intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Lịch sử và Địa lí lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Quế An, Quế Sơn

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:8

4
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với mong muốn giúp các bạn có thêm tài liệu ôn tập thật tốt trong kì thi sắp tới. TaiLieu.VN xin gửi đến các bạn ‘Đề thi học kì 1 môn Lịch sử và Địa lí lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Quế An, Quế Sơn’. Vận dụng kiến thức và kỹ năng của bản thân để thử sức mình với đề thi nhé! Chúc các bạn đạt kết quả cao trong kì thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Lịch sử và Địa lí lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Quế An, Quế Sơn

  1. PHÒNG GDĐT QUẾ SƠN KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2023 - 2024 TRƯỜNG THCS QUẾ AN MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ - LỚP 6 Thời gian: 70 phút (không tính thời gian giao đề) A. PHÂN MÔN LỊCH SỬ I. TRẮC NGHIỆM: (2 điểm). Chọn một phương án trả lời đúng của mỗi câu sau (Từ câu 1 đến câu 8 và ghi vào giấy kiểm tra - Ví dụ chọn phương án A câu 1, ghi là 1A). Câu 1. Lịch sử còn được hiểu là A. quá trình hình thành của xã hội loài người. B. việc ghi chép lại những sự kiện lịch sử đã diễn ra. C. một khoa học nghiên cứu và phục dựng lại quá khứ. D. tiến trình phát triển của thế giới tự nhiên theo thời gian Câu 2. Trong quá trình tiến hoá từ vượn thành người: Giai đoạn loài vượn người đã phát triển lên thành Người tối cổ trong khoảng bao nhiêu năm? A. 2 triệu năm. B. 3 triệu năm. C. 4 triệu năm. D. 5 triệu năm. Câu 3. Xã hội nguyên thủy phát triển qua hai giai đoạn là A. vượn người và Người tối cổ. B. người tối cổ và Người tinh khôn. C. bầy người nguyên thủy và công xã thị tộc. D. bầy người nguyên thủy và công xã nông thôn. Câu 4. Đặc điểm nổi bật về điều kiện tự nhiên của Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại là gì? A. Nằm ở lưu vực các dòng sông lớn. B. Có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. C. Nằm ở gần biển, có nhiều vũng vịnh. D. Đất đai cằn cỗi, khô hạn. Câu 5. Người đứng đầu bộ máy nhà nước Trung Quốc từ thời cổ đại được gọi là gì? A. Vua chuyên chế. C. Quý tộc. B. Tầng lớp tăng lữ. D. Quan đại thần. Câu 6. Tần Thủy Hoàng đã thống nhất lãnh thổ, tự xưng hoàng đế vào năm bao nhiêu? A. 188 TCN. C. 221 TCN. B. 200 TCN. D. 122 TCN. Câu 7. Đâu không phải tác phẩm điêu khắc của Hy Lạp, La Mã cổ đại? A. Thần Vệ nữ Mi-lô. C. Tượng David. B. Lực sĩ ném đĩa. D. Nữ thần A-tê-na. Câu 8. Ý nào sau đây không phản ánh đúng cơ sở hình thành của các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á? A. Nông nghiệp trồng lúa nước. B. Giao lưu kinh tế - văn hóa với Trung Quốc và Ấn Độ. C. Thương mại đường biển rất phát triển. D. Thủ công nghiệp phát triển với các nghề rèn sắt, đúc đồng…
  2. II. PHẦN TỰ LUẬN: (3,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) - Lập bảng so sánh về hai nhà nước Văn Lang- Âu Lạc theo các gợi ý sau: thời gian thành lập – kết thúc; kinh đô; tổ chức bộ máy nhà nước. - Lễ hội Đền Hùng được tổ chức vào ngày 10-03 âm lịch hằng năm có ý nghĩa như thế nào? Câu 2. (1,0 điểm) Quá trình giao lưu văn hóa có tác động như thế nào đến với văn hóa Đông Nam Á? B. PHÂN MÔN ĐỊA LÍ I. TRẮC NGHIỆM: (2 điểm). Chọn một phương án trả lời đúng của mỗi câu sau (Từ câu 1 đến câu 8 và ghi vào giấy kiểm tra - Ví dụ chọn phương án A câu 1, ghi là 1A): Câu 1. Các đường nối liền hai điểm cực Bắc và cực Nam trên bề mặt quả Địa Cầu là những đường A. kinh tuyến. C. vĩ tuyến. B. kinh tuyến gốc. D. vĩ tuyến gốc. Câu 2. Bản đồ là A. hình vẽ thu nhỏ chính xác về một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất. B. hình vẽ thu nhỏ kém tuyệt đối chính xác về một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất. C. hình vẽ thu nhỏ kém chính xác về một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất. D. hình vẽ thu nhỏ tương đối chính xác về một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất. Câu 3. Tỉ lệ bản đồ 1: 6.000.000 có nghĩa là A. 1 cm trên bản đồ bằng 6.000 m trên thực địa. B. 1 cm trên bản đồ hằng 600 m trên thực địa. C. 1 cm trên bản đồ bằng 60 km trên thực địa. D. 1 cm trên hản đồ bằng 6 km trên thực địa. Câu 4. Tỉ lệ bản đồ gồm có A. tỉ lệ thước và bảng chú giải. C. tỉ lệ thước và kí hiệu bản đồ. B. tỉ lệ số và tỉ lệ thước. D. bảng chú giải và kí hiệu. Câu 5. Một phương tiện đặc biệt để mô tả hiểu biết cá nhân về một địa phương gọi là A. sơ đồ trí nhớ. C. bản đồ trí nhớ. B. lược đồ trí nhớ. D. bản đồ không gian. Câu 6. Có những loại lược đồ trí nhớ cơ bản nào sao đây? A. Đường đi và khu vực. C. Không gian và thời gian. B. Khu vực và quốc gia. D. Thời gian và đường đi. Câu 7. So với mặt phẳng quỹ đạo, trục Trái Đất nghiêng một góc A. 23 độ 27’. C. 66 độ 33’. B. 56 độ 27’. D. 32 độ 27’. Câu 8. Vào ngày nào trong năm ở hai nửa bán cầu đều nhận được một lượng ánh sáng và nhiệt như nhau?
  3. A. Ngày 22/6 và ngày 22/12. C. Ngày 21/6 và ngày 23/12. B. Ngày 21/3 và ngày 23/9. D. Ngày 22/3 và ngày 22/9. II. PHẦN TỰ LUẬN: (3,0 điểm) Câu 1: (2,0 điểm) - Hãy trình bày các hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất? (1,5 điểm) - Đêm gala nghệ thuật “Sắc màu văn hoá bốn phương” được truyền hình trực tiếp vào 20 giờ ngày 31 tháng 5 năm 2019 tại Việt Nam. Vậy khi đó ở các địa điểm Xơ-un (Hàn Quốc). Mát-xcơ-va (Nga), Ma-ni-la (Phi-lip pin) là mấy giờ? (0.5 điểm) Câu 2: (1,0 điểm) Dựa vào bản đồ ở trang 101, cho biết Biển Đông tiếp giáp với phần đất liền của nước ta ở những hướng nào? ------------- Hết ------------- Giám thị không giải thích gì thêm. Họ và tên học sinh........................................................số báo danh...........................
  4. HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN LS&ĐL KHỐI 6 A. PHÂN MÔN LỊCH SỬ I. TRẮC NGHIỆM: (2,0 điểm) Điểm phần trắc nghiệm bằng số câu đúng chia cho 4 (lấy hai chữ số thập phân) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đ/A C C C A A C C C II. TỰ LUẬN: (3,0 điểm) CÂU ĐÁP ÁN ĐIỂ M
  5. Lập bảng so sánh về hai nhà nước Văn Lang- Âu Lạc theo các gợi ý sau: thời gian thành lập – kết thúc; kinh đô; tổ chức bộ máy nhà nước. 1 (2.0 đ) Nhà nước Nhà ước Văn Lang Nhà nước Âu Lạc Thời gian - Hình thành vào khoảng thế - Hình thành vào 1.5đ hình kỉ VII TCN khoảng 208 TCN thành và - Kết thúc cuối thế kỉ (III - Kết thúc năm 179 kết thúc TCN) TCN Kinh đô Phong Châu (Phú Thọ) Cổ Loa (nay là Đông 0,5 Anh- Hà Nội) Tổ chức Chia làm 15 bộ, đứng đầu là Vua có quyền cao hơn, bộ máy Hùng Vương. lãnh thổ mở rộng hơn, 0,5 nhà nước -> Mở ra thời kì dựng nước quân đội mạnh, vũ khí tốt, có thành cổ Loa kiên cố -> Tiếp tục phát triển. 0,5
  6. Ý nghĩa của lễ hội Đền Hùng được tổ chức vào ngày 10-3 âm lịch hàng 0.5 năm: - Tưởng nhớ công lao dựng nước của các Vua Hùng, được nhân dân ta ở trong nước cũng như ở nước ngoài thành kính kỷ niệm. - Tăng cường văn hoá tín ngưỡng truyền thống của người Việt, mặt khác cũng tăng cường sự đoàn kết các dân tộc và tình hữu nghị giữa các dân tộc Việt Nam. - Giúp cho mọi người dân Việt Nam hiểu được lịch sử dân tộc và tổ tiên họ. - Tác động của quá trình giao lưu văn hóa đến nền văn hóa Đông Nam 1,0đ Á: 2 + Phật giáo và Hin-đu giáo du nhập vào Đông Nam Á, hòa nhập vào 0,25 (1,0đ các tín ngưỡng dân gian của cư dân bản địa. ) + Cư dân nhiều nước Đông Nam Á đã tiếp thu hệ thống chữ viết của Ấn Độ để sáng tạo ra chữ viết riêng của dân tộc mình (chữ Chăm cổ, chữ 0,25 Khơ-me cổ, chữ Mã Lai cổ….) + Cư dân Đông Nam Á tiếp thu văn học của người Ấn Độ và sáng tạo ra những bộ sử thi: Riêm kê (Campuchia); Ram-ma-y-a-na Ka-ka-win (In-đô-nê-xi-a). 0,25 + Kiến trúc – điêu khắc của Đông Nam Á mang đậm dấu ấn của kiến trúc và tôn giáo Ấn Độ. 0,25 B. PHÂN MÔN ĐỊA LÍ I. TRẮC NGHIỆM: (2,0 điểm) Điểm phần trắc nghiệm bằng số câu đúng chia cho 4 (lấy hai chữ số thập phân)
  7. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đ/A A D C B B A C B II/ TỰ LUẬN: (3,0 điểm) CÂU ĐÁP ÁN ĐIỂ M Hãy trình bày các hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất 1,5đ - Sự luân phiên ngày, đêm: vì Trái Đất hình khối cầu và Trái Đất tự 0,5 quay quanh trục nên tất cả mọi nơi trên Trái Đất đều lần lượt luân phiên ngày 1đêm.
  8. (2.0 - Giờ trên Trái Đất: 0,5 đ) + Người ta chia bề mặt Trái Đất ra 24 khu vực giờ. Các địa điểm nằm trong cùng một khu vực sẽ có giờ giống nhau, gọi là giờ khu vực. + Hai khu vực giờ liền nhau chênh nhau 1 giờ. + Giờ của khu vực số 0 có kinh tuyến 0 0 đi qua chính giữa được lấy làm giờ quốc tế (GMT). + Việt Nam sử dụng giờ của khu vực giờ số 7. - Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể: khi Trái Đất quay quanh 0,5 trục thì mọi vật di chuyển trên bề mặt có sự lệch hướng so với hướng chuyển động ban đầu. Ở bán cầu Bắc vật chuyển động bị lệch về bên phải, ở bán cầu Nam vật chuyển động bị lệch về bên trái. – Do Trái Đất quay từ Tây sang Đông nên giờ ở phía Đông sớm hơn giờ ở phía Tây. – Cách tính: Hàn Quốc ở múi giờ số 9 (nằm ở phía Đông của Việt Nam), Việt Nam múi giờ số 7. -> Chênh lệch giờ giữa hai quốc gia là 2 giờ. -> Khi Hà Nội là 20h (31/3/2019) thì ở Xơ-un (Hàn Quốc) là: 20 + 2 = 0,5đ 22 giờ cùng ngày (31/5/2019). – Tương tự, ta tính được giờ ở: + Mát-xcơ-va (Nga): 16 giờ cùng ngày (31/5/2019). + Ma-ni-la (Phi-lip pin) là: 21 giờ cùng ngày (31/5/2019). 2 Biển Đông tiếp giáp với phần đất liền của nước ta ở những hướng: (1,0đ Đông, Đông Nam, Nam và Tây Nam. ) (ghi đúng mỗi hướng 0.25 điểm) *Chú ý: - Giám khảo chấm căn cứ vào bài làm của học sinh để cho điểm; nếu học sinh làm cách khác đúng thì tổ chấm thống nhất cho điểm tối đa theo thang điểm trên. - Điểm toàn bài lấy một chữ số thập phân. -------------- Hết ---------------
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2