intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Sinh học 10 năm 2019-2020 có đáp án - Trường THPT Lạc Long Quân

Chia sẻ: Gusulanshi Gusulanshi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

35
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới, các bạn học sinh có thể sử dụng tài liệu Đề thi học kì 1 môn Sinh học 10 năm 2019-2020 có đáp án - Trường THPT Lạc Long Quân sau đây làm tư liệu tham khảo giúp rèn luyện và nâng cao kĩ năng giải đề thi, nâng cao kiến thức cho bản thân để tự tin hơn khi bước vào kì thi chính thức. Mời các bạn cùng tham khảo đề thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Sinh học 10 năm 2019-2020 có đáp án - Trường THPT Lạc Long Quân

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẾN TRE ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2019-2020 TRƯỜNG THPT LẠC LONG QUÂN MÔN: SINH HỌC - Lớp: 10 (Đề có 02 trang) Thời gian làm bài: 45 phút, không tính thời gian giao đề Mã đề: 01 Học sinh làm bài trên Phiếu trả lời trắc nghiệm A. Trắc nghiệm (7điểm) Câu 1: Sinh vật ở mọi cấp tổ chức đều không ngừng trao đổi vật chất và năng lượng với môi trường. Phát biểu nêu trên là đặc điểm nào sau đây của các cấp tổ chức sống? A. Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc. B. Hệ thống mở. C. Tự điều chỉnh. D. Thế giới sống liên tục tiến hóa. Câu 2: Tập hợp sinh vật nào sau đây là quần thể sinh vật? A. Tập hợp cá sống trong Hồ Tây. B. Tập hợp cây thân leo trong rừng mưa nhiệt đới. C. Tập hợp cây thông trong rừng thông ở Đà Lạt. D. Tập hợp cỏ dại trên một cánh đồng. Câu 3: Giới là đơn vị phân loại bao gồm A. các ngành sinh vật có chung những đặc điểm nhất định. B. các lớp sinh vật có chung những đặc điểm nhất định. C. các bộ sinh vật có chung những đặc điểm nhất định. D. các loài sinh vật có chung nhũng đặc điểm nhất định. Câu 4: Trong các đặc điểm sau đây, những đặc điểm nào là đặc điểm chính của giới Thực vật ? (I). tế bào nhân thực, (II). cơ thể đa bào, (III). sống dị dưỡng, (IV). sống tự dưỡng, (V). có khả năng di chuyển và phản ứng nhanh, (VI). sống cố định và khả năng cảm ứng chậm, A. (I), (II), (III), (VI). B. (I), (II), (IV), (VI). C. (I), (II), (III), (V). D. (I), (II), (IV), (V). Câu 5: Nước có thể hút các ion và các chất phân cực khác nhờ A. có tính phân cực cao. B. có nhiệt dung đặc trưng cao. C. có nhiệt bay hơi cao. D. có lực mao dẫn. Câu 6: Trong các phát biểu sau đây, có bao nhiêu phát biểu không đúng về nguyên tố đại lượng? ( I). Chiếm khối lượng lớn trong tế bào . (II). Tham gia cấu tạo nên các đại phân tử hữu cơ. (III). Gồm các nguyên tố chính như C, H, O, N. (IV). Điều hòa quá trình trao đổi chất trong tế bào. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 7: Lipit là nhóm chất hữu cơ không có đặc điểm nào sau đây? A. Có tính kị nước. B. Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân. C. Tan trong dung môi hữu cơ. D. Thành phần hóa học đa dạng. Câu 8: Đường đa nào sau đây có chức năng dự trữ năng lượng ở thực vật ? A. Glicôgen. B. Tinh bột. C. Xenlulôzơ. D. Kitin. Câu 9: Prôtêin kháng thể có chức năng A. vận chuyển các chất cho tế bào. B. bảo vệ cơ thể. C. điều hòa quá trình trao đổi chất. D. xúc tác cho các phản ứng sinh hoá. Câu 10: Một đoạn phân tử ADN ở sinh vật nhân thực có trình tự nuclêôtit trên một mạch là: 3’...TAT GGG XAT...5’. Trình tự nuclêôtit trên mạch còn lại của đoạn phân tử ADN trên là A. 5’…AAA XXX GTA…3’. B. 3’…ATA XXX GTA…5’. C. 5’…ATA XXX GTA…3’. D. 5’…AUA XXX GUA…3’. Câu 11: Loại nuclêôtit nào sau đây không phải là đơn phân cấu tạo nên phân tử ARN? A. Ađênin. B. Timin. C. Xitôzin. D. Uraxin. Câu 12: Vi khuẩn có cấu tạo đơn giản và kích thước cơ thể nhỏ sẽ có ưu thế nào sau đây? A. Thích nghi với mọi môi trường. B. Hạn chế được sự tấn công của tế bào bạch cầu. Kiểm tra HK1 - Môn SINH HỌC 10 - Mã đề 01 1
  2. C. Tốc độ sinh trưởng và sinh sản nhanh. D. Dễ phát tán và phân bố rộng. Câu 13: Tế bào của cùng một cơ thể có thể nhận biết nhau và nhận biết các tế bào "lạ" là nhờ màng sinh chất có A. các "dấu chuẩn" glicôprôtêin đặc trưng. B. prôtêin thụ thể.. C. khả năng trao đổi chất với môi trường. D. lớp phốtpholipit kép. Câu 14: Trong cơ thể người, tế bào nào sau đây có lưới nội chất hạt phát triển mạnh nhất? A. Tế bào hồng cầu. B. Tế bào bạch cầu. C. Tế bào biểu bì. D. Tế bào cơ. Câu 15: Bộ máy Gôngi có chức năng nào sau đây ? A. Lắp ráp, đóng gói và phân phối các sản phẩm của tế bào. B. Tổng hợp lipit, chuyển hóa đường, phân hủy chất độc hại đối với cơ thể. C. Tổng hợp prôtêin tiết, prôtêin cấu tạo nên màng tế bào. D. Chứa đựng thông tin di truyền và điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào. Câu 16: Trong tế bào, O2 và CO2 được vận chuyển qua màng sinh chất bằng phương thức nào sau đây? A. Khuếch tán trực tiếp qua lớp phôtpholipit kép. B. Khuếch tán qua kênh prôtêin xuyên màng. C. Khuếch tán qua kênh prôtêin đặc biệt (aquaporin). D. Nhập bào, xuất bào. Câu 17: Vai trò nào sau đây là của enzim trong quá trình chuyển hóa vật chất? A. Làm giảm tốc độ các phản ứng sinh hóa trong tế bào. B. Làm tăng tốc độ các phản ứng sinh hóa trong tế bào. C. Làm tăng hoạt tính của cơ chất. D. Điều hòa quá trình trao đổi chất trong tế bào. Câu 18: Phát biểu nào sau đây là không đúng với quá trình chuyển hóa vật chất trong tế bào? A. Chuyển hóa vật chất là tập hợp các phản ứng sinh hóa xảy ra trong tế bào. B. Chuyển hóa vật chất luôn kèm theo chuyển hóa năng lượng trong tế bào. C. Đồng hóa là quá trình phân giải các chất hữu cơ phức tạp thành các chất đơn giản hơn. D. ATP được sinh ra trong chuyển hóa vật chất được sử dụng cho các hoạt động sống của tế bào. Câu 19: Chất nào sau đây được xem là đồng tiền năng lượng của tế bào? A. NADH. B. ATP. C. ADP. D. FADH2. Câu 20: Enzim có bản chất là A. prôtêin. B. pôlisaccarit. C. mônôsacarit. D. phôtpholipit. Câu 21: Sơ đồ sau đây mô tả con đường chuyển hóa giả định, mũi tên chấm gạch chỉ sự ức chế ngược. Nếu chất F và G dư thừa trong tế bào thì nồng độ chất nào sẽ tăng một cách bất thường? A B C E F H D G A. Chất B. B. Chất C. C. Chất A. D. Chất H. B. Tự luận (3 điểm) Câu 1: Phân biệt vận chuyển thụ động và vận chuyển chủ động? (2đ) Câu 2 : Một đoạn phân tử ADN có 2400 nuclêôtit, trong đó số nuclêôtit loại Ađênin chiếm 400 . Tính số liên kết hidrô của đoạn phân tử ADN trên ? (1đ) Kiểm tra HK1 - Môn SINH HỌC 10 - Mã đề 01 2
  3. ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2019-2020 Môn: SINH HỌC - Lớp: 10 Mã đề: 01 A. Trắc nghiệm (7 điểm) Mỗi câu: 0,33đ Câu Mã đề 01 1 B 2 C 3 A 4 B 5 A 6 A 7 B 8 B 9 B 10 C 11 B 12 C 13 A 14 B 15 A 16 A 17 B 18 C 19 B 20 A 21 D B. Tự luận (3 điểm) Câu 1: Phân biệt vận chuyển thụ động và vận chuyển chủ động? (2đ) Điểm phân biệt Vận chuyển thụ động Vận chuyển chủ động Nguyên nhân ( 0,4đ) Do sự chênh lệch nồng độ Do nhu cầu tế bào. Nhu cầu năng lượng (0,4đ) Không cần năng lượng Cần năng lượng Hướng vận chuyển (0,4đ) Theo chiều građien nồng độ Ngược chiều građien nồng độ Chất mang (0,4đ) Không cần chất mang Cần chất mang Kết quả (0,4đ) Đạt đến cân bằng nồng độ Không đạt đến cân bằng nồng độ Câu 2 : - Tính số nuclêôtit loại G : G = N/2 – 400 = 800 (nu) (0,5đ). - Tính số liên kết hidro : H = 2A + 3G = 2. 400 + 3. 800 = 3200 (lk) (0,5đ). Kiểm tra HK1 - Môn SINH HỌC 10 - Mã đề 01 3
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2