intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Hóa học lớp 10 (nâng cao) năm 2023-2024 - Trường THPT Chuyên Bắc Giang

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:3

8
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để giúp ích cho việc làm bài kiểm tra, nâng cao kiến thức của bản thân, các bạn học sinh có thể sử dụng tài liệu “Đề thi học kì 1 môn Hóa học lớp 10 (nâng cao) năm 2023-2024 - Trường THPT Chuyên Bắc Giang” bao gồm nhiều dạng câu hỏi bài tập khác nhau giúp bạn nâng cao khả năng làm bài, rèn luyện kỹ năng giải đề hiệu quả để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Hóa học lớp 10 (nâng cao) năm 2023-2024 - Trường THPT Chuyên Bắc Giang

  1. SỞ GD&ĐT BẮC GIANG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I TRƯỜNG THPT CHUYÊN BG Năm học 2023 - 2024 Môn: Hóa học Dành cho các lớp 10 Chuyên: Toán, Tin, Lý, Sinh (Đề thi gồm 03 trang) Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát đề) Mã đề: 132 (Thí sinh làm bài trực tiếp vào đề kiểm tra) Họ, tên của GV coi KT Họ và tên:......................................................… ............................................ Lớp:.................................................................. Điểm KT SBD:................................................................ Thí sinh không sử dụng bảng tuần hoàn. Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Fe = 56. A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5,0 Điểm, 20 câu) (Khoanh vào phương án trả lời đúng) Câu 1: Cho các phát biểu về các loại liên kết? (a) Liên kết hydrogen yếu hơn liên kết ion và liên kết cộng hoá trị. (b) Liên kết hydrogen mạnh hơn liên kết ion và liên kết cộng hoá trị. (c) Tương tác van der Waals yếu hơn liên kết hydrogen. (d) Tương tác van der Waals mạnh hơn liên kết ion. Số phát biểu đúng là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 2: Liên kết cộng hóa trị phân cực thường là liên kết giữa A. hai kim loại với nhau B. kim loại điển hình với phi kim điển hình. C. hai phi kim khác nhau. D. hai phi kim giống nhau. Câu 3: Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron lớp ngoài cùng là ns2np4. Trong hợp chất khí của nguyên tố X với hyđrogen, X chiếm 94,12% khối lượng. Phần trăm khối lượng của nguyên tố X trong oxide cao nhất là A. 50,00%. B. 27,27%. C. 40,00%. D. 60,00%. Câu 4: Chu kì 3 của bảng hệ thống tuần hoàn có A. 2 nguyên tố. B. 8 nguyên tố. C. 10 nguyên tố. D. 18 nguyên tố. Câu 5: Nguyên tử X có cấu hình electron [Ar]3d14s2. Vị trí của X trong bảng hệ thống tuần hoàn là A. số thứ tự 23, chu kì 4, nhóm IIIA. B. số thứ tự 21, chu kì 4, nhóm IIIB. C. số thứ tự 21, chu kì 4, nhóm IA. D. số thứ tự 23, chu kì 3, nhóm IIIA. Câu 6: Cation R+ có cấu hình electron 1s22s22p63s23p6. Vị trí của nguyên tố R trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là A. chu kì 4, nhóm IA. B. chu kì 3, nhóm VIIA. C. chu kì 3, nhóm VIIIA. D. chu kì 4, nhóm IIA. Câu 7: X và Y là hai nguyên tố thuộc cùng một chu kỳ, hai nhóm A liên tiếp. Số proton của nguyên tử Y nhiều hơn số proton của nguyên tử X. Tổng số hạt proton trong nguyên tử X và Y là 33. Phát biểu nào sau đây về X, Y là đúng? A. Đơn chất X là chất khí ở điều kiện thường. B. Độ âm điện của X lớn hơn độ âm điện của Y. C. Lớp ngoài cùng của nguyên tử Y (ở trạng thái cơ bản) có 5 electron. D. Phân lớp ngoài cùng của nguyên tử X (ở trạng thái cơ bản) có 4 electron. Trang 1/3 - Mã đề thi 132
  2. Câu 8: Hợp chất nào sau đây có liên kết ion? A. HCl. B. H2O. C. H2. D. MgO. Câu 9: Để đạt quy tắc octet, nguyên tử của nguyên tố potassium (Z = 19) phải nhường đi A. 1 electron. B. 2 electron. C. 3 electron. D. 4 electron. Câu 10: Liên kết π là liên kết được hình thành do A. sự xen phủ bên của 2 orbital. B. cặp electron chung. C. sự xen phủ trục của hai orbital. D. lực hút tĩnh điện giữa hai ion. Câu 11: Cho biết năng lượng liên kết H-I và H-Br lần lượt là 297 kJ mol- và 364 kJ mol-1. Phát biểu nào sau đây là không đúng? A. Khi đun nóng, HI bị phân huỷ (thành H2 và I2) ở nhiệt độ thấp hơn so với HBr (thành H2 và Br2). B. Liên kết H-Br là bền vững hơn so với liên kết H-I C. Khi đun nóng, HI bị phân huỷ (thành H2 và I2) ở nhiệt độ cao hơn so với HBr (thành H2 và Br2) D. Liên kết H – I dài hơn liên kết H – Br. Câu 12: Orbital s có dạng A. hình số 8 nổi. B. hình bầu dục. C. hình cầu. D. hình tròn. Câu 13: Trong bảng hệ thống tuần hoàn, số thứ tự của chu kỳ bằng A. số electron hoá trị. B. số electron lớp ngoài cùng. C. số hiệu nguyên tử. D. số lớp electron. Câu 14: Chất nào sau đây không thể tạo được liên kết hydrogen? A. H2O. B. CH3OH. C. NH3. D. CH4. Câu 15: Nguyên tử nào sau đây có khuynh hướng đạt cấu hình electron bền của khí hiếm neon khi tham gia hình thành liên kết hoá học? A. Oxygen. B. Chlorine. C. Sulfur. D. hydrogen. Câu 16: Sulfur dạng kem bôi được sử dụng để điều trị mụn trứng cá. Nguyên tử sulfur có phân lớp electron ngoài cùng là 3p4. Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về nguyên tử sulfur? A. Lớp ngoài cùng của sulfur có 6 electron. B. Hạt nhân nguyên tử sulfur có 16 electron. C. Trong bảng tuần hoàn sulfur nằm ở chu kỳ 3. D. Sufur nằm ở nhóm VIA. Câu 17: Công thức cấu tạo đúng của CO2 là: A. O = C O. B. O = C = O. C. O – C = O. D. O = C O. Câu 18: Liên kết cộng hóa trị là liên kết hóa học được hình thành giữa hai nguyên tử bằng A. một electron chung B. một cặp electron góp chung C. sự cho-nhận electron D. một hay nhiều cặp electron dùng chung. Câu 19: Xét phân tử H2O, cho những phát biểu sau: (a) Liên kết H-O là liên kết cộng hoá trị không phân cực (b) Liên kết H-O là liên kết cộng hoá trị phân cực (c) Cặp electron dùng chung trong liên kết H-O lệch về phía nguyên tử O (d) Cặp electron dùng chung trong liên kết H-O lệch về phía nguyên tử H (e) Cặp electron dùng chung trong liên kết H-O phân bố đều giữa hai nguyên tử. (g) Nguyên tử O còn hai cặp electron hoá trị riêng. Số phát biểu đúng là A. 3. B. 2. C. 4. D. 5. Câu 20: Liên kết ion có bản chất là A. lực hút giữa các phân tử. B. sự dùng chung các electron. C. lực hút tĩnh điện của các ion mang điện tích trái dấu. D. lực hút tĩnh điện giữa cation kim loại với các electron tự do. Trang 2/3 - Mã đề thi 132
  3. B. TỰ LUẬN (5,0 điểm, 3 câu) Câu 1. (2,0 điểm): Nguyên tử của một nguyên tố X có cấu hình electron: [Ar]4s 2. Nguyên tố này là một trong những nguyên tố thiết yếu cho cơ thể, được bổ sung trong các sản phẩm sữa. a) Cho biết vị trí của X trong bảng tuần hoàn. b) Viết công thức oxide và hydroxide cao nhất của X, cho biết chúng có tính acid hay base? c) Biểu diễn sự hình thành liên kết ion trong phân tử XO. d) Viết phương trình phản ứng hóa học khi cho X, oxide và hydroxide của X lần lượt tác dụng với H2O, HCl (nếu có). Câu 2. (2,0 điểm): Ammonia (NH3) có nhiều ứng dụng quan trọng trong cuộc sống như điều chế phân đạm, điều chế nitric acid, là chất sinh hàn, sản xuất hydrazine làm nhiên liệu cho tên lửa. Trong công nghiệp amoniac được điều chế từ H2 và N2. a) Hãy biểu diễn sự hình thành liên kết trong các phân tử: H 2, N2, NH3 . Viết công thức Lewis, công thức cấu tạo của chúng. b) Trong dung dịch NH3 (hỗn hợp NH3 và H2O) tồn tại bao nhiêu loại liên kết hydrogen? Hãy biểu diễn các liên kết hydrogen đó. Câu 3 (1,0 điểm): Cho 2,7 gam kim loại M thuộc nhóm IIIA trong bảng tuần hoàn tác dụng hết với 250 ml dung dịch HCl 2M, sau phản ứng thu được dung dịch X và 0,15 mol H 2. Cho dung dịch X tác dụng với 200 ml dung dịch NaOH 1,75M, sau phản ứng thu được m gam kết tủa. Xác định kim loại M và tính m? ……………………..Hết………………….. Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị coi thi không giải thích gì thêm ----------------------------------- Trang 3/3 - Mã đề thi 132
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2