intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường PTDTBT THCS Chu Huy Mân, Bắc Trà My

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:4

12
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Việc ôn tập và hệ thống kiến thức với ‘Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường PTDTBT THCS Chu Huy Mân, Bắc Trà My’ được chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn nắm vững các phương pháp giải bài tập hiệu quả và rèn luyện kỹ năng giải đề thi nhanh và chính xác để chuẩn bị tốt nhất cho kì thi sắp diễn ra. Cùng tham khảo và tải về đề thi này ngay bạn nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường PTDTBT THCS Chu Huy Mân, Bắc Trà My

  1. PHÒNG GD&ĐT BẮC TRÀ MY KIỂM TRA CUỐI KÌ I - NĂM HỌC 2023-2024 TRƯỜNG PTDTBT THCS MÔN: SINH HỌC 9 CHU HUY MÂN Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian phát đề) ĐỀ CHÍNH THỨC I. Trắc nghiệm:(5,0 điểm) Chọn chữ cái A, B, C, D đứng trước câu trả lời đúng và ghi vào giấy bài làm. Câu 1. Ở ruồi giấm, cặp NST giới tính là A. giống đực XX và giống cái XY. B. giống đực XY và giống cái XX. C. giống đực XO và giống cái XX. D. giống đực XY và giống cái XO. Câu 2. Quá trình nguyên phân xảy ra bao gồm: A. 1 kì trung gian và 3 kì của nguyên phân. B. 1 kì trung gian và 4 kì của nguyên phân. C. 2 kì trung gian và 3 kì của nguyên phân. D. 2 kì trung gian và 4 kì của nguyên phân. Câu 3. Giảm phân trải qua mấy lần phân bào? A. 1 lần. B. 3 lần. C. 4 lần. D. 2 lần. Câu 4. Ở ruồi giấm 2n = 8. Một tế bào ruồi giấm đang ở kì sau của nguyên phân, số NST đơn trong tế bào đó bằng bao nhiêu? A. 16. B. 8. C. 18. D. 32. Câu 5. Quá trình nhân đôi của ADN diễn ra ở đâu trong tế bào? A. Ribôxôm. B. Bộ máy Gôngi. C. Màng sinh chất. D. Nhân tế bào. Câu 6. ADN được cấu tạo chủ yếu từ những nguyên tố hóa học nào sau đây? A. C, H, O, N. B. C, H, O, N, P. C. C, H, O, P, S. D. C, H, O, N, P, S. Câu 7. Đơn phân cấu tạo của prôtêin là A. axit nuclêic. B. nuclêôtit. C. axit amin. D. axit phôtphoric. Câu 8. Nguyên tắc bổ sung thể hiện như thế nào trong cơ chế nhân đôi ADN? A. A liên kết T, G liên kết X và ngược lại. B. A liên kết X, G liên kết U và ngược lại. C. A liên kết G, T liên kết X và ngược lại. D. A liên kết G, U liên kết X và ngược lại. Câu 9. Bậc cấu trúc nào sau đây có vai trò chủ yếu xác định tính đặc thù của prôtêin? A. Cấu trúc bậc 1. B. Cấu trúc bậc 2. C. Cấu trúc bậc 3. D. Cấu trúc bậc 4. Câu 10. Mức phản ứng là A. giới hạn thường biến của một kiểu gen (gen hay nhóm gen) trước môi trường khác nhau. B. khả năng sinh vật có thể phản ứng trước những điều kiện bất lợi của môi trường. C. mức độ biểu hiện kiểu hình trước những điều kiện sống khác nhau. D. mức độ biểu hiện kiểu hình trước những điều kiện sống giống hoặc khác nhau. Câu 11. Đột biến cấu trúc của NST bao gồm các dạng nào? A. Mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn, thêm đoạn. B. Mất đoạn, chuyển đoạn, đảo đoạn, thêm đoạn. C. Mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn, chuyển đoạn. D. Mất đoạn, chuyển đoạn, đảo đoạn, thêm đoạn.
  2. Câu 12. Loại biến dị nào sau đây không di truyền? A. Đột biến gen. B. Đột biến NST. C. Biến dị tổ hợp. D. Thường biến. Câu 13. Ở người, mất đoạn nhiễm sắc thể số 21 gây bệnh nào sau đây? A. Máu không đông. B. Ung thư máu. C. Mù màu. D. Bạch tạng. Câu 14. Một giống lúa đang được trồng đại trà đã đạt được năng suất tối đa của giống đó, muốn đạt được năng suất lúa ở mức cao hơn nữa thì người nông dân phải làm gì ở vụ sau? A. Cấy lúa đúng thời vụ. B. Áp dụng đúng kĩ thuật canh tác. C. Thay giống lúa trên bằng một giống lúa có giới hạn năng suất lúa cao hơn. D. Chăm sóc cung cấp đầy đủ nước và các chất dinh dưỡng cần thiết khác cho lúa. Câu 15. Một gen có 3000 nuclêôtit, trong đó A = 2G bị đột biến thay thế một cặp G - X bằng một căp A – T. Số nuclêôtit loại G của gen sau đột biến là A. 1000. B. 501. C. 499. D. 498. II. Tự luận: (5,0 điểm) Câu 16. (2,0 điểm) Menđen đã giải thích kết quả thí nghiệm lai hai cặp tính trạng về hình dạng hạt và màu sắc hạt của đậu Hà Lan như thế nào? Câu 17. (1,0 điểm) Đột biến gen là gì? Nêu một số dạng đột biến gen? Câu 18. (1,0 điểm) Giả sử một đoạn ARN được tổng hợp từ đoạn gen cấu trúc (I). Đoạn ARN có trình tự các nuclêôtit như sau: 5’... A-U-G-U-X-X-A-X-X-U-X-X-G-X-U-G-A-X-G-U-A ... 3’ Hãy viết trình tự các nuclêôtit trong đoạn gen cấu trúc (I). Câu 19. (1,0 điểm) Một gen có tổng số 3000 nucleotit và số nucleotit loại A chiếm 20%. Hãy xác định: a. Số chu kỳ xoắn của gen. b. Số nu của mỗi loại gen. c. Số liên kiết hydro của gen. -----------------HẾT--------------------
  3. KIỂM TRA CUỐI KÌ I NĂM HỌC 2023-2024 HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM MÔN SINH HỌC 9 (ĐỀ CHÍNH THỨC) I. Trắc nghiệm (5,0 điểm): Mỗi đáp án đúng đạt 0,33 điểm, 3 câu trả lời đúng 1 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Đáp án B B D A D B C A A A C D B C C II. Tự luận (5,0 điểm) Câu Đáp án Thang điểm Câu 16 Menđen đã giải thích kết quả thí nghiệm: Bằng sự phân li độc lập của các cặp 0,5 nhân tố di truyền trong quá trình phát sinh giao tử và sự tổ hợp tự do của chúng (2,0 điểm) trong thụ tinh. - Quy ước: A (hạt vàng), a (hạt xanh), B (vỏ trơn), b (vỏ nhăn). 0,25
  4. - Sơ đồ lai: P AABB (vàng, trơn) x aabb (xanh, nhăn) 0,25 Gp AB ; ab 1 F AaBb (vàng, trơn) 0,25 1 F tự thụ phấn AaBb x AaBb F1 G AB, Ab , aB , ab ; AB, Ab , aB , ab 0,25 F2 1AABB: 2AABb: 2AaBB: 4AaBb: 2aaBb: 2Aabb: 1aaBB: 1Aabb: 0,25 1aabb. 0,25 9A- B- (vàng, trơn); 3A_bb(vàng, nhăn); 3aaB- (xanh, trơn); 1aabb (xanh, nhăn) - Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan tới một hoặc 0,5 Câu 17 một số cặp nuclêôtit. - Một số dạng đột biến gen: mất, thêm, thay thế một cặp nuclêôtit. (1,0 điểm) 0,5 ( Học sinh nêu đủ 3 dạng được 0,5đ, ghi 1 dạng hoặc 2 dạng được 0,25đ) Câu 18 Trình tự các nuclêôtit trong đoạn gen cấu trúc (I): 0,5 Mạch khuôn: 3’.. T-A-X-A-G-G-T-G-G-A-G-G-X-G-A-X-T-G-X-A-T.. 5’ 0,5 (1,0 điểm) Mạch bổ sung: 5’…A-T-G-T-X-X-A-X-X-T-X-X-G-X-T-G-A-X-G-T-A.. 3’ 0,25 Câu 19 a. Một chu kỳ xoắn có 10 cặp nu (20 nu) cho nên ta có chu kỳ xoắn là: C= N/20=3000/20=150 chu kỳ xoắn. 0,5 (1,0 điểm) b. Tổng số nu của mỗi gen là A+T+G+X=100%. Vì A=T, G=X cho nên A+G=50%>G=50%-20%=30%. 0,25 Vậy số nu mỗi loại gen là: A=T=3000*20%=600, G=X=3000*30%=900 c. Số lk hidro của gen là H=2A+3G=2*600+3*900=3900 (LK)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2