intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường TH&THCS Nguyễn Trãi, Hiệp Đức

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:11

11
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn có thêm tài liệu ôn tập, củng cố lại kiến thức đã học và rèn luyện kỹ năng làm bài tập, mời các bạn cùng tham khảo ‘Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường TH&THCS Nguyễn Trãi, Hiệp Đức’ dưới đây. Hy vọng sẽ giúp các bạn tự tin hơn trong kỳ thi sắp tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường TH&THCS Nguyễn Trãi, Hiệp Đức

  1. PHÒNG GD&ĐT HIỆP ĐỨC TRƯỜNG TH-THCS NGUYỄN TRÃI MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ I NĂM HỌC 2023-2024 MÔN: NGỮ VĂN 9 - Thời gian: 90 phút (KKGĐ) Mức độ Nội Tổng nhận thức dung/đơ Kĩ Nhận Thông Vận Vận n vị năng biết hiểu dụng dụng TT kiến thức (Số câu) (Số câu) (Số câu) cao (Số câu) 1 Đọc hiểu Phần trích 4 1 1 0 6 văn bản Tỉ lệ % điểm 30 10 10 50 2 Làm văn Viết bài tự 1* 1* 1* 1 1 sự Tỉ lệ % điểm 10 20 10 10 50 Tỉ lệ % điểm các mức độ nhận thức 40 30 20 10 100
  2. PHÒNG GD&ĐT HIỆP ĐỨC TRƯỜNG TH-THCS NGUYỄN TRÃI BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ I NĂM HỌC 2023 - 2024 Môn: NGỮ VĂN - Lớp: 9 Thời gian: 90 phút (KKGĐ) TT Chủ đề Mức độ đánh giá Số câu hỏi theo mức độ nhận thức Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao 1 Nhận biết: 4TL 1TL 1TL Đọc hiểu - Phương thức (Phần trích văn biểu đạt. bản) - Lời dẫn trực tiếp, dấu hiệu nhận biết lời dẫn trực tiếp. - Từ dùng theo nghĩa gốc, từ dùng theo nghĩa chuyển. - Phương châm hội thoại, nguyên nhân vi phạm phương châm hội thoại. Thông hiểu: - Đặc điểm nổi bật của nhân vật trong phần trích. Vận dụng: - Nêu suy nghĩ về vấn đề đặt ra trong phần trích. 2 Nhận biết: Yêu cầu của đề về 1* 1* 1* 1 Làm văn kiểu văn tự sự. Thông hiểu: Viết đúng về
  3. kiểu bài, về nội dung, hình thức. Vận dụng: - Viết được bài tự sự hoàn chỉnh có nội dung kể về một kỉ niệm sâu sắc với người thân. - Bố cục rõ ràng, mạch lạc, diễn đạt trôi chảy. - Ngôi kể phù hợp. - Có sử dụng yếu tố biểu cảm, miêu tả. Vận dụng cao: - Bài văn tự sự có nội dung chân thực, ý nghĩa sâu sắc - Sử dụng hợp lí các yếu tố nghị luận, đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm Tổng 4 + 1* 1 + 1* 1 + 1* 1 Tỉ lệ chung 40% 30% 20% 10% TRƯỜNG TH-THCS NGUYỄN TRÃI ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ I NĂM HỌC 2023-2024 Họ và tên: ……………………………………. MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 9 Lớp : 9 THỜI GIAN: 90 PHÚT (KKGĐ) Điểm Nhận xét Chữ kí giám khảo
  4. I. ĐỌC HIỂU (5,0 điểm) Đọc phần trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Trước đó, tôi có được nghe tiếng đồn trạm này có một cô giao liên rất thông minh. Một hôm cô dẫn một đoàn khách sắp sửa qua sông, cô để khách dừng lại ngoài ruộng xa. Cô và một anh giao liên nữa tiến trước dọn đường. Đến vườn cây bờ sông, cô thấy mình đã lọt vào ổ phục kích của địch. Nhưng cô không bối rối. Cô vừa gọi người bạn của mình vừa nói, cô cố ý nói lớn cho bọn địch nghe: "Tình hình yên, không có gì, anh trở lại dẫn khách đi, còn tôi sang sông lắc xuồng đem qua". Trong câu nói ấy có ám hiệu. Anh giao liên liền quay lại, êm ái đưa khách bọc qua ngả khác, vượt sông cách đó độ một vài cây số. Còn cô ta, trước khi qua sông cô còn gài lại hai trái lựu đạn. Cô qua sông, thế là thoát. Còn đám biệt kích kia, bọn nó tưởng thật, định hốt cả một đoàn khách, nên chẳng dám rục rịch, mà cứ chờ. Chờ mãi, bọn nó biết, nó chửi rủa nhau, trong lúc lục đục kéo về lớ quớ thế nào lại vấp cả hai quả lựu đạn gài, rụng hết mấy mạng. Qua chuyện đó, người ta thêm thắt rằng cô giao liên ấy có cái mũi rất thính, cô dùng mũi để nghe mùi địch và có thể phân biệt được thằng nào là Mỹ, thằng nào là ngụy nữa. Tôi nghĩ, nếu người nữ giao liên ấy là cô đang lái chiếc xuồng máy này thì mình không đến nỗi lo lắm. Tôi muốn hỏi nhưng thấy không tiện nên đành phải nói khéo: - Ở trạm này có mấy cháu nữ vậy hả cháu? - Dạ một chị là chị nuôi với cháu nữa là hai. Vậy là cô nữ giao liên này rồi, tôi cảm thấy mừng. Nghe giọng cô nói, tôi đoán cô bé độ mười tám hai mươi là cùng. Tôi cảm thấy mến, muốn hỏi thêm nhưng thấy cô đang lom khom quấn dây vào bánh trớn nên lại thôi. (Trích “Chiếc lược ngà” – Nguyễn Quang Sáng) Câu 1 (0,75 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính của phần trích. Câu 2 (0,75 điểm). Lời của cô giao liên "Tình hình yên, không có gì, anh trở lại dẫn khách đi, còn tôi sang sông lắc xuồng đem qua." vi phạm phương châm hội thoại nào? Việc vi phạm phương châm hội thoại của cô giao liên bắt nguồn từ nguyên nhân nào? Câu 3 (0,75 điểm). Tìm một lời dẫn trực tiếp có trong phần trích và chỉ ra dấu hiệu để nhận biết đó là lời dẫn trực tiếp. Câu 4 (0,75 điểm). Mỗi từ gạch chân trong các trường hợp sau được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? - Chờ mãi, bọn nó biết, nó chửi rủa nhau, trong lúc lục đục kéo về lớ quớ thế nào lại vấp cả hai quả lựu đạn gài, rụng hết mấy mạng.
  5. - Qua chuyện đó, người ta thêm thắt rằng cô giao liên ấy có cái mũi rất thính, cô dùng mũi để nghe mùi địch và có thể phân biệt được thằng nào là Mỹ, thằng nào là ngụy nữa. - Tôi nghĩ, nếu người nữ giao liên ấy là cô đang lái chiếc xuồng máy này thì mình không đến nỗi lo lắm. Câu 5 (1,0 điểm). Nhân vật cô giao liên trong phần trích trên có những đặc điểm nổi bật nào? Câu 6 (1,0 điểm). Qua phần trích, em có suy nghĩ gì về thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kì chống Mĩ cứu nước? II. LÀM VĂN (5,0 điểm) Viết bài văn kể lại một kỉ niệm sâu sắc của em với người thân trong gia đình. BÀI LÀM ..................................................................................................................................................................................................................................................................................... ............................................................................................................. ..................................................................................................................................................................................................................................................................................... ............................................................................................................. ..................................................................................................................................................................................................................................................................................... ............................................................................................................. ..................................................................................................................................................................................................................................................................................... ............................................................................................................. ..................................................................................................................................................................................................................................................................................... ............................................................................................................. ..................................................................................................................................................................................................................................................................................... ............................................................................................................. ..................................................................................................................................................................................................................................................................................... ............................................................................................................. ..................................................................................................................................................................................................................................................................................... ............................................................................................................. ..................................................................................................................................................................................................................................................................................... ............................................................................................................. ..................................................................................................................................................................................................................................................................................... .............................................................................................................
  6. ..................................................................................................................................................................................................................................................................................... ............................................................................................................. ..................................................................................................................................................................................................................................................................................... ................................................................................................................................................................................................................................................................... .............................................................................................................................................................................................................. ............................................... ..................................................................................................................................................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................................................................................................ .................................................................. ............................................................................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................................................... PHÒNG GD&ĐT HIỆP ĐỨC TRƯỜNG TH&THCS NGUYỄN TRÃI HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA CUỐI KÌ - NĂM HỌC: 2023-2024 MÔN: NGỮ VĂN 9 I. HƯỚNG DẪN CHUNG - Giáo viên cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh, tránh trường hợp đếm ý cho điểm. - Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giáo viên cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài có ý tưởng riêng và giàu chất văn - Giáo viên cần vận dụng đầy đủ các thang điểm, tránh tâm lí ngại cho điểm tối đa. Cần quan niệm rằng một bài đạt điểm tối đa vẫn có thể là một bài làm có thể còn những lỗi nhỏ - Điểm lẻ toàn bài tính đến 0,25 điểm, sau đó làm tròn số theo đúng quy định. II. ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM Câu Nội dung, yêu cầu Phần Điểm cần đạt
  7. I. ĐỌC HIỂU Phương thức biểu đạt 0,75 ( 5,0 điểm) chính: tự sự Câu 1 - Vi phạm phương 0,5 châm hội thoại: phương châm về chất 0,25 - Nguyên nhân vi phạm: Người nói phải ưu tiên cho một yêu cầu khác quan trọng Câu 2 hơn. (Học sinh có thể trả lời: Cô giao liên phải vi phạm phương châm về chất để đánh lừa bọn giặc, đảm bảo an toàn của đoàn khách) - Lời dẫn trực tiếp: 0,5 "Tình hình yên, không có gì, anh trở 0,25 lại dẫn khách đi, còn Câu 3 tôi sang sông lắc xuồng đem qua." - Dấu hiệu: Lời dẫn trực tiếp được đặt trong dấu ngoặc kép. Câu 4 - lái: nghĩa gốc 0,75 - rụng, nghe: nghĩa chuyển * HS xác định đúng mỗi từ ghi 0,25 điểm
  8. Hiểu biết của học sinh về đặc điểm nổi bật của nhân vật có thể khác nhau, song cần phải xuất phát từ nội dung phần trích. Sau đây là một số gợi ý: - là một cô gái còn rất trẻ Câu 5 1,0 - thông minh, mưu trí - gan dạ, dũng cảm - giàu lòng yêu nước * Học sinh xác định được các nội dung cơ bản ghi 01 điểm. Tùy theo mức độ đạt được, GV định điểm phù hợp. Câu 6 Học sinh có thể trả lời bằng nhiều cách khác nhau song nội dung phải xuất phát từ yêu cầu của đề bài và đảm bảo các chuẩn mực đạo đức, pháp luật. Sau đây là một vài gợi ý: - Giàu lòng yêu nước, có lòng dũng cảm, có ý chí quyết tâm sẵn sàng xả thân cho sự nghiệp đấu tranh giải
  9. phóng đất nước. - Thái độ trân trọng, tự hào, biết ơn đối với thế hệ đi trước - Ý thức về trách nhiệm của tuổi trẻ trong việc xây dựng và bảo vệ tổ quốc trong giai đoạn hiện nay. Mức 1: Trình bày đầy đủ, sâu sắc, hợp lí, thuyết phục 1,0 Mức 2: Trình bày đầy đủ nội dung nhưng chưa sâu sắc, 0,75 tính thuyết phục chưa cao Mức 3: Trình bày được nội dung phù hợp nhưng còn 0,5 chung chung, sơ sài Mức 4: Trình bày được 1 khía cạnh của nội dung vấn đề. 0,25 Mức 5: Học sinh không trả lời hoặc trả lời chưa đúng với yêu cầu của đề.
  10. II. LÀM VĂN Tiêu chí đánh giá Điểm (5,0 điểm) 1. Yêu cầu chung: a) Yêu cầu về kĩ năng - Bài viết phải được tổ chức thành văn bản tự sự hoàn chỉnh; kết cấu hợp lí, diễn đạt trôi chảy; hạn chế lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp - Biết vận dụng kĩ năng tự sự kết hợp với các yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận; biết sử dụng đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm; biết sử dụng ngôi kể phù hợp. b) Yêu cầu nội dung: Câu chuyện kể phải có tính chân thực, nội dung sâu sắc, thể hiện được nội dung là một kỉ niệm sâu sắc của em với một người thân trong gia đình. 3. Yêu cầu cụ thể a) Đảm bảo các phần của bài văn tự sự: - Trình bày đủ bố cục ba phần: mở bài, thân bài, kết bài 0,25 b) Xác định đúng đối tượng tự sự: Một kỉ niệm sâu sắc của bản thân với người thân trong gia đình. 0,25 c) Viết bài: Học sinh có thể tổ chức bài làm theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đáp ứng được những ý cơ bản sau đây: * Mở bài: Giới thiệu về kỉ niệm sâu sắc với người thân 0,5
  11. * Thân bài: - Kể lại hoàn cảnh, tình huống diễn ra câu chuyện. - Kể lại được chuỗi sự việc gắn với bản thân và người thân 3,0 trong gia đình tạo nên kỉ niệm sâu sắc. * Kết bài: Nêu được những suy nghĩ, cảm xúc của bản thân về 0,5 nội dung sự việc, về người thân trong câu chuyện. d) Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng 0,25 từ, đặt câu e) Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, sáng tạo trong xây dựng trình tự kể, sử dụng ngôi kể, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về nội dung kể. 0,25
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2