intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Vật lí lớp 8 năm 2022-2023 có đáp án - Trường TH&THCS Phước Hiệp, Phước Sơn

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:14

5
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn học sinh và quý thầy cô cùng tham khảo “Đề thi học kì 1 môn Vật lí lớp 8 năm 2022-2023 có đáp án - Trường TH&THCS Phước Hiệp, Phước Sơn” để giúp học sinh hệ thống kiến thức đã học cũng như có cơ hội đánh giá lại năng lực của mình trước kì thi sắp tới và giúp giáo viên trau dồi kinh nghiệm ra đề thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Vật lí lớp 8 năm 2022-2023 có đáp án - Trường TH&THCS Phước Hiệp, Phước Sơn

  1. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I - NĂM HỌC 2022-2023 Môn: VẬT LÍ LỚP 8 Cấp độ Nhận biết Thông Vận dụng hiểu Cộng Cấp độ Cấp độ Chủ đề TNKQ TL TNKQ TL thấp cao TNKQ TL TNKQ TL
  2. - H S nh 1. Chuyển động ận cơ học. biế t đư ợc m ột vật ch uy ển độ ng ha y đứ ng yê n so vớ i vật kh ác. - Bi
  3. Số câu 3 3 Số điểm 1.0đ 1.0đ Tỉ lệ % 10% 10% - - HS hiểu được hành khách ngồi trên xe ô tô H đang chạy bỗng thấy mình bị nghiêng về S bên phải chứng tỏ xe ô tô đột ngột rẽ sang nh trái. ận - Hiểu được một vật đang chuyển động 2. Lực - Quán biế thẳng đều chịu tác dụng của hai lực cân tính. t bằng thì vật sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đư đều. ợc lự c ma sát lăn . Số câu 1 2 3 Số điểm 0.33đ 0.67đ 1.0đ Tỉ lệ % 3.3% 6.7% 10%
  4. - - HS vận dụng kiến 3. Áp suất. Nh thức về bình thông ận nhau để giải thích các biế hiện tượng thực tế. t đư ợc đơ n vị củ a áp su ất. - Bi ết đư ợc cô ng th ức tín h áp su ất lỏ ng.
  5. Số câu 2 1 3 Số điểm 0.67đ 1.0đ 1.67đ Tỉ lệ % 6.7% 10% 16.7%
  6. 4. Lực đẩy Ác-si- - - HS biết được khi thả một hòn bi thép vào - Vận dụng công thức mét Bi thủy ngân thì bi nổi hay bi chìm và giải tính lực đẩy Ác-si- ết thích. mét để giải các bài đư - So sánh được độ lớn của lực đẩy Ác-si-mét toán đơn giản. ợc của các vật. cô - Hiểu được đại lượng V trong công thức ng FA=d.V là thể tích phần vật bị chìm. th - Hiểu được khi thả viên bi vào chất lỏng thì ức độ lớn lực đẩy Ác-si-mét không đổi, độ lớn tín áp suất tăng. h độ lớ n củ a lự c đẩ y Ác - si- mé t - Bi ết đư ợc m
  7. Số câu 3 1 4 1 1/3 2/3 10 Số điểm 1.0đ 1.0đ 1.33đ 1.0đ 1.0đ 1.0đ 6.33đ Tỉ lệ % 10% 10% 13,3% 10% 10% 10% 63.3% Tổng số câu 10 7 4/3 19 Tổng số điểm 4. 3.0 2.0 10 Tỉ lệ % 0 30% 20% 100% 40 % BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2022-2023 MÔN VẬT LÝ 8 PHẦN I. TRẮC NGHIỆM Câu 1. HS nhận biết được một vật chuyển động hay đứng yên so với vật khác. Câu 2. HS biết được độ lớn vận tốc đặc trưng cho sự nhanh, chậm của chuyển động. Câu 3. HS nhận biết được vật chuyển động đều, chuyển động không đều. Câu 4. HS nhận biết được đơn vị của áp suất. Câu 5. HS hiểu được hành khách ngồi trên xe ô tô đang chạy bỗng thấy mình bị nghiêng về bên phải chứng tỏ xe ô tô đột ngột rẽ sang trái. Câu 6. HS hiểu được một vật đang chuyển động thẳng đều mà chịu tác dụng của hai lực cân bằng thì vật sẽ tiếp tục chuyển động với vận tốc cũ. Câu 7. HS so sánh được lực đẩy Ác – si – mét tác dụng lên các vật trong lòng chất lỏng. Câu 8. HS nhận biết được lực ma sát lăn. Câu 9. HS hiểu được khi thả viên bi xuống cốc nước thì lực đẩy Á-si-mét không đổi, áp suất chất lỏng tác dụng lên viên bi tăng. Câu 10. HS hiểu được đại lượng V trong công thức FA = d.V là thể tích phần vật bị chìm. Câu 11. HS biết được công thức tính áp suất chất lỏng. Câu 12. HS biết được công thức tính độ lớn của lực đẩy Ác-si-mét. Câu 13. HS biết được một vật nhúng trong chất lỏng bị chất lỏng tác dụng một lực đẩy có hướng từ dưới lên trên.
  8. Câu 14. HS so sánh được độ lớn của lực đẩy Ác-si-mét của các vật. Câu 15. HS biết được nếu thả một vật ở trong chất lỏng thì vật nổi lên khi FA > P. PHẦN II. TỰ LUẬN Câu 1. HS nêu được điều kiện để vật nổi, vật chìm. Câu 2. HS biết được khi thả một hòn bi thép vào thủy ngân thì bi nổi hay bi chìm và giải thích. Câu 3. HS vận dụng kiến thức về bình thông nhau để giải thích các hiện tượng thực tế. Câu 4. HS có thể vận dụng linh hoạt công thức tính lực đẩy Ác-si-mét để tính các đại lượng liên quan.
  9. UBND HUYỆN PHƯỚC SƠN KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I TRƯỜNG TH&THCS PHƯỚC HIỆP NĂM HỌC: 2022-2023 Môn: Vật lí – lớp 8 Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian giao đề) Ngày kiểm tra: … /…/2022 Điểm: Nhận xét của của giáo viên: Họ và tên: ………………………………. Lớp 8/ PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (5đ) Hãy khoanh tròn một trong các chữ A, B, C, hoặc D đứng trước câu trả lời đúng nhất. Câu 1. Người lái đò đang ngồi yên trên chiếc thuyền thả trôi theo dòng nước. Sự mô tả nào sau đây là đúng? A. Người lái đò đứng yên so với mặt nước. B. Người lái đò chuyển động so với mặt nước. C. Người lái đò đứng yên so với bờ sông. D. Người lái đò chuyển động so với chiếc thuyền. Câu 2. Đại lượng đặc trưng cho sự nhanh, chậm của chuyển động được gọi là A. thời gian. B. vận tốc. C. quãng đường. D. khối lượng. Câu 3. Chuyển động nào sau đây là chuyển động đều? A. Vận động viên trượt tuyết từ trên dốc núi xuống.
  10. B. Vận động viên chạy 100m đang về đích. C. Viên bi đang lăn với vận tốc không đổi. D. Máy bay từ Hà Nội vào TP Hồ Chí Minh. Câu 4. Đơn vị của áp suất là A. N.m2. B. N/m. C. N.m. D. N/m2. Câu 5. Hành khách ngồi trên xe ô tô đang chạy bỗng thấy mình bị ngã về phía bên phải chứng tỏ điều gì? A. Xe ô tô đột ngột thắng gấp. B. Xe ô tô đột ngột tăng vận tốc. C. Xe ô tô đột ngột rẽ trái. D. Xe ô tô đột ngột rẽ phải. Câu 6. Một vật chuyển động thẳng đều nếu chịu tác dụng của hai lực cân bằng thì A. hướng chuyển động của vật thay đổi. B. vật chuyển động với tốc độ tăng dần. C. vật chuyển động với tốc độ giảm dần. D. vật giữ nguyên tốc độ như ban đầu. Câu 7. Hai vật đặc được làm từ nhôm (có trọng lượng riêng 27000 N/m3) và chì (có trọng lượng riêng 13000 N/m3) có cùng khối lượng là 2kg, được thả vào một bể nước. Lực đẩy Ác – si – mét tác dụng lên vật nào lớn hơn? A. Nhôm. B. Chì. C. Bằng nhau. D. Không đủ dữ kiện để kết luận. Câu 8. Trường hợp nào sau đây lực ma sát không phải là lực ma sát lăn? A. Ma sát giữa các viên bi trong ổ trục quay. B. Ma sát giữa bánh xe và mặt đường khi đi trên đường. C. Ma sát giữa các con lăn và mặt đường khi di chuyển vật nặng trên đường D. Ma sát giữa khăn lau với mặt sàn khi lau nhà. Câu 9: Thả một viên bi sắt vào một cốc nước. Viên bi càng xuống sâu thì A. lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên nó càng tăng, áp suất nước tác dụng lên nó càng tăng. B. lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên nó càng giảm, áp suất nước tác dụng lên nó càng tăng. C. lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên nó không đổi, áp suất nước tác dụng lên nó càng tăng.
  11. D. lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên nó không đổi, áp suất nước tác dụng lên nó không đổi. Câu 10. Trong công thức tính lực đẩy Ác-si-mét: FA= d.V. Ở hình vẽ bên thì V là thể tích nào? A. Thể tích toàn bộ vật. B. Thể tích chất lỏng. C. Thể tích phần chìm của vật. D. Thể tích phần nổi của vật. Câu 11. Áp suất chất lỏng được tính bằng công thức: A. p = d.h B. p = D.h C. p = D. p = F.S Câu 12. Công thức tính độ lớn của lực đẩy Ác-si-mét là A. FA = d.V B. FA = D.V C. FA = m.V D. FA = P.V Câu 13. Một vật nhúng trong chất lỏng bị chất lỏng tác dụng một lực đẩy có hướng A. từ trên xuống dưới. B. từ dưới lên trên. C. từ trái sang phải. D. từ phải sang trái. Câu 14. Ba quả cầu có cùng thể tích , quả cầu 1 làm bằng nhôm, quả cầu 2 làm bằng đồng, quả cầu 3 làm bằng sắt. Nhúng chìm cả 3 quả cầu vào trong nước. So sánh lực đẩy Acsimét tác dụng lên mỗi quả cầu: A. F1A > F2A > F3A B. F3A > F2A > F1A C. F1A = F2A = F3A D. F2A > F3A > F1A Câu 15. Nếu thả một vật ở trong chất lỏng thì vật nổi lên khi A. FA = P B. FA < P C. FA > P D. FA = 0 PHẦN II. TỰ LUẬN (5đ)
  12. Câu 1. (1đ) Nêu điều kiện để vật nổi, vật chìm, vật lơ lửng trong chất lỏng. Câu 2. (1đ) Thả một hòn bi thép vào thủy ngân thì bi nổi hay bi chìm? Tại sao? Câu 3. (1đ) Một bình thông nhau chứa nước biển, khi nằm cân bằng thì mực nước ở hai ống A và B ngang nhau. Người ta đổ thêm xăng vào nhánh A, hai mặt thoáng ở hai ống chênh lệch nhau 18mm. Hỏi mực chất lỏng ở ống nào cao hơn? Vì sao? Câu 4. (2.0đ) Treo một vật vào lực kế, lực kế chỉ 12N. Nếu nhúng chìm vật vào trong nước thì lực kế chỉ 7N. Biết rằng vật là khối đặc và trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3. Tính: a. Độ lớn của lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật. b. Thể tích của vật. c. Khối lượng riêng của chất cấu tạo nên vật? …………..Hết…………. UBND HUYỆN PHƯỚC SƠN ĐÁP ÁN KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I TRƯỜNG TH&THCS PHƯỚC HIỆP NĂM HỌC: 2022-2023 Môn: Vật lí – Lớp 8 HƯỚNG DẪN CHẤM PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (5đ) (HS trả lời đúng mỗi câu được 0,33đ, 2 câu đúng được 0,67đ, 3 câu đúng được 1đ) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Đáp án B B C D C D B D C C A A B C C
  13. PHẦN II. TỰ LUẬN (5đ) Đáp án Câu Điểm * Điều kiện để vật nổi, vật chìm: 1 - Khi FA > P => Vật nổi. 1 (1đ) - Khi FA = P => Vật lơ lửng. - Khi FA < P => Vật chìm. - Viên bi sẽ nổi. 0,5 2 - Vì trọng lượng riêng của thủy ngân lớn hơn trọng lượng riêng của viên bi thép. (1đ) 0,5 - Mực chất lỏng ở nhánh A cao hơn. 3 0,5 - Vì: Trọng lượng riêng của xăng (7000 N/m3) nhỏ hơn trọng lượng riêng của nước biển (1đ) 0,5 (10300 N/m3). * Tóm tắt: P = 12 N P’ = 7 N 0,25 dn = 10000 N/m3 4 Tính: a/ FA = ? b/ V = ? c/ Dv = ? (2đ) - Độ lớn của lực đẩy Ác-si-mét là: FA = P – P’ = 5 N 0,75 - Ta có: FA = dn.V => V = = = 0,0005 m3 = 0,5 lít 0,5 - Trọng lượng của vật: P = dv.V => dv = = = 24000 N/m3 0,25 3 - Khối lượng riêng của vật: Dv = = 2400 Kg/m 0,25
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2