intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Trần Hưng Đạo

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:6

24
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo “Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Trần Hưng Đạo” để bổ sung kiến thức, nâng cao tư duy và rèn luyện kỹ năng giải đề chuẩn bị thật tốt cho kì thi học kì sắp tới các em nhé! Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Trần Hưng Đạo

  1. UBND HUYỆN CHÂU ĐỨC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TỔ BỘ MÔN: NGỮ VĂN Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KỲ I-MÔN NGỮ VĂN 9 (Áp dụng năm học: 2022-2023) I. Phần Đọc – Hiểu văn bản * Học sinh nắm vững các văn bản sau: 1. Truyện trung đại - Chuyện người con gái Nam Xương; - Đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích (Trích Truyện Kiều – Nguyễn Du). * Nhận biết được những nét chính về tác giả, các phương thức biểu đạt. Hiểu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa văn bản. 2. Truyện hiện đại - Làng - Kim Lân; - Lặng lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long; - Chiếc lược ngà - Nguyễn Quang Sáng. * Nhận biết tác giả và tác phẩm, các phương thức biểu đạt, nắm đặc điểm nhân vật, sự việc, cốt truyện, diễn biến tâm trạng nhân vật, nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của các tác phẩm. 3. Phần thơ hiện đại - Đồng chí (Chính Hữu); - Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật); - Đoàn thuyền đánh cá (Huy Cận); - Bếp lửa (Bằng Việt). - Ánh trăng (Nguyễn Duy) * Nhận biết tác giả và tác phẩm, các phương thức biểu đạt, hoàn cảnh ra đời, học thuộc lòng thơ, hiểu nội dung, nghệ thuật và ý nghĩa văn bản. II. Tích hợp phần TIẾNG VIỆT 1. Các phương châm hội thoại; 2. Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp; 3. Sự phát triển từ vựng và các biện pháp tu từ. * Nắm vững khái niệm và xác định được các biện pháp tu từ, chỉ ra từ ngữ thực hiện biện pháp tu từ đó trong đoạn văn, đoạn thơ. III. Phần Tạo lập văn bản Văn bản tự sự. ............HẾT..............
  2. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I-MÔN NGỮ VĂN 9 (Áp dụng năm học: 2022-2023) Mức độ cần đạt Tổng Nội dung Vận dụng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng số cao I. ĐỌC HIỂU Gồm các văn bản sau: - Nhận biết Xác định Trình bày - Chuyện người con gái tác giả và tác và nêu tác ngắn gọn Nam Xương phẩm, các dụng của quan điểm - Kiều ở lầu Ngưng phương thức biện pháp tu của bản Bích biểu đạt. từ trong việc thân về một - Đồng chí - Nhận biết thể hiện nội vấn đề - Đoàn thuyền đánh cá nội dung dung. được gợi ra - Bài thơ về tiểu đội xe đoạn văn, (Ngữ liệu từ văn bản, không kính câu văn. ngoài sách đoạn văn. - Ánh trăng giáo khoa) - Lặng lẽ Sa Pa - Chiếc lược ngà Số câu 1 1 1 3 Số điểm 1.5 1.5 2.0 5.0 Tỉ lệ 15% 15% 20% 50% II. TẠO LẬP VĂN BẢN Biết vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để viết bài văn tự sự có kết hợp các yếu Kiểu bài: Văn tự sự tố miêu tả nội tâm, nghị luận, đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm vào bài viết. Số câu 1 1 Số điểm 5.0 5.0 Tỉ lệ 50% 50% 1 1 1 1 4 Tổng 1.5 1.5 2.0 5.0 10.0 15% 15% 20% 50% 100%
  3. Phòng GD &ĐT huyện Châu Đức ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I Trường THCS Trần Hưng Đạo MÔN NGỮ VĂN (Thời gian làm bài 90 phút) I. PHẦN ĐỌC HIỂU: Câu 1: ( 1,5 điểm) Đọc đoạn trích sau : Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi. Ông chìa tay xin tôi. Tôi lục hết túi nọ, túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi, Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của ông. Xác định biện pháp tu từ sử dụng trong đoạn trích trên? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó? Câu 2: (1.5 điểm). Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: “Trăng cứ tròn vành vạnh kể chi người vô tình ánh trăng im phăng phắc đủ cho ta giật mình.” a. Đoạn thơ trên được trích trong tác phẩm nào? Ai là tác giả? ( 0,5 đ) b. Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên?( 1đ) II. PHẦN TẠO LÂP VĂN BẢN: Câu 1: ( 2 điểm) Từ nội dung của bài thơ trên, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 10 đến 12 câu) trình bày suy nghĩ của bản thân về đạo lí “uống nước nhớ nguồn”. Câu 2 (5 điểm) Đóng vai nhân vật bé Thu hiện đã lớn (làm cô giao liên), kể lại đoạn trích truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng (SGK ngữ văn 9, tập 1) ----------------------------------------------------hết-----------------------------------------------
  4. E.HƯỚNG DẪN CHẤM * Lưu ý chung: - Giáo viên cần nghiên cứu kĩ hướng dẫn chấm, thống nhất phân chia thang điểm trong từng nội dung một cách cụ thể. - Trong quá trình chấm, cần tôn trọng tính sáng tạo của học sinh. Chấp nhận cách diễn đạt, thể hiện khác với đáp án mà vẫn đảm bảo nội dung theo chuẩn kiến thức kĩ năng và năng lực, phẩm chất người học. Câu1 Nội dung Điểm 1a Liệt kê: 0,5 - Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi. 0,5 - Tôi lục hết túi nọ, túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. - Tác dụng: Các cụm từ liệt kê đã gợi tả hình ảnh ông lão ăn xin 0.5 khốn khổ, tiều tụy, đáng thương. 1b - Trích bài thơ Ánh trăng 0.25 1c - Tác giả: Nguyễn Duy 0,25 Nội dung chính: Ánh trăng như một nhân chứng đang nghiêm 1.0 khắc nhắc nhở con người: con người có thể vô tình lảng quên nhưng thiên nhiên tình nghĩa, quá khứ thì vẫn nguyên vẹn, vĩnh hằng. Câu2 Nội dung Điểm - Về hình thức: Học sinh biết cách viết đoạn văn nghị luận xã hội có độ dài từ 10-12 câu, có liên kết, mạch lạc. - Về nội dung: Học sinh có thể trình bày bằng nhiều cách nhưng cần đảm bảo các nội dung sau: + Uống nước nhớ nguồn là: khi được hưởng thụ thành quả 0,5đ về vật chất và tinh thần, cần biết ơn những người đã tạo ra những thành quả đó. + Những biểu hiện của truyền thống “uống nước nhớ nguồn” trong cuộc sống: xây dựng các đền, miếu, chùa 0.5đ chiền phụng thờ, tôn vinh các bậc anh hùng có công với nước; thờ tổ tiên; phong trào đền ơn đáp nghĩa đối với những thương binh, liệt sĩ, bà mẹ Việt Nam anh hùng và những gia đình có công với cách mạng…(d/c) 0,5đ +Giá trị của đạo lí Uống nước nhớ nguồn + Liên hệ bản thân: phấn đấu học tập, rèn luyện và tu dưỡng 0.5đ thành con ngoan, trò giỏi để trở thành những công dân có ích cho xã hội. Câu 3 * Yêu cầu:
  5. - HS biết viết một bài văn đúng kiểu loại: văn tự sự (kể chuyện đã biết theo ngôi kể mới, có tưởng tượng). - Biết vận dụng kết hợp với các yếu tố miêu tả, miêu tả nội tâm, biểu cảm, nghị luận trong khi kể. - Kể đúng ngôi kể thứ nhất (xưng tôi) trong vai nhân vật bé Thu. - Thứ tự kể: Có thể kể từ hiện tại quay về quá khứ (mỗi lần ngắm cây lược ngà là lại nhớ về người cha thân yêu đã hi sinh...) - Về nội dung: Dựa theo truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng để kể (chú ý chỉ kể những chuyện mà nhân vật bé Thu biết). Có thể kể theo các ý sau đây: Mở bài: Tự giới thiệu nhân vật: Tôi là Thu. Nhà tôi ở gần vàm kinh nhỏ đổ ra sông Cửu Long nhưng giờ đây tôi đang làm công tác giao liên ở vùng Đồng Tháp Mười... Thân bài: +Kể về cuộc gặp gỡ tình cờ với bác Ba- người đồng đội thân thiết với cha tôi và việc bác trao lại cây lược ngà- kỉ vật của cha tôi nhờ trao lại cho tôi trước khi ba tôi hi sinh. + Mỗi lần giở cây lược ra chải, tôi thường ngắm nghía hồi lâu. Rồi những kỉ niệm về người cha thân yêu chợt hiện về. + Kể câu chuyện cha có ba ngày về phép để thăm nhà năm tôi lên tám tuổi (chuyện những ngày đầu tôi lảng tránh, sợ hãi cha vì vết sẹo lớn trông thật dễ sợ trên má phải của ba khiến cho tôi không nhận ra ba như trong tấm ảnh chụp chung với má; chuyện tôi kiên quyết không chịu nhận ba với những biểu hiện có phần hỗn láo và giận dỗi khi bị ba đánh liền bỏ nhà về bà ngoại; chuyện bà ngoại giải thích về vết sẹo trên mặt ba; về cuộc chia tay lần cuối cùng hôm buổi sáng ba quay trở lại đơn vị; chuyện tôi khóc đòi ba về mua cho tôi cây lược...) + Rồi lâu lắm, hai má con tôi không nhận được tin tức của ba cho đến khi gặp được bác Ba, nghe bác kể ba đã anh dũng hi sinh và trao lại cây lược ngà này cho tôi, tôi đã bật khóc.... Kết bài: Cây lược ở bên tôi như ba đang bên tôi. Nó là kỉ vật vô cùng thiêng liêng với tôi. Tôi sẽ làm tiếp nhiệm vụ mà ba còn đang dang dở. Lời nhắn nhủ đến các bạn về tình cảm gia đình. * Biểu điểm chấm: - Điểm 5: Bài viết đúng các yêu cầu trên, đủ bố cục 3 phần, trình bày mạch lạc, hành văn lưu loát, bộc lộ được cảm xúc, không sai lỗi chính tả, câu, từ.
  6. - Điểm 3-4: Bài viết đủ bố cục 3 phần; đúng kiểu bài tự sự; sử dụng đúng ngôi kể; đảm bảo nội dung sự việc được kể nhưng vận dụng các yếu tố miêu tả, miêu tả nội tâm, biểu cảm, nghị luận chưa sâu sắc; còn sai ít lỗi chính tả, câu, từ. - Điểm 1-2: Bài viết sơ sài, thiếu nhiều ý; không kết hợp được các yếu tố miêu tả, miêu tả nội tâm, biểu cảm, nghị luận; hành văn lủng củng, rời rạc; bố cục không đầy đủ, sai nhiều lỗi câu, chữ. - Điểm 0: Lạc đề (lạc sang văn nghị luận hoặc kể lại truyện).
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2