intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Kim Đồng, Hội An

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:6

4
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn có thêm tài liệu ôn tập, củng cố lại kiến thức đã học và rèn luyện kỹ năng làm bài tập, mời các bạn cùng tham khảo ‘Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Kim Đồng, Hội An’ dưới đây. Hy vọng sẽ giúp các bạn tự tin hơn trong kỳ thi sắp tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Kim Đồng, Hội An

  1. MA TRẬN, ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I NĂM HỌC 2023-2024 Môn: Ngữ văn – Lớp 7 (Thời gian: 90 phút) I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA - Thu thập thông tin, đánh giá mức độ đạt được của quá trình dạy học (từ tuần 1 đến tuần 15) so với yêu cầu đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục. - Nắm bắt khả năng học tập, mức độ phân hóa về học lực của học sinh. Trên cơ sở đó, giáo viên có kế hoạch dạy học phù hợp với đối tượng học sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn. II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA - Hình thức: Trắc nghiệm + Tự luận. - Cách thức: Kiểm tra chung toàn trường. III. THIẾT LẬP MA TRẬN Mức độ nhận thức Tổng TT Kĩ năng Nội dung/đơn vị Nhận Thông Vận V. dụng % kĩ năng dụng biết hiểu cao điểm TN TL TN TL TN TL TN TL Đọc hiểu Đoạn thơ/ Bài thơ bốn chữ, năm chữ. Số câu 4 0 3 1 0 1 0 1 10 1 Tỉ lệ % 20 15 10 10 5 60 điểm Viết Viết bài văn biểu cảm về con người. Số câu 0 1* 0 1* 0 1* 0 1* 1 2 Tỉ lệ % 10 15 10 0 5 40 điểm Tỉ lệ % điểm các mức độ 70 30 100
  2. BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA ĐẶC TẢ CUỐI KÌ I MÔN NGỮ VĂN 7 NĂM HỌC 2023-2024 Nội T Kĩ dung/Đơ Mức độ đánh giá T năng n vị kiến thức Nhận biết: - Nhận biết được thể thơ. - Nhận biết từ láy. Đoạn/ - Xác định được số từ, phó từ. Thông hiểu: Đọc Bài thơ 1 - Hiểu nội dung, chi tiết, hình ảnh trong văn bản. hiểu bốn chữ, - Hiểu được tác dụng biện pháp tu từ. Vận dụng: năm chữ - Bài học được rút ra từ văn bản. Vận dụng cao: - Viết đoạn văn (ít nhất 5 – 7 dòng) trình bày cảm nhận về chi tiết, hình ảnh trong văn bản. Nhận biết: - Xác định được kiểu bài, bố cục, đối tượng cần biểu cảm. - Xác định cách trình bày bài văn biểu cảm. Thông hiểu: Viết bài - Hiểu nội dung ý nghĩa văn biểu - Lựa chọn hình ảnh, đặc điểm tiêu biểu để biểu cảm. 2 Viết - Sắp xếp, trình bày các ý theo trình tự hợp lí. cảm về Vận dụng: con người. - Vận dụng các kĩ năng dùng từ, viết câu, các phép tu từ, cách sử dụng các yếu tố tự sự, miêu tả để biểu cảm. Vận dụng cao: Giọng văn trữ tình, giàu cảm xúc, lời văn trong sáng, mượt mà, sáng tạo trong cách kể chuyện và diễn đạt. TRƯỜNG: THCS KIM ĐỒNG KIỂM TRA CUỐI KỲ I NĂM HỌC 2023–2024 MÔN: NGỮ VĂN - Lớp: 7 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề có 02 trang) Ngày kiểm tra:…../…../ ……
  3. Họ và tên học sinh.......................................................Lớp........................................... Phòng thi.............. I. ĐỌC – HIỂU :(6,0 điểm) Đọc bài thơ sau: MẸ VẮNG NHÀ NGÀY BÃO Mấy ngày mẹ về quê Là mấy ngày bão nổi Nhưng chị vẫn hái lá Con đường mẹ đi về Cho thỏ mẹ, thỏ con Cơn mưa dài chặn lối. Em thì chăm đàn ngan Sáng lại chiều no bữa Hai chiếc giường ướt một Bố đội nón đi chợ Ba bố con nằm chung Mua cả về nấu chua… Vẫn thấy trống phía trong Nằm ấm mà thao thức. Thế rồi cơn bão qua Nghĩ giờ này ở quê Bầu trời xanh trở lại. Mẹ cũng không ngủ được Mẹ về như nắng mới Thương bố con vụng về Sáng ấm cả gian nhà. Củi mùn thì lại ướt. (Đặng Hiển, Nguồn Tiếng Việt 4, NXB GD 2015) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1(0.5đ). Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào? A. Thơ bốn chữ. B. Thơ năm chữ. C. Thơ tự do. D. Thơ lục bát. Câu 2(0.5đ). Xác định số từ có trong câu thơ : “Mấy ngày mẹ về quê”. A. Mấy. ` B. Ngày. C. Mẹ. D. Về quê. Câu 3(0.5đ). Trong bài thơ, tác giả đã sử dụng mấy từ láy? A. Một từ. ` B. Hai từ. C. Ba từ. D. Bốn từ. Câu 4 (0.5đ). Có mấy phó từ được sử dụng trong câu thơ : “Mẹ cũng không ngủ được.” A. Một. ` B. Hai. C. Ba. D. Bốn. Câu 5(0.5đ). Tình cảm, cảm xúc của con dành cho mẹ trong bài thơ là gì? A. Tình cảm yêu thương và nhớ mong mẹ. B. Tình cảm yêu thương và biết ơn mẹ.
  4. C. Niềm vui sướng khi có mẹ bên cạnh. ` D. Niềm vui sướng và kính trọng mẹ. Câu 6(0.5đ). Những câu thơ nào thể hiện tình cảm của mẹ dành cho ba bố con? A. “Vẫn thấy ấm phía trong / Nằm ấm mà thao thức.” ` B. “ Mẹ cũng không ngủ được / Thương bố con vụng về.” C. “Bố đội nón đi chợ / Mua cá về nấu chua”. D. “Mẹ về như nắng mới / Sáng ấm cả gian nhà.” Câu 7(0.5đ). Khổ thơ sau thể hiện điều gì về cuộc sống của ba bố con khi mẹ vắng nhà? “Nhưng chị vẫn hái lá Cho thỏ mẹ, thỏ con Em thì chăm đàn ngan Sáng lại chiều no bữa Bố đội nón đi chợ Mua cả về nấu chua…” A. Cuộc sống vẫn diễn ra như thường nhật vì hai con đã trưởng thành hơn, người bố cũng biết lo toan. B. Cuộc sống bị đảo lộn, đồ đạc không ngăn nắp do thiếu bàn tay sắp xếp của mẹ trong các công việc nhà. C. Cuộc sống buồn tẻ, cô đơn, công việc nhà bị bỏ dở do mẹ không thể về vì trời mưa bão kéo dài. D. Cuộc sống tự do, không cần phải làm những công việc nhà, mặc kệ mọi thứ vì không có mẹ o ép như mọi ngày. Câu 8(1.0đ). Nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong 2 câu thơ cuối: “Mẹ về như nắng mới Sáng ấm cả gian nhà.” Câu 9 (1.0đ). Em rút ra bài học nào sau khi đọc bài thơ trên? Câu 10(0.5đ). Em cảm nhận như thế nào về hình ảnh người mẹ trong bài thơ? (Viết đoạn văn khoảng 5 - 7 dòng). II. LÀM VĂN: (4.0 điểm). Viết bài văn biểu cảm về người bạn mà em yêu quý . ……………….HẾT……………… TRƯỜNG THCS KIM ĐỒNG HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: NGỮ VĂN - LỚP: 7 KIỂM TRA CUỐI KỲ I NĂM HỌC 2023–2024 (Hướng dẫn chấm gồm có 02 trang) A. HƯỚNG DẪN CHUNG
  5. - Giám khảo cần chủ động nắm bắt nội dung trình bày của thí sinh để đánh giá tổng quát bài làm, tránh đếm ý cho điểm. Chú ý vận dụng linh hoạt và hợp lý Hướng dẫn chấm. - Đặc biệt trân trọng, khuyến khích những bài viết có nhiều sáng tạo, độc đáo trong nội dung và hình thức. - Điểm lẻ toàn bài tính đến 0.25 điểm, sau đó làm tròn theo quy định. B. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ Phần I: Nội dung Đọc - hiểu ( 6 điểm) 1. Trắc nghiệm khách quan (3,5 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 Phướng án B A B C A B A trả lời Điểm 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 2. Trắc nghiệm tự luận ( 2,5 điểm) Câu 8 (1đ): Mức 1 (1 đ) Mức 2 (0,5 đ) Mức 3 (0đ) Học sinh nêu đúng được tác dụng của biện pháp tu từ: Học sinh nêu Trả lời sai So sánh. được nhưng hoặc không Gợi ý: chưa sâu sắc, trả lời. - Tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. diễn đạt chưa - Nhấn mạnh niềm vui của cả nhà khi mẹ về. Mẹ về đã rõ. xua tan đi sự trống trải, sự mong mỏi của mọi người, mang theo bao niềm vui, sự tươi sáng và ấm áp cho gia đình. Câu 9 (1 điểm) Mức 1 (1 đ) Mức 2 (0,5 đ) Mức 3 (0đ) - Học sinh nêu được bài học rút ra cho bản thân, đảm Học sinh nêu Trả lời bảo phù hợp với nội dung thể hiện trong bài thơ, đảm được bài học nhưng bảo chuẩn mực đạo đức, pháp luật. được gợi ra từ không Gợi ý: bài thơ, phù chính xác, hợp nhưng không liên - Gia đình là tổ ấm quan trọng nhất của mỗi người. Nơi chưa sâu sắc, quan đến đó ta luôn được yêu thương, chia sẻ. Dù vui buồn hay diễn đạt chưa đoạn trích, khó khăn, gia đình là điểm tựa tinh thần vững chắc. thật rõ. hoặc không - Vì vậy, hãy trân trọng, giữ gìn mái ấm gia đình, luôn trả lời. quan tâm, yêu thương, chia sẻ nhau trong những công việc nhà, … để gia đình luôn hạnh phúc, bình yên. Câu 10: (0,5 điểm) Mức 1 (0,5 đ) Mức 2 (0,25 đ) Mức 3 (0đ) Học sinh viết được đoạn văn ngắn nêu Học sinh nêu được Trả lời sai hoặc
  6. cảm nhận của bản thân về hình ảnh suy nghĩ của bản thân không trả lời. người mẹ trong bài thơ. nhưng chưa sâu sắc, Gợi ý: diễn đạt chưa rõ. - Người mẹ giàu tình yêu thương, luôn chăm lo, vun vén cho gia đình. Phần II: VIẾT (4 điểm) Nội dung Điểm a. Đảm bảo cấu trúc của bài văn biểu cảm 0,25 - Mở bài: Giới thiệu người bạn mà em yêu quý . -Thân bài: Tình cảm, cảm xúc dành cho người bạn đó. - Kết bài: Khẳng định lại tình cảm yêu quý của mình dành cho người bạn đó. b. Xác định đúng yêu cầu của đề. 0,25 Bài văn biểu cảm về người bạn mà em yêu quý. c. Kể lại trải nghiệm 2,5 HS có thể triển khai bài văn biểu cảm theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các yêu cầu: - Sử dụng phương thức biểu cảm kết hợp với miêu tả vài nét nổi bật trong ngoại hình, tính cách của người bạn đó. - Kể lại ngắn gọn kỉ niệm sâu sắc của em và người bạn đó. -Bộc lộ suy nghĩ tình cảm của em đối với người bạn em yêu quý . d. Chính tả, ngữ pháp 0.5 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt e. Sáng tạo 0,5 Có sáng tạo trong cách kể chuyện và diễn đạt.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2