intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2022-2023 có đáp án - Trường PTDTNT Đăk Hà

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:10

11
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với mong muốn giúp các bạn học sinh khối 12 đạt kết quả cao trong những kì thi học kì 1 sắp tới, TaiLieu.VN đã sưu tầm và chia sẻ đến các bạn "Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2022-2023 có đáp án - Trường PTDTNT Đăk Hà", mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2022-2023 có đáp án - Trường PTDTNT Đăk Hà

  1. TRƯỜNG PT DTNT ĐĂK HÀ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I TUẦN: 17 (2022 - 2023) Môn: Ngữ Văn Lớp: Khối 12 (Chương trình chuẩn) Ngày kiểm tra: 28/12/2022 Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian phát đề) Phần I. Đọc hiểu (3.0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 4: Phố của ta Em chờ anh trước cổng Những cây táo nở hoa Con chim sẻ của anh Mùa thu đấy Con chim sẻ tóc xù Thân cây đang tróc vỏ Con chim sẻ của phố ta Con đường lát đá Đừng buồn nữa nhá Nghiêng nghiêng trong sương chiều. Bác thợ mộc nói sai rồi … Nếu cuộc đời này toàn chuyện xấu xa Phố của ta Tại sao cây táo lại nở hoa Phố nghèo của ta Sao rãnh nước trong veo đến thế? Những giọt nước sa Con chim sẻ tóc xù ơi Trên cành thánh thót Bác thợ mộc nói sai rồi. Lũ trẻ lên gác thượng (Trích Phố ta – Lưu Quang Vũ) Thổi bay cao bao bong bóng xà phòng. Câu 1:Xác định thể thơ của đoạn trích. Câu 2. Trong đoạn trích, tác giả đã miêu tả “phố ta” bằng những từ ngữ, hình ảnh nào? Câu 3:Em hiểu đoạn thơ sau có ý nghĩa gì? Nếu cuộc đời này toàn chuyện xấu xa Tại sao cây táo lại nở hoa Sao rãnh nước trong veo đến thế? Câu 4: Em rút ra được thông điệp gì từ đoạn trích trên? II. Phần làm văn (7,0 điểm) Câu 1: (2,0 điểm) Từ nội dung đoạn trích của phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 10 dòng) trình bày suy nghĩa của anh/chị về ý nghĩa của việc cần giữ một niềm tin trong sáng vào những điều tốt đẹp của cuộc sống. Câu 2: (5,0 điểm)Cảm nhận của anh (chị) về hai nét tính cách hung bạo và trữ tình của sông Đà trong hai đoạn sau. Từ đó nhận xét về phong cách sáng tác của Nguyễn Tuân. …Còn xa lắm mới đến cái thác dưới. Nhưng đã thấy tiếng nước réo gần mãi lại réo to mãi lên. Tiếng nước thác nghe như là oán trách gì, rồi lại như là van xin, rồi lại như là khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo. Thế rồi nó rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu rừng tre nứa nổ lửa, đang phá tuông rừng lửa, rừng lửa cùng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng bùng… Và …Con Sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân. Tôi đã nhìn say sưa làn mây mùa xuân bay trên sông Đà, tôi đã xuyên qua đám mây mùa thu mà nhìn xuống dòng sông Đà, tôi đã xuyên qua đám mấy mùa thu mà nhìn xuống dàng nước Sông Đà. Mùa xuân dòng xanh ngọc bích, chứ nước Sông Đà không xanh màu xanh canh hến của Sông Gâm Sông Lô. Mùa thu nước Sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn bực bội gì mỗi độ thu về… (Nguyễn Tuân – Người lái đò Sông Đà– SGK 12 NXBGDVN tập 1)
  2. Đắk Hà, ngày 12 tháng 12 năm 2022 Giáo viên ra đề Giáo viên phản biện đề Duyệt của TTCM Trần Thị Hiền Diệp Thị Hồng Nguyên Diệp Thị Hồng Nguyên Duyệt của BGH
  3. TRƯỜNG PT DTNT ĐĂK HÀMỤC ĐÍCH, YÊU CẦU VÀ DỰ KIẾN KẾT QUẢ TUẦN: 17 (2022-2023) ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I Ngày kiểm tra: 28 /12/2022 Môn: Ngữ văn khối 12 I. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU KIỂM TRA 1. Mục đích - Kiểm tra kiến thức và kĩ năng đã học của học sinh để điều chỉnh phương pháp dạy học hiệu quả hơn đối với từng học sinh. Đặc biệt là học sinh yếu kém. 2. Yêu cầu - Học sinh vận dụng kiến thức và kỹ năng để làm đề đọc-hiểu và văn nghị luận xã hội . kĩ năng làm bài nghị luận văn học để giải quyết yêu cầu đề. - Tỉ lệ theo các mức độ đề kiểm tra: Nhận biết/Thông hiểu/Vận dụng thấp/Vận dụng cao cụ thể theo ma trận xác định mức độ yêu cầu đề kiểm tra như sau: 3.5/4.0/1.5/1.0 Vận Vận Tổng Ghi chú Nhận Thông Phần Câu dụng dụng điểm biết hiểu thấp cao 0,5 Phần nhận biết là xác định được thể thơ 1 0,5 của văn bản. 1,0 - Phần nhận biết nêu được các từ ngữ, Đọc 2 1,0 hình ảnh về phố ta. – 0,5 - Phần thông hiểu là giải thích được ý hiểu 3 0,5 nghĩa của đoạn thơ. - Phần thông hiểu là rút ra được thông 4 1,0 1,0 điệp của văn bản. Làm 1 0,5 0,5 0,5 Nhận biết: văn - Xác định được tư tưởng đạo lí cần bàn luận. 0,5 2.0 - Xác định được cách thức trình bày đoạn văn. Thông hiểu: - Diễn giải về nội dung, ý nghĩa của tư tưởng đạo lí. Vận dụng: - Vận dụng các kĩ năng dùng từ, viết câu, các phép liên kết, các phương thức biểu đạt, các thao tác lập luận phù hợp để triển khai lập luận, bày tỏ quan điểm của bản thân về tư tưởng đạo lí. Vận dụng cao: - Huy động được kiến thức và trải nghiệm của bản thân để bàn luận về tư tưởng đạo lí. - Có sáng tạo trong diễn đạt, lập luận làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh; đoạn văn giàu sức thuyết phục.
  4. 1,0 5,0 Nhận biết: - Xác định kiểu bài nghị luận, vấn đề cần nghị luận. - Giới thiệu tác giả, tác phẩm. - Nhớ được chi tiết; xác định được chi tiết tiêu biểu,... Thông hiểu: - Diễn giải về giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật của văn bản, của đoạn trích: Vẻ đẹp hung bạo và trữ tình của con sông Đà.Nghệ thuật xây dựng hình tượng sông Đà. - Lí giải phong cách sáng tác độc đáo và tài hoa của Nguyễn Tuân. Vận dụng: 2 1,5 2,0 0,5 - Vận dụng các kĩ năng dùng từ, viết câu, các phép liên kết, các phương thức biểu đạt, các thao tác lập luận để phân tích, cảm nhận về nội dung, nghệ thuật của đoạn trích. - Nhận xét về nội dung và nghệ thuật của văn bản/đoạn trích; vị trí và đóng góp của tác giả. Vận dụng cao: - So sánh với các tác phẩm khác, liên hệ với thực tiễn; vận dụng kiến thức lí luận văn học để đánh giá, làm nổi bật vấn đề nghị luận. - Có sáng tạo trong diễn đạt, lập luận làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh; bài văn giàu sức thuyết phục. Tổng 3,5 4,0 1,5 1.0 10
  5. TRƯỜNG PT DTNT ĐĂK HÀ ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM Tuần: 17 (2022-2023) ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I Ngày kiểm tra: 28/12/2022 Môn: Ngữ văn khối 12 Phần Câu Nội dung Điểm Đọc 1 Thể thơ : tự do 0,5 hiểu 2 Câu 2: Tác giả đã miêu tả “phố ta” bằng những từ ngữ, hình ảnh: Những 1,0 cây táo nở hoa, con đường lát đá, phố nghèo, giọt nước sa, lũ trẻ trên gác thượng, bong bóng xà phòng, cây táo nở hoa, rãnh nước trong veo Tùy vào câu trả lời của học sinh để giáo viên cho các mức 1,0; 0,75;0,5;0,25 ; 0,0 điểm. 3 Câu 3: Học sinh có nhiều cách diễn đạt khác nhau, miễn là phù hợp, thuyết 0,5 phục sẽ đạt điểm tối đa. Ví dụ: Dẫu biết cuộc sống không chỉ toàn màu hồng, cuộc đời còn nhiều nỗi đau, góc khuất. Song những nét đẹp chân chính, những giá trị chân thành và bình dị nhất vẫn luôn tồn tại và hiện hữu trong cuộc đời.
  6. 4 Câu 4: Thông điệp từ đoạn trích: 1,0 Học sinh có nhiều cách diễn đạt khác nhau, miễn là phù hợp, thuyết phục sẽ đạt điểm tối đa. Ví dụ: Cuộc đời này không phải toàn chuyện xấu xa, vẫn còn rất nhiều điều tốt đẹp và đáng sống. Đó có thể là vẻ đẹp của cảnh sắc thiên nhiên mang tới cảm giác bình yên và thư thái, là những việc tử tế của con người dù bình dị nhỏ bé mang tới niềm tin yêu, hứng khởi, là những yêu thương ta nhận từ bao người như một món quà vô giá…. Vì thế “dù ai có nói với bạn điều gì đi chăng nữa, hãy tin rằng cuộc đời luôn kì diệu và đẹp đẽ.” Hoặc Cuộc sống còn nhiều bất công và khổ đau nhưng tác giả muốn con người hãy nhìn đời bằng con mắt lạc quan và trực quan nhất. Không lừa dối bằng con mắt nhìn đời màu hồng và cũng không tô đen cuộc đời bằng những điều tăm tối. Hãy sống và giữ niềm vui sống, sống hết mình giữa cuộc đời. Hãy phát hiện ra những niềm vui, niềm hạnh phúc giản dị và ý nghĩa trong cuộc đời… Làm 1 Câu 1: (2,0 điểm) Từ nội dung đoạn trích của phần Đọc hiểu, hãy viết một văn đoạn văn (khoảng 10 dòng) trình bày suy nghĩa của anh/chị về ý nghĩa của việc cần giữ một niềm tin trong sáng vào những điều tốt đẹp của cuộc sống. a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn 0,25 Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoặc song hành. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0,25 ý nghĩa của việc cần giữ một niềm tin trong sáng vào những điều tốt đẹp của cuộc sống. c. Triển khai vấn đề nghị luận 0,75 Học sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ ý nghĩa của việc cần giữ một niềm tin trong sáng vào những điều tốt đẹp của cuộc sống. Có thể theo hướng sau:
  7. -Giải thích: niềm tin trong sáng vào những điều tốt đẹp nghĩa là cảm nhận và tin tưởng không chút nghi ngờ( không vẩn đục, không vấy bẩn) vào những điều tốt đẹp trong cuộc đời. -Ý nghĩa của việc cần giữ một niềm tin trong sáng vào những điều tốt đẹp của cuộc sống. + Những điều tốt đẹp trong cuộc sống như ánh sáng xua tan bóng tối, giúp ta thoát khỏi nghịch cảnh, để vượt qua những khó khắn của cuộc đời để đạt an yên và thành công… + Những điều tốt đẹp sẽ gieo mầm hạnh phúc, là điều kiện để duy trì sự sống, để cuộc đời trở nên đáng sống và ý nghĩa hơn. + Có niềm tin yêu vào những điều tốt đẹp thì ta biết cách sống tốt đẹp, biết cho đi, biết lan tỏa những điều tích cực và ý nghĩa đến mọi người, làm cho mối quan hệ tốt đẹp, xã hội tốt đẹp hơn… -Bài học: xác định đúng bản chất của cuộc sống và đối mặt vượt qua. Biết 0,25 sống lạc quan, yêu đời và nhận ra những điều ý nghĩa và tích cực ở cuộc sống xung quanh mình. Hướng dẫn chấm: - Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; dẫn chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữ lí lẽ và dẫn chứng (0,75 điểm). - Lập luận chưa thật chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng nhưng không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không tiêu biểu (0,5 điểm). - Lập luận không chặt chẽ, thiếu thuyết phục: lí lẽ không xác đáng, không liên quan mật thiết đến vấn đề nghị luận, không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không phù hợp (0,25 điểm). Học sinh có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Hướng dẫn chấm: - Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.
  8. e. Sáng tạo 0,25 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. Hướng dẫn chấm: Học sinh huy động được kiến thức và trải nghiệm của bản thân để bàn luận về tư tưởng, đạo lí; có cách nhìn riêng, mới mẻ về vấn đề nghị luận; có sáng tạo trong viết câu, dựng đoạn, làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh. - Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm. 2 a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận : Mở bài nêu được vấn đề, thân bài 0,25 triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề được nghị luận: Vẻ đẹp hung bạo và thơ mộng 0,5 của sông Đà , từ đó thấy được phong cách tài hoa độc đáo của Nguyễn Tuân. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm:Học sinh có thể triển 0,25 khai theo nhiều cách, nhưng vẫn cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau: * Giới thiệu vài nét về tác giả Nguyễn Tuân, tác phẩm Người lái đò 0,5 sông Đà ”. *Giới thiệu khái quát về dòng sông Đà 0,25
  9. * Cảm nhận vẻ đẹp sông Đà trong đoạn 1: 1,0 – Nội dung: Đoạn văn miêu tả âm thanh “nước thác”, qua đó làm hiện lên vẻ đẹp hùng vĩ dữ dội của sông Đà. – Nghệ thuật: chú ý bám sát và phân tích các yếu tố nghệ thuật (câu văn ngắn, nhịp nhanh; nghệ thuật nhân hóa cùng các từ: réo gần, réo to, gằn, chế nhạo, khiêu khích, van xin, oán trách … khiến nước thácvừa như một sinh thể có hồn sống động, tâm trạng phong phú, tính cách dữ dội vừa như một bản hùng ca tráng liệt của đại ngàn) * Cảm nhận vẻ đẹp sông Đà trong đoạn 2 1,0 – Nội dung: Đoạn văn miêu tả dáng sông và màu nước sông Đà, qua đó tô đậm vẻ đẹp thơ mộng của con sông Tây Bắc. – Nghệ thuật: chú ý làm rõ hiệu quả thẩm mỹ của các yếu tố nghệ thuật (câu văn dài, nhịp văn chậm rãi, thong thả; ngôn ngữ và hình ảnh gợi cảm: tuôn dài tuôn dài, áng tóc trữ tình, xanh ngọc bích, lừ lừ chín đỏ; nghệ thuật nhân hóa làm nổi bật vẻ đẹp mềm mại trữ tình thơ mộng và gợi cảm của dòng sông) Đánh giá: 0,25 -Việc khai thác đặc điểm của thể tùy bút- một thể loại cho phép sự tự do trong việc sử dụng tư liệu phong phú về đối tượng và tự do vô bờ trong suy ngẫm, liên tưởng, so sánh bất ngờ, táo bạo… -Hai đoạn văn là hai nét vẽ hoàn thiện cho vẻ đẹp của dòng sông vừa hung bạo vừa trữ tình, vừa hùng vĩ vừa thơ mộng. Đó vẻ đẹp “chất vàng trong thiên nhiên Tây Bắc”. Qua đó thể hiện tình yêu,niềm tự hào về quê hương đất nước của nhà văn Nguyễn Tuân. -Nhận xét về phong cách sáng tác của Nguyễn Tuân: Tài hoa và độc 0,25 đáo. + Tài hoa: Việc sử dụng vốn tri thức uyên bác thuộc các ngành: địa lí, điện ảnh, âm nhạc, mĩ thuật …giúp con sông hiện lên với nhiều góc độ và vẻ đẹp khác nhau. + Độc đáo: Khai thác đề tài-Sông Đà. Đây là một con sông độc đáo, khác thường. d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. 0,5 e. Sáng tạo 0,25
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2