intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2022-2023 có đáp án - Sở GD&ĐT Nam Định

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

6
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

“Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2022-2023 có đáp án - Sở GD&ĐT Nam Định” được chia sẻ nhằm giúp các bạn học sinh ôn tập, làm quen với cấu trúc đề thi và các dạng bài tập có khả năng ra trong bài thi sắp tới. Cùng tham khảo và tải về đề thi này để ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp diễn ra nhé! Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2022-2023 có đáp án - Sở GD&ĐT Nam Định

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I NAM ĐỊNH NĂM HỌC 2022 – 2023 Môn: Ngữ văn – lớp 12 THPT ĐỀ CHÍNH THỨC (Thời gian làm bài: 120 phút) Đề khảo sát gồm 02 trang. Họ và tên học sinh:……………………………………… Số báo danh:………….……………………..…………… I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích: Người thành công tin rằng nếu người khác đạt được một điều gì đó thì họ cũng có thể đạt được. Lúc cậu bé Barack Obama còn học ở Indonesia, cậu có viết một bài luận với nội dung một ngày kia cậu sẽ trở thành Tổng thống Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Mọi người, không trừ một ai, đều nói với cậu rằng đó là một ước mơ hoang đường. Lý do thì rõ như ban ngày: tất cả các đời Tổng thống Mỹ trước đó đều là người da trắng trong khi cậu lại là người da đen [...] Tuy vậy, Obama có cách nghĩ của người thành công, ông hành động một cách điềm tĩnh nhưng không hề ngạo mạn... để từng bước tiến vào Nhà Trắng. Cuối cùng, ông đã ghi tên mình vào lịch sử bằng việc trở thành vị Tổng thống da đen đầu tiên của nước Mỹ. [...] Người thành công thất bại hơn người bình thường gấp nhiều lần, bởi vì họ dám đặt ra nhiều mục tiêu hơn và hành động nhiều hơn. Tuy vậy, cuối cùng họ vẫn thành công là nhờ mỗi khi gặp thất bại, họ đều xem đó là bài học kinh nghiệm. Họ không cảm thấy tồi tệ và họ không bỏ cuộc. Họ tiếp tục học hỏi từ những sai lầm của mình cho đến khi đạt được thành công mới thôi. Khi Thomas Edison “thất bại” hơn 9.900 lần trong nỗ lực sáng chế ra bóng đèn, người ta hỏi ông rằng: “Sao ông thất bại nhiều đến vậy mà vẫn nhất định không bỏ cuộc?”. Ông nói, “Tôi không hề thất bại 9.900 lần. Tôi phát hiện ra 9.900 cách không sáng chế ra được bóng đèn.” [...] Người thành công biết rằng tương lai phụ thuộc vào điều mà họ làm ngày hôm nay, trong thì hiện tại. Mỗi khoảnh khắc đều là một cơ hội mới để tạo ra tương lai tốt đẹp hơn. Vì thế, hãy quên đi những thất bại, những vấp ngã và những niềm tin cũ kỹ của ngày hôm qua. Hãy bắt đầu tin tưởng vào bản thân mình và đưa ra những lựa chọn đúng đắn ngay hôm nay, trong tương lai bạn sẽ thu hoạch được hoa trái của những gì mà bạn hết lòng chăm bón và vun trồng. (Trích Bí quyết thành công dành cho tuổi teen, Adam Khoo & Gary Lee, NXB Phụ nữ, 2011, tr. 68-70) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích. Câu 2. Trong đoạn trích, tác giả đã chỉ ra những suy nghĩ và hành động của người thành công khi gặp thất bại là gì? Câu 3. Anh/Chị hiểu như thế nào về con người Thomas Edison qua đoạn thoại: Người ta hỏi ông rằng: “Sao ông thất bại nhiều đến vậy mà vẫn nhất định không bỏ cuộc?”. Ông nói, “Tôi không hề thất bại 9.900 lần. Tôi phát hiện ra 9.900 cách không sáng chế ra được bóng đèn.”? Câu 4. Nhận định “Người thành công biết rằng tương lai phụ thuộc vào điều mà họ làm ngày hôm nay, trong thì hiện tại” gợi cho anh/chị suy nghĩ gì? II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về sự cần thiết phải có niềm tin vào chính bản thân mình trong hành trình tìm kiếm thành công. Trang 1/2
  2. Câu 2 (5,0 điểm) Trong bài thơ Việt Bắc, Tố Hữu viết: - Mình đi, có nhớ những ngày Mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù Mình về, có nhớ chiến khu Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai? Mình về, rừng núi nhớ ai Trám bùi để rụng, măng mai để già. Mình đi, có nhớ những nhà Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son Mình về, còn nhớ núi non Nhớ khi kháng Nhật, thuở còn Việt Minh Mình đi, mình có nhớ mình Tân Trào, Hồng Thái, mái đình, cây đa1? - Ta với mình, mình với ta Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh Mình đi, mình lại nhớ mình Nguồn bao nhiêu nước nghĩa tình bấy nhiêu... (Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016, tr. 110) Anh/Chị hãy phân tích đoạn thơ trên; từ đó, nhận xét về sự tài hoa trong cách sử dụng ngôn ngữ của nhà thơ Tố Hữu. ----------HẾT--------- 1 Tân Trào, Hồng Thái, mái đình, cây đa: cây đa Tân Trào là nơi làm lễ xuất quân (tháng 12-1944) của Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam; đình Hồng Thái là nơi họp Quốc dân Đại hội (tháng 8 – 1945) thành lập ủy ban Dân tộc giải phóng và phát động cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước. (Tân Trào, Hồng Thái đều thuộc huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang). Trang 2/2
  3. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I NAM ĐỊNH NĂM HỌC 2022 - 2023 HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN – LỚP 12 (Hướng dẫn chấm gồm: 02 trang). Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 3,0 1 Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận 0,5 2 Tác giả đã chỉ ra những suy nghĩ và hành động của người thành công khi gặp thất 0,75 bại là: xem đó là bài học kinh nghiệm; không cảm thấy tồi tệ; không bỏ cuộc; tiếp tục học hỏi từ những sai lầm của mình cho đến khi đạt được thành công. Trả lời được 3 hoặc 4 ý trên cho 0,75 điểm; trả lời được 2 ý cho 0,5 điểm; trả lời được 1 ý cho 0,25 điểm. 3 Con người Thomas Edison qua đoạn thoại: 1,0 - Luôn kiên trì, nhẫn nại, không bao giờ bỏ cuộc. - Luôn có cách nhìn và tư duy tích cực, luôn có niềm tin: không có thất bại trong cuộc sống mà chỉ có những bài học kinh nghiệm để tiếp tục tìm kiếm thành công. Trả lời đúng 1 ý cho 0,5 điểm; đúng 2 ý cho 1,0 điểm Học sinh có cách hiểu và diễn đạt khác nhưng thuyết phục vẫn cho điểm tối đa 4 - Nội dung nhận định: Thành công trong tương lai phụ thuộc vào hành động trong 0,75 hiện tại. - Bày tỏ suy nghĩ của bản thân, có thể theo hướng: Nhận định gợi nhận thức về mối quan hệ sâu sắc giữa hiện tại và tương lai, về vai trò quyết định của hành động trong hiện tại với thành công trong tương lai; bởi vậy nếu muốn thành công, phải bắt đầu hành động ngay trong hiện tại… Nêu nội dung nhận định (có thể diễn đạt khác) cho 0,25 điểm; Bày tỏ suy nghĩ đúng hướng cho 0,5 điểm, bày tỏ suy nghĩ chưa thật đúng hướng cho 0,25 điểm. II LÀM VĂN 7,0 1 Viết đoạn văn về sự cần thiết phải có niềm tin vào chính bản thân mình trong 2,0 hành trình tìm kiếm thành công. a. Bảo đảm yêu cầu về hình thức đoạn văn 0,25 Thí sinh có thể trình bày đoạn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng phân hợp, móc xích hoặc song hành. b. Xác định đúng vấn đề nghị luận 0,25 Sự cần thiết phải có niềm tin vào chính bản thân mình trong hành trình tìm kiếm thành công. c. Triển khai vấn đề nghị luận 1,0 Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề theo cách khác nhau nhưng phải làm rõ sự cần thiết phải có niềm tin vào chính bản thân mình trong hành trình tìm kiếm thành công.Có thể trình bày theo hướng sau: - Niềm tin vào chính bản thân mình cần thiết để con người dám ước mơ, hoài bão, dám khám phá và phát triển tiềm năng của bản thân, kích thích sự sáng tạo để đạt được những thành tựu như mong đợi… - Niềm tin vào chính bản thân mình cần thiết để con người mạnh mẽ đối mặt với những nghịch cảnh khó có thể tránh khỏi của cuộc sống muôn màu và khẳng định mình, hướng tới những điều tốt đẹp trong tương lai, lan tỏa nguồn năng lượng tích cực cho cộng đồng… d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 Bảo đảm chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. e. Sáng tạo 0,25 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. 1
  4. 2 Phân tích đoạn thơ; từ đó, nhận xét về sự tài hoa trong cách sử dụng ngôn 5,0 ngữ của nhà thơ Tố Hữu. a. Bảo đảm cấu trúc bài văn nghị luận 0,25 Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề nghị luận 0,5 Phân tích đoạn thơ; nhận xét về sự tài hoa trong cách sử dụng ngôn ngữ của nhà thơ Tố Hữu. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; bảo đảm các yêu cầu sau: * Giới thiệu khái quát về tác giả Tố Hữu, tác phẩm “Việt Bắc”, đoạn trích 0,5 * Phân tích đoạn thơ - Về nội dung: 2,0 Đoạn thơ là khúc tình ca về nghĩa tình cách mạng, về lối sống ân tình, ân nghĩa, thủy chung đậm nét truyền thống; là khúc hát ngợi ca về đất nước, nhân dân trong niềm yêu mến, tự hào. Điều đó được thể hiện qua lời hỏi - đáp của người ra đi và người ở lại. + Người ở lại nhạy cảm trước hoàn cảnh đổi thay, trong giờ phút chia tay cất lên chuỗi câu hỏi vừa để khẳng định nghĩa tình lòng mình, vừa để gợi nhớ, gợi nhắc, mong người ra đi đừng lãng quên. Câu hỏi tái hiện chuỗi kỉ niệm về: ++ Những gian lao vất vả của những ngày kháng chiến gắn với thiên nhiên Việt Bắc trong những ngày khắc nghiệt; ++ Những con người Việt Bắc nghèo nhưng luôn đồng cam cộng khổ cùng kháng chiến, sống thủy chung, tình nghĩa, sắt son với cách mạng; ++ Mảnh đất chiến khu đã gắn bó suốt 15 năm thiết tha, mặn nồng ân nghĩa, từ ngày đầu gian khó, nơi ấy là cội nguồn cách mạng, là căn cứ địa vững chắc cho kháng chiến với những sự kiện, địa danh song hành cùng lịch sử … + Người ra đi khẳng định nghĩa tình, sự thủy chung, gắn bó ++ Khẳng định sự gắn bó thắm thiết không tách rời giữa ta-mình với trái tim, tấm lòng luôn giữ tình cảm mặn mà, sắt son đinh ninh trước sau như một; ++ Khẳng định nỗi nhớ luôn đậm sâu và nghĩa tình với Việt Bắc, với cội nguồn cách mạng bền chặt mãi mãi như nước trong nguồn không bao giờ vơi cạn … - Về nghệ thuật: Sử dụng hiệu quả, sáng tạo thể thơ lục bát - thể thơ quen thuộc 0,5 của dân tộc, kết cấu đối đáp thường thấy trong ca dao, dân ca truyền thống; giọng điệu tâm tình ngọt ngào; sự tài hoa trong cách xây dựng lời đối thoại cũng chính là lời độc thoại nội tâm với sự phân thân của chủ thể trữ tình nhà thơ; cách sử dụng đại từ xưng hô mình – ta, nghệ thuật tiểu đối, so sánh ngầm …. * Nhận xét về sự tài hoa trong cách sử dụng ngôn ngữ của Tố Hữu 0,5 - Tố Hữu sử dụng ngôn ngữ đậm sắc thái dân gian: Đại từ xưng hô quen thuộc trong ca dao, dân gian (mình, mình – ta) được sử dụng sáng tạo, biến hóa, trở nên đa thanh, đa nghĩa; các biện pháp tu từ như điệp từ, điệp ngữ, so sánh ngầm, nghệ thuật tiểu đối…được sử dụng tài tình, phát huy cao độ tính nhạc phong phú của tiếng Việt. - Sự tài hoa trong cách sử dụng ngôn ngữ của nhà thơ góp phần tạo nên một thi phẩm “Việt Bắc” nồng đượm hương vị ca dao, thể hiện phong cách nghệ thuật đậm đà tính dân tộc của ngòi bút Tố Hữu; góp phần làm tiếng Việt thêm giàu có, ý nghĩa… d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 Bảo đảm chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt e. Sáng tạo 0,5 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. 2
  5. TỔNG ĐIỂM 10,0 3
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2