intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Phù Đổng, Đại Lộc

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:12

7
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn cùng tham khảo "Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Phù Đổng, Đại Lộc" sau đây để biết được cấu trúc đề thi, cách thức làm bài thi cũng như những dạng bài chính được đưa ra trong đề thi. Từ đó, giúp các bạn học sinh có kế hoạch học tập và ôn thi hiệu quả.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Phù Đổng, Đại Lộc

  1. TRƯỜNG THCS PHÙ ĐỔNG KIỂM TRA CUỐI KỲ I - Môn: Ngữ văn – Lớp 6 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) * HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA Hình thức kiểm tra: Trắc nghiệm + Tự luận A/ MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I – MÔN NGỮ VĂN LỚP 6 Mức Tổng Tỉ lệ % tổng điểm độ nhận thức TT Nội Nhận Thông Vận Vận Số Kĩ dung/ biết hiểu dụng dụng CH năng đơn vị cao KT Số Thời Số Thời Số Thời Số Thời TN TL CH gian CH gian CH gian CH gian (phút) (phút) (phút) (phút) 4 10 4 15 2 20 1 10 45 60 Đọc Truyệ TNKQ TNKQ TNTL 1 hiểu n Ghi lại cảm 1* 45 1 45 40 xúc của 2 Viết 1* 1* 1* em về một bài thơ lục bát
  2. Tỷ lệ 20+10 25+10 15+10 10 60 40 90 % 100 Tổng 30% 35% 25% 10% 60% 40% Tỷ lệ chung 65% 35% 100%
  3. B/ BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I - MÔN NGỮ VĂN LỚP 6 Nội Số câu hỏi dung/ Mức độ theo mức độ nhận thức TT Kĩ năng Đơn vị đánh giá Nhận Thông Vận dụng Vận dụng kiến thức biết hiểu cao 1 Đọc hiểu Văn bản Nhận 4 4 2 truyện biết: TNKQ TNKQ TNTL ngắn - Nhận biết được chi tiết tiêu biểu, lời người kể chuyện và lời nhân vật. - Nhận ra cụm danh từ. - Công dụng của dấu ngoặc kép. Thông hiểu: - Xác định được đặc điểm của nhân vật thể hiện qua ngoại hình, hành động, ngôn ngữ, ý nghĩ, tình cảm, cảm xúc. - Hiểu được tác dụng của việc sử dụng từ láy trong văn bản; Vận
  4. dụng: - Nêu được bài học rút ra từ câu chuyện. - Trình bày được cách nghĩ, cách ứng xử của cá nhân gợi ra từ văn bản. 2 Viết Ghi lại Ghi lại cảm xúc cảm xúc của em về của em về 1* 1 1* 1 một bài một bài thơ lục thơ lục bát bát 4 4 TNKQ 2 TNTL 1TL Tổng TNKQ 1 TL* 1 TL* 1 TL* Tỉ lệ % 30 35 25 10 Tỉ lệ chung 65 35 C/ ĐỀ KIỂM TRA: PHÒNG GDĐT ĐẠI LỘC KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I Môn: NGỮ VĂN – Lớp 6 TRƯỜNG THCS PHÙ ĐỔNG Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề chính thức) I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Tụi bạn trong lớp không gạ đổi được con dế lửa của Lợi sứt, đâm ra ghét nó. Đứa nào cũng muốn làm Lợi sứt bẽ mặt, ít nhất một lần. Nhưng không con dế nào thắng được con dế lửa của Lợi sứt. Muốn thắng được Lợi sứt, phải kiếm được một con dế lửa thứ hai, chiến hơn, lì hơn, ngon hơn. Nhưng không thể đào đâu ra. Dế lửa là thứ “cao thủ” quý hiếm, lâu lâu mới thấy “ra giang hồ” một con. Bờ thửa, đụn cát toàn dế than, dế nhũi, dế mọi, dế cơm.
  5. Thằng Bảo móm bèn nghĩ mẹo. Đang ngồi trong lớp, nó thình lình thò tay tóm lấy túi quần Lợi sứt. Nó cầm hộp diêm nhốt dế qua lớp vải, lắc qua lắc lại thật mạnh. Nó xốc vài lần, con dế lửa nổi quạu, gáy inh ỏi. Thầy Phu đang chép bài trên bảng, nghe dế gáy ầm ĩ trong lớp, giận dữ quay xuống. Nhìn bộ mặt xanh lè xanh lét của Lợi, thầy đoán ra ngay thủ phạm. Một phút sau, hộp dế của Lợi sứt đã nằm trên bàn thầy trước ánh mắt hả hê của tụi bạn. Tai họa của Lợi sứt chưa dừng lại ở đó. Lợi sứt chắc mẩm sau buổi học, thế nào thầy Phu cũng trả lại hộp dế cho nó. Nhưng đến khi tiếng trống tan trường vang lên, thầy tìm hoài không thấy hộp dế đâu. Đến khi thầy sực nhớ ra, nhấc chiếc cặp to đùng lên, hộp diêm của Lợi sứt đã bị đè xẹp lép từ đời nào. Lợi khóc rưng rức khi đón cái hộp diêm méo mó từ tay thầy. Tôi nhớ gương mặt thầy Phu lúc đó trông áy náy ghê lắm, thầy ấp úng xin lỗi đứa học trò nhưng Lợi sứt không nghe thấy. Nó mải khóc, cặp mắt đỏ hoe, nước mắt nước mũi chảy thành dòng. Tất cả bọn tôi đều thấy lòng chùng xuống. Chẳng đứa nào sung sướng vì “trả thù” được Lợi nữa. Chẳng ai muốn thấy một “cao thủ dế” qua đời bằng cách đó. Bọn tôi chỉ ghét Lợi sứt thôi chứ không ghét con dế lửa của nó. Mà ngay cả Lợi sứt, khi nhìn thấy nó khóc như mưa bấc, bọn tôi cũng tan nát cõi lòng, chẳng còn tâm trạng nào mà ghét nó nữa. Lợi sứt chôn chú dế lửa dưới gốc cây bời lời sau vườn nhà nó. Nó đặt chú dế thân yêu vào hộp các-tông rồi kiếm một tờ báo có in màu bọc lại, buộc quanh bằng những sợi lá chuối tước mảnh. Đám tang chú dế, bọn tôi đều có mặt, im lìm, buồn bã, trang nghiêm. Không biết nghe đứa nào báo mà thầy Phu cũng đến. Thầy chắp hai tay sau lưng, lặng lẽ đứng nhìn Lợi sứt cử hành tang lễ cho chú dế. (Trích Tuổi thơ tôi, Nguyễn Nhật Ánh, Sương khói quê nhà, NXB Trẻ, 2012) Câu 1. Câu chuyện trong đoạn trích được kể bằng: A. lời của người kể chuyện B. lời của thầy giáo Phu C. lời của nhân vật Lợi D. lời của con dế lửa Câu 2: Các nhân vật trong đoạn trích được tác giả tập trung miêu tả ở những phương diện nào? A. hình dáng, ngôn ngữ, hành động B. lời thoại, ngoại hình, tâm trạng C. hành động, cảm xúc, suy nghĩ D. trang phục, suy nghĩ, việc làm Câu 3: Từ láy được sử dụng trong câu: Nó xốc vài lần, con dế lửa nổi quạu, gáy inh ỏi. có tác dụng gì? A. Diễn tả được cảm giác khó chịu khi nghe tiếng kêu vang. B. Diễn tả âm thanh tiếng gáy vang trong lớp học. C. Nhấn mạnh sự ồn ào, náo nhiệt trong lớp học. D. Thể hiện sự thích thú khi nghe tiếng dế gáy vang. Câu 4: Cụm danh từ trong câu: Nhìn bộ mặt xanh lè xanh lét của Lợi, thầy đoán ra ngay thủ phạm. là: A. nhìn bộ mặt xanh lè xanh lét B. bộ mặt xanh lè xanh lét của Lợi C. thầy đoán ra ngay thủ phạm D. đoán ra ngay thủ phạm Câu 5: Khi biết dế lửa chết, Lợi đã có phản ứng như thế nào? A. Lợi ngồi buồn bã. B. Lợi khóc rưng rức. C. Lợi tan nát cõi lòng. D. Lợi ấp úng xin lỗi. Câu 6: Vì sao trước cái chết của con dế lửa “Tất cả bọn tôi đều thấy lòng chùng xuống”? A. Vì lo sợ bạn sẽ giận dữ và trả thù lẫn nhau. B. Vì tiếc nuối con dế, ân hận và thương bạn. C. Vì không còn được niềm vui trêu đùa bạn. D. Vì không còn hy vọng được sở hữu con dế nữa.
  6. Câu 7. Từ được đặt vào dấu ngoặc kép trong câu: Chẳng đứa nào sung sướng vì “trả thù” được Lợi nữa. được hiểu như thế nào? A. Chỉ sự đánh đổi khi có hành động xấu xa. B. Chỉ hành động gây hại cho người khác. C. Chỉ sự trừng phạt việc làm sai của người khác. D. Chỉ hành động nghịch ngợm của trẻ con. Câu 8: Vì sao cái chết của con dế lửa lại tạo ra một sự thay đổi lớn trong tình cảm của các bạn dành cho Lợi? A. Các bạn cảm thấy Lợi là người bất hạnh, đáng thương. B. Các bạn nghĩ rằng Lợi đang rất cô đơn, luôn buồn bã. C. Các bạn nhận ra Lợi là một người nhân hậu, yêu loài vật. D. Các bạn nhận ra con dế lửa có giá trị rất lớn đối với Lợi. Câu 9: Nếu em là Lợi, sau đám tang chú dế, em sẽ có cách ứng xử như thế nào khi gặp lại Bảo? Câu 10: Từ câu chuyện trong đoạn trích, em rút ra được bài học gì cho bản thân? II. VIẾT (4.0 điểm) Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc của em khi đọc bài thơ sau: Côn Sơn suối chảy rì rầm Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai Côn Sơn có đá rêu phơi Ta ngồi trên đá như ngồi chiếu êm Trong ghềnh thông mọc như nêm Tìm nơi bóng mát ta lên ta nằm Trong rừng có trúc bóng râm Trong màu xanh mát ta ngâm thơ nhàn. (Bài ca Côn Sơn – Nguyễn Trãi) -------- Hết ------
  7. D/ HƯỚNG DẪN CHẤM VĂN 6 (Hướng dẫn chấm này có 02 trang) I. HƯỚNG DẪN CHUNG - Giám khảo cần chủ động nắm bắt nội dung trình bày của thí sinh để đánh giá tổng quát bài làm, tránh đếm ý cho điểm. Chú ý vận dụng linh hoạt và hợp lý Hướng dẫn chấm. - Đặc biệt trân trọng, khuyến khích những bài viết có nhiều sáng tạo, độc đáo trong nội dung và hình thức. - Điểm lẻ toàn bài tính đến 0.25 điểm, sau đó làm tròn theo quy định. II. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ Phần I: ĐỌC HIỂU (6 điểm) 1. Trắc nghiệm khách quan Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Phương án trả lời A C A B B B D C Điểm 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,75 0,75 2. Trắc nghiệm tự luận Câu 9 (0,5 điểm) Mức 1 (0,5 đ) Mức 2 (0,25 đ) Mức 3 (0đ) - Học sinh có thể nêu được HS nêu được cách ứng Trả lời sai hoặc không các cách ứng xử khác nhau, xử phù hợp nhưng chưa trả lời. song cần phù hợp với nội sâu sắc, toàn diện, diễn dung đoạn trích, đảm bảo đạt chưa thật rõ. chuẩn mực đạo đức, pháp luật. Gợi ý: + Tha thứ cho hành động nghịch dại của bạn, giữ mối quan hệ thân thiện với bạn; + Nhắc nhở bạn phải suy nghĩ kĩ trước khi làm một việc, giữ mối quan hệ thân thiện với bạn; … Câu 10 (1 điểm) Mức 1 (1 đ) Mức 2 (0,5 đ) Mức 3 (0đ) - Học sinh nêu được bài học rút Học sinh nêu được bài học, Trả lời nhưng ra ý nghĩa sâu sắc, phù hợp với phù hợp nhưng chưa sâu không chính xác, nội dung thể hiện trong đoạn sắc, diễn đạt chưa thật rõ. không liên quan trích. đến đoạn trích, Gợi ý: hoặc không trả
  8. - Biết cảm thông, chia sẻ, thấu lời. hiểu và bao dung; - Biết sống nhân hậu, yêu thương loài vật; - Không nên hành động xốc nổi để vô ý làm tổn thương người khác; … Phần II: VIẾT (4 điểm) Bảng tiêu chí chung: Tiêu chí Điểm 1. Cấu trúc đoạn văn 0.5 2. Nội dung 2.0 3. Trình bày, diễn đạt 1.0 4. Sáng tạo 0.5 Bảng chấm điểm cụ thể cho từng tiêu chí: 1. Tiêu chí 1: Cấu trúc đoạn văn (0.5 điểm) Điểm Mô tả tiêu chí Ghi chú 0.5 Bài viết đủ 3 phần: mở đoạn, thân đoạn và kết - Mở đoạn: Giới thiệu đoạn. Phần thân đoạn biết trình bày nhiều ý có Tác giả, tác phẩm, ý chung sự liên kết chặt chẽ với nhau. của cả bài - Thân bài: trình bày cảm xúc về bài thơ 0.25 Bài viết đủ 3 đoạn nhưng thân đoạn chỉ có một vài - Kết bài: khẳng định giá ý. trị nội dung, nghệ thuật Chưa tổ chức được bài văn thành 3 đ o ạ n . bài thơ, cảm xúc của 0.0 người viết 2. Tiêu chí 2: Nội dung (2.5 điểm)
  9. Điểm Mô tả tiêu chí Ghi chú 2.0 - Lựa chọn và giới thiệu được các câu Đoạn văn có thể trình (Mỗi ý thơ, ý thơ hay, tiêu biểu. bày theo nhiều cách trong - phát hiện được các phép tu từ so sánh, khác nhau nhưng tiêu chí điệp ngữ và phân tích được tác dụng của cần thể hiện được được chúng những tiêu chí đã trình tối đa 0.5 - Trình bày được những nhận xét, đánh giá, bày điểm) cảm xúc, … của người viết khi đọc bài thơ - Thấy được tình yêu thiên nhiên tha thiết, tình yêu quê hương đằm thắm của Nguyễn Trải 1,25 -1,75 - Viết được đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ lục bát nhưng chưa sâu sắc. Giới thiệu được sơ lược về không gian, - Các ý ki ến được trình bày theo trình tự hợp lý nhưng đôi chỗ chưa chặt chẽ. - Có dẫn ch ứ n g và n hậ n x ét , đá n h g iá , t hể h i ện cả m x úc nhưng chưa cụ thể và thiếu chân thực, còn gượng ép. - Có nêu được ý nghĩa nhưng tính thuyết phục chưa cao
  10. 0,5 – 1,0 - Biết trình bày cảm xúc nhưng nội dung chưa cụ thể, rõ ràng. - Các ý kiến còn rời rạc, chưa thể hiện được sự logic về nội dung. 0.0 Bài làm quá sơ sài hoặc không làm bài. 3. Tiêu chí 3: Trình bày, diễn đạt (1.0 điểm) Điểm Mô tả tiêu chí
  11. 0.75 -1.0 - Vốn từ ngữ phong phú, kiểu câu đa dạng đảm bảo sự logic giữa các câu, các đoạn trong bài văn. Mắc vài lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Chữ viết cẩn thận, rõ ràng, bài văn trình bày sạch sẽ, ít gạch, xóa… 0,25-0,5 - Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Chữ viết không rõ ràng, khó đọc, bài văn trình bày chưa sạch sẽ… 4. Tiêu chí 4: Sáng tạo (0.5 điểm) Điểm Mô tả tiêu chí
  12. 0.5 Có sáng tạo trong cách trình bày cảm xúc và diễn đạt. 0,25 Có thể hiện được sự sáng tạo nhưng chưa đậm nét. 0.0 Chưa có sự sáng tạo.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2