intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Vật lý lớp 7 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Võ Trường Toản

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:8

9
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với mong muốn giúp các bạn đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, TaiLieu.VN đã sưu tầm và chọn lọc gửi đến các bạn ‘Đề thi học kì 1 môn Vật lý lớp 7 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Võ Trường Toản’ hi vọng đây sẽ là tư liệu ôn tập hiệu quả giúp các em đạt kết quả cao trong kì thi. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Vật lý lớp 7 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Võ Trường Toản

  1. PHÒNG GDĐT HUYỆN CHÂU ĐỨC TRƯỜNG THCS VÕ TRƯỜNG TOẢN ĐỀ CƯƠNG + MA TRẬN ÔN TẬP KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I – NĂM HỌC : 2021-2022 - MÔN: VẬT LÝ – KHỐI 7 A. ĐỀ CƯƠNG I. LÝ THUYẾT: Câu 1: Khi nào ta nhận biết được ánh sáng? Khi nào ta nhìn thấy một vật? Nguồn sáng là gì? Vật sáng là gì? Câu 2: Phát biểu định luật truyền thẳng ánh sáng? Cách biểu diễn đường truyền của ánh sáng? Kể tên các loại chùm sáng? Câu 3: Thế nào là bóng tối? bóng nửa tối? Khi nào xảy ra hiện tượng nhật thực? Khi nào xảy ra hiện tượng nguyệt thực? Câu 4: Phát biểu định luật phản xạ ánh sáng? Biết được tia tới, tia phản xạ, góc tới, góc phản xạ, pháp tuyến, điểm tới trong định luật phản xạ ánh sáng. Câu 5: Biết và so sánh được tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng, tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi, tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lõm. Câu 6: Nguồn âm là gì? Các nguồn âm có chung đặc điểm gì? Câu 7: Tần số là gì? Kí hiệu và đơn vị tần số? Khi nào vật phát ra âm cao (âm bổng)? khi nào vật phát ra âm thấp (âm trầm)? Câu 8: Biên độ dao động là gì? Khi nào âm phát ra to? Khi nào âm phát ra nhỏ? Độ to của âm được đo bằng đơn vị gì? Câu 9: Âm thanh có thể truyền được trong những môi trường nào? Âm thanh không truyền được trong môi trường nào? So sánh vận tốc truyền âm trong các môi trường rắn, lỏng, khí. Câu 10: Thế nào gọi là âm phản xạ? Ta nghe thấy tiếng vang khi nào? Các vật như thế nào thì phản xạ âm tốt? Các vật như thế nào thì phản xạ âm kém? II.VẬN DỤNG: - Nêu được ví dụ về nguồn sáng và vật sáng. - Dựng được ảnh của một vật đặt trước gương phẳng.
  2. - Vẽ được tia tới, tia phản xạ, biết cách tính góc trong định luật phản xạ ánh sáng. - Giải thích được hiện tượng liên quan đến ảnh tạo bởi các loại gương đã học. - Giải thích được các hiện tượng trong thực tế liên quan đến vùng nhìn thấy của gương phẳng, gương cầu lồi. - Chỉ ra được bộ phận dao động trong một số nguồn âm. - Giải thích được một số hiện tượng liên quan đến môi trường truyền âm. - Giải thích được các hiện tượng liên quan đến phản xạ âm, tiếng vang. - Đề ra các biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn trong một số trường hợp. ....................HẾT.................. B. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I - NĂM HỌC: 2021 - 2022 MÔN: VẬT LÍ LỚP 7 -Hình thức kiểm tra : 100% trắc nghiệm – gồm 30 câu ( mỗi câu 0,33 điểm) -thời gian 45 phút Tên chủ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng đề Cấp độ thấp Cấp độ cao TNKQ TNKQ TNKQ TNKQ CHƯƠN - Biết được ta nhìn - Hiểu được khi nào - Dựng được ảnh G thấy các vật khi có xảy ra hiện tượng của một vật đặt I:QUANG ánh sáng từ các vật nhật thực, hiện trước gương HỌC đó truyền vào mắt ta. tượng. nguyệt thực. phẳng. - Biết được nguồn - Hiểu và phát biểu - Nêu được ví dụ sáng là gì? vật sáng được định luật về nguồn sáng và là gì? truyền thẳng ánh vật sáng. - Biết được ba loại sáng. - Xác định được chùm sáng: song - Hiểu và phát biểu tia tới, tia phản song, hội tụ và phân được định luật phản xạ, góc tới, góc kì. xạ ánh sáng. phản xạ trong định luật phản xạ - Biết cách biểu diễn - Hiểu được đặc ánh sáng. đường truyền của ánh điểm của ảnh của một vật tạo bởi - Giải thích được sáng. gương phẳng, các hiện tượng - Biết được tia tới, tia trong thực tế liên gương cầu lồi và phản xạ, góc tới, góc quan đến vùng gương cầu lõm.
  3. phản xạ, pháp tuyến, nhìn thấy của điểm tới trong định - Hiểu được sự gương phẳng, luật phản xạ ánh giống và khác nhau gương cầu lồi. sáng. của ảnh của một vật - Biết được thế nào là tạo bởi gương bóng tối, bóng nửa phẳng, gương cầu tối. lồi và gương cầu lõm. Số câu 7 5 3 15 Điểm 2,31 1,65 0,99 4,95 - Biết được nguồn - Hiểu được các vật - Chỉ ra được bộ - Giải thích âm là những vật phát phát ra âm đều dao phận dao động được các ra âm thanh. động. trong một số hiện tượng - Biết được tần số là - Hiểu được âm cao nguồn âm. liên quan gì? Đơn vị, kí hiệu (bổng) có tần số - Giải thích được đến phản của tần số. lớn, âm thấp (trầm) một số hiện xạ âm, - Bết được biên độ có tần số nhỏ. tượng liên quan tiếng vang. dao động là gì? kí - Hiểu được âm to đến môi trường - Đề ra các hiệu, đơn vị độ to của có biên độ dao động truyền âm. biện pháp âm. lớn, âm nhỏ có biên chống ô CHƯƠN độ dao động nhỏ. nhiễm tiếng - Biết được âm G II:ÂM ồn trong truyền trong các chất - Hiểu được âm HỌC một số rắn, lỏng, khí và phản xạ là gì? Khi không truyền trong nào ta nghe được trường hợp. chân không. tiếng vang? - Biết được vật phàn xạ âm tốt, vật phản xạ âm kém. - Biết được như thế nào là ô nhiễm tiếng ồn. Số câu 7 5 2 1 15 Điểm 2,31 1,65 0,66 0,4 4,95 Tổng số câu 14 10 5 1 30 Tổng 10 điểm 4,62 3,3 1,65 0,4
  4. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2021-2022 MÔN VẬT LÝ LỚP 7 Câu 1: Mắt ta nhận biết được ánh sáng khi nào? A. Khi xung quanh ta có ánh sáng. B. Khi ta mở to mắt. C. Khi có ánh sáng truyền vào mắt ta. D. Khi không có vật chắn sáng. Câu 2: Nguồn sáng là gì? A. Là những vật tự phát ra ánh sáng. B. Là những vật được chiếu sáng. C. Là những vật sáng. D. Là những vật được nung nóng. Câu 3: Trường hợp nào dưới đây không phải là vật sáng? A. Quyển sách đặt trên bàn vào ban đêm. B. Mặt trời. C. Đôi dép để ngoài hè vào buổi sáng. D. Quần áo phơi ngoài nắng. Câu 4: Dùng ống rỗng, cong để quan sát thì không thấy dây tóc bóng neon pin phát sáng, câu giải thích nào sau đây là đúng nhất? A. Ánh sáng từ dây tóc không truyền đi theo ống cong. B. Ánh sáng phát ra từ mắt ta không đến được bóng đèn. C. Ánh sáng từ dây tóc bóng đèn truyền đi theo đường thẳng mà ống rõng lại cong. D. Ánh sáng phát ra từ dây tóc bị thành cong phía trong của ống chắn lại. Câu 5/ Trong không khí ánh sáng truyền đi theo đường nào? A. Theo đường vòng. B. Theo đường thẳng. C. Theo đường dích dắc. D. Theo đường cong bất kì. Câu 6/ Trong các câu sau câu nào sai khi nói về vật chắn sáng? A. Cản đường truyền đi của ánh sáng. B. Không cho ánh sáng truyền qua. C. Đặt trước mắt người quan sát. D. Cho ánh sáng truyền qua. Câu 7: Nội dung nào sau đây không thuộc về Định luật phản xạ ánh sáng: A. Góc phản xạ bằng góc tới. B. Tia phản xạ nằm trong gương phẳng chứa tia tới và đường pháp tuyến của gương ở điểm tới. C. Phương của tia tới xác định bằng góc SIN = i gọi là góc tới. D. Góc phản xạ nhỏ hơn góc tới. Câu 8:Trong các câu sau câu nào đúng khi nói về bóng tối? A. Vùng tối sau vật cản. B. Một phần trên màng chắn không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới. C. Chỗ không có ánh sáng truyền tới. D. Phần có màu đen trên màn.
  5. Câu 9: Nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng nhật thực? A. Mặt Trời ngừng phát ra ánh sáng. B. Mặt Trời bỗng nhiên biến mất. C. Mặt Trời bị Mặt Trăng che khuất nên ánh sáng Mặt Trời không đến được mặt đất. D. Người quan sát đứng ở nửa sau Trái Đất, không được Mặt Trời chiếu sáng. Câu 10: Chiếu một tia sáng SI lên một gương phẳng, tia phản xạ thu được nằm trong mặt phẳng nào? A. Mặt gương. B. Mặt phẳng tạo bởi tia tới và pháp tuyến với gương ở điểm tới C. Mặt phẳng tạo bởi tia tới và mặt gương. D. Mặt phẳng vuông góc với tia tới. Câu 11: Ảnh của vật tạo bởi gương cầu lồi là: A. Ảnh thật, bằng vật. B. Ảnh ảo, bằng vật. C. Ảnh ảo, cách gương một khoảng bằng khoảng cách từ vật đến gương. D. Ảnh ảo, không hứng được trên màn và bé hơn vật. Câu 12: Vật nào sau đây có hình dạng giống một gương cầu lồi? A. Mặt nước lặng sóng. B. Đáy cốc thủy tinh C. Đáy chậu nhựa. D. Mặt ngoài chiếc thìa inox Câu 13: Chiếu một chùm tia tới phân kì đến gương cầu lõm ta có thể thu được những chùm sáng phản xạ nào sau đây. A. Chùm sáng phân kì. B. Chùm sáng hội tụ C. Chùm sáng song song. D. Cả ba câu trên đều đúng Câu 14: Gương cầu lồi thường được dùng ở đâu? A. Gương chiếu hậu của ô tô, xe máy. B. Gương đặt ở những đoạn đường gấp khúc C. Gương đặt ở đầu xe tải. D. Cả 3 trường hợp trên Câu15: Trên xe ô tô, người ta gắn gương cầu lồi để cho người lái xe quan sát các vật ở phía sau xe có lợi gì hơn là gắn gương phẳng? A. Ảnh nhìn thấy trong gương cầu lồi rõ hơn trong gương phẳng. B. Ảnh nhìn thấy trong gương cầu lồi to hơn trong gương phẳng. C. Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi lớn hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng có cùng kích thước. D. Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi sáng rõ hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng.
  6. Câu16: Trong ba loại gương (gương cầu lồi, gương phẳng, gương cầu lõm), gương nào cho ảnh ảo của cùng một vật lớn hơn? Xếp theo thứ tự tăng dần từ trái sang phải. A. Gương phẳng, gương cầu lõm, gương cầu lồi. B. Gương cầu lõm, gương cầu lồi, gương phẳng. C. Gương cầu lõm, gương phẳng, gương cầu lồi. D. Gương cầu lồi, gương phẳng, gương cầu lõm. Câu 17: Âm thanh được tạo ra nhờ A. Nhiệt. B. Điện. C. Ánh sáng. D. Dao động Câu 18: Khi trời mưa dông, ta thường nghe thấy tiếng sấm. Vậy vật nào đã dao động phát ra tiếng sấm? A. Các đám mây va chạm vào nhau nên đã dao động phát ra tiếng sấm B. Các tia lửa điện khổng lồ dao động gây ra tiếng sấm C. Không khí xung quanh tia lửa điện đã bị dãn nở đột ngột khiên chúng dao động gây ra tiếng sấm D. Cả 3 trường hợp trên Câu 19: Kết luận nào sau đây là đúng? A. Vận tốc âm truyền trong chất khí lớn hơn trong chất lỏng, nhỏ hơn trong chất rắn B. Vận tốc âm truyền trong chất lỏng lớn hơn trong chất khí, nhỏ hơn trong chất rắn C. Vận tốc âm truyền trong chất rắn lớn hơn trong chất lỏng, nhỏ hơn trong chất khí D. Vận tốc âm truyền trong chất khí lớn hơn trong chất lỏng, lớn hơn trong chất rắn Câu 20: Chọn câu trả lời đúng Âm thanh: A. Chỉ truyền được trong chất khí B. Truyền được trong chất rắn và chất lỏng và chất khí C. Truyền được trong chấ rắn, chất lỏng, chất khí và cả chân không D. Không truyền được trong chất rắn Câu 21: Độ lệch lớn nhất của vật dao động so với vị trí cân bằng của nó được gọi là A. Tốc độ dao động. B. Tần số dao động. C. Biên độ dao động. D. Chu kỳ dao động Câu 22: Ngưỡng đau (làm đau nhức tai) của con người vào khoảng; A. 130dB. B. 120dB. C. 110dB. D. 100dB
  7. Câu 23: Để chống ô nhiễm tiếng ồn ta cần: A. Làm giảm độ to của tiếng ồn phát ra. B. Ngăn chặn đường truyền âm C. Làm cho âm truyền theo hướng khác. D. Tất cả đều đúng Câu 24: Vật nào dưới đây hấp thụ âm tốt? A. Thép, gỗ, vải . B. Bê tông, vải, bông. C. Vải, nhung, dạ. D. Đá, sắt, thép Câu 25: Trường hợp nào sau đây có ô nhiễm tiếng ồn A. Nhà ở cạnh chợ. B. Bệnh viện, trạm xá ở cạnh chợ C. Làm việc cạnh máy xay xát thóc, gạo, ngô,… D. Đáp án B và C Câu 26: Một vật dao động phát ra âm có tần số 50Hz và một vật khác dao động phát ra âm có tần số 70Hz. Vật nào dao động nhanh hơn? A. Vật có tần số dao động 50Hz dao động nhanh hơn. C. 2 vật dao động bằng nhau B. Vật có tần số dao động 70Hz dao động nhanh hơn. D. Chưa đủ điều kiện để kết luận Câu 27: Thông thường, tai người có thể nghe được âm có tần số trong khoảng từ A. 20Hz đến 20000Hz. B. Dưới 20Hz. C. Lớn hơn 20000Hz. D. 200Hz đến 20000Hz Câu 28: Bằng cách quan sát và lắng nghe dây đàn dao động khi ta lên dảv đàn, ta có thể kết luận nào sau đây? A. Dây đàn càng căng, thì dây đàn dao động càng nhanh, âm phát ra có tần số càng lớn. B. Dây đàn càng căng, thì dây đàn dao động càng chậm, âm phát ra có tần số càng nhỏ. C. Dây đàn càng căng, thì dây đàn dao động càng mạnh, âm phát ra nghe càng to. D. Dây đàn càng căng, thì dây đàn dao động càng yếu, âm phát ra nghe càng nhỏ. Câu 29: Giả sử tàu phát ra siêu âm và thu được âm phản xạ của nó từ đáy biển sau 1,2 giây. Biết tốc độ truyền siêu âm trong nước là 1 500 m/s. Độ sâu của đáy biển là: A. 900m. B. 1800m. C. 3600m. D. Một giá trị khác Câu 30: Để giảm bớt tiếng ồn trong thành phố theo em nên thực hiện những phương pháp nào sau đây A. Hạn chế lượng xe máy, xe tải lưu thông trong thành phố giờ cao điểm B. Nên gắn hệ thống giảm thanh cho các phương tiện giao thông C. Trồng nhiều cây xanh D. Tất cả các câu trên đều đúng
  8. ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC KÌ I MÔN VẬT LÝ 8 (Mỗi câu đúng 0,33 điểm) 1.C 2.A 3.A 4.A 5.B 6.D 7.D 8.C 9.C 10.B 11.D 12.D 13.C 14.D 15.C 16.C 17.D 18.C 19.B 20.B 21.C 22.A 23.D 24.C 25.D 26.B 27.A 28.C 29.A 30.D
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2