intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 10 năm 2022-2023 - Sở GD&ĐT Đắk Nông (Đề minh hoạ)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:5

4
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để hệ thống lại kiến thức cũ, trang bị thêm kiến thức mới, rèn luyện kỹ năng giải đề nhanh và chính xác cũng như thêm tự tin hơn khi bước vào kì kiểm tra sắp đến, mời các bạn học sinh cùng tham khảo "Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 10 năm 2022-2023 - Sở GD&ĐT Đắk Nông (Đề minh hoạ)" làm tài liệu để ôn tập. Chúc các bạn làm bài kiểm tra tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 10 năm 2022-2023 - Sở GD&ĐT Đắk Nông (Đề minh hoạ)

  1. SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA HKI NĂM HỌC 2022 – 2023 ĐẮK NÔNG MÔN: LỊCH SỬ 10 Thời gian làm bài: 50 phút ĐỀ MINH HỌA I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 điểm). Câu 1: Khái niệm nào sau đây là đúng? A. Lịch sử là những gì diễn ra trong quá khứ. B. Lịch sử là những gì diễn ra ở mỗi dân tộc. C. Lịch sử là những gì diễn ra ở mỗi quốc gia. D. Lich sử là quá trình tiến hóa của con người. Câu 2: Các bước để thu thập, xử lí thông tin tái hiện lịch sử gồm: A. Xác định vấn đề, xác định đánh giá, sưu tầm sử liệu, chọn lọc – phân loại. B. Xác định vấn đề, chọn lọc – phân loại, sưu tầm sử liệu, xác định đánh giá. C. Xác định vấn đề, sưu tầm sử liệu, chọn lọc – phân loại, xác định đánh giá. D. Xác định vấn đề, sưu tầm sử liệu, thẩm định sử liệu, xác định đánh giá. Câu 3: Đâu là hiện thực lịch sử? A. Dấu tích bãi cọc Bạch Đằng năm 1288 (Hải Phòng). B. Mô hình phục dựng bếp lửa và sinh hoạt của con người trong văn hóa Hòa Bình. C. Câu chuyện con ngựa gỗ thành Tơ – roa. D. Truyền thuyết “Con rồng cháu tiên”. Câu 4: Nội dung nào sao đây thể hiện vai trò của lịch sử với sự phát triển du lịch? A. Làm phong phú hơn các loại hình du lịch. B. Cung cấp tri thức lịch sử, văn hóa để phát triển du lịch. C. Khẳng định giá trị của các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh. D. Là yếu tố quyết định hàng đầu đối với sự phát triển du lịch. Câu 5: Nội dung nào sau đây đúng khi nói đến sự cần thiết của việc học tập và khám phá lịch sử hiện nay? (1) Học tập lịch sử chỉ diễn ra khi còn ngồi trên ghế nhà trường. (2) Học tập lịch sử diễn ra mọi lúc, mọi nơi trong cuộc sống. (3) Học tập lịch sử thông qua tham quan di tích, bảo tàng lịch sử. (4) Học tập lịch sử thông qua phim ảnh, âm nhạc, truyện kể. A. (1), (2), (4). B. (1), (3), (4). C. (2), (3), (4). D. (1), (2), (3). Câu 6: Xác định nội dung nào sau đây không phải là chức năng của sử học?
  2. A. Giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức. B. Rút ra bài học kinh nghiệm cho cuộc sống. C. Khôi phục các sự kiện lịch sử trong quá khứ. D. Góp phần dự báo về tương lai của đất nước. Câu 7: Đâu là khái niệm văn hóa của loài người? A. Là những đòi hỏi của con người về vật chất và tinh thần. B. Là sự phát triển rất cao về giáo dục và khoa học công nghệ. C. Là tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần mà con người sáng tạo ra. D. Là những tiêu chuẩn cơ bản để cải thiện cuộc sống của con người. Câu 8: Hệ thống chữ viết cổ nhất của người Ai Cập được gọi là A. chữ tượng thanh. B. chữ tượng hình. C. chữ tượng ý. D. chữ cái Rô-ma. Câu 9: Tiêu biểu nhất cho nền văn học Trung Hoa thời cổ-trung đại là loại hình nào? A. Truyền thuyết, truyện ngắn. B. Thơ Đường, tiểu thuyết. C. Thơ ca, truyện ngụ ngôn. D. Văn học viết, thần thoại. Câu 10: Khoảng thế kỉ VI TCN, tôn giáo nào ra đời ở Ấn Độ có ảnh hưởng đến Đông Nam Á? A. Phật giáo. B. Ấn Độ giáo. C. Đạo Hồi. D. Bà La Môn giáo. Câu 11: Đâu là loại hình kiến trúc tiêu biểu nhất của người Ai Cập cổ đại? A. Tháp Thạt Luổng. B. Các kim tự tháp. C. Đấu trường Rô-ma. D. Vạn lí trường thành. Câu 12: Đâu là tiêu chuẩn cơ bản để nhận diện văn minh loài người? A. Nhà nước. B. Tiền giấy. C. Tôn giáo. D. Công cụ lao động bằng đá. Câu 13 : Nói đến nền văn minh cổ đại phương Tây là nói đến nền văn minh của A. Trung Quốc. B. Hy Lạp- La Mã. C. Ấn Độ. D. Ai Cập. Câu 14: Đền Pác-tê-nông, đền thờ thần Dớt, đấu trường Cô-li-dê… là những thành tựu của người Hy Lạp – La Mã cổ đại trên lĩnh vực
  3. A. kiến trúc. B. điêu khắc. C. hội họa. D. xây dựng. Câu 15: Người Hi Lạp cổ đại đã có hiểu biết về Trái Đất và hệ Mặt Trời như thế nào? A. Trái Đất có hình đĩa dẹt và Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời. B. Trái Đất có hình quả cầu tròn và Mặt Trời chuyển động quanh Trái Đất. C. Trái Đất có hình quả cầu tròn và Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời. D. Trái Đất có hình đĩa dẹt và Mặt Trời chuyển động quanh Trái Đất. Câu 16: Lê-ô-na đờ Vanh-xi là một nhà danh họa, nhà điêu khắc nổi tiếng nhất trong thời kì văn hóa nào ? A. Cổ đại Hy Lạp - La Mã. B. Phục hưng đầu cận đại. C. Phương Tây hiện đại. D. Phương Đông cổ đại. Câu 17: Tôn giáo nào được công nhận là quốc giáo của đế quốc La Mã vào thế kỉ IV ? A. Cơ đốc giáo. B. Phật giáo. C. Bà La Môn giáo. D. Hồi giáo. Câu 18: Đâu là kĩ thật mà người Hy Lạp và La Mã cổ đại ứng dụng vào thực tiễn cuộc sống? A. Công lịch (Tây lịch). B. Định lí Pi – ta – go. C. Hệ thống 26 mẫu tự La – tinh. D. Chế tạo bê tông. Câu 19: Đâu là hạn chế của máy dệt vải chạy bằng sức nước? A. Phụ thuộc vào yếu tố thời tiết. B. Không giải phóng được sức lao động của con người. C. Năng suất dệt giảm nhiều so với dệt bằng thủ công. D. Phụ thuộc nhiều vào nguồn điện. Câu 20: Năm 1764, Giêm Ha-gri-vơ đã chế tạo ra A. động cơ đốt trong. B. máy kéo sợi Gien-ni. C. máy tính điện tử. D. máy hơi nước. Câu 22: Cách mạng công nghiệp lần thứ hai được khởi đầu bằng A. các phát minh về dệt may. B. các phát minh về động cơ nước.
  4. C. các phát minh về điện. D. các phát minh về công cụ lao động. Câu 23: Đâu là phát minh của A-lếch-xan-đơ G. Ben? A. Thoi bay. B. Máy bay. C. Đầu máy xe lửa. D. Điện thoại. Câu 24: Năm 1903, phát minh nào đã biến giấc mơ vươn lên trời cao của loài người thành hiện thực? A. Máy bay. B. Tàu vũ trụ C. Tàu thủy. D. Ô tô. Câu 25: Nội dung nào không phản ánh đúng hệ quả tích cực của cuộc cách mạng công nghiệp thời kì cận đại? A. Thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất. B. Nhiều trung tâm công nghiệp mới hình thành. C. Thúc đẩy chuyển biến mạnh mẽ trong nông nghiệp. D. Giải quyết triệt để mâu thuẫn trong xã hội tư bản. Câu 26: Đâu là tác động của các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì cận đại đến lĩnh vực văn hóa ? A. Tạo ra bước nhảy vọt chưa từng có của lực lượng sản xuất. B. Hình thành lối sống, tác phong công nghiệp. C. Làm cho tình trạng thất nghiệp trên toàn cầu ngày càng gia tăng. D. Xã hội hình thành hai giai cấp cơ bản là vô sản và tư sản. Câu 27: Đặc trưng cơ bản của cuộc cách mạng công nghiệp cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XIX là A. sử dụng năng lượng nước, hơi nước và cơ giới hóa sản xuất. B. ứng dụng điện tử và công nghệ thông tin để tự động hóa sản xuất. C. sử dụng năng lượng điện với sự ra đời của các dây chuyền sản xuất hàng loạt. D. phương thức sản xuất được tối ưu hóa dựa trên nền tảng công nghệ số. Câu 28: Trong giai đoạn cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, nhiều nguồn năng lượng được phát hiện và đưa vào sử dụng, ngoại trừ A. than đá. B. điện. C. dầu mỏ. D. hạt nhân. II. PHẦN TỰ LUẬN (3 điểm). Câu 1: Trình bày thành tựu về chữ viết của các nền văn minh: Ai Cập, Ấn Độ, Trung Quốc và cho biết vai trò của chữ viết đối với tiến trình phát triển của nhân loại.
  5. Câu 2: Hãy cho biết các cuộc cách mạng công nghiệp trên thế giới thời kì cận đã thay đổi xã hội loài người như thế nào?
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2