intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Sinh học học lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT số 2 Bảo Thắng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:5

7
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với mong muốn giúp các bạn có thêm tài liệu ôn tập thật tốt trong kì thi sắp tới. TaiLieu.VN xin gửi đến các bạn ‘Đề thi học kì 1 môn Sinh học học lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT số 2 Bảo Thắng’. Vận dụng kiến thức và kỹ năng của bản thân để thử sức mình với đề thi nhé! Chúc các bạn đạt kết quả cao trong kì thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Sinh học học lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT số 2 Bảo Thắng

  1. SỞ GD&ĐT LÀO CAI ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I THPT SỐ 2 BẢO THẮNG NĂM HỌC 2022 - 2023 MÔN Sinh học – Khối lớp 10 Thời gian làm bài : 45 phút (không kể thời gian phát đề) I. TRẮC NGHIỆM( 7 điểm) Câu 1. Nước có thể là dung môi hoà tan nhiều chất trong cơ thể sống vì chúng có A. nhiệt dung riêng cao B. sức căng bề mặt lớn. C. nhiệt bay hơi cao. D. tính phân cực. Câu 2: Cho các phân tử sau đây: (1) Carbohydrate. (2) Lipid. (3) Protein. (4) Nucleic acid. Trong các phân tử trên, số phân tử là phân tử sinh học có vai trò quan trọng trong tế bào là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 3: Tại saonên ăn nhiều loại rau xanh khác nhau trong khi thành phần chính của các loại rau là cellulose – chất mà con người không thể tiêu hóa được? A. Vì cellulosegiúp thức ăn di chuyển trơn tru trong đường ruột đồng thời cũng giúp cuốn trôi những chất cặn bã bám vào thành ruột ra ngoài. B. Vì cellulose đóng vai trò như chất cảm ứng kích thích các enzyme tiêu hóa hoạt động nhờ đó thức ăn được tiêu hóa nhanh và triệt để hơn. C. Vì cơ thể người có thể hấp thu và sử dụng trực tiếp cellulose để làm nguồn dự trữ năng lượng mà không cần thông qua sự tiêu hóa. D. Vì cơ thể người có thể hấp thu và sử dụng trực tiếp cellulose để làm nguồn nguyên liệu cấu trúc tế bào mà không cần thông qua sự tiêu hóa. Câu 4. Đại phân tử sinh học chiếm tỉ lệ nhiều nhất trong cơ thể sinh vật là A. carbohydrate. B. lipid. C. proten. D. nucleic acid. Câu 5. Cho các phát biểu sau: (1) Cấu trúc bậc 1 của phân tử protein là các amino acid liên kết với nhau bằng liên kết peptide tạo thành chuỗi polypeptide dạng mạch thẳng.
  2. (2) Cấu trúc bậc 2 của phân tử protein là chuỗi polypeptide ở dạng co xoắn hoặc gấp nếp. (3) Cấu trúc không gian bậc 3 của phân tử protein là chuỗi polypeptide ở dạng xoắn hoặc gấp nếp tiếp tục co xoắn. (4) Cấu trúc không gian bậc 4 của phân tử protein là hai hay nhiều chuỗi polypeptide bậc 3 kết hợp với nhau. Số phát biểu đúng với các bậc cấu trúc của phân tử protein là A. 2. B. 3. C. 4. D. 1. Câu 6. Trong tế bào có các loại ARN nào: A. tARN, rARN B. rARN, mARN C. mARN, rARN, tARN D. mARN, tARN Câu 7. Một ADN có hiệu giữa nuclêôtit Adenine một loại nucleotide khác bằng 12,5% so với tổng số ucleotide. Tỉ lệ phần trăm mỗi loại ucleotidecủa ADN là: A. A = T = 12,5%; G = C = 37,5%. B. A = T = 31,25%; G = C= 18,75%. C. A = T = 32,5%; G = C = 17,5%. D. A = T = 37,5%; G = C= 12,5%. Câu 8.Lipid là chất có đặc tính: A.Không tan trong nướcB.Có ái lực rất mạnh với nước C.Tan rất ít trong nướcD.Tan nhiều trong nước Câu 9. Ở điều kiện thường, dầu thực vật có dạng lỏng. Nguyên nhân chủ yếu là vì: A. Dầu thực vật được chiết xuất từ các loại thực vật B. Dầu thực vật không gây bệnh xơ cứng động mạch C. Dầu thực vật được cấu tạo bởi glycerol và 3 gốc acid béo D. Thành phần cấu tạo có chứa acid béo không no Câu 10.Ở tế bào nhân sơ, lông (nhung mao) có chức năng A. giúp vi khuẩn bám trên bề mặt tế bào.B. giúp vi khuẩn di chuyển. C. giúp bảo vệ tế bào. D. giúp kiểm soát các chất ra vào tế bào. Câu 11. Cho các đặc điểm sau đây: (1) Được cấu tạo từ mRNA kết hợp với protein. (2) Là bào quan có màng bọc. (3) Gồm 2 tiểu phần: tiểu phần lớn và tiểu phần nhỏ. (4) Là nơi tổng hợp DNA cho tế bào. Số đặc điểm đúng với ribosome ở tế bào nhân thực là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
  3. Câu 12.Thành phần chính cấu tạo màng sinh chất là: A. Phospholipid và protei B. Carbohydrate C. Glycoprotein D. Colesteron Câu 13. Những bộ phận nào của tế bào tham gia việc vận chuyển một protein ra khỏi tế bào? A. ribosome, bộ máy Gôngi, túi tiết, màng tế bào B. bộ máy Golgi, túi tiết, màng tế bào C. Lưới nội chất trơn, bộ máy Golgi, túi tiết, màng tế bào D. Lưới nội chất hạt, bộ máy Golgi, túi tiết, màng tế bào Câu 14. Nhân là trung tâm điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào vì A. nhân có thể liên hệ với màng và tế bào chất nhờ hệ thống lưới nội chất B. nhân chứa nhiễm sắc thể, là vật chất di truyền ở cấp độ tế bào. C. nhân chứa đựng tất cả các bào quan của tế bào. D. nhân là nơi thực hiện trao đổi chất với môi trường quanh tế bào. Câu 15. Những thành phần không có ở tế bào động vật là A. lục lạp, không bào B. màng cellulose, lục lạp C. lục lạp, không bào D. màng, cellulose, không bào Câu 16. Cho các bào quan sau: 1. ti thể 2. lục lạp 3. lysosome 4. không bào 5. trung tử Số lượng bào quan có ở tế bào thực vật là: A. 2 B. 3 C.4 D. 5 Câu 17. Việc phân biệt giữa lưới nội sinh chất trơn và lưới nội chất hạt dựa vào đặc điểm A. Lưới nội sinh chất nối thông với khoang giữa của màng nhân và lưới nội sinh chất không hạt nối thông với màng tế bào B. Lưới nội chất trơn không có hình túi và lưới nội chất không hạt có hình túi. C. Lưới nội sinh chất có không có hạt ở ngoài còn lưới nội chất hạt không có ribosome bám ở mặt ngoài D. Lưới nội sinh chất có hạt ribosome bám ở mặt ngoài còn lưới nội chất trơn thì không có hạt ribosome Câu 18. Hình thức vận chuyển nào qua màng tiêu tốn năng lượng A. Thụ động B. chủ động, thụ động, xuất bào C. Chủ động, xuất bào, nhập bào D. xuất bào, nhập bào, thụ động Câu 19. Loại phân tử có số lượng lớn nhất trên màng sinh chất là
  4. A.Carbohydrate B.Phospholipid. C. protein. D. colesteron Câu 20.Trong phương thức vận chuyển thụ động, các chất tan được khuếch tán qua màng tế bào phụ thuộc vào A. đặc điểm của màng tế bào và kích thước lỗ màn B. đặc điểm của chất tan C. nguồn năng lượng được dự trữ trong tế bào. D. sự chênh lệch nồng độ của các chất tan gữa trong và ngoài màng tế bào. Câu 21. Một tế bào nhân tạo có nồng độ chất tan là 0,5M (chỉ chứa NaCl). Dung dịch nào sau đây là môi trường ưu trương của tế bào A. Nước cất B. Dung dịch NaCl 0,2M C. Dung dịch NaCl 0,5M D. Dung dịch NaCl 1M Câu 22. Nếu môi trường bên ngoài có nồng độ của các chất tan lơn hơn nồng độ của các chất tan có trong tế bào thì môi trường đó được gọi là A. ưu trương B. bão hòa C. nhược trương D. đẳng trương Câu 23. Cho các nhận định sau về phương thức vận chuyển các chất qua màng tế bào. Nhận định nào sai? A.Sự vận chuyển các chất qua màng tế bào chủ yếu nhờ phương thức vận chuyển thụ động B.Xuất bào và nhập bào là kiểu vận chuyển các chất thông qua sự biến dạng của màng sinh chất C.Vận chuyển thụ động là phương thức vận chuyển các chất không tiêu tốn năng lượng D.Vận chuyển chủ động là phương thức vận chuyển cần năng lượng để vận chuyển các chất từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao. Câu 24. Đặc điểm của liên kết giữa 2 nhóm phôtphat ngoài cùng trong phân tử ATP là: A.Rất bền vững với nhiệt độ B.Rất bền vững với độ axit cao C.Dễ bị phá vỡ D.Không thể bị phá vỡ Câu 25.Sự chuyển hóa năng lượng là A. sự tạo thành năng lượng ATP cung cấp cho tế bào. B. sự tạo thành nhiệt duy trì nhiệt độ cơ thể. C. sự hao phí năng lượng trong quá trình sống của tế bào. D. sự biến đổi từ dạng năng lượng này sang dạng năng lượng khác.
  5. Câu 26. ATP được cấu tạo từ 3 thành phần gồm A. adenosine, đường ribose, 2 nhóm phosphate. B. adenosine, đường deoxyribose, 3 nhóm phosphate. C. adenine, đường ribose, 3 nhóm phosphate. D. adenine, đường deoxyribose, 1 nhóm phosphate. Câu 27. Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về ATP? A. Khi bẻ gãy các liên kết cao năng trong ATP sẽ giải phóng một lượng lớn năng lượng. B. ATP có tính chất dễ biến đổi thuận nghịch để giải phóng hoặc tích lũy năng lượng. C. Mọi hoạt động trong tế bào đều cần năng lượng được giải phóng ra từ phân tử ATP. D. Sự tổng hợp và phân giải ATP gắn liền với sự tích lũy và giải phóng năng lượng. Câu 28. Thức ăn sau khi đưa vào khoang miệng sẽ được đảo trộn với nước bọt rồi qua thực quản xuống dạ dày. Biết rằng trong nước bọt có enzyme amylase phân giải tinh bột. Nhưng trong thời gian thức ăn ở trong dạ dày lại không diễn ra quá trình phân giải tinh bột là do A. trong dạ dày có môi trường pH cao không thích hợp cho enzyme amylase hoạt động. B. trong dạ dày có môi trường pH thấp không thích hợp cho enzyme amylase hoạt động. C. trong dạ dày có nhiệt độ quá cao không thích hợp cho enzyme amylase hoạt động. D. trong dạ dày có nhiệt độ quá thấp không thích hợp cho enzyme amylase hoạt động. II. TỰ LUẬN( 3 điểm) Câu 1: Tại sao khi hầm thịt với đu đủ thì thịt mềm nhanh hơn? Câu 2: Vì sao ở trẻ nhỏ nhu cầu về năng lượng cao hơn ở người già? Câu 3: Vì sao măng khô khi ngâm vào nước nó lại trương lên.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2