intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Thái Bình (Mã đề 104)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

7
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

‘Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Thái Bình (Mã đề 104)’ là tài liệu tham khảo được TaiLieu.VN sưu tầm để gửi tới các em học sinh đang trong quá trình ôn thi học kì 1, giúp học sinh củng cố lại phần kiến thức đã học và nâng cao kĩ năng giải đề thi. Chúc các em học tập và ôn thi hiệu quả!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Thái Bình (Mã đề 104)

  1. TRƯỜNG THPT NGUYỄN THÁI BÌNH KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2022 - 2023 TỔ SINH HỌC MÔN: SINH HỌC 10 (Đề thi có 02 trang) Thời gian làm bài: 45(không kể thời gian phát đề) Họ và tên: ............................................................................ Số báo danh: ............. Mã đề 104 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (5 điểm) Câu 1. Khi cho tế bào thực vật vào môi trường X, tế bào xảy ra hiện tượng co nguyên sinh. Nhận định nào sau đây về môi trường X là đúng? A. X là môi trường đẳng trường. B. X là môi trường nhược trương. C. X là dung dịch nước tinh khiết. D. X là môi trường ưu trương. Câu 2. Quá trình truyền thông tin giữa các tế bào gồm mấy giai đoạn? A. 4 B. 3 C. 1 D. 2 Câu 3. Cơ thể người không tiêu hóa được loại đường nào? A. lactose. B. sucrose. C. cellulose. D. maltose. Câu 4. Sự truyền tín hiệu bên trong tế bào: A. là sự chuyển đổi thông tin di truyền giữa tế bào và tế bào. B. là sự chuyển đổi tín hiệu giữa các phân tử trong con đường truyền tin tế bào. C. là sự chuyển đổi tín hiệu giữa tế bào với môi trường nội bào. D. là sự chuyển đổi tín hiệu giữa các phân tử trong tế bào với môi trường. Câu 5. Tín hiệu truyền từ tế bào này tới tế bào khác chủ yếu qua mấy cách? A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 6. Tế bào tiếp nhận tín hiệu bằng các protein thụ thể trên màng tế bào hoặc thụ thể nằm trong tế bào chất .Đây là đặc điểm của giai đoạn? A. Truyền tín hiệu. B. Chuyển đổi tín hiệu. C. Tiếp nhận tín hiệu. D. Đáp ứng tín hiệu. Câu 7. Tế bào chất của tế bào nhân sơ có chứa cấu trúc nào sau đây? A. Riboxom và các hạt dự trữ. B. Bộ khung xương tế bào. C. Các bào quan có màng bao bọc. D. Hệ thống nội màng. Câu 8. Phospholipit được cấu tạo từ: A. 1 phân tử glycerol liên kết 2 acid béo và 1 nhóm photphat. B. 1 phân tử tử glycerol liên kết 2 acid béo. C. 1 phân tử tử glycerol liên kết 3 acid béo và 1 nhóm photphat. D. 1 phân tử tử glycerol liên kết 3 acid béo. Câu 9. Các nucleotide trong phân tử DNA liên kết với nhau bằng liên kết gì? A. bổ sung. B. hiđrôgen. C. glicôsidic. D. phosphodieste. Câu 10. Bào quan có vai trò là trung tâm điều khiển các hoạt động sống của tế bào là:
  2. A. Ti thể. B. Nhân. C. Lục lạp. D. Không bào. Câu 11. Nội dung nào sau đây không đúng về vai trò của các bào quan trong tế bào nhân thực? A. Lục lạp - tổng hợp ATP cho tế bào. B. Bộ máy Golgi - nơi phân loại, đóng gói và phân phối các sản phẩm của tế bào. C. Không bào giúp điều hoà áp suất thẩm thấu của tế bào. D. Ribosome - “nhà máy” tổng hợp protein của tế bào. Câu 12. Hãy chọn tập hợp đúng về các đặc điểm của phân tử DNA từ các đặc điểm nào dưới đây: (1) Gồm 2 chuỗi polynucleotide xoắn đều đặn và ngược chiều nhau. (2) Có các cặp nitrogenous base là A-U, G-C. (3) Liên kết giữa các nitrogenous base của hai chuỗi đối diện là liên kết hydrogen. A. (1), (3). B. (2), (3). C. (1), (2), (3) D. (1), (2). Câu 13. Trong các loại tế bào của cùng một cơ thể dưới đây, tế bào nào có xu hướng tổng hợp nhiều protein nhât? A. Tế bào cơ. B. Tế bào da. C. Tế bào bạch cầu. D. Tế bào gan. Câu 14. Bào quan nào sau đây trong tế bào nhân thực có màng kép? A. Lưới nội chất. B. Bộ máy Golgi. C. Ty thể. D. Ribosome. Câu 15. Hãy xác định các dạng vận chuyển qua màng ở hình 1-4 dưới đây: A. 1- Khuếch tán tăng cường; 2 – Khuếch tán trực tiếp qua protein kênh; 3 – Khuếch tán qua protein mang; 4 – Vận chuyển chủ động. B. 1- Khuếch tán trực tiếp; 2 – Khuếch tán qua protein mang; 3 – Khuếch tán qua protein kênh; 4 – Vận chuyển chủ động. C. 1- Khuếch tán trực tiếp; 2 – Khuếch tán qua protein kênh; 3 – Khuếch tán qua protein mang; 4 – Vận chuyển chủ động. D. 1- Vận chuyển chủ động; 2 – Khuếch tán qua protein kênh; 3 – Khuếch tán qua protein mang; 4 – Khuếch tán trực tiếp. II. PHẦN TỰ LUẬN: ( 5 điểm) Câu 1: (2đ) Phân biệt khuếch tán đơn giản và khuếch tán tăng cường ?(con đường, các chất vận chuyển, yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ khuếch tán) Câu 2(1đ) Giải thích vì sao khi khẩu phần ăn thiếu protein thì cơ thể, đặc biệt là trẻ em, thường gầy yếu, chậm lớn, hay bị phù nề và dễ mắc bệnh truyền nhiễm? Câu 3: (2đ)Trong tế bào có 2 loại bào quan đều có vai trò khử độc bảo vệ tế bào, đó là 2 bào quan nào?giải thích? Vì sao cùng một tín hiệu nhưng các tế bào khác nhau của một cơ thể lại có thể tạo ra các đáp ứng khác nhau?
  3. ------ HẾT ------
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2