intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Quế An, Quế Sơn

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:5

6
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với mong muốn giúp các bạn có thêm tài liệu ôn tập thật tốt trong kì thi sắp tới. TaiLieu.VN xin gửi đến các bạn ‘Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Quế An, Quế Sơn’. Vận dụng kiến thức và kỹ năng của bản thân để thử sức mình với đề thi nhé! Chúc các bạn đạt kết quả cao trong kì thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Quế An, Quế Sơn

  1. PHÒNG GDĐT QUẾ SƠN KIỂM TRA CUỐI KÌ I NĂM HỌC 2023 - 2024 TRƯỜNG THCS QUẾ AN MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 8 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC I. ĐỌC - HIỂU: (6.0 điểm) Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: TỰ TRÀO Chẳng phải quan mà chẳng phải dân, Ngơ ngơ ngẩn ngẩn hóa ra đần. Hầu con chè rượu ngày sai vặt, Lương vợ ngô khoai tháng phát dần. Có lúc vểnh râu vai phụ lão, Cũng khi lên mặt dáng văn thân. Sống lâu, lâu để làm gì nhỉ? Lâu để mà xem cuộc chuyển vần. (In trong Thơ văn Trần Tế Xương, NXBVH, 2010) Chọn phương án đúng và ghi vào giấy làm bài kiểm tra (Từ câu 1 đến câu 7 mỗi câu 0,5 điểm). Ví dụ câu 1 chọn phương án A, ghi là 1A Câu 1: Bài thơ trên được sáng tác theo thể thơ nào? A. Thơ lục bát. B. Thơ thất ngôn tứ tuyệt. C. Thơ thất ngôn bát cú Đường luật. D. Thơ song thất lục bát. Câu 2: Bài thơ trên, vần của chữ cuối các câu thơ nào liền vần với nhau? A. Chữ cuối của các câu: 1,2,3,4,5,6,7,8. B. Chữ cuối của các câu: 1,2,4,6,8. C. Chữ cuối của các câu: 2,4,6,8. D. Chữ cuối của các câu: 4,6,8. Câu 3: Phương thức biểu đạt chính của bài thơ là gì? A. Tự sự. B. Biểu cảm. C. Miêu tả. D. Nghị luận Câu 4: Hai câu thơ: “Có lúc vểnh râu vai phụ lão / Cũng khi lên mặt dáng văn thân” tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? A. Điệp ngữ. B. Đối ngữ. C. Đảo ngữ. D. Đối ngữ, đảo ngữ Câu 5: Nội dung chính bài của thơ thể hiện điều gì ? A. Bài thơ tả cảnh sinh hoạt của gia đình. B. Bài thơ tả cảnh lao động vất vả của gia đình. C. Bài thơ là bức tự họa lại chính bức chân dung của tác giả.
  2. D. Bài thơ bộc lộ nỗi niềm thương vợ, thương con của tác giả. Câu 6: Ý nghĩa của hai câu thơ: “Hầu con chè rượu ngày sai vặt / Lương vợ ngô khoai tháng phát dần” như thế nào? A. Được vợ con hầu hạ, sống bằng tiền lương của vợ B. Nhà thơ được vợ con chăm sóc chu đáo. C. Cuộc sống khó khăn của nhà thơ. D. Nỗi vất vả của vợ con. Câu 7: Nhân vật trữ tình trong bài thơ có tâm trạng như thế nào? A. Cô đơn, buồn tủi. B. Thanh cao, lạc quan. C. Vui mừng, sung sướng. D. Căm phẩn, uất ức. Câu 8 (1,0 điểm): Nhà thơ Trần Tế Xương đã bộc lộ tâm sự và nỗi niềm của mình như thế nào qua bài thơ Tự trào? Câu 9 (1,0 điểm): Phân tích một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật trào phúng của tác giả được sử dụng trong bài thơ trên? Câu 10 (0,5 điểm): Từ nội dung của bài thơ, em hãy viết một đoạn văn khoảng từ 5-7 câu trình bày mục tiêu và hướng phấn đấu của bản thân trong việc học tập của mình. II. VIẾT (4,0 điểm) Viết bài văn kể lại một chuyến đi (tham quan một di tích lịch sử, văn hoá) ở địa phương em. ------------------------- Hết ------------------------- (Đề gồm có 2 trang)
  3. PHÒNG GD & ĐT QUẾ SƠN ĐÁP ÁN CỦA ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ I TRƯỜNG THCS QUẾ AN NĂM HỌC 2023 – 2024 MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 8 Phần Tiêu chí đánh giá Điểm PHẦN I. ĐỌC - HIỂU: (6. 0 điểm) Câu Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Đáp án C B B D C A B 3,5 đ - Từ câu 1 đến câu 7: mỗi câu đúng ghi 0,5 điểm * Đối với HSKT (Trần thi Lệ Hiệp, Ông Thị Nhật Kim, Trần Oai Tuấn): chọn trả lời đúng được 3-4 câu ghi 3,5 điểm Câu 8 - Bài thơ là bức tự họa lại chính bức chân dung của tác giả. Nhà thơ tự 0,5 đ nhận mình là kẻ không có địa vị gì, đần độn, suốt ngày ngớ ngẩn được vợ con hầu hạ, sống bằng đồng lương của vợ mà vênh vểnh tự đắc. - Bài thơ còn là bức tự trào của tác giả trước cuộc đời có những sự 0,5 đ chuyển biến đi xuống; đất nước bị thực dân Pháp xâm lược, bọn quan lại thối nát...nhưng tác giả vẫn giữ được nét thanh cao của bản thân * HSKT (Trần thi Lệ Hiệp, Ông Thị Nhật Kim, Trần Oai Tuấn): Nêu đúng được 1 ý ghi: 1,0 điểm Câu 9 HS phân tích được một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật trào 1,0đ phúng của bài thơ: - Đối tượng được nói đến (tác giả) - Việc sử dụng từ ngữ gợi hình ảnh - Các biện pháp tu từ (điệp ngữ, đảo ngữ, đối ngữ, từ láy tượng hình) - Nghệ thuật trào phúng châm biếm, mỉa mai của nhà thơ. * HSKT (Trần thi Lệ Hiệp, Ông Thị Nhật Kim, Trần Oai Tuấn): Cần nêu đúng được 2, ý ghi: 1,0 điểm Câu 10 - Yêu cầu về hình thức: HS trình bày được đoạn văn theo mô hình cấu 0,5 đ trúc đoạn Tổng-Phân-Hợp. - Về nội dung: Nêu được mục tiêu và hướng phấn đấu trong học tập của bản thân a. Mở đoạn: Tầm quan trọng và tác dụng của việc học tập đối với mỗi học sinh nói chung và của bản thân nói riêng b. Thân đoạn: Triển khai bằng lý lẽ và dẫn chứng để làm rõ các ý + Có học tập tốt mới đạt được kết quả tốt
  4. + Học tập tốt để có tương lai cuộc sống sau này + Mỗi người cần phải biết vượt qua mọi khó khăn, khắc phục mọi điều kiện hoàn cảnh để học tập tốt … + Phê phán những bạn chưa có mục tiêu phương hướng học tập c. Kết đoạn: - Khẳng định lại tầm qau trọng và tác dụng của việc hoc. Lưu ý: GV linh hoạt trong cách ghi điểm cho phù hợp * HSKT(Trần thi Lệ Hiệp, Ông Thị Nhật Kim, Trần Oai Tuấn): Tùy theo mức độ mà GV định điểm. Có thể HS viết được vài ba câu nêu được tầm quan trọng của việc học tập, ghi 0,5 điểm PHẦN 2: VIẾT ( 4.0 điểm) Tiêu chí đánh giá Điểm A. Yêu cầu chung: - Học sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng để viết bài văn tự sự. - Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng, diễn đạt mạch lạc, hạn chế mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. * HSKT (Trần thi Lệ Hiệp, Ông Thị Nhật Kim, Trần Oai Tuấn): Yêu cầu viết được một hai đoạn văn kể lại sự việc mình đã đi tham quan một nơi nào đó. Cảnh vật ở nơi đó như thế nào. Tùy mức độ, đánh giá ghi điểm B. Yêu cầu cụ thể về hình thức và nội dung: 0,5 đ a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự - Bài làm có cấu trúc, bố cục rõ ràng: Mở bài, Thân bài, Kết bài; - Các ý được sắp xếp theo một trình tự hợp lí (thời gian, không gian, diễn biến của sự việc; phân đoạn theo trình tự diễn biến của sự việc). b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Kể lại một chuyến đi tham quan (di tích lịch sử, 0,5 đ văn hoá) ở địa phương . c. Triển khai bài văn theo trình tự hợp lí 2,0 đ - HS triển khai bài văn theo bố cục Mở bài, Thân bài, Kết bài. Bài viết cần có lối diễn đạt rõ ràng, mạch lạc; ngôn ngữ phong phú, dễ hiểu; - Nêu được cảm xúc và niềm tự hào của mình về lịch sử dân tộc và giữ gìn vẻ đẹp của dân tộc, quê hương nơi mình sinh sống. Dưới đây là một số gợi ý: 1. Mở bài: - Giới thiệu lí do, mục đích của chuyến tham quan, bày tỏ khái quát cảm xúc ban đầu 2. Thân bài - Kể được diễn biến chuyến đi: cảnh vật trên đường đi, trình tự chuyến tham quan, những hoạt động chính trong chuyến đi… - Nêu được ấn tượng về những đặc điểm nổi bật của di tích: phong cảnh, công trình, các hình ảnh, nét đặc sắc,… 3. Kết bài: Thể hiện được cảm xúc, suy nghĩ của bản thân: tự hào, yêu mến, biết ơn… d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. 0,5 đ
  5. e. Sáng tạo: Bố cục rõ ràng, lời văn mạch lạc, giàu hình ảnh, cảm xúc, bài làm sạch 0,5 đ đẹp, chữ viết tốt, không có sửa chữa,..
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2