intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 9 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Phù Đổng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:8

4
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo “Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 9 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Phù Đổng” để bổ sung kiến thức, nâng cao tư duy và rèn luyện kỹ năng giải đề chuẩn bị thật tốt cho kì thi học kì sắp tới các em nhé! Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 9 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Phù Đổng

  1. UBND HUYỆN GIA LÂM MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HKI TRƯỜNG THCS PHÙ ĐỔNG NĂM HỌC: 2021-2022 Môn: SINH HỌC 9 Thời gian: 45 phút MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I SINH HỌC 9 Trắc nghiệm CẤP ĐỘ CHỦ NỘI NHẬN TỔNG THỨC TT ĐỀ DUNG VẬN BIẾT HIỂU DỤNG 1. Chương I. Bài 1. 3 3 Các thí Menđen nghiệm và di của truyền học Menđen 2. Chương Bài 8 – bài 3 2 5 II. Nhiễm 13 sắc thể 3 Chương Bài 15 - 5 3 2 10 III : ADN bài 19 và GEN 4 Chương Bài 21- bài 2 3 1 6 IV: Biến 25 dị 5 Chương Bài 28 – 2 3 1 6 V: Di bài 30 truyền người TỔNG SỐ CÂU 15 câu 9 câu 6 câu 30 câu TỔNG SỐ ĐIỂM 5đ 3đ 2đ 10đ (50%) (30%) (2%) (100%)
  2. UBND HUYỆN GIA LÂM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I TRƯỜNG THCS PHÙ ĐỔNG NĂM HỌC: 2021 - 2022 Môn: SINH HỌC 9 Thời gian làm bài: 45 phút. (Đề gồm 5 trang) KHOANH TRÒN CHỮ CÁI ĐỨNG TRƯỚC CÂU TRẢ LỜI ĐÚNG NHẤT Câu 1: Men đen đã tiến hành trên đối tượng nào để thực hiện các thí nghiệm của mình? A.Cây cà chua. B. Ruồi giấm. C. Cây Đậu Hà Lan. D. Trên nhiều loài côn trùng. Câu 2: Nguyên tắc bổ sung trong cấu trúc của ADN dẫn đến hệ quả : A. A = X, G = T B. A + T = G + X C. A + G = T + X D. A + X + T = X + T + G Câu 3: Đường kính của NST ở trạng thái co ngắn là : A. 0,2 đến 2 micrômet. B. 2 đến 20 micrômet. C. 0,5 đến 20 micrômet. D. 0,5 đến 50 micrômet. Câu 4: Tính đặc thù của mỗi loại ADN do yếu tố nào sau đây quy định? A. Hàm lượng ADN trong nhân tế bào. B. Số lượng các nuclêôtit. C. Số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp các nuclêôtit trong phân tử ADN. D. Tỉ lệ (A + T)/(G +X ) trong phân tử ADN. Câu 5: Vì sao tỉ lệ người bị bệnh và tật di truyền bẩm sinh ở vùng nông thôn cao hơn ở thành thị ? A. Ở thành thị đời sống vật chất của người dân được nâng cao. B. Ở nông thôn do nhiểm hoá chất bảo vệ thực vật và chất độc điôxin do chiến tranh Mĩ để lại. C. Ở nông thôn ăn uống thiếu vệ sinh. D. Ở thành thị không tiếp xúc nhieàu với thuốc bảo vệ thực vật.
  3. Câu 6: Các thể đột biến nào sau đây ở người là hậu quả của đột biến dị bội dạng 2n-1: A. Đao B. Tớcnơ. C. Câm điếc bẩm sinh. D. Bạch tạng. Câu 7: Một phân tử ADN có 18000 nuclêôtit. Vậy số chu kì xoắn của phân tử ADN đó là: A. 900. B. 1800. C. 3600. D. 450. Câu 8: Phương pháp cơ bản trong nghiên cứu Di truyền học của Menđen là gì? A. Dùng toán thống kê để tính toán kết quả thu được B. Thí nghiệm trên cây đậu Hà Lan có hoa lưỡng tính. C. Phương pháp phân tích các thế hệ lai. D. Theo dõi sự di truyền của các cặp tính trạng. Câu 9: Trong các thể dị bội, dạng nào sau đây gặp phổ biến hơn: A. 2n + 1. B. 2n -1. C. 2n + 1 và 2n – 1. D. 2n – 2. Câu 10: Nguyên phân xảy ra ở các loại tế bào nào? A. Tế bào sinh dưỡng, tế bào sinh dục. B. Tế bào sinh dục sơ khai, tế bào sinh dưỡng. C. Tế bào sinh dục. D. Tế bào sinh dưỡng. Câu 11: Ở người, sự tăng thêm 1 nhiễm sắc thể ở cặp nhiễm sắc thể nào sau đây sẽ gây ra bệnh Đao: A. Cặp nhiễm sắc thể số 12. B. Cặp nhiễm sắc thể số 21. C. Cặp nhiễm sắc thể số 22. D. Cặp nhiễm sắc thể số 23. Câu 12: Một đoạn mạch đơn của phân tử ADN có trình tự sắp xếp như sau: -A– G - X- T–A– X – G –T– Đoạn mạch đơn bổ sung với nó có trình tự như thế nào? A. - U– X - G – A - U – G - X – A- B. –A- X - G – A - A – G - X – A- C. - U– X - T – A - U – G - T – A- D. - T– X - G – A - T – G - X – A- Câu 13: Vai trò của đột biến gen: A. Sự biến đổi cấu trúc gen có thể dẫn đến biến đổi cấu trúc của các prôtêin mà nó qui định. B. Biến đổi đột ngột gián đoạn kiểu hình. C. làm biến đổi gen.
  4. D. Sự biến đổi cấu trúc gen có thể dẫn đến biến đổi cấu trúc của các prôtêin mà nó qui định làm biến đổi kiểu hình. Câu 14: Có một phân tử ADN tự nhân đôi 3 lần thì số phân tử ADN con được tạo ra sau khi kết thúc quá trình tự nhân đôi là: A. 6 phân tử ADN. B. 8 phân tử ADN. C. 5 phân tử ADN. D. 12 phân tử ADN. Câu 15: Sự thụ tinh giữa tinh trùng mang NST giới tính nào với trứng để tạo hợp tử phát triển thành con trai? A. Sự thụ tinh giữa tinh trùng 22A + X với trứng 22A + X để tạo hợp tử 44A + XX. B. Sự thụ tinh giữa tinh trùng 22A + Y với trứng 22A + X để tạo hợp tử 44A + XY. C. Sự thụ tinh giữa tinh trùng 22A + Y với trứng 22A + Y để tạo hợp tử 44A + YY. D. Sự thụ tinh giữa tinh trùng 22A + X với trứng 22A + Y để tạo hợp tử 44A + XY. Câu 16: Phân tử mARN đóng vai trò gì trong quá trình tổng hợp phân tử prôtêin ở tế bào? A. Là khuôn mẫu quy định trình tự axit amin trong phân tử prôtêin được tổng hợp. B. Vận chuyển axit amin tương ứng tới nơi tổng hợp prôtêin. C. Tham gia cấu tạo nên ribôxôm. D. Khởi động quá trình tổng hợp prôtêin. Câu 17: Ý nghĩa của phép lai phân tích trong chọn giống là gì? A. Phát hiện được thể dị hợp trong thực tế chọn giống. B. Phát hiện được tính trạng trội và tính trạng lặn sử dụng trong chọn giống. C. Phát hiện được thể đồng hợp để sử dụng trong chọn giống. D. Phát hiện được thể đồng hợp và thể dị hợp sử dụng trong chọn giống. Câu 18: Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể là quá trình: A. Thay đổi thành phần prôtêin trong nhiễm sắc thể. B. Phá hủy mối liên kết giữa prôtêin và ADN. C. Thay đổi cấu trúc của ADN trên từng đoạn của nhiễm sắc thể. D. Biến đổi ADN tại một điểm nào đó trên nhiễm sắc thể. Câu 19: Ở kì nào của quá trình nguyên phân nhiễm sắc thể có hình dạng và cấu trúc đặc trưng dễ quan sát? A. Kì đầu. B. Kì cuối. C. Kì sau. D. Kì giữa. Câu 20: Vì sao trên mỗi NST phải chứa nhiều gen? A. Số lượng gen thường lớn hơn nhiều so với số lượng NST. B. Số lượng NST trong bộ đơn bội thường lớn hơn so với số lượng gen. C. Số nhóm gen liên kết ở mỗi loài thường lớn hơn số lượng NST. D. Số gen liên kết của mỗi loài thường nhiều hơn số NST trong bộ đơn bội. Câu 21: Ở người, tính trạng di truyền nào sau đây có liên quan giới tính ? A. Tầm vóc cao hoặc tầm vóc thấp.
  5. B. Bệnh bạch tạng. C. Bệnh câm điếc bẩm sinh. D. Bệnh máu khó đông. Câu 22: Điểm giống nhau trong quá trình hình thành giao tử đực so với quá trình hình thành giao tử cái là: A. Giao tử có nhân mang bộ nhiễm sắc thể đơn bội n. B. Tạo 1 giao tử lớn và ba thể cực thứ 2. C. Tạo 4 giao tử có kích thước bằng nhau. D. Tạo 4 giao tử có kích thước khác nhau. Câu 23: Điểm khác nhau giữa bộ NST người bệnh Tơcnơ và bộ NST của người bình thường : A. Cặp NST giới tính của người bệnh Tơcnơ có 1 nhiễm sắc thể X, người bình thường là XX. B. Bộ NST trong tế bào sinh dưỡng của bệnh nhân Tơcnơ là 47, người bình thường là 46. C. Cặp NST giới tính của bệnh nhân Tơcnơ có 2 nhiễm sắc thể X và 1 nhiễm sắc thể Y, người bình thường là XX. D. Người bị bệnh Tơcnơ thừa một NST số 21 so với người bình thường. Câu 24: Thành phần hóa học của NST gồm : A. phân tử prôtêin. B. phân tử ADN. C. Prôtêin và phân tử ADN. D. axit và bazơ. Câu 25: Đặc điểm chung về cấu tạo của ADN, ARN, prôtêin là: A. Đại phân tử, cấu tạo theo nguyên tắc đa phân. B. Có kích thước và khối lượng phân tử bằng nhau. C. Đều được cấu tạo từ các nuclêôtit. D. Đều được cấu tạo từ các axit amin. Câu 26: cha mẹ bình thường sinh một đứa con gái câm điếc bẩm sinh. Giải thích hiện tượng trên ? A. Vì bố mẹ mang kiểu gen dị hợp Aa. B. Vì ông nội bị câm điếc bẩm sinh di truyền cho cháu. C. Vì ông ngoại bị câm điếc bẩm sinh di truyền cho cháu. D. Do các tác nhân gây đột biến. Câu 27: Quá trình tự nhân đôi của phân tử ADN xảy ra ở đâu trong tế bào? A. Màng tế bào. B. Chất tế bào. C. Nhân tế bào. D. Ribôxôm. Câu 28: Luồng thông tin di truyền ở tế bào được thể hiện bằng sơ đồ nào? A. ADN→ ARN → prôtêin. B. ADN → ARN. C. ARN → prôtêin. D. ADN → prôtêin. Câu 29: Ruồi giấm có những đặc điểm nào thuận lợi cho việc nghiên cứu di truyền?
  6. A. Có nhiều tính trạng đối lập, đơn gen, dễ quan sát. B. Dễ nuôi trong môi trường tự nhiên, đơn gen. C. Thời gian sinh trưởng và phát triển dài, dễ tạo biến dị nên dễ theo dõi. D. Dễ nuôi trong ống nghiệm, đẻ nhiều, vòng đời ngắn, có nhiều biến dị dễ quan sát, số lượng NST ít. Câu 30: Đặc trưng nào dưới đây của nhiễm sắc thể là phù hợp với kì cuối của giảm phân I ? A. Các nhiễm sắc thể kép nằm gọn trong 2 nhân mới được tạo thành với số lượng là bộ nhiễm sắc thể đơn bội kép. B. Các nhiễm sắc thể đơn nằm gọn trong nhân mới được tạo thành với số lượng là bộ nhiễm sắc thể đơn bội. C. Các nhiễm sắc thể đơn tháo xoắn trở về dạng sợi mảnh. D. Các nhiễm sắc thể kép tháo xoắn trở về dạng sợi mảnh
  7. UBND HUYỆN GIA LÂM ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM TRƯỜNG THCS PHÙ ĐỔNG BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I NĂM HỌC: 2021 - 2022 Môn: SINH HỌC 9 Mỗi câu đúng 0.33đ Câu Đáp án Câu Đáp án Câu Đáp án 1 C 11 B 21 D 2 C 12 D 22 A 3 A 13 D 23 A 4 C 14 B 24 C 5 B 15 B 25 A 6 B 16 A 26 A 7 A 17 C 27 C 8 C 18 C 28 A
  8. 9 C 19 D 29 D 10 B 20 A 30 A
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2