực hiện mọi thứ hoàn hảo hơn, và tạo động lực thúc đẩy theo đuổi được mục tiêu tới cuối cùng. D. Là nếp sống, tác phong cứng nhắc, khô khan. Câu 15. Nhận định nào sau đây là đúng? A. Tính kỉ luật giúp chúng ta tự giác, làm việc có hiệu quả hơn. B. Tính kỉ luật vừa có lợi, vừa có hại. C. Làm việc nhà không có ích gì cho sức khoẻ. D. Uống nước đá không có tác hại gì đối với cơ thể. Câu 16. Sắp đến ngày em phải tham gia một cuộc thi rất quan trọng. Đâu không phải là ý kiến đúng để có thể giảm bớt lo lắng và căng thẳng? A. Ăn uống, nghỉ ngơi điều độ. B. Nghe nhạc, đi dạo, tâm sự với người thân để thư giãn đầu óc. C. Nâng cao cường độ ôn tập trong những ngày cuối. D. Học tập, sinh hoạt theo một thời gian biểu khoa học. Câu 17. Em sẽ làm gì khi bị người khác đổ lỗi trong khi em không làm sai chuyện đó? A. Về nhà tìm bố mẹ để họ thay em giải thích. B. Hít thở sâu, bình tĩnh suy nghĩ và giải thích nhẹ nhàng với họ. C. To tiếng, nặng lời với người đổ oan cho mình. D. Không nói gì, chỉ lẳng lặng bỏ đi. Câu 18. Đâu không phải là thái độ cần có khi giao tiếp với thầy cô giáo? A. Lễ phép. B. Khó chịu. C. Chân thành. D. Cầu tiến. Câu 19. Theo em, bước nào là bước thiết yếu và quan trọng nhất để giải quyết vấn đề trong mối quan hệ bạn bè? A. Xác định vấn đề cần giải quyết. B. Xác định nguyên nhân và hệ quả của vấn đề. C. Lựa chọn và thực hiện biện pháp cho vấn đề. D. Đánh giá hiệu quả phương pháp. Câu 20. Khi đặt những câu hỏi gợi mở, chúng ta không nên: A. Áp đặt suy nghĩ của mình cho người khác. B. Dùng những từ gợi ý: nếu, giả sử,... C. Ngữ khí nhẹ nhàng, đưa đẩy. D. Không nói những câu khẳng định. Câu 21. Đâu là thái độ không nên có khi giải quyết mâu thuẫn với bạn bè? A. Chân thành. B. Cáu giận. C. Thẳng thắn.
  4. D. Nhường nhịn. Câu 22. Để học sinh giao tiếp với thầy cô giáo của mình một cách hiệu quả, nên: A. Rụt rè chia sẻ. B. Mạnh dạn chia sẻ cảm xúc của mình. C. Không chia sẻ bất cứ điều gì với thầy, cô giáo. D. Cảm thấy khó khăn. Câu 23. Em nên có thái độ như thế nào khi được người thân trong gia đình nhờ vả? A. Không bày tỏ thái độ gì. B. Khó chịu, không vui. C. Vẫn nhận lời nhưng không làm hết sức. D. Vui vẻ nhận lời. Câu 24. Nếu chúng ta không có sự chia sẻ, chăm sóc lẫn nhau thì sẽ ảnh hưởng như thế nào đến tình cảm gia đình? A. Các thành viên sẽ thoải mái và có nhiều thời gian riêng tư hơn. B. Mọi người sẽ dần xa cách, dễ nảy sinh mâu thuẫn và xung đột không đáng có. C. Giúp tình cảm gia đình đi lên, ngày càng gắn bó, thân thiết. D. Không bị ảnh hưởng gì. Câu 25. Đâu không phải là hành động để thể hiện sự quan tâm đến sở thích của người thân? A. Tranh giành ti vi với em trai để xem chương trình mà mình yêu thích. B. Tiết kiệm tiền đưa gia đình đi du lịch. C. Mua chiếc váy mà mẹ đã thích từ rất lâu để làm quà sinh nhật. D. Đưa đón ông bà đi tập dưỡng sinh. Đáp án: Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8 Câu 9 Câu 10 A C B A D A D C C D Câu 11 Câu 12 Câu 13 Câu 14 Câu 15 Câu 16 Câu 17 Câu 18 Câu 19 Câu 20 B B A C A C B B B A Câu 21 Câu 22 Câu 23 Câu 24 Câu 25 B B D B A
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2