intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn KHTN lớp 6 năm 2022-2023 - Phòng GD&ĐT Đông Giang

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:3

6
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hãy tham khảo “Đề thi học kì 1 môn KHTN lớp 6 năm 2022-2023 - Phòng GD&ĐT Đông Giang” được chia sẻ dưới đây để giúp các em biết thêm cấu trúc đề thi như thế nào, rèn luyện kỹ năng giải bài tập và có thêm tư liệu tham khảo chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt điểm tốt hơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn KHTN lớp 6 năm 2022-2023 - Phòng GD&ĐT Đông Giang

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I HUYỆN ĐÔNG GIANG Năm học: 2022 – 2023 Môn: Khoa học tự nhiên – Lớp 6 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) (ĐỀ SONG SONG) I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (5,0 điểm) Em hãy chọn đáp án đúng nhất và ghi vào giấy làm bài, ví dụ 1-A, 2-B. Câu 1. Để đảm bảo an toàn trong phòng thực hành cần thực hiện nguyên tắc nào ? A. Mang đồ ăn vào phòng thực hành. B. Có thể nhận biết hóa chất bằng cách ngửi hóa chất. C. Làm thí nghiệm theo sự hướng dẫn của bạn bè trong lớp. D. Đọc kĩ nội quy và thực hiện theo nội quy phòng thực hành. Câu 2. Em đang đun nước, sau một thời gian thấy tiếng nước reo và mặt nước sủi lăn tăn, nước bắt đầu sôi. Vậy hiện tượng nước sôi liên quan tới lĩnh vực khoa học nào ? A. Hóa học. B. Vật lí học. C. Sinh học. D. Hóa học và sinh học. Câu 3. Dụng cụ dùng để đo độ dài là A. cân. B. bình chia độ. C. bình tràn. D. thước kẻ. Câu 4. Muốn cân một vật cho kết quả đo chính xác ta cần làm gì ? A. Để vật lệch một bên trên đĩa cân. B. Đặt cân ở vị trí không bằng phẳng. C. Đặt cân ở mọi vị trí đều cho kết quả chính xác. D. Đọc kết quả đo khi kim chỉ của đồng hồ đã ổn định. Câu 5. Điền vào chỗ trống “…” trong câu sau để được câu phát biểu đúng: Để xác định mức độ nóng, lạnh của vật, người ta dùng khái niệm (1)………: Vật càng nóng thì nhiệt độ của vật càng (2)………….. A. (1) nhiệt độ; (2) cao. B. (1) nhiệt độ; (2) thấp. C. (1) nóng – lạnh; (2) cao. D. (1) nóng – lạnh; (2) thấp. Câu 6. Vì sao ta cần phải ước lượng khối lượng trước khi cân ? A. Để rèn luyện khả năng ước lượng. B. Để chọn cân phù hợp. C. Để tăng độ chính xác cho kết quả đo. D. Để rèn luyện khả năng quan sát. Câu 7. Đối tượng nghiên cứu nào sau đây là của khoa học tự nhiên ? A. Nghiên cứu về ngoại ngữ. B. Nghiên cứu về luật đi đường. C. Nghiên cứu về lịch sử hình thành vũ trụ. D. Nghiên cứu về tâm lí của vận động viên bóng đá. Câu 8. Để xác định thành tích của một vận động viên chạy 200m người ta phải sử dụng loại đồng hồ nào sau đây ? A. Đồng hồ quả lắc. B. Đồng hồ để bàn. C. Đồng hồ bấm giây. D. Đồng hồ treo tường.
  2. Câu 9. Trong không khí oxygen chiếm khoảng bao nhiêu phần trăm thể tích ? A. 21%. B. 79%. C. 78%. D. 1%. Câu 10. Trong các vật liệu sau, vật liệu nào dẫn điện tốt? A. Thủy tinh. B. Kim loại. C. Cao su. D. Gốm. Câu 11. Sự bay hơi là sự chuyển từ thể A. rắn sang thể khí. B. khí sang thể lỏng. C. lỏng sang thể khí. D. lỏng sang thể rắn. Câu 12. Dãy gồm các vật thể tự nhiên là: A. Con mèo, xe máy, con người. B. Con sư tử, đồi núi, mủ cao su. C. Cây cam, quả nho, bánh ngọt. D. Bánh mì, nước ngọt có gas, cây cối. Câu 13. Tế bào nào sau đây có thể quan sát bằng mắt thường ? A. Trứng cá. B. Tế bào lá cây. C. Tế bào vi khuẩn. D. Tế bào thịt quả cà chua. Câu 14. Nhờ quá trình nào cơ thể có được những tế bào mới để thay thế cho những tế bào già, các tế bào chết, tế bào bị tổn thương ? A. Cảm ứng và bài tiết của tế bào. B. Lớn lên và hô hấp của tế bào. C. Lớn lên và phân chia của tế bào. D. Phân chia và cảm ứng của tế bào. Câu 15. Đặc điểm nào sau đây chỉ có ở tế bào thực vật mà không có ở tế bào động vật ? A. Có nhân. B. Có thành tế bào. C. Có ti thể. D. Có màng tế bào. Câu 16. …………. là quá trình cơ thể lớn lên về kích thước. A. Dinh dưỡng. B. Sinh sản. C. Cảm ứng và vận động. D. Sinh trưởng. Câu 17. Mô là gì ? A. Mô là tập hợp toàn bộ các tế bào trong cơ thể. B. Mô là tập hợp nhiều cơ quan có chức năng giống nhau. C. Mô là tập hợp nhiều hệ cơ quan có chức năng giống nhau. D. Mô là tập hợp nhiều tế bào có cùng cấu tạo và chức năng giống nhau. Câu 18. Sắp xếp các cấp tổ chức của cơ thể đa bào theo trình tự từ thấp đến cao ? A. Tế bào → Mô → Cơ quan → Hệ cơ quan → Cơ thể. B. Tế bào → Mô → Hệ cơ quan → Cơ quan → Cơ thể. C. Cơ thể → Mô → Cơ quan → Hệ cơ quan → Tế bào. D. Cơ thể → Hệ cơ quan → Cơ quan → Mô → Tế bào. Câu 19. Vì sao cần phải phân loại thế giới sống ? A. Để đặt và gọi tên các loài sinh vật khi cần thiết. B. Để thấy được sự khác nhau giữa các loài sinh vật. C. Để xác định số lượng các loài động vật và thực vật trên Trái Đất. D. Để xác định vị trí của các loài sinh vật giúp cho việc tìm ra chúng giữa các sinh vật trở nên dễ dàng hơn.
  3. Câu 20. Sắp xếp các bậc phân loại sinh vật theo trình tự từ cao đến thấp ? A. Loài → Chi (giống) → Họ → Bộ → Lớp → Ngành → Giới. B. Chi (giống) → Loài → Họ → Bộ → Lớp → Ngành → Giới. C. Giới → Ngành → Lớp → Bộ → Họ → Chi (giống) → Loài. D. Loài → Chi (giống) → Bộ → Họ → Lớp → Ngành → Giới. II. PHẦN TỰ LUẬN: (5,0 điểm) Câu 21. (1,0 điểm) Hãy cho biết GHĐ và ĐCNN của thước kẻ trong hình sau: Câu 22. (1,0 điểm) Hãy nêu một số tính chất và ứng dụng của đá vôi ? Câu 23. (1,0 điểm) Hãy kể tên các nhiên liệu thường dùng trong việc đun nấu trong gia đình và nêu cách dùng nhiên liệu đó an toàn, tiết kiệm, hiệu quả ? Câu 24. (1,0 điểm) Kể tên một số loại tế bào, mô, cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể người ? Câu 25. (1,0 điểm) Hãy xây dựng khoá lưỡng phân để phân loại các sinh vật sau: --- HẾT --- (Giáo viên coi kiểm tra không giải thích gì thêm)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2