intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Hoá học lớp 8 năm 2022-2023 có đáp án - Phòng GD&ĐT TP Hội An

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

3
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

“Đề thi học kì 1 môn Hoá học lớp 8 năm 2022-2023 có đáp án - Phòng GD&ĐT TP Hội An” là tài liệu hữu ích giúp các em ôn tập cũng như hệ thống kiến thức môn học, giúp các em tự tin đạt điểm số cao trong kì thi sắp tới. Mời các em cùng tham khảo đề thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Hoá học lớp 8 năm 2022-2023 có đáp án - Phòng GD&ĐT TP Hội An

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2022-2023 THÀNH PHỐ HỘI AN MÔN: HÓA HỌC 8 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC Ngày kiểm tra: / 12/ 2022 (Đề có 02 trang) Họ và tên học sinh..............................................Lớp......................SBD..................Phòng thi.............. Cho biết nguyên tử khối các nguyên tố: H=1; N=14; C=12; O=16; Na = 23; Mg=24; Al = 27; P = 31; S=32; Cl=35,5; K=39; Ca = 40; Mn =55; Fe =56. Các khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn (đktc) I. TRẮC NGHIỆM: (5,0 điểm) Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất. Câu 1. Tập hợp những nguyên tử cùng loại, có cùng số proton trong hạt nhân gọi là A. kí hiệu hóa học. B. nguyên tố hóa học. C. nguyên tử khối.. D. công thức hóa học. Câu 2. Chất khí nặng nhất trong các khí: CO2, N2, SO2, NH3 là A. CO2 B. N2 C. SO2 D. NH3 Câu 3. Chọn công thức hóa học phù hợp với Mn (II). A. MnF3 B. MnSO4 C. MnO2 D. Mn2O3 Câu 4. Trong một nguyên tử. Khối lượng hạt nhân được xem là khối lượng nguyên tử vì: A. Trong mỗi nguyên tử số proton bằng số electron. B. Proton mang điện tích dương và electron mang điện tích âm. C. Khối lượng electron rất bé so với proton và nơtron.. D. Electron nằm ở phía ngoài và mang điện tích âm. Câu 5. Quá trình biến đổi chất này thành chất khác gọi là A. phản ứng hóa học. B. công thức hóa học. C. hiện tượng vật lý. D. phương trình hóa học. Câu 6. Khí A nặng hơn khí hidro 22 lần. Vậy khối lượng mol của khí A là A. 44 g/mol B. 22 g/mol C. 11 g/mol D. 2 g/mol Câu 7. Hạt nhân nguyên tử được tạo bởi A. lớp vỏ và proton. B. proton và nơtron. C. proton và electron. D. electron và nơtron. Câu 8. Trong phản ứng hóa học chỉ có sự thay đổi A. liên kết giữa các nguyên tử. B. kích thước của các nguyên tử. C. khối lượng các nguyên tố hóa học. D. số lượng các nguyên tố hóa học. Câu 9. Trong các đơn chất sau, đơn chất nào là kim loại: Fe, O2, H2, Al, Cu, C. A. Fe, O2, H2. B. O2, H2, C. C. Fe, Al, Cu. D. Al, Cu, C Câu 10. Phản ứng hóa học xảy ra khi các chất tham gia phản ứng A. đặt gần nhau. B. đặt xa nhau. C. được làm lạnh. D. tiếp xúc với nhau. Câu 11. Nguyên tử khối là khối lượng của một nguyên tử được tính bằng A. đơn vị lit. B. đơn vị cacbon. C. đơn vị gam. D. đơn vị kg. Câu 12. Thể tích của hỗn hợp chứa bởi 1mol CO2, 2 mol N2 và 4 mol H2 là: A. 22,4 lit. B. 44,8 lit. C. 89,6 lit. D. 156,8 lit. Câu 13. Dựa vào dấu hiệu nào để biết có phản ứng hóa học xảy ra? A. Sự thay đổi nhiệt độ. B. Sự thay đổi trạng thái các chất. C. Sự thay đổi thể tích các chất. D. Có chất mới tạo thành.
  2. Câu 14. Công thức hóa học của hợp chất tạo bởi Fe (III) và (NO3) là: A. Fe(NO3)3 B. Fe(NO3)2 C. FeNO3 D. Fe2(NO3)3 Câu 15. 0,15mol hợp chất A có khối lượng 14,7 gam. Vậy khối lượng mol phân tử của A là: A. 0,01 g/mol B. 14,55 g/mol C. 14,85 g/mol D. 98 g/mol II. TỰ LUẬN: (5,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) 1.1. Trong muối ăn chứa nhiều chất bẩn không tan trong nước. Hãy trình bày cách loại bỏ các chất bẩn để thu được muối ăn sạch. 1.2. Hãy cho biết các chất sau là đơn chất, hay hợp chất? Nêu những gì biết được về mỗi chất. a. Axit photphoric H3PO4 b. Khí ozon O3. Câu 2. (2,0 điểm) 2.1. Lập phương trình hóa học của các phản ứng sau. a. P + O2 P2O5 b. NaOH + CuCl2 Cu(OH)2 + NaCl c. Al(OH)3 Al2O3 + H2O d. PbO + ……….. Pb + H2O 2.2. Hãy tính: a. Thể tích (đktc) của 4,8 gam khí CH4. b. Khối lượng của 0,2 mol Fe2O3 Câu 3. (1,0 điểm) Cốc thủy tinh thứ nhất chứa 14,6 gam dung dịch axit clohidric (HCl), cốc thủy tinh thứ hai chứa 4,8 gam bột Magie (Mg). Lấy 2 cốc thủy tinh chứa hóa chất đem cân được khối lượng m1. Cho toàn bộ dung dịch HCl ở cốc thứ nhất vào cốc thứ hai để phản ứng hóa học xảy ra hoàn toàn, thu được 19 gam dung dịch magie clorua (MgCl2) và khí hiđro (H2). Khi phản ứng kết thúc lấy 2 cốc thủy tinh nói trên đem cân được khối lượng m2. Hãy so sánh m1 với m2 và giải thích kết quả. ---------------------Hết---------------------
  3. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỘI AN KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2022-2023 MÔN: HÓA HỌC 8 ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM I. TRẮC NGHIỆM (5,0đ) Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất. Mỗi câu đúng 0,33 điểm, 3 câu đúng 1,0 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Đáp án B C B C A A B A C D B D D A D II. PHẦN TỰ LUẬN (5,0đ) Câu Nội dung Điểm 1.1. Hòa tan muối ăn vào nước được nước muối và các chất không tan 0,25đ 1 Lọc nước muối qua giấy lọc để loại bỏ chất bẩn không tan 0,25đ Cô cạn nước lọc cho nước bay hơi hết thu được muối ăn sạch 0,5đ (2,0 đ) 1.2. Hợp chất: Axit photphoric H3PO4 0,25đ Nêu ý nghĩa - Axit photphoric do ba nguyên tố là H, P và O tạo ra; - Có 3 nguyên tử hidro, 1 nguyên tử photpho và 4 nguyên tử oxi 0,25đ trong 1 phân tử; - Phân tử khối bằng: (1 x 3) +31 + (16 x4) = 98 (đvC) Đơn chất: Khí ozon O3 0,25đ Nêu ý nghĩa - Khí ozon do nguyên tố oxi tạo ra; 0,25đ - Có 3 nguyên tử oxi trong 1 phân tử; - Phân tử khối bằng: 16 x3 = 48 (đvC) 2.1. Lập đúng mỗi phương trình hóa học 0,25 điểm 1,0đ 2 2.2. Hãy tính (2,0đ) a. Số mol của 4,8 gam CH4 = 0,3 mol 0,25đ Thể tích của CH4 = 0,3 x 22,4 = 6,72 lit 0,25đ b. Khối lượng mol phân tử của Fe2O3 = 160 g/mol 0,25đ Khối lượng của 0,2 mol Fe2O3 = 0,2 x 160 = 32 gam 0,25đ Áp dụng định luật BTKL 3 mMg + mHCl = mMgCl2 + mH2 0,25đ mH2 = 0,4 gam (1,0đ) Vậy m1 nặng hơn m2 0,4 gam 0,25đ Giải thích: Khí H2 nhẹ hơn không khí d =2/29. Vì vậy, khi khí H2 sinh ra sẽ (0,4 gam) thoát ra khỏi dung dịch và bay ra khỏi cốc, sản phẩm của 0,5 đ phản ứng còn lại trong cốc chỉ có dung dịch MgCl2. Nên m1 nặng hơn m2 là 0,4 gam. Học sinh làm theo cách khác đúng vẫn ghi điểm tối đa
  4. Cách tính điểm bài kiểm tra: Lấy tổng số câu trắc nghiệm đúng chia 3 điểm + điểm tự luận rồi làm tròn đến một chữ số thập phân. Ví dụ: HS làm đúng 13 câu trắc nghiệm + điểm tự luận là 4,25. Điểm kiểm tra bằng: (13 :3) + 4,25 = 8,58 làm tròn 8,6 điểm.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2