intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Yên Thọ

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:8

7
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn học sinh có tài liệu ôn tập những kiến thức cơ bản, kỹ năng giải các bài tập nhanh nhất và chuẩn bị cho kì thi sắp tới được tốt hơn. Hãy tham khảo "Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Yên Thọ" để có thêm tài liệu ôn tập. Chúc các em đạt kết quả cao trong học tập nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Yên Thọ

  1. SỞ GDĐT NAM ĐỊNH ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I TRƯỜNG YÊN THỌ. NĂM HỌC 2022 – 2023 Môn: Lịch Sử – lớp 9 THCS (Thời gian làm bài: 45phút.) Đề khảo sát gồm 01 trang I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (8 điểm). 1. Mức độ nhận biết (16 câu). Câu 1.Hậu quả của cuộc chiến tranh thế giới thứ hai đã ảnh hưởng đến nền kinh tế Liên xô như thế nào? A. Kinh tế Liên Xô lâm vào khủng hoảng. B. Kinh tế Liên Xô phát triển nhanh chóng. C. Kinh tế Liên Xô phát triển trậm lại tới 10 năm. D. Kinh tế Liên Xô phát triển nhảy vọt. Câu 2. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, chiến lược phát triển kinh tế của Liên xô sau chú trọng vào lĩnh vực nào? A. Phát triển nền công nghiệp nhẹ . B. Phát triển công nghiệp nặng. C. Phát triển nền công nghiệp truyền thống D. Phát triển nền kinh tế nông- công- thương nghiệp. Câu 3. Năm 1991, sự kiện chính trị quan trọng nào diễn ra ở Liên bang Xô viết? A. Hiến Pháp Liên ang Nga được ban hành. B. Chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên bang Xô viết sụp đổ. C. Liên bang Xô viết tiến hành công cuộc cải tổ. D. Gooc-ba-chôp lên nắm quyền lãnh đạo Đảng và nhà nước Xô viết. Câu 4. Châu lục nào đi đầu trong phong trào giải phóng dân tộc sau CTTG II ? A. Châu Á. B. Châu Âu. C. Châu Phi. D. Mĩ La Tinh. Câu 5. Những nước tuyên bố độc lập trong năm 1945 ở Đông Nam Á là A. In-đô-nê-xi-a, Việt Nam, Ma-lai-xi-a. B. In-đô-nê-xi-a, Việt Nam, Bru-nây. C. In-đô-nê-xi-a, Phi-líp-pin, Lào. D. In-đô-nê-xi-a, Việt Nam, Lào. Câu 6.Cuối thế kỉ XIX- Đầu thế kỉ XX Việt Nam, Lào, Campuchia là thuộc địa của A. Anh. B. Pháp. C Mĩ.. D. Tây Ban Nha. Câu 7 . Năm 1960, ở Châu Phi xảy ra sự kiện gì? A. 17 nước Châu Phi giành được độc lập. B. Tất cả các nước Châu Phi đều giành được đôc lập. C. Chủ nghĩa thực dân sụp đổ ở Châu Phi. D. Hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc dần tan rã. Câu 8.Nen-xơn Man-đê-la là lãnh tụ của phong trào đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở A. Cu-ba. B. Ai Cập. C. An-giê-ri. D. Nam Phi. Câu 9.Sự kiện nào mở đầu cho cách mạng Cuba? A. Cuộc đổ bộ của tàu ”Gran-ma” lên đất Cuba. B. Cuộc tấn công của 135 thanh niên vào trại lính Môn-ca-đa. C. Nghĩa quân Cuba mở cuộc tấn công năm 1958. D. Nghĩa quân Cuba chiếm lĩnh thủ đô LaHa-ba-na.
  2. Câu 10. Sắp xết các sự kiện xảy ra theo thứ tự thời gian 1. Việt Nam giành chính quyền. 2. Lật đổ chế độ phân biệt chủng tộc Apacthai tại Nam Phi. 3. Cách mạng Trung Quốc thành công. 4. Cách mạng Cuba thắng lợi năm. A. 1 - 3 - 4 - 2 B. 4 - 2 - 1 - 3 C. 3 - 4 - 1 - 2 D. 2 - 3 - 2 - 4 Câu 11.Sau 20 năm cải cách mở cửa (1979 - 1989) nền kinh tế Trung Quốc đạt tốc độ phát triển như thế nào? A. Ổn định và phát triển. B. Nền kinh tế bế tắc, trì trệ. C. Không ổn định và bị chững lại. D. Đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới. Câu 12. Trong những nội dung sau, nội dung nào không đúng khi nói về những thành tựu của Mỹ trong lĩnh vực khoa học kĩ thuật? A. Là nước đầu tiên chế tạo bom nguyên tử. B. Là nước đầu tiên đưa con người bay vòng quanh trái đất. C. Là nước đầu tiên đưa con người lên mặt trăng. D. Là nước khởi đầu cách mạng khoa học kĩ thuật. Câu 13. Sự phát triển “thần kì” của nền kinh tế Nhật Bản bắt đầu trong khoảng thời gian nào? A. Những năm 50 của thế kỉ XX. B. Những năm 60 của thế kỉ XX. C. Những năm 70 của thế kỉ XX. D. Những năm 80 của thế kỉ XX. Câu14. Tham dự hội nghị I an ta có các nước A. Anh, Pháp, Mĩ. B. Anh, Pháp, Liên Xô. C.Mĩ, Anh, Trung Quốc. D. Liên Xô, Mĩ, Anh. Câu15. Trật tự thế giới được thiết lập sau chiến tranh thế giới thứ hai là A. trật tự Vecxai-Oasinhtơn. B. trật tự đơn cực. C. trận tự hai cực Ianta. D.trật tự đa cực. Câu 16. Nội dung nào không phải là thành tựu của cuộc cách mạng KHKT sau chiến tranh thế giới II? A. Cừu Đôli ra đời bằng phương pháp sinh sản vô tính. B. Máy tính, máy tự động, hệ tống máy tự động. C. Máy kéo sợi Gien-ni. D. Năng lượng nguyên tử. 2. Mức độ thông hiểu (8 câu) Câu 17.Mục đích sử dụng vũ khí nguyên tử của Liên Xô khác Mĩ ở điểm nào? A. Mở rộng phạm vi lãnh thổ. B. Gây chiến tranh xâm lược. C. Giúp đỡ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. D. Góp phần bảo vệ, duy trì hòa bình và an ninh thế giới. Câu 18. Điểm khác biệt của phong trào giải phóng dân tộc ở Châu phi với Mĩ La Tinh sau chiến tranh thế giới 2 là gì? A. Đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân cũ. B. Bùng nổ mạnh mẽ.
  3. C. Các nước lần lượt giành được độc lập. D. Mức độ giành độc lập không đồng đều. Câu 19. Đâu là nguyên nhân khách quan làm cho nền kinh tế Mĩ suy giảm trong những thập niên cuối thế kỉ XX? A. Bị Nhật Bản và các nước Tây Âu cạnh tranh. B. Bị Liên Xô cạch tranh gay gắt. C. Bị Chiến tranh tàn Phá. D. Sự sụp đổ của hệ thống thuộc địa trên thế giới. Câu 20. Tại Châu Phi, phong trào giải phóng dân tộc nổ ra sớm nhất ở Bắc Phi, vì sao? A. Có trình độ phát triển cao hơn các vùng khác. B. Chủ nghĩa chủ nghĩa đế quốc suy yếu trước. C. Tinh thần đấu tranh của nhân dân cao hơn. D. Chịu tác động sớm từ những chiến thắng lớn. Câu 21. Trọng tâm trong chiến lược phát triển của các nước hiện nay là gì? A. Quân sự. B. Chính trị. C. Kinh tế. D. Văn hóa-Giáo dục. Câu 22. “… đưa tới những thay đổi lớn về cơ cấu dân cư lao động với xu hướng tỉ lệ dân cư lao động trong nông nghiệp và công nghiệp giảm dần, tỉ lề dân cư lao động trong các ngành dịch vụ ngày càng tăng lên”, đó là tác động của cuộc cách mạng nào? A. Công nghiệp. B. Kĩ thuật. C. Khoa học. D. Khoa học - kĩ thuật. Câu 23. Thành tựu quan trọng nào của cách mạng khoa học kĩ thuật đã tham gia tích cực vào việc giải quyết lương thực cho loài người? A. Tạo ra những vật liệu mới. B. “Cách mạng xanh” trong nông nghiệp. C. Tạo ra nguồn năng lượng mới. D. Đưa người vào vũ trụ. Câu 24. Đặc điểm bao trùm lịch sử thế giới ngay sau năm 1945 là A. các cuộc chiến tranh và xung đột vẫn tiếp diễn ở nhiều nơi trên thế giới. B. thế giới chia thành hai phe: tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa. C. cách mạng khoa học kĩ thuật lần 2 đạt được nhiều thành tựu quan trọng. D. thế giới hình thành 3 trung tâm kinh tế tài chính. Câu 3. Mức độ vận dụng (4 câu). Câu 25.“Làm sụp đổ hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân, thu hẹp ảnh hưởng của chủ nghĩa đế quốc, góp phần làm xói mòn trật tự 2 cực Ianta” đó là ý nghĩa thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở A. Đông Nam Á, Châu Phi, Mĩ La Tinh. B. Đông Nam Á, Mĩ La Tinh, Tây Á. C. Mĩ La Tinh, Châu Phi, Nam Á. D. Châu Á, Châu Phi, Mĩ La Tinh. Câu 26.Hậu quả nghiêm trọng nhất cuộc cải cách của Liên Xô (1985) đã để là A. kinh tế tiếp tục trượt dài trong khủng hoảng. B. nhiều cuộc bãi công bùng nổ ở khắp nơi. C. mâu thuẫn sắc tộc gay gắt, nhiều nước cộng hòa đòi li khai. D. đất nước ngày càng lún sâu vào khủng hoảng và rối loạn. Câu 27.Điểm khác nhau giữ Liên Xô với các nước đế quốc trong thời kì từ 1945 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX là gì? A. Nhanh chống hàn gắn vết thương chiến tranh, đẩy mạnh phát triển kinh tế.
  4. B. Đẩy mạnh cải cách dân chủ. C. Chế tạo nhiều loại vũ khí và trang bị quân sự hiện đại. D. Thực hiện chính sách đối ngoại hòa bình, tích cực ủng hộ cách mạng thế giới. Câu 28. Nội dung nào sau đây không phải là ý nghĩa của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật từ năm 1945 đến nay? A. Là cột mốc chói lọi trong lịch sử tiến hóa văn minh nhân loại. B. Mang lại những tiến bộ phi thường về kĩ thuật, năng suất lao động. C. Mang lại những thành tựu kì diệu và những thay đổi to lớn trong cuộc sống con người. D. Tỉ lệ dân cư trong nông nghiệp, công nghiệp tăng lên. 4. Mức độ vận dụng cao (4 câu). Câu 29. Trong việc giải quyết vấn đề biển Đông Việt Nam áp dụng nguyên tắc nào của Liên Hợp Quốc? A. Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước. B. Không can thiệp vào nội bộ của bất kì quốc gia nào. C. Giải quyết các tranh chấp bằng phương pháp hoà bình. D. Nhất trí của 5 cường quốc: Liên Xô, Anh, Pháp, Mĩ, Trung Quốc. Câu 30. Trước tác động tiêu cực của cách mạng KHKT, em cần phải có đức tính gì để không bị ảnh hưởng xấu? A. Chí công vô tư. B. Tự chủ. C. Năng động sáng tạo. D. Tiết kiệm. Câu 31. Chiến thắng xuân 1975 của quân và dân miền Nam Việt Nam đã góp phần làm đảo lộn chính sách ngoại giao nào của Mĩ sau chiến tranh? A. Khống chế, lôi kéo đồng minh. B. Thiết lập căn cứ quân sự. C. “Chiến tranh lạnh”. D. Chiến lược toàn cầu. Câu 32. Xu thế nào của thế giới đã đặt ra thách thức lớn nhất cho Việt Nam là gì? A. Sự chênh lệch về trình độ. B. Sự cạnh tranh quyết liệt về kinh tế. C. Sự chi phối bởi các công ty đa quốc gia. D. Sự bất bình đẳng trong quan hệ quốc tế. II. Phần tự luận (2 điểm) Trình bày về những quyết định quan trọng của Hội nghị Ianta (2 - 1945). Những quyết định này có tác động như thế nào đến khu vực Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai
  5. III. HƯỚNG DẪN CHẤM
  6. SỞ GDĐT NAM ĐỊNH ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I TRƯỜNGTHCS YÊN THO NĂM HỌC 2022 – 2023 HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN LỊCH SỬ LỚP 9 CÂU NỘI DUNG ĐÁP ÁN ĐIỂM Tự luận Trình bày về những quyết định quan trọng của Hội nghị Ianta (2 điểm) (2 - 1945). Những quyết định này có tác động như thế nào đến khu vực Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai? *Những quyết định quan trọng của Hội nghị Ianta (2 - 1945). Vào giai đoạn cuối của Chiến tranh thế giới thứ hai, ba cường quốc Liên Xô, 0,25 Mĩ, Anh đã triệu tập Hội nghị Ianta (2 - 1945) và thông qua các quyết định quan trọng - Thống nhất mục tiêu chung là tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và 0,25 Nhật… 0.25 - Thành lập tổ chức quốc tế mới là Liên hợp quốc… - Thoả thuận về việc phân chia phạm vi khu vực ảnh hưởng chủ yếu giữa hai 0.25 cường quốc Liên Xô và Mĩ. + Ở châu Âu: Liên Xô chiếm đóng và kiểm soát vùng Đông nước Đức và 0.25 Đông Âu...; vùng Tây nước Đức và Tây Âu thuộc phạm vi ảnh hưởng của Mĩ, Anh… + Ở Châu Á: Vì Liên Xô tham chiến đánh Nhật nên trả lại cho Liên Xô phía 0.25 nam đảo Xa-kha-lin… Duy trì nguyên trạng Mông Cổ, trao trả cho Trung Quốc những vùng đất đai bị Nhật chiếm đóng trước đây… Mĩ và Liên Xô tạm thời chia nhau kiểm soát và đóng quân ở Bắc và Nam bán đảo Triều Tiên. Mĩ đóng quân ở Nhật Bản… Các vùng còn lại của châu Á (Đông Nam Á, Nam Á…) vẫn thuộc phạm vi ảnh hưởng của các nước phương Tây. * Những quyết định này có tác động như thế nào đến khu vực Đông 1,0 Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai
  7. - Hội nghị Ianta đã quyết định tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít, nhanh 0,25 chóng kết thúc chiến tranh… Ở châu Á, với việc phát xít Nhật bị tiêu diệt đã tạo điều kiện cho các nước Đông Nam Á nổi dậy giành chính quyền, thành lập các quốc gia độc lập như: Inđônêxia, Việt Nam, Lào… - Với quyết định của hội nghị: các vùng còn lại của châu Á (Đông Nam Á, 0.25 Nam Á…) vẫn thuộc phạm vi ảnh hưởng của các nước phương Tây đã tạo điều kiện cho các nước tư bản phương Tây trở lại thống trị các nước Đông Nam Á (thực dân Pháp trở lại 3 nước Đông Dương, Anh trở lại Xingapo)… Như vậy, nhân dân các nước này phải tiếp tục đấu tranh chống thực dân, đế quốc… ......................................................................................................................................................... ----------HẾT---------
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2