intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Võ Thị Sáu, Phú Yên

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:8

12
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

“Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Võ Thị Sáu, Phú Yên” là tài liệu hữu ích giúp các em ôn tập cũng như hệ thống kiến thức môn học, giúp các em tự tin đạt điểm số cao trong kì thi sắp tới. Mời các em cùng tham khảo đề thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Võ Thị Sáu, Phú Yên

  1. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I MÔN NGỮ VĂN, LỚP 10 THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT 1. Khung ma trận đề kiểm tra: Nội dung Mức độ kiến nhận Kĩ năng thức / thức TT Tỉ lệ Đơn vị kĩ Thông Vận dụng Nhận biết Vận dụng năng hiểu cao 1 Đọc Thơ 3 3 1 1 60 Đường luật 2 Viết Viết văn 1* 1* 1* 1* 40 bản nghị luận về một bài thơ. Tổng 35 30 10 25 100 Tỉ lệ% 40 60 2. Bản đặc tả yêu cầu các kĩ năng kiểm tra, đánh giá môn Ngữ Văn, lớp 10 TT Kĩ năng Đơn vị kiến thức/Kĩ Mức độ đánh giá Số câu hỏi theo Tỉ lệ % năng mức độ nhận thức Vận dụng Nhận biết Thông hiểu Vận Dụng cao Nhận biết: 1 Đọc hiểu Thơ trữ 3 câu 3 câu 1 câu 1 câu 60% - Nhận biết tình phương thức biểu đạt, hình ảnh, chi tiết tiêu biểu và các biện pháp nghệ thuật trong bài thơ. - Nhận biết được nhân vật trữ tình, chủ thể trữ tình trong
  2. bài thơ. - Nhận biết được những biểu hiện trực tiếp của tình cảm, cảm xúc trong bài thơ. Thông hiểu: - Phân tích được ý nghĩa, giá trị của hình ảnh, chi tiết tiêu biểu và các biện pháp tu từ được sử dụng trong bài thơ trong bài thơ - Hiểu và lí giải được tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình thể hiện trong bài thơ. Vận dụng: Từ việc hiểu ý thơ, thể hiện quan điểm của bản thân Vận dụng cao: - Rút ra được thông điệp của bài thơ. - Vận dụng những hiểu biết về bối cảnh lịch sử - văn hoá được thể hiện trong bài thơ để lí giải ý nghĩa, thông điệp của bài thơ.
  3. Viết bài văn Nhận biết: 1* 1* 1* 1TL 2 Viết 40% nghị luận - Giới thiệu phân tích, được đầy đủ thông tin đánh giá chính về tên một tác tác phẩm, phẩm thơ tác giả, thể loại,… của bài thơ. - Trình bày được những nội dung khái quát của tác phẩm văn học. Thông hiểu: - Triển khai vấn đề nghị luận thành những luận điểm phù hợp. Phân tích được những đặc sắc về nội dung, hình thức nghệ thuật và chủ đề của tác phẩm. - Kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm. - Đảm bảo cấu trúc của một văn bản nghị luận; đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Vận dụng: - Nêu được những bài học rút ra từ tác phẩm thơ. - Thể hiện được sự đồng tình /
  4. không đồng tình với thông điệp của tác giả (thể hiện trong tác phẩm). Vận dụng cao: - Đánh giá được ý nghĩa, giá trị của nội dung và hình thức tác phẩm. - Thể hiện rõ quan điểm, cá tính trong bài viết; sáng tạo trong cách diễn đạt. Tỉ lệ % 25% 35% 30% 10% 100% Tỉ lệ chung 60% 40% SỞ GIÁO ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2023 - 2024 DỤC VÀ Môn thi: Ngữ Văn 10 ĐÀO TẠO Thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề) PHÚ YÊN TRƯỜNG THPT VÕ THỊ SÁU I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc bài thơ: CHỢ ĐỒNG Nguyễn Khuyến Tháng chạp hai mươi bốn chợ Đồng, Năm nay chợ họp có đông không? Dở trời, mưa bụi còn hơi rét.
  5. Nếm rượu, tường đền được mấy ông? Hàng quán người về nghe xáo xác, Nợ nần năm hết hỏi lung tung. Dăm ba ngày nữa tin xuân tới. ‘ Pháo trúc nhà ai một tiếng đùng. ( Thơ văn Nguyễn Khuyến, NXB Văn học, 1971 ) ( tường đền: Chợ Đồng họp ngay ở bên cạnh một ngôi đền. Xung quanh đền lại đắp tường đất dày bao bọc, gọi là tường đền. Có bản chép là "tường đình") Thực hiện các yêu cầu: Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của bài thơ. Câu 2. Phép đối xuất hiện trong những câu thơ nào của bài thơ trên? Câu 3. Xác định thời gian, không gian được miêu tả trong bài thơ. Câu 4. Đặc điểm gieo vần của bài thơ là gì? Câu 5. Nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật đối được sử dụng trong hai câu thơ sau : Hàng quán người về nghe xáo xác, Nợ nần năm hết hỏi lung tung. Câu 6. Hình ảnh thôn quê trong bài thơ Chợ Đồng có nét gì giống và khác so với hình ảnh thôn quê trong bài thơ Câu cá mùa thu ? Câu 7. Qua bài thơ, anh (chị) cảm nhận gì về vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ Nguyễn Khuyến? Câu 8. Tấm lòng Nguyễn Khuyến dành cho những người dân quê ông được thể hiện như thế nào trong bài thơ? (Hãy viết đoạn văn từ 5 đến 10 dòng) II. VIẾT (4,0 điểm) Phân tích bài thơ Chợ Đồng của Nguyễn Khuyến ----------------------- Hết --------------------- Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh: …………………………..……...; Số báo danh: ……………………………. Chữ kí của giám thị 1:…………..…………………; Chữ kí của giám thị 2: …..……..………. HƯỚNG DẪN CHẤM Phầ Câ Nội dung Điể n u m I ĐỌC HIỂU 6,0 1 Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm 0,5 Hướng dẫn chấm: - HS trả lời như đáp án:0,5 điểm - HS trả lời sai hoặc không trả lời: 0,0 điểm 2 Phép đối xuất hiện trong hai câu thực và hai câu luận 0,5 Hướng dẫn chấm: - HS trả lời như đáp án: 0,5 điểm. - HS trả lời được một cặp câu: 0,25 điểm
  6. - HS trả lời sai hoặc không trả lời: 0,0 điểm 3 Thời gian, không gian được miêu tả trong bài thơ: 0,5 - Thời gian: Tháng chạp hai mươi bốn – thời gian giáp Tết - Không gian: Không gian của chợ quê – khi tan chợ => Thời gian gần hết một năm thường gợi lên nhiều suy tư; không gian quen thuộc gợi lên nhịp sống, bộ mặt của mỗi làng quê. Hướng dẫn chấm: - HS trả lời theo đáp án: 0,5 điểm. - HS trả lời được 1 ý: 0,25 điểm - HS trả lời sai hoặc không trả lời: 0,0 điểm 4 Đặc điểm gieo vần của bài thơ: 0,75 - Được gieo ở tiếng thứ 7 của các câu: 1, 2, 4, 6, 8 - Gieo vần chân - Vần bằng Hướng dẫn chấm: - HS trả lời như đáp án: 0,75 điểm. - HS nêu 2 đến 3 ý : 0,5 điểm - HS nêu 1 ý: 0,25 điểm - HS trả lời sai hoặc không trả lời: 0,0 điểm 5 Tác dụng của biện pháp nghệ thuật đối được sử dụng trong 2 câu thơ : Hàng quán người về nghe xáo xác, Nợ nần năm hết hỏi lung tung. Tác dụng: 0,75 - Nhấn mạnh sự đối lập giữa khung cảnh chợ Đồng, cái buồn của sự đói nghèo càng được nhân lên khi năm hết Tết đến . Qua đó cho ta cảm nhận được tâm trạng buồn, xót xa của tác giả - Làm cho lời thơ thêm cân xứng, hài hoà. Hướng dẫn chấm: - HS trả lời theo đáp án: 0,75 điểm - HS chỉ nêu được một tác dụng: 0,5 điểm. - HS không trả lời hoặc trả lời không đúng: 0,0 điểm 6 Hình ảnh thôn quê trong bài thơ Chợ Đồng có nét giống và khác so với hình ảnh thôn quê trong bài thơ Câu cá mùa thu : 1,0 - Giống: Đều là khung cảnh thôn quê với những hình ảnh mộc mạc, quen thuộc của vùng nông thôn xứ Bắc. - Khác: + Cảnh thôn quê trong bài thơ Câu cá mùa thu dù phảng phất nỗi buồn của sự tĩnh lặng nhưng về tổng thể vẫn là một bức tranh thu đẹp, thơ mộng. + Cảnh thôn quê trong bài Chợ Đồng dù có âm thanh ồn ào của cảnh chợ nhưng lại gợi lên nét vẽ đậm chất hiện thực của vùng quê nghèo đói, khổ cực. Hướng dẫn chấm: - HS trả lời như đáp án: 1,0 điểm. - HS trả lời được một ý: 0,5 điểm. - HS trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0,0 điểm. 7 Gợi ý: Qua bài thơ, có thể cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ Nguyễn Khuyến : - Một tâm hồn bình dị, tinh tế với cuộc sống. 1,0 - Một tâm hồn chất phác, hồn hậu, thanh bạch và nhạy cảm với nhịp sống xung quanh mình. Hướng dẫn chấm:
  7. - HS trả lời tương đương như đáp án: 1,0 điểm. - HS trả lời có nội dung phù hợp với nội dung hỏi nhưng diễn đạt chưa tốt: 0,5 - 0,75 điểm. - HS trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0,0 điểm. * Lưu ý: HS có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lý là chấp nhận được. 8 Tấm lòng Nguyễn Khuyến dành cho những người dân quê ông được thể hiện trong bài thơ:. Gợi ý: Lòng yêu thương sâu sắc của ông đối với những người dân nghèo. Ông thấu hiểu và thương xót cho cuộc sống đói rét, nghèo khổ của người dân quê quanh năm nghèo đói vì lụt lội, mất mùa,…Ông mong chờ cho 1,0 người dân quê mình một năm mới thuận lợi, no ấm hơn. "Tin xuân tới" đã chuyên chở nỗi mong chờ ấy. Bài thơ thể hiện tấm lòng Nguyễn Khuyến thương dân, lo đời đáng quý. Hướng dẫn chấm: - HS trả lời tương đương như đáp án: 1,0 điểm. - HS trả lời có nội dung phù hợp nhưng diễn đạt chưa tốt: 0,5 – 0,75 điểm. - HS trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0,0 điểm. * Lưu ý: HS có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lý là chấp nhận được. II VIẾT 4,0 1. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận văn học Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết 0,25 bài khái quát được vấn đề. 2. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Phân tích bài thơ Chợ Đồng của Nguyễn Khuyến 0,25 Hướng dẫn chấm: - Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,25 điểm. - Học sinh xác định chưa đúng vấn đề cần nghị luận: 0,0 điểm. 3. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý cần hướng tới: * Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm. * Phân tích bài thơ - Nội dung: + Hai câu đề: . Câu thơ thứ nhất nhắc đến một nét đẹp của quê hương. Tết đã đến, ngày hai mươi bốn tháng chạp, chợ Đồng vào phiên. . Câu 2: Câu hỏi như một tiếng thở dài, chứa đầy tâm trạng của một nhà nho gắn bó với bao nỗi vui buồn của nhân dân giữa thời loạn lạc, đói rét, 2,75 lầm than. + Hai câu thực: Cảnh lầm than, nỗi cơ hàn của bà con dân cày nghèo khổ, cực nhọc; tình cảm mến yêu và trân trọng của nhà thơ khi nhắc đến nét đẹp trong phong tục quê hương, đồng thời thể hiện nỗi buồn bơ vơ, cô đơn của một nhà nho bất đắc chí + Hai câu luận: Cảnh chợ tan được nhà thơ tái hiện qua âm thanh (não nùng), hình ảnh (tiêu điều, xơ xác)  những âm thanh, hình ảnh của hiện thực. Đó là hiện thực chung của phiên chợ quê ngày giáp Tết mà cụ Nguyễn Khuyến đã cảm nhận được một cách chính xác bằng cả tấm lòng
  8. yêu thương + Hai câu kết: Chút hy vọng vào mùa xuân, chút hy vọng ấy gợi lên niềm lạc quan cho người đọc ( Chú ý âm thanh của tiếng “pháo trúc”). - Nghệ thuật: Ngôn ngữ bình dị, giọng thơ trầm lặng, phép đối, gieo vần,… - Đánh giá chung về bài thơ Hướng dẫn chấm: - HS phân tích đầy đủ, sâu sắc: 2,75 điểm. - HS phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu: 1,5 điểm – 2,5 điểm. - HS phân tích chung chung, sơ sài: 0,25 điểm – 1,25 điểm. - HS bỏ giấy trắng: 0,0 điểm d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt Hướng dẫn chấm: - Không cho điểm nếu bài làm có nhiều hơn 05 lỗi chính tả và ngữ pháp. e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn 0,5 đạt mới mẻ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2