intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Trần Hưng Đạo, Châu Đức

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:5

3
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Việc ôn thi sẽ trở nên dễ dàng hơn khi các em có trong tay “Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Trần Hưng Đạo, Châu Đức” được chia sẻ trên đây. Tham gia giải đề thi để rút ra kinh nghiệm học tập tốt nhất cho bản thân cũng như củng cố thêm kiến thức để tự tin bước vào kì thi chính thức các em nhé! Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Trần Hưng Đạo, Châu Đức

  1. PHÒNG GD&ĐT CHÂU ĐỨC TRƯỜNG THCS TRẦN HƯNG ĐẠO MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 MÔN SINH HỌC LỚP 9-NĂM HỌC 2022-2023 - Trắc nghiệm 30%, tự luận 70%. Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cấp độ thấp Cấp độ cao Chương I: - Phát biểu các quy - Biến dị tổ hợp. - Áp dụng: Hoàn Các thí nghiệm luật di truyền của - Ý nghĩa của Quy thành các sơ đồ lai về Men Đen. Menden. luật phân li độc lai một cặp tính trạng. lập. Cho biết kết quả tỉ lệ (06 tiết) KG và KH. - Vận dụng phép lai phân tích xác định kiểu gen (đồng hợp hay dị hợp) của cơ thể mang tính trạng trội. Chương II: - Nêu được cấu - Kết quả,Ý nghĩa Nhiễm sắc thể trúc điển hình của của nguyên phân, (07 tiết) NST. Chức năng giảm phân và thụ của NST. tinh. - Điểm khác nhau giữa NST thường và NST giới tính. Chương III: - Cấu trúc hóa học - So sánh cấu tạo Áp dụng kiến thức về Áp dụng ADN và gen của ADN. của ADN và cấu trúc của phân tử kiến thức về (06 tiết) ARN. ADN để giải bài tập cấu trúc của - Bản chất mối (mức độ dễ) phân tử quan hệ theo sơ ADN để giải đồ: Gen  bài tập (mức mARN  Prôtêin độ khó hơn)  Tính trạng. Chương IV: - Khái niệm đột Phân biệt thường - Vận dụng hiểu biết Biến dị biến gen, đột biến biến với đột biến. mối quan hệ giữa (07 tiết) NST - giải thích Kiểu gen – môi - Các dạng đột nguyên nhân phát trường và Kiểu hình. biến gen. Các dạng sinh các thể dị bội đột biến NST. 2n + 1 ; 2n – 1. Tổng cộng : Tỉ lệ: 40% Tỉ lệ: 35% Tỉ lệ: 15% Tỉ lệ: 10% 100%= 10 điểm (4 điểm) (3.5 điểm) (1.5 điểm) (1 điểm)
  2. TRƯỜNG THCS TRẦN HƯNG ĐẠO ĐỀ KIỂM TRA HK I – NH: 2022 – 2023 Môn: Sinh học lớp 9 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 45 phút A. TRẮC NGHIỆM ( 3 điểm) Chọn câu trả lời đúng nhất rồi điền vào bài làm: Câu 1: Một tế bào lưỡng bội (2n NST) qua 2 lần phân bào giảm phân liên tiếp sẽ tạo ra : A. 2 tế bào con (2n NST) B. 2 tế bào con (n NST) C. 4 tế bào con (2n NST) D. 4 tế bào con (n NST) Câu 2: Ý nghĩa của giảm phân và thụ tinh là: A. Duy trì ổn định bộ NST của loài, tạo ra nguồn biến dị tổ hợp . B. Bộ NST lưỡng bội (2n) qua giảm phân tạo ra bộ NST đơn bội (n) ở giao tử. C. Trong thụ tinh, các giao tử có bộ NST đơn bội(n) kết hợp với nhau tạo ra hợp tử có bộ NST lưỡng bội (2n) D. Tạo ra nhiều hợp tử khác nhau về nguồn gốc, làm tăng biến dị tổ hợp. Câu 3: Sơ đồ nào sau đây thể hiện đúng mối quan hệ giữa gen và tính trạng: A. ADN  Protein ARN  Tính trạng B. ARN ADN Protein  Tính trạng C. ARN  Protein ADN  Tính trạng D. ADN ARN  PrôteinTính trạng Câu 4: Thế nào là đột biến gen? A. Đột biến gen là những tác động từ môi trường làm ảnh hưởng tới kiểu gen. B. Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen. C. Đột biến gen là những biến đổi về kiểu hình do kiểu gen gây ra. D. Cả A và B. Câu 5: Mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình được thể hiện như thế nào? A. Kiểu hình chịu ảnh hưởng của kiểu gen nhiều hơn chịu ảnh hưởng của môi trường . B. Kiểu hình chỉ do môi trường qui định, không chịu ảnh hưởng của kiểu gen. C. Kiểu hình là kết quả của sự tác động qua lại giữa kiểu gen với môi trường D. Kiểu hình chỉ do kiểu gen qui định, không chịu ảnh hưởng của môi trường. Câu 6 : Cơ chế dẫn đến sự phát sinh thể dị bội là: A. Do không phân li một hoặc một số cặp nhiễm sắc thể trong giảm phân. B.Trong 2 giao tử tạo thành thì một giao tử có 2 NST và một giao tử không có NST nào.
  3. C. Trong thụ tinh, sự kết hợp giữa giao tử bình thường với giao tử đột biến sẽ tạo ra hợp tử dị bội. D. Cả A, B, C B. TỰ LUẬN ( 7 điểm) Câu 1: (1,5đ) a) Lai phân tích là gì? b) Ở lúa, tính trạng hạt gạo đục trội hoàn toàn so với tính trạng hạt gạo trong. - Khi cho cây có hạt gạo đục giao phấn với cây có hạt gạo trong thì F1 thu được đồng loạt cây có hạt gạo đục. Xác định kiểu gen của bố, mẹ và viết sơ đồ lai? - Nếu cho F1 nói trên lai phân tích thì kết quả thu được ở F2 về kiểu gen và kiểu hình sẽ như thế nào ? Câu 2: (2đ) Nêu cấu trúc điển hình và chức năng của NST? Nêu điểm khác nhau giữa NST thường và NST giới tính. Câu 3: (1,5đ) Phân biệt thường biến với đột biến? Câu 4: (1đ) 1 đoạn mạch ADN có cấu trúc như sau: Mạch 1: - A - T - X - A - A - G - T - X - G - Mạch 2: - T - A - G - T - T - X - A - G - X - Viết cấu trúc của 2 đoạn mạch ADN con được tạo thành sau khi đoạn mạch ADN mẹ trên kết thúc quá trình tự nhân đôi? Câu 5: (1đ) Một gen có 6000 nucleotit, trong đó có G=1200 a) Xác định chiều dài của gen ? b) Tính số nucleotit từng loại của gen ? HẾT
  4. TRƯỜNG THCS TRẦN HƯNG ĐẠO HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HK I NH: 2022 – 2023 Môn: Sinh học lớp 9 Thời gian làm bài: 45 phút A. TRẮC NGHIỆM ( 3 điểm) Chọn mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 D A D B C D B. TỰ LUẬN ( 7 điểm) Câu 1: (1,5đ) a/ Lai phân tích là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội cần xác định kiểu gen với cá thể mang tính trạng lặn, nếu kết quả phép lai đồng tính thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen đồng hợp, nếu kết quả phân tích thì cá thể đó có kiểu gen dị hợp. (0,5đ) b/ - F1 thu được đồng loạt cây có hạt gạo đục  Hạt gạo đục là tính trạng trội Quy ước gen: Gen A qui định hạt gạo đục , gen a qui định hạt gạo trong. Cây P hạt gạo trong mang kiểu gen aa F1 thu được toàn cây hạt gạo đục  Cây P hạt gạo đục mang kiểu gen AA Sơ đồ lai: P: AA( hạt đục) x aa (hạt trong) GP: A a F1: Aa KG : Aa KH : 100% cây có hạt đục (0,5đ) - Cho F1 lai phân tích: kiểu gen F1 ta đã biết là Aa lai với cây mang tính trạng lặn có hạt gạo trong là aa. Kết quả thu được: KG : 1Aa :1aa KH : 1 cây có hạt gạo đục : 1 cây có hạt gạo trong (0,5đ) Câu 2: (2đ) * Ở kì giữa của quá trình nguyên phân: NST có cấu trúc điển hình gồm 2 cromatit ( hai nhiễm sắc tử chị em) đính với nhau ở tâm động. (0,5đ) * Chức năng: NST là cấu trúc mang gen có bản chất là ADN có vai trò quan trọng đối với sự di truyền, chính nhờ sự tự sao của ADN dẫn đến dự tự nhân đôi của NST, nhờ đó các gen qui định tính trạng được di truyền qua các thế hệ tế bào và cơ thể. (0,5đ) * Điểm khác nhau giữa NST thường và NST giới tính (1đ) NST giới tính NST thường - Thường tồn tại 1 cặp trong tế bào 2n - Thường tồn tại nhiều cặp trong tế bào 2n - Tồn tại thành cặp tương đồng (XX) hoặc - Luôn tồn tại thành cặp tương đồng. không tương đồng(XY) -Chỉ mang gen qui định tính trạng thường - Chủ yếu mang gen qui định giới tính của của cơ thể cơ thể Câu 3: (1,5đ) Phân biệt thường biến với đột biến? Thường biến Đột biến
  5. + Là những biến đổi kiểu hình và không + Biến đổi ADN, NST từ đó dẫn đến biến biến đổi trong vật chất di truyền (ADN và đổi kiểu hình. NST). + Diễn ra đồng loạt, có định hướng, tương + Biến đổi riêng rẽ, từng cá thể, gián ứng với các điều kiện ngoại cảnh. đoạn, vô hướng. + Không di truyền được, có lợi. + Di truyền cho thế hệ sau, đa số có hại. Câu 4: (1đ) ADN con 1: (0,5đ) Mạch 1: - A - T - X - A - A - G - T - X - G - Mạch mới: - T - A - G - T - T - X - A - G - X – ADN con 2: (0,5đ) Mạch mới: - A - T - X - A - A - G - T - X - G - Mạch 2: - T - A - G - T - T - X - A - G - X – Câu 5: (1đ) a. Chiều dài của gen: ( 6000:20) x 34 = 10200AO (0,5đ) b.Số nucleotit từng loại của gen: G = X = 1200 Nu A = T = ( 6000 : 2 ) – 1200 = 1800 Nu (0,5đ)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2