intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Hoá học lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Văn Cừ

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:2

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Việc ôn thi sẽ trở nên dễ dàng hơn khi các em có trong tay “Đề thi học kì 1 môn Hoá học lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Văn Cừ” được chia sẻ trên đây. Tham gia giải đề thi để rút ra kinh nghiệm học tập tốt nhất cho bản thân cũng như củng cố thêm kiến thức để tự tin bước vào kì thi chính thức các em nhé! Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Hoá học lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Văn Cừ

  1. SỞ GD & ĐT QUẢNG NAM KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I – NĂM HỌC TRƯỜNG THPT NGUYỄN VĂN CỪ 2022 - 2023 MÔN: HOÁ HỌC - LỚP 11 (Đề này gồm 2 trang) Thời gian: 45 Phút (không kể thời gian giao đề) Họ tên : ............................................................... Số báo danh : ................... Mã đề: 308 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5 ĐIỂM) Câu 1. Đơn chất silic phản ứng được với chất nào sau đây ở điều kiện thường? A. F2. B. Br2. C. O2. D. Cl2. Câu 2. Axit nào sau đây là axit một nấc? A. H3PO4. B. H2CO3. C. H2SO4. D. HCl. Câu 3. Dung dịch chất nào sau đây làm quỳ tím chuyển màu xanh? A. K2SO4. B. NaCl. C. HCl. D. NaOH. Câu 4. Ở điều kiện thường, amoniac là chất khí A. không mùi, tan rất nhiều trong nước. B. không mùi, ít tan trong nước. C. mùi khai, tan rất nhiều trong nước. D. mùi khai, ít tan trong nước. Câu 5. Vào mùa lạnh người ta thường sử dụng than để sưởi ấm, tuy nhiên có nhiều trường hợp bị ngộ độc dẫn đến tử vong do hít phải một hàm lượng đủ lớn khí X (không màu, không mùi, hơi nhẹ hơn không khí). Khí X và biện pháp tránh bị ngộ độc khi sử dụng than để sưởi ấm lần lượt là A. CO2, không dùng trong phòng kín mà phải để cửa thoáng. B. CO, không dùng trong phòng kín mà phải để cửa thoáng. C. NH3, không dùng trong phòng kín mà phải để cửa thoáng. D. CO, dùng trong phòng kín để khí CO không thoát ra môi trường. Câu 6. Phân đạm có tác dụng kích thích các quá trình sinh trưởng; làm tăng tỉ lệ của protein thực vật. Do đó, phân đạm giúp cây đẻ nhánh khỏe, phân cành mạnh, ra lá nhiều, cây có khả năng quang hợp tốt,… làm tăng năng suất cây trồng. Độ dinh dưỡng của phân đạm được đánh giá theo tỉ lệ % về khối lượng của A. nguyên tố N. B. NH3. C. K2O. D. P2O5. Câu 7. Chất nào sau đây không dẫn điện? A. Dung dịch NaOH. B. Nước sông, hồ, ao. C. Nước biển. D. KCl rắn, khan. Câu 8. Ứng dụng nào sau đây không phải của nitơ? A. Sản xuất phân lân. B. Bảo quản máu và các mẫu vật sinh vật. C. Tổng hợp khí amoniac. D. Làm môi trường trơ trong một số ngành công nghiệp. Câu 9. Cho các phát biểu sau: (1) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch H3PO4 thu được kết tủa vàng. (2) Ở điều kiện thường, nitơ hoạt động hóa học mạnh hơn photpho. (3) Trong hợp chất, cacbon có các số oxi hóa: -4, +2, +4. (4) CO là oxit lưỡng tính. Những phát biểu sai là A. (2); (4). B. (1); (2); (4). C. (2); (3). D. (1); (4). Câu 10. Amoni nitrat là một hợp chất muối trung hòa dạng tinh thể màu trắng, hút ẩm mạnh và tan được trong nước, nó được sử dụng chủ yếu trong nông nghiệp như là một loại phân bón giàu nitơ. Amoni nitrat cũng là thành phần chính của ANFO - một chất nổ công nghiệp được sử dụng trong khai mỏ, khai thác đá và chiếm 80% tổng số chất nổ công nghiệp được sử dụng ở Mỹ. Amoni nitrat có công thức hóa học là A. NH4NO2. B. NH4NO3. C. (NH4)2NO3. D. (NH4)2NO2. Trang 1/2 Mã đề 308
  2. Câu 11. Muối nào sau đây không tan trong nước? A. CaHPO4. B. (NH4)3PO4. C. K3PO4. D. Ba(H2PO4)2. Câu 12. Hai khoáng vật chính của photpho là A. photphorit và cacnalit. B. apatit và photphorit. C. photphorit và đolomit. D. apatit và đolomit. Câu 13. Cho Fe tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, nóng thu được khí X có màu nâu đỏ. Khí X là A. N2. B. NO. C. N2O. D. NO2. Câu 14. Một dung dịch có môi trường axit thì có A. [H+] = 10-7M. B. [H+] > [OH-]. C. [H+] < 10-7M. D. [H+] = [OH-]. Câu 15. Cho thí nghiệm như hình vẽ: Hiện tượng xảy ra trong bình chứa dung dịch Ca(OH)2 dư là A. xuất hiện kết tủa trắng B. xuất hiện sủi bọt khí. . C. xuất hiện kết tủa trắng, sau đó kết tủa tan dần. D. vừa sủi bọt khí vừa có kết tủa trắng. II. PHẦN TỰ LUẬN (5 điểm) Câu 1. (2 điểm) Viết phương trình phân tử và phương trình ion thu gọn của phản ứng xảy ra (nếu có). Phản ứng nào không xảy ra thì ghi “không phản ứng”. a. NH4Cl + KOH → b. MgSO4 + KNO3 → c. Na2CO3 + CaCl2 → d. NaHCO3 + NaOH → Câu 2. (1 điểm) Bằng phương pháp hóa học, phân biệt các dung dịch đựng trong các lọ mất nhãn sau (viết phương trình phản ứng): NaNO3, NaCl, Na3PO4. Câu 3. (1 điểm) Dẫn 4,48 lít khí CO2 (đktc) hấp thụ hết vào 200 ml dung dịch NaOH 3M. Sau phản ứng, thu được dung dịch X. Tính CM các chất có trong dung dịch X (xem thể tích dung dịch sau phản ứng thay đổi không đáng kể). Câu 4. (1 điểm) Hòa tan 5,85 gam Zn vào dung dịch HNO3 loãng dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 0,224 lít N2 (đktc) và dung dịch X. Tính khối lượng muối có trong dung dịch X. ------ HẾT ------ Học sinh được sử dụng bảng tính tan và bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Trang 2/2 Mã đề 308
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2