intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi KSCL lần 1 môn Lịch sử lớp 10 năm 2017-2018 - THPT Quế Võ 1 - Mã đề 105

Chia sẻ: Nhã Nguyễn | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:4

26
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Các bạn cùng tham khảo Đề thi KSCL lần 1 môn Lịch sử lớp 10 năm 2017-2018 - THPT Quế Võ 1 - Mã đề 105 tư liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập lại kiến thức đã học, có cơ hội đánh giá lại năng lực của mình trước kỳ thi sắp tới. Chúc các bạn thành công.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi KSCL lần 1 môn Lịch sử lớp 10 năm 2017-2018 - THPT Quế Võ 1 - Mã đề 105

  1. SỞ GD­ĐT BẮC NINH ĐỀ  KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LẦN 1 ­ NĂM HỌC 2017­2018 TRƯỜNG THPT QUẾ VÕ 1 Bài thi KHOA HỌC XàHỘI. Môn: LỊCH SỬ 10 ­­­­­­­­­­­­­­­ (Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề) ĐỀ CHÍNH THỨC Mã đề: 105 Đề gồm có 3 trang, 40 câu Họ tên thí sinh:............................................................SBD:............................................................... Câu 1: Công trình kiến trúc tiêu biểu của Ấn Độ được xây dựng dưới thời vua Sa Gia­han là A. Chùa hang A­gian­ta. B. Lăng mộ vua A­cơ­ba. C. Lăng Ta­giơ Ma­han. D. Cột chỉ dụ A­sô­ca. Câu 2: Nội dung nào không phải là hệ quả của những cuộc phát kiến địa lí? A. Tìm ra những con đường mới, vùng đất mới, dân tộc mới. B. Thị trường thế giới được mở rộng, hàng hải quốc tế phát triển. C. Thúc đẩy quá trình khủng hoảng, tan rã của chế độ phong kiến. D. Thúc đẩy quá trình toàn cầu hoá diễn ra mạnh mẽ. Câu 3: Khu vực chịu ảnh hưởng nhiều nhất của văn hóa Ấn Độ là A. Trung Á. B. Đông Bắc Á. C. Tây Nam Á. D. Đông Nam Á. Câu 4: Ai là người đầu tiên đi vòng quanh trái trái đất bằng đường biển ? A. Va­xcô đơ Ga­ma. B. Côlômbô. C. Điaxơ. D. Magienlan. Câu 5: Ý nào sau đây không phản ánh đặc điểm của các quốc gia cổ đại ở Đông Nam Á? A. Sống riêng rẽ, nhiều khi tranh chấp lẫn nhau. B. Sớm phải đương đầu với làn sóng thiên di của người Thái. C. Các quốc gia đều nhỏ bé, phân tán trên những địa bàn hẹp. D. Hình thành tương đối sớm (những thế kỉ đầu Công nguyên). Câu 6: Nội dung nào dưới đây phản ánh hệ quả tiêu cực của những cuộc phát kiến địa lí? A. Tìm ra những con đường mới, vùng đất mới, dân tộc mới. B. Thị trường thế giới được mở rộng, hàng hải quốc tế phát triển. C. Thúc đẩy quá trình khủng hoảng, tan rã của chế độ phong kiến. D. Làm nảy sinh quá trình cướp bóc thuộc địa và buôn bán nô lệ. Câu 7: Yếu tố  nào dưới đây đã tác động tới sự chuyển biến từ chế độ  phong kiến phân quyền sang   tập quyền ở Tây Âu? A. Sự ra đời và phát triển của thành thị trung đại. B. Sự ra đời của lãnh địa phong kiến. C. Sự phát triển của nền kinh tế tự cung tự cấp. D. Do các cuộc đấu tranh của nông nô. Câu 8: I­li­at và Ô­đi­xê là bản anh hùng ca nổi tiếng của nước nào thời cổ đại? A. Hi Lạp B. Ấn Độ C. Rô­ma D. Ai Cập Câu 9: Đến hậu kì trung đại, ở Tây Âu, giai cấp mới nào đã được hình thành? A. Công nhân. B. Lãnh chúa. C. Nông dân. D. Tư sản. Câu 10: Phường hội ở Tây Âu là một hình thức tổ chức của A. thợ thủ công. B. thương nhân. C. nông dân tự do. D. lãnh chúa. Câu 11: Quan hệ giữa các thị tộc trong bộ lạc như thế nào? A. Thường xuyên gây chiến tranh xâm lược lẫn nhau B. Xung đột vì mâu thuẫn về phân chia đất đai C. Quan hệ gắn bó giúp đỡ nhau.                                                Trang 1/4 ­ Mã đề thi 105
  2. D. Quan hệ đối kháng lẫn nhau Câu 12: Cư dân ở Địa Trung Hải tập trung chủ yếu ở A. nông thôn B. miền núi C. thành thị D. trung du Câu 13: Thành thị trung đại ở Tây Âu chủ yếu được hình thành tại A. những lãnh địa của lãnh chúa có tư tưởng tiến bộ. B. thành thị cổ đại. C. những nơi có đông người qua lại. D. nơi có nhiều nông dân. Câu 14: Người tối cổ đã có sự tiến hóa quan trọng lớn hơn so với loài vượn cổ là A. có thể đi, đứng bằng hai chân. B. sử dụng những mảnh đá có sẵn để làm công cụ. C. đã hình thành trung tâm phát tiếng nói trong não. D. tay để cầm nắm hoa quả, động vật nhỏ. Câu 15: Ngành kinh tế chủ yếu của Campuchia thời phong kiến là A. công nghiệp. B. thương nghiệp. C. nông nghiệp lúa nước. D. thủ công nghiệp. Câu 16: Trong thời phong kiến, Việt Nam đã tiếp thu tư tưởng nào từ Trung Quốc? A. Hinđu giáo. B. Nho giáo. C. Phật giáo. D. Đạo giáo. Câu 17: Sự ra đời của chế  độ  phong kiến phương Đông gắn liền với sự hình thành quan hệ  bóc lột   nào? A. Quý tộc với nông dân lĩnh canh. B. Địa chủ với nông dân lĩnh canh. C. Quý tộc với nô lệ. D. Quý tộc với nông dân công xã. Câu 18: Triêu đai đâu tiên  ̀ ̣ ̀ ở Trung Quôc đa cho m ́ ̃ ở cac khoa thi đê tuyên chon quan lai la ́ ̉ ̉ ̣ ̣ ̀ A. Tuỳ B. Tông. ́ C. Đương. ̀ D. Hań Câu 19: Ở Việt Nam, di tích của Người tối cổ được tìm thấy đầu tiên ở tỉnh nào? A. Cao Bằng B. Nghệ An C. Ninh Bình D. Thanh Hoá Câu 20: Yếu tố  nào sau đây không phải là biểu hiện của sự  phát triển thịnh đạt của chế  độ  phong   kiến dưới thời Đường? A. Bộ máy cai trị được hoàn chỉnh. B. Xuất hiện mầm mống kinh tế TBCN. C. Kinh tế phát triển toàn diện. D. Lãnh thổ được mở rộng. Câu 21: Vì sao Nho giáo giữ vai trò quan trọng, là cơ sở lí luận của chế độ phong kiến Trung Quốc? A. Nho giáo ra đời sớm. B. Nho giáo là công cụ tinh thần bảo vệ chế độ phong kiến. C. Nho giáo đề cao sự bình đẳng. D. Nho giáo xây dựng nên một xã hội ổn định. Câu 22: Nét nổi bật của kinh tế Trung Quốc dưới thời Minh là A. xuất hiện mầm mống quan hệ sản xuất TBCN. B. xuất hiện nhiều trung tâm kinh tế lớn. C. quan hệ sản xuất phong kiến đạt đến đỉnh cao. D. quan hệ sản xuất TBCN phát triển mạnh. Câu 23: Yếu tố nào sau đây không nằm trong văn hóa truyền thống Ấn Độ? A. Phật giáo. B. Chữ Phạn. C. Hinđu giáo. D. Hồi giáo. Câu 24: Việc phát hiện và sử dụng công cụ bằng kim loại nào được xem là cuộc cách mạng trong sản   xuất của loài người: A. Đồng thau B. Thiếc C. Đồng đỏ D. Sắt Câu 25: Đến thời kì đá mới, cuộc sống của con người “ có văn hóa” hơn được thể hiện ở chỗ                                                Trang 2/4 ­ Mã đề thi 105
  3. A. Biết lấy những tấm da thú để mặc và biết dùng đồ trang sức B. Biết dùng lửa để nấu chín thức ăn C. Biết đến chữ viết và nghệ thuật sơ khai. D. Biết cư trú theo từng gia đình riêng Câu 26: Điểm quan trọng nhất của con người thời đá mới để nâng cao chất lượng cuộc sống là A. Biết trồng trọt và chăn nuôi. B. Biết cư trú theo kiểu “ nhà cửa”. C. Đã biết chế tạo cung tên và săn bắn. D. Biết làm đồ gốm và đồ trang sức. Câu 27: Điểm giống nhau giữa Vương triều Đêli và Vương triều Mô­gôn ở Ấn Độ là A. ban hành thuế ngoại đạo. B. xây dựng khối hòa hợp dân tộc. C. áp đặt đạo Hồi. D. vương triều ngoại tộc. Câu 28: Trong các quốc gia cổ đại phương Đông, tầng lớp thấp nhất trong xã hội là A. ông dân công xã B. nông nô C. nô lệ và nông nô. D. nô lệ Câu 29: Mâu thuẫn cơ bản trong xã hội phương Đông cổ đại là mâu thuẫn giữa các giai cấp nào? A. Địa chủ với nông dân B. Quý tộc với nông dân công xã C. Quý tộc với nô lệ D. Vua với nông dân công xã. Câu 30: Điểm chung dẫn tới sự ra đời của các quốc gia cổ đại phương Đông là gì? A. Sự gắn kết giữa các công xã để trị thủy. B. Sự gắn kết giữa các công xã để chống ngoại xâm. C. Sự gắn kết giữa các công xã để săn bắt, hái lượm. D. Sự gắn kết giữa các công xã để phát triển kinh tế. Câu 31: Nghành kinh tế chủ đạo của các quốc gia cổ đại phương Đông là gì? A. Chăn nuôi gia súc B. Nông nghiệp lúa nước. C. Làm đồ gốm, dệt vải D. Buôn bán giữa các vùng. Câu 32: So với bộ máy nhà nước thời Tần ­ Hán, bộ máy nhà nước thời Minh có điểm khác biệt chủ  yếu là A. Quyền lực tập trung vào tay vua. B. Các chức Thừa tướng, thái úy bị bãi bỏ. C. Vua là người đứng đầu nhà nước và quân đội. D. Quan lại tuyển chọn qua thi cử. Câu 33: Triêu đai nha Thanh sau khi thanh lâp đa đăt kinh đô tai ̀ ̣ ̀ ̀ ̣ ̃ ̣ ̣ A. Nam Kinh. B. Trương An. ̀ C. Bắc Kinh. D. Hàm Dương. Câu 34: Điểm khác biệt cơ bản về chính trị  của chế độ  phong kiến Tây Âu với phong kiến phương  Đông là gì? A. chế độ phong kiến phân quyền. B. chế độ quân chủ lập hiến. C. chế độ dân chủ tư sản. D. chế độ dân chủ phong kiến. Câu 35: Vì sao trong thời cổ đại người Ai Cập rất giỏi về hình học? A. Phải đo lại ruộng đất và chia đất cho nông dân. B. Phải đo lại ruộng đất và xây dựng các công trình kiến trúc. C. Phải tính toán trong quá trình xây dựng các công trình kiến trúc. D. Phải vẽ các hình để xây tháp và tính diện tích nhà ở của vua. Câu 36: Trong xã hội chiếm hữu nô lệ ở Hi Lạp và Rô­ma có hai tầng lớp cơ bản nào? A. Chủ nô và kiều dân B. Chủ nô và nô lệ. C. Chủ nô và bình dân D. Chủ nô và nông dân công xã. Câu 37: Hiện nay, quốc gia nào ở Đông Nam Á chịu ảnh hưởng sâu sắc của đạo Hồi được truyền bá   từ Ấn Độ? A. In­đô­nê­xi­a. B. Ma­lai­xi­a.b C. Mi­an­ma. D. Xin­ga­po.                                                Trang 3/4 ­ Mã đề thi 105
  4. Câu 38: Việc tạo ra của cải thừa thường xuyên đã dẫn đến sự thay đổi quan trọng nhất trong xã hội   nguyên thủy là A. giai cấp và nhà nước ra đời. B. con người bắt đầu biết đến văn học, nghệ thuật. C. làm xuất hiện tư hữu và quan hệ cộng đồng bắt đầu bị phá vỡ. D. làm cho đời sống vật chất của con người được nâng cao. Câu 39: Tác gia cu ̉ ̉a tiểu thuyết Thủy Hử là A. Tư Ma Thiên ̃ B. Tao Tuyêt Cân. ̀ ́ ̀ C. Thi Nai Am. ̣ D. La Quan Trung. ́ Câu 40: Nội dung nào dưới đây là một trong những vai trò của thành thị Tây Âu trung đại? A. góp phần xoá bỏ chế độ phong kiến phân quyền, thống nhất quốc gia dân tộc. B. góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế nông nghiệp. C. góp phần tan rã nền kinh tế thủ công nghiệp. D. góp phần xây dựng chế độ phong kiến phân quyền. ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ ­­­­­­­­­­­ HẾT ­­­­­­­­­­                                                Trang 4/4 ­ Mã đề thi 105
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2