intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Trường Chinh, Kon Tum

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:4

7
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thông qua việc giải trực tiếp trên “Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Trường Chinh, Kon Tum” các em sẽ nắm vững nội dung bài học, rèn luyện kỹ năng giải đề, hãy tham khảo và ôn thi thật tốt nhé! Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Trường Chinh, Kon Tum

  1. SỞ GD&ĐT KON TUM KIỂM TRA CUỐI KÌ I, NĂM HỌC 2023 - 2024 TRƯỜNG THPT TRƯỜNG CHINH Môn: LỊCH SỬ - Lớp: 12A3 – 12A7 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) Đề kiểm tra gồm 03 trang: 30 câu trắc nghiệm Câu 1. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương thực hiện các cuộc cách mạng nào? A. Cách mạng dân tộc dân chủ, thổ địa cách mạng, cách mạng xã hội chủ nghĩa. B. Tư sản dân quyền cách mạng và cách mạng xã hội chủ nghĩa. C. Tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để tiến tới xã hội cộng sản. D. Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và cách mạng xã hội chủ nghĩa. Câu 2. Trong chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương (1919-1929), thực dân Pháp tập trung đầu tư vốn nhiều vào lĩnh vực nào sau đây? A. Điện hạt nhân. B. Công nghệ viễn thông. C. Đồn điền cao su. D. Chinh phục vũ trụ. Câu 3. Để tập trung vào nhiệm vụ giải phóng dân tộc, Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 5-1941) đề ra chủ trương A. thành lập Mặt trận Dân chủ Đông Dương. B. phát động cao trào kháng Nhật cứu nước. C. thành lập Liên minh nhân dân Việt - Miên - Lào. D. tiếp tục tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất. Câu 4. Sự kiện nào sau đây đã giúp Nguyễn Ái Quốc khẳng định con đường giải phóng dân tộc cho nhân dân Việt Nam là con đường cách mạng vô sản? A. Gửi Bản yêu sách của nhân dân An Nam đến Hội nghị Vécxai (1919). B. Tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp (1920). C. Tham gia sáng lập Hội Liên hiệp thuộc địa ở Pari (1921). D. Đọc Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin (1920). Câu 5. Mục đích chính của thực dân Pháp trong quá trình thực hiện cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương (1919-1929) là A. bù đắp thiệt hại do Chiến tranh thế giới thứ nhất gây ra. B. đầu tư phát triển toàn diện nền kinh tế Đông Dương. C. hoàn thành việc bình định để thống trị Đông Dương. D. đầu tư phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng ở Đông Dương. Câu 6. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (1930) là bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam vì đã chấm dứt A. vai trò lãnh đạo của giai cấp tư sản Việt Nam. B. hoạt động riêng lẻ của ba tổ chức cộng sản C. thời kì truyền bá lí luận cách mạng giải phóng dân tộc vào Việt Nam. D. thời kì khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo. Câu 7. Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp (1919-1929) đã làm sâu sắc thêm mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội Việt Nam. Đó là mâu thuẫn giữa A. giai cấp vô sản với giai cấp tư sản. B. giai cấp vô sản với chế độ phản động thuộc địa. C. dân tộc Vỉệt Nam với thực dân Pháp và tay sai. D. giai cấp nông dân với giai cấp địa chủ. Trang 1/4 – Mã đề 521
  2. Câu 8. Ở Việt Nam, trong thời gian tồn tại (1930-1931), chính quyền Xô viết Nghệ - Tĩnh không thực hiện chính sách nào sau đây? A. Quần chúng được tự do tham gia các đoàn thể, tự do hội họp. B. Chia lại ruộng công, xóa nợ cho người nghèo. C. Mở lớp dạy chữ Quốc ngữ cho nhân dân. D. Tiến hành bầu cử chính quyền các cấp. Câu 9. Nội dung nào sau đây là căn cứ khẳng định Xô viết Nghệ - Tĩnh là đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930 - 1931? A. Đây là hình thức chính quyền dân chủ tư sản. B. Đã làm lung lay tận gốc chế độ phong kiến ở nông thôn trên cả nước. C. Đã khẳng định quyền làm chủ của nông dân ở nông thôn trên cả nước. D. Làm cho hệ thống chính quyền của thực dân và phong kiến tan rã. Câu 10. Nguyên nhân nào sau đây dẫn đến thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam? A. Sự ủng hộ trực tiếp của các nước xã hội chủ nghĩa. B. Sự giúp đỡ trực tiếp của các nước phe Đồng minh. C. Có liên minh chiến đấu của ba nước Đông Dương. D. Truyền thống yêu nước của dân tộc được phát huy. Câu 11. Trong khoảng thời gian từ đầu tháng 9-1945 đến cuối tháng 12-1946, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa gặp trở ngại nào sau đây? A. Mĩ biến Việt Nam thành tâm điểm của cục diện hai cực, hai phe. B. Mĩ viện trợ cho Pháp trong cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương. C. Lực lượng Đồng minh ở Việt Nam đều mang bản chất phản cách mạng. D. Chỉ có một số nước Đồng minh công khai ủng hộ Việt Nam độc lập. Câu 12. Một trong những chủ trương quan trọng của Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5-1941) là A. thành lập Mặt trận phản đế Đông Dương. B. tiến hành cách mạng ruộng đất. C. thành lập Mặt trận Liên Việt. D. đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu. Câu 13. Yếu tố quyết định để phong trào cách mạng 1930-1931 ở Việt Nam diễn ra trên quy mô rộng lớn và mang tính thống nhất là A. có sự lãnh đạo kịp thời của Đảng Cộng sản. B. mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn giai cấp sâu sắc. C. sự tham gia đông đảo của quần chúng nhân dân. D. chính sách khủng bố của thực dân Pháp. Câu 14. Thời cơ “ngàn năm có một” để nhân dân Việt Nam Tổng khởi nghĩa giành chính quyền vào tháng 8 năm 1945 sẽ kết thúc khi A. Nhật giao Đông Dương cho quân Trung Hoa Dân quốc. B. thực dân Pháp bắt đầu nổ súng xâm lược trở lại Việt Nam. C. Nhật cùng thực dân Anh chống phá chính quyền cách mạng. D. quân Đồng minh vào Đông Dương giải giáp quân đội Nhật. Câu 15. Đối với cách mạng Việt Nam, việc phát xít Nhật đầu hàng quân Đồng minh không điều kiện (8-1945) đã A. tạo điều kiện thuận lợi cho khởi nghĩa từng phần. B. mở ra thời kì trực tiếp vận động giải phóng dân tộc. C. tạo cơ hội cho quân Đồng minh hỗ trợ nhân dân khởi nghĩa. Trang 1/4 – Mã đề 521
  3. D. tạo điều kiện khách quan thuận lợi cho tổng khởi nghĩa. Câu 16. Trong giai đoạn từ sau ngày 2/9/1945 đến trước ngày 6/3/1946, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chấp nhận nhượng bộ cho quân Trung Hoa Dân quốc nhằm A. để cho Pháp được quyền đưa quân ra miền Bắc. B. thể hiện thiện chí hòa bình của chính phủ Việt Nam. C. hạn chế sự chống phá của quân Trung Hoa Dân quốc và tay sai. D. để quân Trung Hoa Dân quốc thuận lợi trong việc giải giáp phát xít Nhật. Câu 17. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, trong các lực lượng quân sự có mặt ở Việt Nam lúc bấy giờ, lực lượng nào là nguy hiểm nhất? A. Quân Trung Hoa Dân Quốc. B. Thực dân Anh. C. Phát xít Nhật. D. Thực dân Pháp. Câu 18. Luận cương chính trị của Đảng Cộng sản Đông Dương do Trần Phú soạn thảo (tháng 10 -1930) xác định lực lượng cách mạng là giai cấp công nhân và A. trí thức. B. tiểu tư sản. C. nông dân. D. tư sản. Câu 19. Luận cương chính trị tháng 10-1930 của Đảng Cộng sản Đông Dương có hạn chế trong việc xác định nhiệm vụ cách mạng là do nhận thức chưa đúng về A. giai cấp lãnh đạo cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. B. quan hệ giữa cách mạng thuộc địa và cách mạng thế giới. C. yêu cầu số một của xã hội nước ta thời thuộc Pháp. D. vai trò của giai cấp công nhân trong cách mạng thuộc địa. Câu 20. Từ sau 6/3/1946 đến trước 19/12/1946, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chủ trương hòa hoãn với quân Pháp nhằm mục đích gì? A. Để ta có điều kiện chống lại quân Trung Hoa Dân quốc ở miền Bắc. B. Tập trung lực lượng để kháng chiến chống Mĩ cứu nước. C. Pháp sẽ rút quân về nước, từ bỏ ý đồ xâm lược Việt Nam. D. Vãn hồi hoà bình và có thời gian để ta chuẩn bị lực lượng cho kháng chiến lâu dài. Câu 21. Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5-1941) xác định A. chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang là nhiệm vụ trung tâm. B. kẻ thù chủ yếu trước mắt là đế quốc và giai cấp địa chủ. C. sẽ thành lập chính quyền nhà nước của công nông binh. D. phương pháp giành chính quyền là tổng tiến công. Câu 22. Sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời (2/9/1945), các thế lực ngoại xâm và nội phản đều có âm mưu A. giúp Trung Hoa Dân quốc chiếm Việt Nam. B. mở đường cho Mĩ xâm lược Việt Nam. C. chống phá cách mạng Việt Nam. D. biến Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới. Câu 23. Trong thời kì 1920-1930, một trong những công lao của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam là A. đề ra các biện pháp nhằm giải quyết nạn đói, nạn dốt, khó khăn về tài chính. B. vạch ra đường lối cách mạng Việt Nam thông qua Cương lĩnh chính trị. C. đưa ra sách lược nhằm đối phó với thù trong, giặc ngoài. D. kêu gọi nhân dân cả nước đứng lên kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Câu 24. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 5-1941) chủ trương thành lập tổ chức nào sau đây? A. Đông Dương Cộng sản đảng. Trang 1/4 – Mã đề 521
  4. B. Mặt trận Việt Nam Độc lập đồng minh. C. Đông Dương Cộng sản liên đoàn. D. An Nam Cộng sản đảng. Câu 25. Nội dung nào sau đây là ý nghĩa của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 5-1941)? A. Hoàn chỉnh chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng Việt Nam. B. Đánh dấu cách mạng Việt Nam từ giữ gìn lực lượng sang tiến công. C. Đánh dấu bước chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng Việt Nam. D. Đánh dấu bước tiến của cách mạng từ khởi nghĩa từng phần lên tổng khởi nghĩa. Câu 26. Hội nghị nào của Đảng Cộng sản Đông Dương chủ trương thành lập mặt trận thống nhất dân tộc đầu tiên của riêng Việt Nam? A. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (7-1936). B. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (3-1938). C. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (11-1939). D. Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (5-1941). Câu 27. Tư tưởng cốt lõi trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam là A. đoàn kết với cách mạng thế giới. B. độc lập và tự do. C. ruộng đất cho dân cày. D. tự do và dân chủ. Câu 28. Cương lĩnh chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam đề cập đến việc thành lập chính phủ A. dân chủ cộng hòa. B. công nông binh. C. quân chủ lập hiến. D. nông dân. Câu 29. Từ cuộc đấu tranh ngoại giao sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, bài học kinh nghiệm được rút ra cho cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền Tổ quốc hiện nay là A. luôn luôn mềm dẻo trong đấu tranh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế. B. tùy vào thực tế để đề ra sách lược phù hợp nhưng vẫn đảm bảo giữ vững độc lập, chủ quyền. C. luôn luôn cứng rắn đấu tranh trước kẻ thù mới có thể bảo vệ được độc lập dân tộc. D. sử dụng biện pháp nhân nhượng, tránh xung đột bằng mọi giá với kẻ thù. Câu 30. Văn kiện nào xác định nhiệm vụ cách mạng Việt Nam là đánh đổ đế quốc Pháp, bọn phong kiến và tư sản phản cách mạng, làm cho nước Việt Nam độc lập, tự do? A. Luận cương chính trị. B. Cương lĩnh chính trị. C. Sách lược của Đảng. D. Tác phẩm Đường kách mệnh. ------ HẾT ------ Trang 1/4 – Mã đề 521
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2