intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 10 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THPT Lương Thế Vinh

Chia sẻ: Yunmengshuangjie Yunmengshuangjie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

60
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Việc ôn tập và hệ thống kiến thức với Đề thi học kì 1 môn Sinh học 10 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THPT Lương Thế Vinh được chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn nắm vững các phương pháp giải bài tập hiệu quả và rèn luyện kỹ năng giải đề thi nhanh và chính xác để chuẩn bị tốt nhất cho kì thi sắp diễn ra. Cùng tham khảo và tải về đề thi này ngay bạn nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 10 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THPT Lương Thế Vinh

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2020-2021 QUẢNG NAM Môn: SINH HỌC – Lớp 10 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề gồm có 02 trang) MÃ ĐỀ 401 I. TRẮC NGHIỆM (5 điểm) Câu 1: Ở tế bào nhân thực, bào quan nào sau đây được bao bọc bởi màng kép? A. Ti thể. B. Lưới nội chất. C. Ribôxôm. D. Lizôxôm. Câu 2: Màng sinh chất của tế bào vi khuẩn có cấu tạo gồm A. 1 lớp phôtpholipit và 2 lớp cacbohiđrat. B. 1 lớp phôtpholipit và 2 lớp prôtêin. C. lớp phôtpholipit kép và prôtêin. D. lớp phôtpholipit kép và cacbohiđrat. Câu 3: Bào quan lizôxôm của tế bào nhân thực có chức năng nào sau đây? A. Tổng hợp prôtêin cấu tạo nên màng tế bào. B. Tổng hợp lipit. C. Chuyển hóa đường. D. Phân hủy các tế bào già, các tế bào bị tổn thương. Câu 4: Những nguyên tố nào sau đây thuộc nhóm nguyên tố đại lượng? A. Cu, N, Mn, Co. B. Co, H, O, Fe. C. Ca, H, O, N. D. C, H, O, Mn. Câu 5: Thành phần nào sau đây tham gia cấu tạo phân tử ATP? A. Bazơ nitric Ađênin. B. Đường glucôzơ. C. Bazơ nitric Timin. D. Đường đêôxiribôzơ. Câu 6: Nhận định nào sau đây đúng khi nói về enzim ở điều kiện bình thường? A. Tất cả enzim đều chỉ có thành phần là prôtêin. B. Enzim là chất xúc tác hóa học được tổng hợp các tế bào sống. C. Enzim bị biến đổi sau phản ứng xúc tác. D. Trung tâm hoạt động của enzim liên kết tạm thời với cơ chất. Câu 7: Đặc điểm nào sau đây có ở giới Thực vật? A. Dinh dưỡng theo kiểu dị dưỡng. B. Sinh vật nhân sơ. C. Có khả năng quang hợp. D. Sinh vật đơn bào hoặc đa bào. Câu 8: Đơn phân nào sau đây tham gia cấu tạo nên phân tử prôtêin? A. Nuclêôtit. B. Nuclêôxôm. C. Axit amin. D. Ribônuclêôtit. Câu 9: Những sinh vật nào sau đây thuộc giới Nguyên sinh? A. Động vật nguyên sinh, nấm nhầy, địa y. B. Tảo, nấm nhầy, động vật nguyên sinh. C. Vi khuẩn, tảo, nấm nhầy. D. Tảo, nấm men, nấm sợi. Câu 10: Loại đường nào sau đây thuộc đường đa? A. Glicôgen, xenlulôzơ. B. Lactôzơ, saccarôzơ. C. Fructôzơ, glucôzơ. D. Glucôzơ, saccarôzơ. Câu 11: Mỡ có chức năng chính nào sau đây? A. Tham gia điều hòa quá trình trao đổi chất. B. Dự trữ năng lượng cho tế bào và cơ thể. C. Cấu tạo nên các loại màng của tế bào. D. Xúc tác cho các phản ứng hóa sinh. Câu 12: Trong cấu trúc của phân tử ATP, liên kết cao năng nằm ở vị trí nào? A. Giữa hai nhóm phôtphat. B. Giữa bazơ nitric và đường ribôzơ. C. Giữa bazơ nitric và nhóm phôtphat. D. Giữa đường ribôzơ và nhóm phôtphat. Trang 1/2 - Mã đề 401
  2. Câu 13: Enzim có vai trò làm cho năng lượng hoạt hoá của các chất tham gia phản ứng A. giảm, do đó làm tăng tốc độ phản ứng. B. giảm, do đó làm giảm tốc độ phản ứng. C. tăng, do đó làm tăng tốc độ phản ứng. D. tăng, do đó làm giảm tốc độ phản ứng. Câu 14: Trong phân tử ARN không có loại đơn phân nào sau đây? A. Ađênin. B. Xitôzin C. Guanin. D. Timin. Câu 15: Hãy quan sát các sơ đồ cấu trúc sau và xác định đúng tên các bào quan tương ứng ở sinh vật nhân thực. A. Hình 1 – Lục lạp, hình 2 – Ti thể. B. Hình 1 – Ti thể, hình 2 – Lục lạp. C. Hình 1 – Ti thể, hình 2 – Nhân. D. Hình 1 – Lục lạp, hình 2 – Nhân. II. TỰ LUẬN (5 điểm) Câu 1 (2 điểm). Phân biệt phương thức vận chuyển thụ động và vận chuyển chủ động của các chất qua màng sinh chất theo các tiêu chí sau: Nguyên nhân, nhu cầu năng lượng, chất mang, kết quả. Câu 2 (2 điểm). a. Phân biệt chức năng của lưới nội chất hạt và lưới nội chất trơn ở tế bào nhân thực. b. Trong các loại tế bào sau của cơ thể người: Tế bào cơ tim, tế bào hồng cầu, tế bào biểu bì và tế bào xương, loại tế bào nào có nhiều ti thể nhất? Giải thích. Câu 3 (1điểm). Một đoạn phân tử ADN có 3120 liên kết hiđrô và có số nuclêôtit loại Ađênin chiếm tỉ lệ 20% tổng số nuclêôtit của đoạn. Hãy tính: a. Tỉ lệ phần trăm từng loại nuclêôtit của đoạn ADN trên. b. Số lượng từng loại nuclêôtit của đoạn ADN trên. ----------- HẾT ---------- Trang 2/2 - Mã đề 401
  3. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2020-2021 QUẢNG NAM MÔN: SINH HỌC – LỚP 10 (Hướng dẫn chấm có 03 trang) HƯỚNG DẪN CHẤM I. TRẮC NGHIỆM (5,0 điểm) Mã đề 401 402 403 404 Câu 1 A B C C 2 C B C A D D D C 3 C C A C 4 5 A A D C D D B B 6 7 C C A A 8 C A D D 9 B B B B 10 A D A A 11 B B A B 12 A B A D 13 A C A D 14 D A C D 15 B D B B Trang 1/3
  4. II. TỰ LUẬN (5,0 điểm) Mã đề 401, 403 Câu Nội dung Điểm Câu 1 Phân biệt vận chuyển thụ động với vận chuyển chủ động (2 điểm) Nội dung Vận chuyển thụ động Vận chuyển chủ động Nguyên Do chênh lệch nồng độ. Do nhu cầu tế bào. 0,5 điểm nhân Nhu cầu Không cần năng lượng. Cần năng lượng. 0,5 điểm năng lượng Chất mang Không cần chất mang. Cần chất mang. 0,5 điểm Kết quả Đạt đến nồng độ cân Không đạt đến nồng độ bằng. cân bằng. 0,5 điểm Câu 2 a. Phân biệt chức năng của lưới nội chất hạt và lưới nội chất (2 điểm) trơn ở tế bào nhân thực: Lưới nội chất hạt Lưới nội chất trơn Tổng hợp prôtêin, chủ yếu là Tổng hợp lipit, chuyển hóa 1,0 điểm prôtêin xuất bào. đường, khử độc. b. Trong các loại tế bào sau của cơ thể người: Tế bào cơ tim, tế bào hồng cầu, tế bào biểu bì và tế bào xương, loại tế bào có nhiều ti thể nhất: -Tế bào cơ tim. 0,5 điểm Giải thích: Vì ti thể là nơi tổng hợp ATP có vai cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động sống của tế bào. 0,25 điểm Tế bào nào càng hoạt động nhiều thì càng có nhiều ti thể. Trong các tế bào trên, tế bào cơ tim có nhiều ti thể nhất do chúng hoạt động 0,25 điểm nhiều, cần nhiều năng lượng. Câu 3 a. Tỉ lệ phần trăm từng loại nuclêôtit của đoạn ADN là: (1 điểm) %A = %T = 20% Mà %A + %G = 50% => %G = %X = 30% 0,5 điểm b. Số lượng từng loại nuclêôtit của đoạn ADN là: ∑lkH2 = 2A + 3G = 3120 (1) Vì %A= 20%, %G = 30% => A = (2) 0,5 điểm Từ (1) và (2) suy ra G = X = 720 (nu). A = T = 480 (nu). ( Học sinh làm cách khác đúng vẫn cho điểm tối đa) Trang 2/3
  5. Mã đề 402, 404. Câu Nội dung Điểm Câu 1 Phân biệt vận chuyển thụ động với vận chuyển chủ động (2 điểm) Nội dung Vận chuyển thụ động Vận chuyển chủ động Nhu cầu Không cần năng lượng Cần năng lượng năng lượng 0,5 điểm Hướng vận Theo chiều građien nồng Ngược chiều građien chuyển độ ( chất tan vận chuyển nồng độ( chất tan vận 0,5 điểm từ nơi có nồng độ cao đến chuyển từ nơi có nồng nơi có nồng độ thấp). độ thấp đến nơi có nồng độ cao). 0,5 điểm Nguyên Do chênh lệch nồng độ. Do nhu cầu tế bào. nhân Kết quả Đạt đến nồng độ cân Không đạt đến nồng độ 0,5 điểm bằng. cân bằng. Câu 2 a. Phân biệt chức năng của lưới nội chất hạt và lưới nội chất (2 điểm) trơn ở tế bào nhân thực: Lưới nội chất hạt Lưới nội chất trơn Tổng hợp prôtêin, chủ yếu là Tổng hợp lipit, chuyển hóa 1,0 điểm prôtêin xuất bào. đường, khử độc. b. Trong các loại tế bào sau của cơ thể người: Tế bào cơ, tế bào hồng cầu, tế bào bạch cầu và tế bào thần kinh, loại tế bào có nhiều lizôxôm nhất: -Tế bào bạch cầu. 0,5 điểm Giải thích: Lizôxôm có chức năng phân hủy tế bào già, tế bào bị tổn thương. 0,25 điểm Tế bào bạch cầu có chức năng tiêu diệt các vi khuẩn cũng như các tế bào bệnh lí và tế bào già, nên cần có nhiều lizôxôm nhất. 0,25 điểm Câu 3 a. Tỉ lệ phần trăm từng loại nuclêôtit của đoạn ADN là (1 điểm) %G = %X = 30% Mà %A + %G = 50% => %A = %T = 20% 0,5 điểm b. Số nuclêôtit mỗi loại của ADN là: ∑lkH2 = 2A + 3G = 3640 (1) Vì %A= 20%, %G = 30% => A = (2) 0,5 điểm Từ (1) và (2) suy ra G = X = 840 (nu) A = T = 560 (nu). ( Học sinh làm cách khác đúng vẫn cho điểm tối đa) Hết. Trang 3/3
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2