intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Ngô Quyền, Thái Nguyên

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:4

7
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

‘Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Ngô Quyền, Thái Nguyên’ sau đây sẽ giúp bạn đọc nắm bắt được cấu trúc đề thi, từ đó có kế hoạch ôn tập và củng cố kiến thức một cách bài bản hơn, chuẩn bị tốt cho kỳ thi sắp. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Ngô Quyền, Thái Nguyên

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÁI NGUYÊN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ I NĂM HỌC 2023– 2024 TRƯỜNG THPT NGÔ QUYỀN MÔN LỊCH SỬ - LỚP 11 --------------------------------- Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian giao đề) Mã đề 111 Đề kiểm tra gồm 04 trang A. TRẮC NGHIỆM (6điểm) (học sinh chọn 1đáp án đúng và điền vào ô sau) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 ĐA Câu 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 ĐA Câu 1. Giai đoạn hậu kì trung đại, ngành kinh tế nào phát triển mạnh ở khu vực Tây Âu và Bắc Mỹ? A. Thủ công nghiệp và thương nghiệp. B. Thủ công nghiệp và nông nghiệp. C. Thủ công nghiệp và dịch vụ. D. Công nghiệp và hàng hải. Câu 2. Giai đoạn hậu kì trung đại, giai cấp nào xuất hiện ở Tây Âu và Bắc Mỹ? A. Địa chủ. B. Tăng lữ. C. Tư sản. D. Nô lệ. Câu 3. Để tìm kiếm thị trường, các nước tư bản ở Tây Âu và Bắc Mỹ đã tiến hành A. xâm lược thuộc địa. B. xuất khẩu lao động. C. nhập khẩu hàng hoá. D. liên kết khu vực. Câu 4. Quốc gia nào sau đây được mệnh danh là “công xưởng của thế giới”? A. Anh. B. Pháp. C. Đức. D. Mỹ. Câu 5. Từ cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn A. độc quyền B. cạnh tranh. C. hòa hoãn. D. hợp tác. Câu 6. Nội dung nào sau đây là biểu hiện của chủ nghĩa tư bản hiện đại? A. Nguồn tài nguyên phong phú. B. Khả năng cạnh tranh lớn. C. Khả năng tự điều chỉnh. D. Nguồn tài chính vững chắc. Câu 7. Một trong những thách thức của chủ nghĩa tư bản hiện đại là A. thiếu đội ngũ lao động có trình độ cao. B. sự chênh lệch giàu nghèo trong xã hội. C. nguyên liệu cho các ngành kinh tế khan hiếm. D. thiếu sự liên kết nền kinh tế, tài chính, toàn cầu. Câu 8. Chủ nghĩa đế quốc là hệ quả trực tiếp của sự phát triển và mở rộng của chủ nghĩa tư bản nhằm A. tìm kiếm thị trường, thu lợi nhuận và đầu tư tư bản ở nước ngoài. B. tìm kiếm nguyên liệu và thị trường ở nước ngoài. Trang 1/4 – Mã đề 111
  2. C. khai thác tài nguyên ở các nước thuộc địa. D. tăng cường chính sách xâm lược để mở rộng thị trường. Câu 9. Nội dung nào sau đây không đúng về quá trình xâm lược châu Phi và khu vực Mỹ Latinh của các nước đế quốc? A. Vào nửa đầu thế kỉ XIX, các nước tư bản phương Tây mới đặt một số thương điếm ở ven biển. Đến nửa sau thế kỉ XIX, thực dân phương Tây đẩy mạnh xâu xé châu Phi. B. Đến đầu thế kỉ XX, việc các nước đế quốc phân chia thuộc địa ở châu Phi đã cơ bản hoàn thành. C. Từ các thế kỉ XVI, XVII, thực dân Tây Ban Nha và thực dân Bồ Đào Nha xâm lược các nước ở khu vực Mỹ Latinh, lần lượt biến các nước trong khu vực thành thuộc địa. D. Đến đầu thế kỉ XX, các nước Mỹ Latinh đã giành được độc lập. Tuy nhiên, Mỹ đã bành trướng và can thiệp nội bộ đối với nhiều nước ở khu vực này. Câu 10. Một trong những nước đầu tiên thuộc Liên bang cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết là A. Việt Nam. B. Cu Ba. C. U – crai - na. D. Băng - la – dét. Câu 11. Sự ra đời của Nhà nước Liên bang cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết có ý nghĩa nào sau đây? A. Đánh dấu sự thắng thế của chủ nghĩa xã hội ở châu Âu. B. Khẳng định tính ưu việt của mô hình Nhà nước duy nhất. C. Là chỗ dựa to lớn của phong trào cách mạng trên thế giới. D. Triệt tiêu các mầm mống của Nhà nước dân chủ tư sản. Câu 12. Tính chất của cuộc cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 là A. cuộc cách mạng tư sản kiểu cũ. B. cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa. C. cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới. D. cuộc cách mạng dân chủ tư sản điển hình. Câu 13. Đại hội Xô viết toàn Nga lần thứ hai (10 - 1917) không có quyết định nào sau đây? A. Thủ tiêu những tàn tích của chế độ phong kiến. B. Thực hiện quyền bình đẳng và tự quyết của các dân tộc. C. Thông qua Sắc lệnh hoà bình và Sắc lệnh ruộng đất. D. Thông qua Chính sách Kinh tế mới do Lênin đề xướng. Câu 14. Từ năm 1945 đến năm 1949 là giai đoạn các nước Đông Âu A. hoàn thành cách mạng dân chủ nhân dân. B. tiến hành công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. C. lâm vào khủng hoảng, suy thoái, kéo dài. Trang 2/4 – Mã đề 111
  3. D. tiến hành cải cách nhằm thoát khỏi khủng hoảng. Câu 15. Năm 1959, quốc gia nào sau đây ở khu vực Mỹ La - tinh tuyên bố độc lập và trở thành nước Cộng hoà? A. Chi – lê. B. Cu – ba. C. Bra- xin. D. Mê- xi- cô. Câu 16. Về khoa học- công nghệ, trong công cuộc cải cách mở cửa, Trung Quốc đạt được thành tựu nào sau đây? A. Phát triển công nghiệp dân dụng. B. Tiến hành chinh phục mặt trăng. C. Phát triển hạ tầng kĩ thuật số. D. Tiến hành chinh phục vũ trụ. Câu 17. Những thành tựu đạt được trong công cuộc cải cách mở cửa ở Trung Quốc từ năm 1978 có ý nghĩa như thế nào? A. Chủ nghĩa xã hội thắng thế trong thực tiễn. B. Hoàn thiện chủ nghĩa xã hội trong lý thuyết. C. Khẳng định tính đúng đắn của đường lối cải cách. D. Đánh dấu chủ nghĩa xã hội mở rộng toàn Châu Á. Câu 18. Từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX, các nước tư bản phương Tây tiến hành xâm lược Đông Nam Á trong bối cảnh các quốc gia phong kiến ở đây A. suy yếu, khủng hoảng. B. có vị trí chiến lược. C. vừa mới hình thành. D. phát triển nhanh chóng. Câu 19. Đến cuối thế kỉ XIX, quốc gia nào ở Đông Nam Á giữ được nền độc lập? A. Miến Điện. B. Việt Nam. C. Lào. D. Xiêm. Câu 20. Đến cuối thế kỉ XIX, ba nước Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia là thuộc địa của A. Pháp. B. Anh. C. Đức. D. Mĩ. Câu 21. Đâu không phải là thủ đoạn thực dân phương Tây thực hiện để hoàn thành quá trình xâm lược các nước Đông Nam Á hải đảo? A. Buôn bán. B. Xâm nhập thị trường. C. Cải cách. D. Chiến tranh xâm lược. Câu 22. Đâu không phải là nguyên nhân Đông Nam Á hải đảo là đối tượng đầu tiên thu hút sự chú ý của thực dân phương Tây? A. Nguồn nhân công lớn. B. Giàu tài nguyên. C. Giàu hương liệu. D. Hàng hóa phong phú. Câu 23. Một trong các nguyên nhân chủ quan để các nước phương Tây tiến hành xâm lược các nước Đông Nam Á là A. chế độ phong kiến suy yếu, khủng hoảng. B. chính sách bành trướng thuộc địa của các nước thực dân. C. nhu cầu về nguyên liệu của các nước thực dân. D. sự phát triển mạnh mẽ của chủ nghĩa đế quốc . Trang 3/4 – Mã đề 111
  4. Câu 24. Đâu không phải là một trong các nguyên nhân chủ quan để các nước phương Tây tiến hành xâm lược các nước Đông Nam Á là A. chế độ phong kiến bước vào khủng hoảng, suy yếu. B. các cuộc nổi dậy của nhân dân chống chế độ phong kiến. C. tình hình chính trị, kinh tế, xã hội có biểu hiện suy thoái. D. chính sách bành trướng thuộc địa của các nước thực dân. B.TỰ LUẬN (4điểm) Câu 1. (3.0 điểm): Vì sao Xiêm là nước duy nhất ở Đông Nam Á không trở thành thuộc địa của thực dân phương Tây? Câu 2. (1.0 điểm): Hãy nêu những hành động cụ thể mà em có thể làm để đóng góp vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. ----------HẾT---------- Trang 4/4 – Mã đề 111
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0