intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 8 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Thạnh Mỹ, Nam Giang

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:7

6
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Việc ôn thi sẽ trở nên dễ dàng hơn khi các em có trong tay “Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 8 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Thạnh Mỹ, Nam Giang” được chia sẻ trên đây. Tham gia giải đề thi để rút ra kinh nghiệm học tập tốt nhất cho bản thân cũng như củng cố thêm kiến thức để tự tin bước vào kì thi chính thức các em nhé! Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 8 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Thạnh Mỹ, Nam Giang

  1. KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HKI MÔN SINH HỌC, LỚP 8 MỨC Tổng số Chủ đề Điểm số ĐỘ câu Nhận biết Thông hiểu Vận dụng cao Trắc Trắc Trắc Trắc Trắc Tự luận Tự luận Tự luận Tự luận Tự luận nghiệm nghiệm nghiệm nghiệm nghiệm 1. Khái quát về 3 1 4 1,3 cơ thể người. 2. Vận 0,5 2 1 0,5 1 3 3,0 động 3. Tuần 2 1 1 2 1,7 hoàn 4. Hô 2 1 1 2 1,7 hấp 5. Tiêu 2 2 1 1 4 2,3 hóa Số câu 0,5 9 1 6 1,5 0 1 0 4 15 10,0 Điểm số 1,0 3,0 1,0 2,0 2,0 0 1,0 0 5,0 5,0 10 10 điểm 10 Tổng số điểm 4,0 điểm 3,0 điểm 1,0 điểm điểm
  2. ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HKI MÔN SINH HỌC, LỚP 8
  3. Số ý TL/số câu Câu hỏi hỏi TN Nội dung Mức độ Yêu cầu cần đạt TL TL TN (Số ý) (Số ý) (Số câu) 1. Khái Nhận biết + Cấu tạo cơ thể người. C2,3,7 quát về + Khái niệm mô. cơ thể + Các loại nơron. người. Thông hiểu + Hiểu được chức năng của nhân. C5 2. Vận Nhận biết + Các loại xương. 0,5 C17 C11,12 động + Sự tiến hóa của bộ xương người. + Nguyên nhân của sự mỏi cơ. Thông hiểu + Hiểu được ý nghĩa của hoạt động co cơ C13 Vận dụng thấp + Nêu ra được các biện pháp chống mỏi cơ 0,5 C17 3. Tuần Nhận biết + Thành phần cấu tạo của máu. C8,9 hoàn + Chu kỳ hoạt động của tim. Thông hiểu + Hiểu được cấu tạo và chức năng của hệ tuần hoàn 1 C16 máu 4. Hô Thông hiểu + Hiểu được trao đổi khí ở phổi. C10,15 hấp Vận dụng thấp + Tóm tắt được quá trình hô hấp của cơ thể người. 1 C4 5. Tiêu Nhận biết + Sự biến đổi thức ăn trong quá trình tiêu hóa. C1,4 hóa Thông hiểu + Điều kiện hoạt động của enzim. C6,14 + Biến đổi hóa học ở dạ dày. Vận dụng cao + Giải thích được câu thành ngữ “Nhai kỹ no lâu” 1 C19 Trường: THCS Thạnh Mỹ. KIỂM TRA CUỐI HKI Họ và tên học sinh: ……………………...……… MÔN: SINH HỌC 8 Lớp: 8/…………… Năm học: 2022- 2023. SBD:…………….. Thời gian: 45 phút.
  4. ĐIỂM: NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN: A. Trắc nghiệm (5 điểm) Hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng: Câu 1 : Chất nào dưới đây hầu như không bị biến đổi trong quá trình tiêu hoá thức ăn? A. Vitamin B. Lipit C. Axit nuclêic D. Prôtêin Câu 2: Muối khoáng nào là thành phần không thể thiếu của hoocmôn tuyến giáp? A. Iốt B. Natri C. Canxi D. Sắt Câu 3 : Mô là gì? A. Mô là tập hợp các tế bào chuyên hóa, có hình dạng giống nhau, cùng thực hiện chức năng nhất định. B. Mô là tập hợp các tế bào chuyên hóa, có cấu trúc giống nhau, cùng thực hiện chức năng nhất định. C. Mô là tập hợp các tế bào giống nhau,cùng thực hiện một chức năng. D. Mô là tập hợp gồm các tế bào khác nhau ,thực hiện chức năng khác nhau. Câu 4: Biến đổi hóa học ở dạ dày gồm: A. tiết dịch vị. B. hoạt động của enzim pepsin. C. thấm đều dịch vị với thức ăn. D. nhào trộn thức ăn. Câu 5: Loại xương nào dưới đây được xếp vào nhóm xương dài? A. Xương hộp sọ B. Xương sườn C. Xương cánh chậu D. Xương đùi Câu 6: Enzim amilaza trong nước bọt hoạt động tốt nhất trong điều kiện pH là A. 5,2 B. 6,2 C. 7,2 D. 10,2 Câu 7: Bộ xương người tiến hoá theo hướng nào? A. Thích nghi với tư thế đứng thẳng và lao động. B. Thích nghi với việc ăn thức ăn chín. C. Thích nghi với khả năng tư duy trừu tượng.
  5. D. Thích nghi với đời sống xã hội. Câu 8: Thành phần chiếm 45% thể tích của máu là A. huyết tương. B. hồng cầu. C. các tế bào máu. D. bạch cầu. Câu 9: Ở người bình thường, trung bình mỗi chu kì thì tim nghỉ ngơi hoàn toàn trong bao lâu ? A. 0,3 giây B. 0,4 giây C. 0,5 giây D. 0,1 giây Câu 10: Quá trình trao đổi khí ở người diễn ra theo cơ chế A. bổ sung B. chủ động C. thẩm thấu D. khuếch tán Câu 11: Cơ thể người chia làm mấy phần? Đó là những phần nào? A. 3 phần: đầu, thân, các chi. B. 4 phần: đầu, cổ, thân, chi C. 2 phần: đầu, thân. D. 5 phần: đầu, cổ, thân, tay, chân. Câu 12: Ý nghĩa của hoạt động co cơ A. làm cho cơ thể vận động, lao động, di chuyển. B. giúp cơ tăng kích thước C. giúp cơ thể tăng chiều dài D. giúp phối hợp hoạt động các cơ quan. Câu 13: Nơron vận động còn được gọi là A. Nơron hướng tâm. B. Nơron li tâm. C. Nơron liên lạc. D. Nơron trung gian. Câu 14: Trong nước bọt có chứa loại enzim nào ? A. Lipaza B. Mantaza C. Amilaza D. Prôtêaza Câu 15: Bào quan nào có vai trò điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào? A. Bộ máy Gôngi B. Lục lạp C. Nhân D. Trung thể B. Tự luận: (5 điểm) Câu 16: (1 điểm) Hệ tuần hoàn máu gồm những thành phần cấu tạo nào? Nêu chức năng của những thành phần đó ? Câu 17: (2 điểm) Hãy giải thích nguyên nhân của sự mỏi cơ ? Nêu biện pháp chống mỏi cơ ? Câu 18: (1 điểm) Hãy tóm tắt quá trình hô hấp của cơ thể người ? Câu 19: (1 điểm) Khi nhai cơm trong miệng lâu, cảm giác có vị gì? Tại sao ? BÀI LÀM .................................................................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................................................................... .............................................................................................................. ………........................................................................................................................................................................................................
  6. .................................................................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................................................................... ............................................................................................................ ....................................................................................................... ..................................................................................................................................................................................................... .............. .................................................................................................................................................................................................................... .......................................................................... ......................................................................................................................................... ................................................................................................................................................................... ................................................ .................................................................................................................................................................................................................... ........................................ ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM A. Trắc nghiệm (5 điểm) Mỗi câu đúng được 0,3 đ. Hai câu đúng được 0,7 điểm. Ba câu đúng được 1 điểm. Câu hỏi 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Đáp án A A B B D C A C B D D A B C C B. Tự luận( 5 điểm) Câu 1: (1 điểm) * Thành phần cấu tạo của hệ tuần hoàn máu gồm: + Hệ tuần hoàn máu gồm tim và hệ mạch tạo thành vòng tuần hoàn nhỏ và vòng tuần hoàn lớn. * Chức năng: + Vòng tuần hoàn nhỏ dẫn máu qua phổi, giúp máu trao đổi O2 và CO2 . + Vòng tuần hoàn lớn dẫn máu qua tất cả các tế bào của cơ thể để thực hiện sự trao đổi chất. Câu 2: (2 điểm) a. Nguyên nhân của sự mỏi cơ:
  7. + Sự oxi hóa các chất dinh dưỡng do máu mang tới tạo ra năng lượng cung cấp cho sự co cơ, đồng thời sản sinh ra nhiệt và chất thải là khí cacbonic (CO2). + Nếu lượng oxi cung cấp thiếu thì sản phẩm tạo ra trong điều kiện yếm khí (không có oxi) là axit lactic tăng và năng lượng sản ra ít. Axit lactic bị tích tụ sẽ đầu độc làm cơ mỏi. b. Biện pháp chống mỏi cơ: – Khi mỏi cơ cần được nghỉ ngơi, thở sâu kết hợp với xoa bóp cho máu lưu thông nhanh. Sau khi chạy nên đi bộ từ từ đến khi hô hấp trở lại bình thường mới nghỉ ngơi và xoa bóp. – Để lao động có năng suất cao cần làm việc nhịp nhàng vừa sức. – Rèn luyện cơ thể thường xuyên thông qua lao động thể dục thể thao. Câu 3: (1 điểm) Tóm tắt quá trình hô hấp của cơ thể người: + Nhờ hoạt động của các cơ hô hấp làm thay đổi thể tích lồng ngực mà ta thực hiện được hít vào và thở ra, giúp cho không khí trong phổi thường xuyên được đổi mới. + Trao đổi khí ở phổi gồm sự khuếch tán của oxi từ không khí ở phế nang vào máu và của CO2 từ máu vào không khí phế nang. + Trao đổi khí ở tế bào gồm sự khuếch tán của O2 từ máu vào tế bào và của CO2 từ tế bào vào máu. Câu 4: (1 điểm) Khi nhai cơm lâu cảm giác có vị ngọt vì trong cơm có tinh bột, khi nhai thì nước bọt sẽ tiết ra enzim amilaza, biến đổi tinh bột thành đường mantozo. TTCM GV RA ĐỀ: Nguyễn Thị Diễm Hằng Trương Thị Thúy Kiều
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2