intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THPT Gio Linh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:11

12
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

‘Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THPT Gio Linh’ là tài liệu tham khảo được TaiLieu.VN sưu tầm để gửi tới các em học sinh đang trong quá trình ôn thi học kì 1, giúp học sinh củng cố lại phần kiến thức đã học và nâng cao kĩ năng giải đề thi. Chúc các em học tập và ôn thi hiệu quả!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THPT Gio Linh

  1. SỞ GD & ĐT QUẢNG TRỊ KIỂM TRA CUỐI  HỌC KỲ I – NĂM  TRƯỜNG THPT GIO LINH HỌC2021 ­ 2022 MÔN: NGỮ VĂN ­  LỚP 10 Thời gian làm bài :   90Phút; (Đề có 2 phần) Họ tên : ............................................................... Số báo danh : ................... I. ĐỌC ­ HIỂU(4.0 điểm): Đọc bài ca dao: Cày đồng đang buổi ban trưa Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày. Ai ơi bưng bát cơm đầy Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần. Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Xác định thể thơ của bài ca dao. Câu 2. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản. Câu 3. Trong văn bản, công việc “cày đồng” diễn ra vào thời điểm nào? Câu 4. Thời điểmcày đồng đógợi lên điều gì?  Câu 5.Nêu tác dụng của biện pháp tu từ  so sánh trong câu ca dao: “ Mồ hôi thánh thót   như mưa ruộng cày”. Câu 6. Văn bản gửi tới người đọc thông điệp gì? II. LÀM VĂN (6,0 điểm)        Phân tích bài thơ  “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm:  Một mai, một cuốc, một cần câu, Thơ thẩn dầu ai vui thú nào. Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ, Người khôn, người đến chốn lao xao. Thu ăn măng trúc, đông ăn giá, Xuân tắm hồ sen,hạ tắm ao. Rượu, đến cội cây, ta sẽ uống, Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao. 1
  2.                                           (Theo Ngữ văn10, Tập một, NXB GDVN, 2020, tr. 129) ­­­­­­­­­­­­­­­­HẾT ­­­­­­­­­­­­­­ SỞ GD & ĐT QUẢNG TRỊ KIỂM TRA CUỐI  HỌC KỲ I – NĂM  TRƯỜNG THPT GIO LINH HỌC2021 ­ 2022 MÔNNGỮ VĂN ­ LỚP  10 BAN B Thời gian làm bài :   90Phút; (Đề có 2 phần) Họ tên : ............................................................... Số báo danh : ................... I. ĐỌC ­ HIỂU(4.0 điểm): Đọc bài ca dao: Anh đi anh nhớ quê nhà, Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương. Nhớ ai dãi nắng dầm sương, Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao. Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Xác định thể thơ của bài ca dao. Câu 2. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản. Câu 3.Trong văn bản, nỗi nhớ của chàng trai xuất hiện trong hoàn cảnh nào? Câu 4. Hình ảnh “canh rau muống”, “cà dầm tương” gợi lên điều gì? Câu 5. Nêu tác dụng của điệp từ “nhớ” trong bài ca dao.  Câu 6. Văn bản gửi tới người đọc thông điệp gì? II. LÀM VĂN (6,0 điểm)        Phân tích bài thơ  “ Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm:  Một mai, một cuốc, một cần câu, Thơ thẩn dầu ai vui thú nào. Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ, 2
  3. Người khôn, người đến chốn lao xao. Thu ăn măng trúc, đông ăn giá, Xuân tắm hồ sen,hạ tắm ao. Rượu, đến cội cây, ta sẽ uống, Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao.                                  (Theo Ngữ văn10, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020, tr. 129) ­­­­­­­­­­­­­­­­HẾT ­­­­­­­­­­­­­­ SỞ GD- ĐT QUẢNG TRỊ KIỂ TRƯỜNG THPT GIO LINH M TRA CU ỐI KÌ I NĂ M HỌ C 202 0- 202 1 ĐÁ P ÁN VÀ HƯ ỚN G DẪ N CH ẤM Mô n: Ng ữ văn, lớp 10 ban 3
  4. B (Đá p án và Hư ớng dẫn chấ m gồ m .. .. tran g) Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU - ĐỀ 1 4,0 1 Thể thơ: Lục bát 0,5 Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như Đáp án: 0,5 điểm. - Học sinh trả lời không đúng thể thơ: không cho điểm. 2 Phương thức biểu 0,5 đạt chính: Biểu cảm. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như Đáp án: 0,5 điểm. - Học sinh trả lời không đúng phương thức biểu đạt không cho điểm. 3 Công việc cày đồng 0,5 diễn ra vào thời điểm: Ban trưa. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như Đáp án: 0,5 điểm. - Học sinh chép nguyên văn câu ca 4
  5. dao “Cày đồng đang buổi ban trưa”: 0,25 điểm. 4 Thời điểm “ ban 0,75 trưa” gợi: - Sự khắc nghiệt của thời tiết. - Qua đó thấy được nỗi vất vả của người lao động. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như đáp án: 0,75 điểm - Học sinh trả lời 01 trong 02 ý của đáp án: 0,5 điểm 5 - Tác dụng của biện 0,75 pháp so sánh: Ngôn ngữ giàu hình ảnh,giàu sức biểu cảm.Nhấn mạnh nỗi vất vả, nhọc nhằn của người lao động. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như đáp án: 0,75 điểm - Học sinh trả lời 01 trong 02 ý của đáp án: 0,5 điểm 6 - Thông điệp: Để 1,0 làm ra hạt gạo người lao động phải trải qua nhiều vất vả, gian nan. Mỗi người phải biết trân trọng thành quả lao động và người lao động... Hướng dẫn chấm: - Trình bày thuyết phục: 1,0 điểm. - Trình bày chung chung: 0,5 điểm- 0,75 điểm. 5
  6. - Trình bày thiếu thuyết phục: 0,25 điểm. Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU -ĐỀ2 4,0 1 Thể thơ: Lục bát 0,5 Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như đáp án: 0,5 điểm. - Học sinh trả lời không đúng thể thơ: không cho điểm. 2 Phương thức biểu 0,5 đạt chính: Biểu cảm. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như đáp án: 0,5 điểm. - Học sinh trả lời không đúng đáp án: không cho điểm. 3 Trong văn bản, nỗi 0,5 nhớ của chàng trai xuất hiện trong hoàn cảnh: Đi xa hoặc xa quê Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như đáp án: 0,5 điểm. - Học sinh chép lại câu thơ “Anh đi anh nhớ quê nhà”: 0,25 điểm. 4 Hình ảnh “canh rau 0,75 muống”, “cà dầm tương” gợi: - Những món ăn bình dị, mộc mạc. - Nhớ hương vị đậm đà,thân thương của quê hương mình. 6
  7. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như đáp án: 0,75 điểm - Học sinh trả lời 01 trong 02 ý của đáp án: 0,5 điểm 5 Tác dụng của điệp 0,75 từ “nhớ”: - Tạo âm hưởng dạt dào cho văn bản. - Nhấn mạnh nỗi nhớ, tình yêu quê hương tha thiết của nhân vật trữ tình. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như đáp án: 0,75 điểm - Học sinh trả lời 01 trong 02 ý của đáp án: 0,5 điểm 6 Thông điệp: 1,0 - Yêu quê hương, yêu những gì bình dị, gần gũi, thân thương. Dù đi xa luôn nhớ về quê hương với tình cảm thiết tha, sâu nặng... Hướng dẫn chấm: - Trình bày thuyết phục: 1,0 điểm. - Trình bày chung chung: 0,5 điểm- 0,75 điểm. - Trình bày thiếu thuyết phục: 0,25 điểm. II LÀM VĂN Phân tích bài thơ 6,0 Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm a. Đảm bảo cấu trúc 0,5 7
  8. bài nghị luận Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề b. Xác định đúng 0,5 vấn đề cần nghị luận Phân tích nội dung, nghệ thuật bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Hướng dẫn chấm: - Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5 điểm. - Học sinh xác định chưa đầy đủ vấn đề nghị luận: 0,25 điểm. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau: * Giới thiệu tác giả 0,5 Nguyễn Bỉnh Khiêm, tác phẩm Nhàn. Hướng dẫn chấm: - Giới thiệu tác giả: 0.25 điểm - Giới thiệu tác phẩm: 0.25 điểm * Bài thơ thể hiện 3,0 quan niệm, lối sống nhàn dật của người ẩn sĩ với những biểu 8
  9. hiện sau: - Nhàn là vui với thú điền viên (một mai, một cuốc, một cần câu), mặc cho “ai vui thú nào”. - Nhàn là nhận dại về mình, nhường khôn cho người, tìm về chốn thôn quê thanh vắng, đứng ngoài vòng danh lợi để được sống tự do, tự tại. - Nhàn là thoải mái tận hưởng những thứ có sẵn ở chốn thôn quê, thuận theo lẽ tự nhiên mà không cần mưu cầu, tranh đoạt (ăn măng trúc, giá, tắm hồ sen, tắm ao). - Nhàn là coi thường phú quý (Rượu… nhìn xem phú quý tựa chiêm bao). * Nghệ thuật: Thể thơ thất ngôn, ngôn từ giản dị, nhịp điệu khoan thai, hình ảnh, chi tiết giàu ý nghĩa biểu tượng.Sử dụng điển tích, các phép tư từ như phép điệp, liệt kê, phép đối... Hướng dẫn chấm: - Trình bày đầy đủ, sâu sắc: 3,0 điểm - Trình bày chưa đầy đủ hoặc chưa sâu sắc: 2,5 điểm - 1,5 điểm. - Trình bày chung chung, chưa rõ: 0,5 9
  10. điểm – 1,25 điểm |* Đánh giá: 0,5 Bài thơ bộc lộ thái độ coi thường danh lợi trong hoàn cảnh chế độ phong kiến suyyếu; thể hiện nhân cách cao đẹp, tài năng thi ca của Nguyễn Bỉnh Khiêm. HS có thể rút ra bài học cho mình. Hướng dẫn chấm: -Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm. - Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm. d. Chính tả, ngữ 0,5 pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. e. Sáng tạo: vận 0,5 dụng lí luận văn học trong quá trình phân tích, đánh giá; biết so sánh với các tác phẩm khác để làm nổi bật nét đặc sắc; biết liên hệ vấn đề nghị luận với thực tiễn đời sống; văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc. Hướng dẫn chấm + Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm. + Đáp ứng được 1 10
  11. yêu cầu: 0,25 điểm. Tổng điểm 10,0 ­­­­­­­­­­­­­­­­­Hết­­­­­­­­­­­­­­­­­ 11
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2