intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THPT Gio Linh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:16

12
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với mong muốn giúp các bạn học sinh khối 12 đạt kết quả cao trong kì thi học kì 1 sắp tới, TaiLieu.VN đã sưu tầm và chia sẻ đến các bạn "Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THPT Gio Linh", mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THPT Gio Linh

  1. SỞ GD & ĐT QUẢNG TRỊ KIỂM TRA CUỐI HỌC  TRƯỜNG THPT GIO LINH KỲ I – NĂM HỌC2022 ­  2023 MÔNNGỮ VĂN ­ LỚP  12  Thời gian làm bài :   90Phút; (Đề có 2 phần) Họ tên : ............................................................... Số báo danh : ............... I. ĐỌC ­ HIỂU (3,0 điểm): Đọc văn bản:  Tôi gõ cửa ngôi nhà tranh nhỏ bé ven đồng chiêm Bà mẹ đón tôi trong gió đêm:           – Nhà mẹ hẹp nhưng còn mê chỗ ngủ Mẹ chỉ phàn nàn chiếu chăn chả đủ  Rồi mẹ ôm rơm lót ổ tôi nằm Rơm vàng bọc tôi như kén bọc tằm Tôi thao thức trong hương mật ong của ruộng Trong hơi ấm nhiều hơn chăn đệm Của những cọng rơm xơ xác gầy gò  Hạt gạo nuôi hết thảy chúng ta no Riêng cái ấm nồng nàn như lửa Cái mộc mạc lên hương của lúa Đâu dễ chia cho tất cả mọi người.             (“Hơi ấm ổ rơm”­ Nguyễn Duy NXB Quân đội nhân dân, 1973)  Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Xác định thể thơ của văn bản. Câu 2. Những dòng thơ  nào trong văn bảnthể  hiện sự  quan tâm, chăm sóc của người mẹ  đối với anh   chiến sĩ? Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về nội dung những câu thơ: “Tôi thao thức trong hương mật ong của ruộng Trong hơi ấm nhiều hơn chăn đệm Của những cọng rơm xơ xác gầy gò”? Câu 4.Thông điệp nào của đoạn trích có ý nghĩa nhất với anh/chị? II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Từ  đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của   bản thân về ý nghĩa của tinh thần sẻ chia trong cuộc sống.   Câu 2 (5,0 điểm) Cảm nhận vẻ đẹp hình tượng Sông Đà trong đoạn trích sau:  "Hùng vĩ của sông Đà không phải chỉ có thác đá. Mà nó còn là những cảnh đá bờ sông, dựng vách thành,   mặt sông chỗ ấy lúc chỉ đúng ngọ mới có mặt trời. Có vách đá thành chẹt lòng Sông Đà như một cái yết hầu.   1
  2. Đứng bên này bờ nhẹ tay ném hòn đá qua bên kia vách. Có quãng con nai con hổ đã có lần vọt từ bờ này sang   bờ kia. Ngồi trong khoang đò qua quãng ấy, đang mùa hè mà cũng thấy lạnh, cảm thấy mình như  đứng ở  hè   một cái ngõ mà ngóng vọng lên một khung cửa nào trên cái tầng nhà thứ mấy nào vừa  tắt phụt đèn điện. Lại như quãng mặt ghềnh Hát Loóng, dài hàng cây số nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn   luồng gió gùn ghè suốt năm như lúc nào cũng đòi nợ xuýt bất cứ người lái đò Sông Đà nào tóm được qua đấy.   Quãng này mà khinh suất tay lái thì cũng dễ lật ngửa bụng thuyền ra." (Trích Người lái đò Sông Đà – Nguyễn Tuân, Ngữ văn 12, Tập I, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020.) ...................Hết.................. SỞ GD VÀ ĐT QUẢNG TRỊ KIỂM TRACUỐIKÌ I NĂM HỌC 2021 - 2022 TRƯỜNG THPT GIO LINH ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM Môn: Ngữ văn, lớp 12 (Đáp án và hướng dẫn chấm gồm 04 trang) ĐỀ: 001 Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 3,0 1 Thể thơ: tự do. 0,75 Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời chính xác như đáp án: 0,75 điểm. - Học sinh không trả lời đúngthể thơ: không cho điểm 2 Những dòng thơ trong 0,75 văn bản thể hiện sự quan tâm, chăm sóc của người mẹ đối với anh chiến sĩ lỡ đường:“Bà mẹ đón tôi trong gió đêm: – Nhà mẹ hẹp nhưng còn mê chỗ ngủ/Mẹ chỉ phàn nàn chiếu chăn chả đủ/Rồi mẹ ôm rơm lót ổ tôi nằm.” Hướng dẫn chấm: - Học sinh trảlờiđúng3- 4 dòngởđápán:0,75điểm. - Học sinh trảlờiđúng 2 dòngởđápán:0,5 điểm. - Học sinh trảlờiđúng 2
  3. 1ởđápán:0,25 điểm. 3 Nội dung các dòng thơ: 1,0 “Tôi thao thức trong hương mật ong của ruộng/ Trong hơi ấm nhiều hơn chăn đệm/Của những cọng rơm xơ xác gầy gò”: - Tác giả thao thức trong hơi ấm ổ rơm vì nhận ra mùi đồng ruộng quê hương mộc mạc, ân tình. - Xúc động, yêu thương, biết ơn, trân quý trước sự chăm sóc bình dị, tấm lòng thơm thảo của người mẹ nghèo trong kháng chiến. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời được 2 ý: 1,0 điểm. - Học sinh trả lời được ý 1: 0,75 điểm, ý 2: 0,25điểm. 4 Học sinh rút ra một 0,5 thông điệp có ý nghĩa nhất đối với bản thân và lí giải thuyết phục. Có thể theo gợi ý sau: Giúp đỡ người khác khi khó khăn/ biết ơn, trân quý sự sẻ chia/… Hướng dẫn chấm: -Học sinh trình bày được thông điệp: 0,25 điểm. - Học sinh lí giải thuyết phục: 0,25 điểm. II LÀM VĂN 7,0 1 Viết đoạn văn về ý 2,0 nghĩa của sự sẻ chia trong cuộc sống con người. 3
  4. a. Đảm bảo yêu cầu về 0,25 hình thức đoạn văn Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoặc song hành. b. Xác định đúng vấn 0,25 đề cần nghị luận Ý nghĩa của sự sẻ chia trong cuộc sống con người. c. Triển khai vấn đề 1,0 nghị luận Học sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ ý nghĩa của sự sẻ chia trong cuộc sống.Có thể theo hướng sau: - Sẻ chia chính là sự san sẻ, giúp đỡ, trao gửi những điều tốt đẹp về cả vật chất lẫn tinh từ bản thân đến người khác. - Sẻ chia giúp xoa dịu nỗi đau,giảm bớt khó khăn cho người khác; được tin yêu, quý trọng; lan tỏa yêu thương, cuộc sống vui vẻ, xã hội gắn kết, tốt đẹp hơn… - Phê phán những người ích kỉ, nhỏ nhen. Hướng dẫn chấm: - Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; dẫn chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữ lí lẽ và dẫn chứng (0,75-1,0 điểm). - Lập luận chưa thật chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng nhưng không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không tiêu biểu (0,5 điểm). - Lập luận không chặt chẽ, thiếu thuyết phục: 4
  5. lí lẽ không xác đáng, không liên quan mật thiết đến vấn đề nghị luận, không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không phù hợp (0,25 điểm). Học sinh có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Hướng dẫn chấm: - Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. e. Sáng tạo 0,25 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. Hướng dẫn chấm: Học sinh huy động được kiến thức và trải nghiệm của bản thân để bàn luận về tư tưởng, đạo lí; có sáng tạo trong viết câu, dựng đoạn làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh. - Đáp ứng được 1 yêu cầu trở lên: 0,25 điểm. 2 Cảm nhận về vẻ đẹp 5,0 hình tượng Sông Đà trong đoạn trích. a. Đảm bảo cấu trúc bài 0,25 nghị luận Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề. b. Xác định đúng vấn 0,5 đề cần nghị luận Vẻ đẹp hình tượng Sông Đà trong đoạn trích. Hướng dẫn chấm: - Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5 điểm. 5
  6. - Học sinh xác định chưa đầy đủ vấn đề nghị luận: 0,25 điểm. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau: * Giới thiệu khái quát về 0,5 tác giả (0,25 điểm), tác phẩm và hình tượng Sông Đà trong đoạn trích (0,25 điểm). * Cảm nhận vẻ đẹp 2,5 hình tượng Sông Đà trong đoạn trích: - Khái quát hình tượng Sông Đà: hình tượng trung tâm của tác phẩm, một con sông đặc biệt được miêu tả như một con người có tâm hồn, tính cách (hung bạo, trữ tình). - Hình tượng Sông Đà trong đoạn trích:Vẻ đẹp hung bạo củaSông Đà với cảnh đá bờ sông, mặt ghềnh Hát Loónghùng vĩ, dữ dội. + Vách đá cao, hiểm trở; lòng sông hẹp; khúc sông tăm tối, âm u, lạnh lẽo, kì bí. + Mặt ghềnh Hát Loóng mênh mông, cuộn sóng, dữ dội, ào ạt; tiềm ẩnsự chết chóc - mối hiểm nguy với con người. - Hình tượng Sông Đà được khắc họa bằng thể tùy bút với ngôn ngữ, hình ảnh đặc sắc; câu văn co duỗi nhịp nhàng; nhiều thủ pháp nghệ thuật (so sánh, điệp, liên tưởng…), kết hợp kể, tả..; giọng điệu 6
  7. dồn dập, gấp gáp, mạnh mẽ… Hướng dẫn chấm: - Học sinh cảm nhận về vẻ đẹp Sông Đà đầy đủ, sâu sắc: 2,5 điểm. - Học sinh cảm nhận chưa đầy đủ hoặc chưa sâu sắc: 1,75 điểm - 2,25 điểm. - Cảm nhận chung chung, chưa rõ các nét: 0,75 điểm - 1,25 điểm. - Cảm nhận sơ lược, không rõ các nét: 0,25 điểm - 0,5 điểm. * Đánh giá 0,5 - Vẻ đẹp hung bạocùng với vẻ đẹp trữ tình (ở khúc hạ nguồn) làm Sông Đà hiện lên như một công trình mĩ thuậtkì vĩ của tạo hóa. Đó chính là chất vàng của thiên nhiên Tây Bắc. - Qua đoạn trích, tác giả bộc lộ niềm tự hào, tình yêu mến, ngợi ca vẻ đẹp thiên nhiênđất nước. - Đoạn trích thể hiện nét nổi bật trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân. Hướng dẫn chấm: - Học sinh đánh giá được 2 - 3 ý: 0,5 điểm. - Học sinh đánh giá được 1 ý: 0,25 điểm. d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Hướng dẫn chấm: - Không cho điểm nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. e. Sáng tạo 0,5 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. Hướng dẫn chấm: Học sinh biết vận dụng lí luận văn học trong quá trình phân tích, đánh 7
  8. giá; biết so sánh với các tác phẩm khác ; biết liên hệ vấn đề nghị luận với thực tiễn đời sống; văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc. - Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm. - Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm. Tổng điểm 10,0 ..........................Hết............................ SỞ GD & ĐT QUẢNG TRỊ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ  TRƯỜNG THPT GIO LINH I – NĂM HỌC2022 ­ 2023 MÔNNGỮ VĂN ­ LỚP 12 Thời gian làm bài : 90Phút;   (Đề có 2 phần) Họ tên : ............................................................... Số báo danh : ............ I. ĐỌC ­ HIỂU (3,0 điểm): Đọc văn bản:  Chuyện kể rằng: em, cô gái mở đường Để cứu con đường đêm ấy khỏi bị thương Cho đoàn xe kịp giờ ra trận. Em đã lấy tình yêu Tổ quốc của mình thắp lên ngọn lửa Đánh lạc hướng thù. Hứng lấy luồng bom… 8
  9. […] Em nằm dưới đất sâu Như khoảng trời đã nằm yên trong đất Đêm đêm tâm hồn em tỏa sáng Những vì sao ngời chói lung linh Có phải thịt da em mềm mại trắng trong Đã hóa thành những làn mây trắng Và ban ngày khoảng trời ngập nắng Đi qua khoảng trời em…  (TríchKhoảng trời, hố bom ­ Lâm Thị Mỹ Dạ) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Xác định thể thơ của văn bản. Câu 2.Những dòng thơ  nào thể  hiện lòng yêu nước, sự  hy sinh anh dũng của cô gái mở  đường trong   đoạn trích? Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về nội dung các dòng thơ sau?  “Em nằm dưới đất sâu Như khoảng trời đã nằm yên trong đất Đêm đêm tâm hồn em tỏa sáng Những vì sao ngời chói lung linh”. Câu 4.Thông điệp nào của văn bản có ý nghĩa nhất với anh/chị? II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Từ  đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của   bản thân về ý nghĩa của lòng dũng cảm trong cuộc sống. Câu 2 (5,0 điểm) Cảm nhận vẻ đẹp hình tượng Sông Đà trong đoạn trích sau:  "Hùng vĩ của sông Đà không phải chỉ có thác đá. Mà nó còn là những cảnh đá bờ sông, dựng vách thành,   mặt sông chỗ ấy lúc chỉ đúng ngọ mới có mặt trời. Có vách đá thành chẹt lòng Sông Đà như một cái yết hầu.   Đứng bên này bờ nhẹ tay ném hòn đá qua bên kia vách. Có quãng con nai con hổ đã có lần vọt từ bờ này sang   bờ kia. Ngồi trong khoang đò qua quãng ấy, đang mùa hè mà cũng thấy lạnh, cảm thấy mình như  đứng ở  hè   một cái ngõ mà ngóng vọng lên một khung cửa nào trên cái tầng nhà thứ mấy nào vừa  tắt phụt đèn điện. Lại như quãng mặt ghềnh Hát Loóng, dài hàng cây số nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn   luồng gió gùn ghè suốt năm như lúc nào cũng đòi nợ xuýt bất cứ người lái đò Sông Đà nào tóm được qua đấy.   Quãng này mà khinh suất tay lái thì cũng dễ lật ngửa bụng thuyền ra." (Trích Người lái đò Sông Đà – Nguyễn Tuân, Ngữ văn 12, Tập I, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020) ...................Hết.................. SỞ GD VÀ ĐT QUẢNG TRỊ KIỂM TRACUỐIKÌ I NĂM HỌC 2021 - 2022 TRƯỜNG THPT GIO LINH ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM Môn: Ngữ văn, lớp 12 (Đáp án và hướng dẫn chấm gồm 03 trang) ĐỀ: 002 9
  10. Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 3,0 1 Thể thơ: tự do 0,75 Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời chính xác như đáp án: 0,75 điểm. - Học sinh không trả lời đúng thể thơ: không cho điểm 2 Những dòng thơ thể 0,75 hiện lòng yêu nước, sự hy sinh anh dũng của cô gái mở đường: “Để cứu con đường đêm ấy khỏi bị thương/ Cho đoàn xe kịp giờ ra trận/ Em đã lấy tình yêu Tổ quốc của mình thắp lên ngọn lửa/Đánh lạc hướng thù.Hứng lấy luồng bom/ Em nằm dưới đất sâu” Hướng dẫn chấm: -Học sinh trảlờiđúng3-5 dòng thơ ởđápán:0,75điểm. - Học sinh trảlờiđúng 2 dòng thơởđápán:0,5 điểm. - Học sinh trảlời1 dòng đầu của đoạn trích:0,25 điểm. 3 Nội dung các dòng 1,0 thơ: - Diễn tả nỗi mất mát và vẻ đẹp tâm hồn, khẳng định sự bất tử của cô gáimở đường. - Bộc lộ tình cảm của tác giả đối vớinữ thanh niên xung phong: xót xa, yêu thương, ngợi ca… Hướng dẫn chấm: 10
  11. - Học sinh trả lời được 2 ý: 1,0 điểm. - Học sinh trả lời được ý 1: 0,75 điểm. - Học sinh trả lời được ý 2: 0,25 điểm 4 Học sinh rút ra một 0,5 thông điệp có ý nghĩa nhất đối với bản thân và lí giải thuyết phục. Có thể theo gợi ý sau: dũng cảm/dấn thân/ biết cống hiến/ biết ơn quá khứ… Hướng dẫn chấm: -Học sinh trình bày được thông điệp: 0,25 điểm. - Học sinh lí giải thuyết phục: 0,25 điểm. II LÀM VĂN 7,0 1 Viết đoạn văn về ý 2,0 nghĩa của lòng dũng cảm trong cuộc sống a. Đảm bảo yêu cầu 0,25 về hình thức đoạn văn Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoặc song hành. b. Xác định đúng vấn 0,25 đề cần nghị luận Trách nhiệm của thế hệ trẻ hôm nay đối với đất nước. c. Triển khai vấn đề 1,0 nghị luận Học sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ về trách nhiệm của thế 11
  12. hệ trẻ hôm nay đối với đất nước.Có thể theo hướng sau: - Dũng cảm là dám đối đầu với mọi khó khăn, gian nan, thử thách - Dũng cảm giúp bản thân mạnh mẽ, kiên cường, đương đầu, vượt qua khó khăn thử thách; giúp con người vươn đến thành công, được mọi người yêu mến; lan tỏa năng lượng tích cực, xã hội tốt đẹp hơn… - Phê phán những kẻ hèn nhát, bạc nhược. Hướng dẫn chấm: - Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; dẫn chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữ lí lẽ và dẫn chứng (0,75-1,0 điểm). - Lập luận chưa thật chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng nhưng không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không tiêu biểu (0,5 điểm). - Lập luận không chặt chẽ, thiếu thuyết phục: lí lẽ không xác đáng, không liên quan mật thiết đến vấn đề nghị luận, không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không phù hợp (0,25 điểm). Học sinh có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. 12
  13. d. Chính tả, ngữ 0,25 pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Hướng dẫn chấm: - Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. e. Sáng tạo 0,25 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. Hướng dẫn chấm: Học sinh huy động được kiến thức và trải nghiệm của bản thân để bàn luận về tư tưởng, đạo lí; có sáng tạo trong viết câu, dựng đoạn làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh. - Đáp ứng được 1 yêu cầu trở lên: 0,25 điểm. 2 Cảm nhận về hình 5,0 tượng Sông Đà trong đoạn trích. a. Đảm bảo cấu trúc 0,25 bài nghị luận Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề. b. Xác định đúng vấn 0,5 đề cần nghị luận Vẻ đẹp hình tượng Sông Đà trong đoạn trích. Hướng dẫn chấm: - Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5 điểm. - Học sinh xác định chưa đầy đủ vấn đề nghị luận: 0,25 điểm. 13
  14. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau: * Giới thiệu khái quát 0,5 về tác giả (0,25 điểm), tác phẩm và hình tượng Sông Đà trong đoạn trích (0,25 điểm). * Cảm nhận vẻ đẹp 2,5 Sông Đà trong đoạn trích: - Khái quát hình tượng Sông Đà: hình tượng trung tâm của tác phẩm, một con sông đặc biệt được miêu tả như một con người có tâm hồn, tính cách (hung bạo, trữ tình). - Hình tượng Sông Đà trong đoạn trích:Vẻ đẹp hung bạo của Sông Đà với cảnh đá bờ sông, mặt ghềnh Hát Loóng hùng vĩ, dữ dội. + Vách đá cao, hiểm trở; lòng sông hẹp; khúc sông tăm tối, âm u, lạnh lẽo, kì bí. + Mặt ghềnh Hát Loóng mênh mông, cuộn sóng, dữ dội, ào ạt; tiềm ẩn sự chết chóc - mối hiểm nguy với con người. - Hình tượng Sông Đà được khắc họa bằng thể tùy bút với ngôn ngữ, hình ảnh đặc sắc; câu văn co duỗi nhịp nhàng; nhiều thủ pháp nghệ thuật (so sánh, điệp, liên tưởng…), kết hợp kể, tả..; giọng 14
  15. điệu dồn dập, gấp gáp, mạnh mẽ… Hướng dẫn chấm: - Học sinh cảm nhận về vẻ đẹp Sông Đà đầy đủ, sâu sắc: 2,5 điểm. - Học sinh cảm nhận chưa đầy đủ hoặc chưa sâu sắc: 1,75 điểm - 2,25 điểm. - Cảm nhận chung chung, chưa rõ các nét đẹp của cảnh ven sông: 0,75 điểm - 1,25 điểm. - Cảm nhận sơ lược, không rõ các nét đẹp của cảnh ven sông: 0,25 điểm - 0,5 điểm. * Đánh giá 0,5 - Vẻ đẹp hung bạo cùng với vẻ đẹp trữ tình (ở khúc hạ nguồn) làm Sông Đà hiện lên như một công trình mĩ thuật kì vĩ của tạo hóa. Đó chính là chất vàng của thiên nhiên Tây Bắc. - Qua đoạn trích, tác giả bộc lộ niềm tự hào, tình yêu mến, ngợi ca vẻ đẹp thiên nhiên đất nước. - Đoạn trích thể hiện nét nổi bật trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân. Hướng dẫn chấm: - Học sinh đánh giá được 2 - 3 ý: 0,5 điểm. - Học sinh đánh giá được 1 ý: 0,25 điểm. d. Chính tả, ngữ 0,25 pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Hướng dẫn chấm: - Không cho điểm nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi chính tả, ngữ 15
  16. pháp. e. Sáng tạo 0,5 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. Hướng dẫn chấm: Học sinh biết vận dụng lí luận văn học trong quá trình phân tích, đánh giá; biết so sánh với các tác phẩm khác ; biết liên hệ vấn đề nghị luận với thực tiễn đời sống; văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc. - Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm. - Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm. Tổng điểm 10,0 ..........................Hết............................ 16
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0