intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Lai Thành

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:11

7
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời quý thầy cô và các em học sinh tham khảo “Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Lai Thành”. Hi vọng tài liệu sẽ là nguồn kiến thức bổ ích giúp các em củng cố lại kiến thức trước khi bước vào kì thi sắp tới. Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Lai Thành

  1. MA TRẬN PHÒNG GD & ĐT HUYỆN KIM SƠN MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS LAI THÀNH NĂM HỌC: 2022 – 2023 MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 9 Thời gian làm bài: 90 phút MỨC ĐỘ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Cộng NLĐG I. Đọc hiểu - Xác định phương - Tìm và nêu tác -Ngữ liệu: Văn thức biểu đạt dụng của biện bản văn học. chính pháp tu từ -Tiêu chí lựa chọn - HS nhận biết một ngữ liệu: Một chi tiết trong HS rút ra được đoạn văn ngắn truyện để trả lời bài học từ câu ngoài sách giáo câu hỏi. chuyện. khoa Số câu 2.0 2.0 4 Số điểm 1.0 20 3.0 Tỉ lệ % 10% 20% 30% II. Tạo lập văn Viết được Viết được bài bản đoạn văn văn nghị luận về ngắn theo một đoạn trích yêu cầu trong tác phẩm truyện. Số câu 1 1 2 Số điểm 2 5 7 Tỉ lệ % 20% 50% 70% Tổng số câu 2.0 2.0 1 1 6 Tổng số điểm 1.0 20 2 5 10 Tổng tỉ lệ % 10% 20% 20% 50 % 100%
  2. PHÒNG GD & ĐT HUYỆN KIM SƠN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS LAI THÀNH NĂM HỌC 2022 – 2023 Môn: Ngữ văn – Lớp 9 Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề gồm 02 trang) I. ĐỌC – HIỂU: (3.0 điểm) Đọc câu chuyện sau và trả lời câu hỏi: CÂU CHUYỆN CỦA HAI HẠT MẦM Có hai hạt mầm nằm cạnh nhau trên một mảnh đất màu mỡ. Hạt mầm thứ nhất nói: - Tôi muốn lớn lên thật nhanh. Tôi muốn bén rễ sâu xuống lòng đất và đâm chồi nảy lộc xuyên qua lớp đất cứng phía trên...Tôi muốn nở ra những cánh hoa dịu dàng như dấu hiệu chào đón mùa xuân... Tôi muốn cảm nhận sự ấm áp của ánh mặt trời và thưởng thức những giọt sương mai đọng trên cành lá. Và rồi hạt mầm mọc lên. Hạt mầm thứ hai bảo: - Tôi sợ lắm. Nếu bén những nhánh rễ vào lòng đất sâu bên dưới, tôi không biết sẽ gặp phải điều gì ở nơi tối tăm đó. Và giả như những chồi non của tôi có mọc ra, đám côn trùng sẽ kéo đến và nuốt ngay lấy chúng. Một ngày nào đó, nếu những bông hoa của tôi có thể nở ra được thì bọn trẻ con cũng sẽ vặt lấy mà đùa nghịch thôi. Không, tốt hơn hết là tôi nên nằm ở đây cho đến khi cảm thấy thật an toàn đã. Và rồi hạt mầm nằm im và chờ đợi. Một ngày nọ, một chú gà đi loanh quanh trong vườn tìm thức ăn, thấy hạt mầm nằm lạc lõng trên mặt đất bèn mổ ngay lập tức. Trong cuộc sống sẽ luôn có những cơ hội cho những ai dám chấp nhận mạo hiểm, trải nghiệm những thử thách, mạnh dạn vượt qua những khuôn khổ lối mòn để bước lên những con đường mới. Câu 1. (0,5 điểm): Hãy xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên. Câu 2. (0.5 điểm): Vì sao hạt mầm thứ 2 lại nằm im và chờ đợi? Câu 3 (1.0 điểm): Chỉ ra 1 biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn sau và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó: … “Tôi muốn lớn lên thật nhanh. Tôi muốn bén rễ sâu xuống lòng đất và đâm chồi nảy lộc xuyên qua lớp đất cứng phía trên...Tôi muốn nở ra những cánh hoa dịu dàng như dấu hiệu chào đón mùa xuân... Tôi muốn cảm nhận sự ấm áp của ánh mặt trời và thưởng thức những giọt sương mai đọng trên cành lá”…. Câu 4. (1.0 điểm): Em rút ra bài học gì cho bản thân từ câu chuyện trên? II. TẬP LÀM VĂN: (7.0 điểm) Câu 1. (2.0 điểm): Em hãy viết 1 đoạn văn (khoảng 200 chữ), trình bày suy nghĩ của em về vai trò của ước mơ trong cuộc sống.
  3. Câu 2. (5.0 điểm): Cảm nhận của em về tâm trạng của nhân vật ông Hai trong đoạn trích sau: Cổ ông lão nghẹn ắng hằn lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi, tưởng như đến không thở được. Một lúc lâu ông mới rặn è è, nuốt một cái gì vướng ở có, ông cất tiếng hỏi, giọng lạc hẳn đi: - Liệu có thật không hở bác? Hay là chỉ lại … [...] Ông lão vờ vờ đứng lảng ra chỗ khác, rồi đi thẳng [...] Ông Hai củi gằm mặt xuống mà đi. Ông thoáng nghĩ đến vụ chủ nhà. Về đến nhà, ông Hai nằm vật ra giường, mấy đứa trẻ thấy bố hôm nay có vẻ khác, len lét đưa nhau ra đầu nhà chơi sặm chơi sụi với nhau. Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu... Ông lão năm chặt hai tay lại mà rít lên: - Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này. (Làng – Kim Lân) ................HẾT............. BAN GIÁM HIỆU KÍ DUYỆT GIÁO VIÊN THẨM ĐỊNH ĐỀ GIÁO VIÊN RA ĐỀ TRUNG VĂN ĐỨC TRẦN THỊ THANH HƯỜNG PHẠM THỊ HÀ
  4. PHÒNG GD & ĐT HUYỆN KIM SƠN. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC TRƯỜNG THCS LAI THÀNH00 NĂM HỌC: 2022 – 2023 Môn: Ngữ Văn – Lớp 9 Hướng dẫn chấm gồm 04 trang. Phần Câu Nội dung Điểm ĐỌC HIỂU 1 Phương thức biểu đạt 0.5 chính: Tự sự 2 Hạt mầm thứ 2 nằm im và chờ đợi vì: Hạt 0.5 mầm sợ nơi tối tăm, sợ đám côn trùng sẽ kéo đến và nuốt ngay, sợ bọn trẻ con sẽ vặt lấy mà đùa nghịch nên nằm im cho đến khi cảm thấy thật an toàn. 3 - Biện pháp tu từ: Điệp 0,5 ngữ: tôi muốn * Nếu học sinh chỉ xác định được biện pháp tu 0.5 từ mà không chỉ ra từ ngữ thì chỉ được 0.25 điểm. - Tác dụng: nhấn mạnh và diễn tả những khát khao, ước mơ của hạt mầm thứ nhất. Làm cho câu văn gợi hình ảnh, biểu cảm và giàu nhịp điệu. * Nếu học sinh xác định biện pháp tư từ khác (Nhân hóa, ẩn dụ và nêu được tác dụng thì vẫn được điểm tối
  5. đa. 4 Bài học rút ra từ câu 1.0 chuyện: Mã hóa: Mã 1: Làm đầy đủ. (1.0 Mã 2: điểm) một phần. (0.5 điểm) HS trả lời đầy đủ 2 ý Hs trả lời được 1 sau: trong 2 ý sau: - Cuộc sống sẽ luôn có - Cuộc sống sẽ luôn những cơ hội cho có những cơ hội cho những ai dám chấp những ai dám chấp nhận mạo hiểm, trải nhận mạo hiểm, trải nghiệm những thử nghiệm những thử thách. thách. - Mỗi người cần mạnh - Mỗi người cần dạn vượt qua những mạnh dạn vượt qua thử thách, khó khăn để những thử thách, thực hiện ước mơ và khó khăn để thực thấy được giá trị của hiện ước mơ và bản thân. thấy được giá trị của bản thân. Lưu ý: * Hs có thể có cách lý giải khác nhưng có ý phù hợp thì GV vẫn linh động cho điểm. TẠO LẬP VĂN BẢN 1 Yêu cầu về kỹ năng : 0.5 - Đảm bảo thể thức của một đoạn văn có đủ các phần mở đoạn, phát triển đoạn, kết đoạn. - Đảm bảo kết cấu đoạn văn, diễn đạt mạch lạc, chữ viết cẩn thận, sạch sẽ, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp, đáp ứng theo yêu cầu. Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể trình 1.5 bày theo nhiều cách nhưng cần phải đảm bảo một số ý cơ bản sau: * Giới thiệu ngắn gọn vấn đề nghị luận
  6. * Giải thích + Ước mơ là những dự định, khát khao mà mỗi người chúng ta mong muốn đạt được trong thời gian ngắn hoặc dài. + Ước mơ chính là động lực để chúng ta vạch ra để đạt được điều mà chúng ta mong muốn * Bàn luận: - Khẳng định vai trò, ý nghĩa của ước mơ: + Là ngọn đuốc sáng hướng chúng ta đến điều tốt đẹp + Ước mơ chính là mong muốn được cống hiến sức lực của mình cho xã hội và khi chúng ta đạt được ước mơ cũng là lúc chúng ta được thừa nhận năng lực của mình + Con đường dẫn tới ước mơ vô cùng khó khăn vì vậy mỗi người cần phải kiên trì, bền chí, vượt qua chinh phục những khó khăn đó. Tự rèn luyện bản thân mỗi ngày để đạt được những điều mà ta mong muốn. + Cuộc sống mà không có ước mơ thì sẽ không xác định được mục tiêu sống, lí tưởng sống. (cần đưa ra dẫn chứng cụ thể) - Mở rộng, phản đề: Bên cạnh những bạn
  7. luôn có những ước mơ, khát khao, hoài bão thì vẫn còn rất nhiều bạn chứ xác định được lí tưởng sống của mình * Bài học nhận thức và hành động: Ước mơ là điều mà ai cũng nên có và cần có vì nó sẽ giúp chúng ta có được thành công. Là một học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường cần xác định được mục dích, lí tưởng sống và ước mơ của mình để từ đó chúng ta phải phấn đấu, ra sức cố gắng học tập, vươn lên và chạm tới những điều tốt đẹp nhất trong cuộc sống. Lưu ý: * HS có thể diễn đạt nhiều cách khác nhau nhưng hợp lý vẫn chấm điểm. 2 A. Yêu cầu về kĩ năng: HS biết cách 0.5 làm bài văn nghị luận về nhân vật trong đoạn trích; đảm bảo bố cục 3 phần; diễn đạt mạch lạc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp; chữ viết cẩn thận, sạch sẽ. B. Yêu cầu về kiến thức: Trên cơ sở những hiểu biết về tác phẩm “Làng” và đoạn trích, học siinh trình bày được những cảm nhận về nhân vật ông Hai theo yêu cầu của
  8. đề bài. 1. Mở bài: 0.5 - Giới thiệu khái quát về tác giả Kim Lân. - Giới thiệu khái quát về truyện ngắn “Làng”. - Nêu ý kiến đánh giá sơ bộ về tác phẩm, nhân vật. 1. 2. Thân bài: 2. a. Khái quát về tác phẩm (Hoàn cảnh 0.5 sáng tác, bố cục, vị trí đoạn trích, …) 3. - Truyện ngắn “làng” của nhà văn Kim Lân được viết 2.5 năm 1948, thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. 4. - Tóm tắt ngắn gọn tác phẩm. 5. - Vị trí của đoạn trích. 6. b. Cảm nhận về tâm trạng nhân vật ông Hai trong đoạn trích. 7. * Tâm trạng bàng hoàng, sửng sốt, bán tín bán nghi khi bất ngờ nghe được tin làng theo giặc. - Ông đang Hai vui sướng đến tột độ khi nghe được nhiều tin kháng chiến rồi bất ngờ cho ông nghe được tin làng theo Tây. - Lời kể của người đàn bà cho con bú đã dập tắt tất cả. Như một nhát
  9. dao cứa vào trái tim ông, nghe như một tiếng sét bên tai làm ông hoảng loạn và sụp đổ (Dẫn chứng: " Cổ nghẹn ắng hẳn lạ,da mặt tê rân rân.Ông lão lặng đi tưởng đến không thở được"). -> Đó là cái cảm giác sững sờ choáng váng, 0.5 co thắt từng khúc ruột của ông; là trạng thái tâm lí hết sức tự nhiên của một người quá yêu làng. - Ông Hai không tin vào những điều mà mình vừa nghe: "Liệu có thật không hở bác?". Câu hỏi thể hiện sự bán tín, bán nghi. Ông mong mỏi tin ấy không đúng, chỉ là một sự nhầm lẫn… - Cái tin làng theo Tây khiến ông xấu hổ đành đánh trông lảng ra về: “Hà! Nắng gớm, về nào! Ông Hai “Cúi gằm mặt xuống mà đi". Ông không giám ngẩng mặt lên vì xấu hổ, … * Ông trở về nhà mang theo tâm trạng vừa xấu hổ, nhục nhã vừa căm giận. - Về đến nhà ông Hai nằm vật ra giường “nhìn lũ con tủi thân nước mắt ông lão cứ giàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư?
  10. Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu”. - Càng thương con bao nhiêu thì nỗi căm tức của ông lại càng lớn bấy nhiêu. Ông nắm chặt hai bàn tay và rít lên: “Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này”. -> Ông cảm thấy như chính ông mang nỗi nhục của một tên bán nước theo giặc, cả các con ông cũng sẽ mang nỗi nhục ấy. Niềm tin nỗi nhớ cứ giằng xé trong ông. Tủi thân ông Hai thương con, thương dân làng chợ Dầu,thương thân mình mang tiếng là người làng việt gian. => Ông Hai là người rất yêu làng, dành trọn tình cảm cho làng Chợ Dầu của mình nên ông không thể nào tránh khỏi cảm giác đau đớn, căm hờn khi hay tin làng Dầu từ một làng kháng chiến nay lại làm Việt gian bán nước. 3. Nghệ thuật: - Lối kể chuyện giản dị, tự nhiên, gần gũi. - Tình huống truyện bất ngờ, hợp lí.
  11. - Nhân vật được khắc họa thành công chủ yếu qua ngôn ngữ đọc thoại, đọc thoại nội tâm. 3. Kết bài: 0.5 - Khẳng định tâm trạng của nhân vật ông Hai trong đoạn trích đã thể hiện được tình yêu làng tha thiết, mãnh liệt. - Đánh giá sự thành công của tác phẩm/ liên hệ, trình bày suy nghĩ bản thân. Lưu ý : Nếu học sinh không biết khái quát thành các luận điểm về tâm trạng của nhân vật ông Hai mà chỉ kể lại đoạn trích thì chỉ cho tối đa 1.0/ 2.5 ở mục 2b. * Lưu ý chung: - Giáo viên cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án - biểu điểm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh. Khuyến khích những bài viết có chất văn, có những suy nghĩ sáng tạo. - Chỉ cho điểm tối đa ở từng câu với các bài viết đảm bảo tốt yêu cầu về kiến thức và kĩ năng. BAN GIÁM HIỆU KÍ DUYỆT GIÁO VIÊN THẨM ĐỊNH ĐÁP ÁN GIÁO VIÊN RA ĐÁP ÁN TRUNG VĂN ĐỨC TRẦN THỊ THANH HƯỜNG PHẠM THỊ HÀ
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2