intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi KSCL lần 1 môn Sinh học lớp 10 năm 2017-2018 - THPT Quế Võ 1 - Mã đề 102

Chia sẻ: Nhã Nguyễn | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:4

8
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề thi KSCL lần 1 môn Sinh học lớp 10 năm 2017-2018 - THPT Quế Võ 1 - Mã đề 102 sẽ giúp các bạn biết được cách thức làm bài thi trắc nghiệm cũng như củng cố kiến thức của mình, chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi KSCL lần 1 môn Sinh học lớp 10 năm 2017-2018 - THPT Quế Võ 1 - Mã đề 102

  1. SỞ GD­ĐT BẮC NINH ĐỀ  KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LẦN 1 ­ NĂM HỌC 2017­2018 TRƯỜNG THPT QUẾ VÕ 1 Bài thi KHOA HỌC TỰ NHIÊN. Môn: SINH HỌC 10 ­­­­­­­­­­­­­­­ (Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề) ĐỀ CHÍNH THỨC Đề gồm có 3 trang, 40 câu Mã đề: 102 Họ tên thí sinh:............................................................SBD:............................................................... Câu 1: Tổ chức sống nào sau đây là bào quan? A. Nơron. B. Ti thể. C. Hồng cầu. D. Não bộ. Câu 2:  Đơn phân cấu tạo nên Prôtêin là A. nucleotit. B. mônôsaccarit. C. nucleoxom. D. axit amin. Câu 3:  Tế bào nhân sơ được cấu tạo bởi 3 thành phần chính là: A. Màng sinh chất, các bào quan, vùng nhân. B. Nhân phân hoá, các bào quan, màng sinh chất. C. Tế bào chất, vùng nhân, các bào quan. D. Màng sinh chất, tế bào chất, vùng nhân. Câu 4:  Trong các loại đường sau, đường nào là đường đơn? A. Tinh bột, fructôzơ. B. Saccarôzơ, lactôzơ, mantozơ. C. Glucôzơ, fructôzơ, galactozơ. D. Glicôgen, xenlulôzơ. Câu 5:  Bào quan có trong tế bào nhân sơ là A. peroxixom. B. riboxom. C. ti thể. D. lizoxom. Câu 6: Mạch 1 của gen   có A = 30%, G = 25%; mạch 2 có số nu loại G = 420 chiếm 35% tổng số nu   của mạch. Số lượng và thành phần mỗi loại nu trên gen là: A. A= T = 720 = 30%; G = X = 480 = 20%. B. A= U = 720 = 30%; G = X = 480 = 20%. C. A= T = 480 =20%; G = X = 720=30% D. A= T = 480; G = X = 720. Câu 7:  Cấu trúc trong tế bào bao gồm các ống và xoang dẹt thông với nhau được gọi là: A. Chất nhiễm sắc. B. Lưới nội chất. C. Khung tế bào. D. Màng sinh chất. Câu 8: Trước khi chuyển thành ếch con, nòng nọc phải " cắt " chiếc đuôi của nó. Bào quan đã giúp nó   thực hiện việc này là A. ribôxôm. B. ty thể. C. lizôxôm. D. lưới nội chất. Câu 9: Khi nhiệt độ môi trường vượt quá nhiệt độ tối ưu của enzim sẽ xảy ra hiện tượng gì? A. Hoạt tính Enzim giảm dần và có thể mất hoàn toàn. B. Phản ứng luôn dừng lại. C. Hoạt tính Enzim tăng lên. D. Enzim không thay đổi hoạt tính. Câu 10:  Đồng hoá là A. tập hợp tất cả các phản ứng sinh hoá xảy ra bên trong tế bào. B. tập hợp một chuỗi các phản ứng kế tiếp nhau. C. quá trình phân giải các chất hữu cơ phức tạp thành các chất đơn giản. D. quá trình tổng hợp các chất hữu cơ phức tạp từ các chất đơn giản. Câu 11: Vận chuyển thụ động có đặc điểm : A. cần tiêu tốn năng lượng. B. theo chiều gradien nồng độ, không cần tiêu tốn năng lượng. C. ngược chiều gradien nồng độ. D. cần các bơm đặc biệt trên màng. Câu 12: Trong thí nghiệm tách chiết ADN có các bước sau (1) Tách ADN khỏi lớp cồn. (2) Nghiền mẫu vật, lọc lấy dịch lỏng.                                                Trang 1/4 ­ Mã đề thi 102
  2. (3) Tách ADN ra khỏi tế  bào và nhân tế  bào bằng kiềm (chất tẩy rửa), dùng nước cốt dứa loại  protein ra khỏi ADN. (4) Kết tủa ADN trong dịch tế bào bằng cồn. Trình tự các bước thực hiện là A. (2) ­> (3) ­> (4) ­> (1). B. (3) ­> (2) ­> (4) ­> (1). C. (4) ­> (2) ­> (1) ­> (3). D. (2) ­> (4) ­> (3) ­> (1). Câu 13:  Trong  phân tử ADN, các nucleotit trên hai mạch kết với nhau bằng liên kết A. ion. B. cộng hoá trị. C. peptit. D. hydro. Câu 14: “sản phẩm của con đường chuyên hóa quay lại tác động như một chất  ức chế làm bất hoạt  enzim xúc tác cho phản ứng ở đầu của con đường chuyển hóa.”được gọi là A. bệnh rối loạn chuyển hóa. B. hoạt tính enzim. C. ức chế ngược. D. chất ức chế. Câu 15: Một gen có tổng số 3200 liên kết hidro, có 120 chu kì xoắn. Số lượng từng loại nu của gen là: A. A=T=400, G=X=800. B. A=T=800, G=X=400. C. A=T=500, G=X=700. D. A=T= 750, G=X=450. Câu 16: Enzim có bản chất là: A. Photpholipit. B. Mônôsaccrit. C. Prôtêin. D. Pôlisaccarit. Câu 17: Sinh vật nào sau đây không được xếp cùng giới với các sinh vật còn lại? A. Nấm mốc. B. Nấm nhầy. C. Nấm đảm. D. Nấm men. Câu 18: Một đoạn của ADN có chiều dài 5100A0, có số nucleotit A chiếm 20% tổng số nucleotit. Số  liên kết Hidro của đoạn ADN là: A. 1500. B. 3900. C. 3000. D. 900. Câu 19:  Cholesteron ở màng sinh chất A. là nguồn dự trữ năng lượng cho tế bào. B. có chức năng làm cho cấu trúc màng thêm ổn định và vững chắc hơn. C. làm nhiện vụ vận chuyển các chất, thụ thể thu nhận thông tin. D. liên kết với prôtein hoặc lipit đặc trưng riêng cho từng loại tế bào có chức năng bảo vệ và cung  cấp năng lượng. Câu 20:  ATP là một phân tử quan trọng trong trao đổi chất  vì A. nó có các liên kết phốtphát cao năng dễ bị phá vỡ để giải phóng năng lượng. B. nó dễ dàng thu được từ môi trường ngoài cơ thể. C. nó vô cùng bền vững và mang nhiều năng lượng. D. các liên kết phốtphát cao năng dễ hình thành nhưng không dễ phá huỷ. Câu 21:  Protein không có chức năng nào? A. Tham gia xúc tác quá trình trao đổi chất. B. Bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh. C. Tham gia vào thành phần cấu trúc của tế bào. D. Mang, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền. Câu 22:  Năng lượng tích luỹ trong các liên kết hoá học của các chất hữu cơ trong tế bào được gọi là: A. Điện năng. B. Động năng. C. Nhiệt năng. D. Hoá năng. Câu 23:  Một nhà sinh học nghiền nát một mẫu mô thực vật sau đó đem li tâm thu được một số  bào   quan, các bào quan này hấp thụ CO2 giải phóng O2 . Các bào quan này có nhiều khả năng là: A. Nhân. B. Lục lạp. C. Ti thể. D. Riboxom. Câu 24:  Cấu trúc nào dưới đây được bao bọc bởi 1 lớp màng? A. Ti thể. B. Nhân. C. Lục lạp. D. Không bào. Câu 25: Các cấp tổ chức của thế giới sống đều là những hệ mở vì: A. thường xuyên trao đổi chất với môi trường. B. có khả năng sinh sản để duy trì nòi giống.                                                Trang 2/4 ­ Mã đề thi 102
  3. C. có khả năng thích nghi với môi trường. D. phát triển và tiến hoá không ngừng. Câu 26:  Loại phân tử  có chức năng truyền thông tin từ  ADN tới riboxom và được dùng như  khuôn  tổng hợp nên protein là A. tARN. B. ADN. C. rARN. D. mARN. Câu 27: Khi các tế  bào gan phân lập được xử  lí với chất độc, bước đầu tiên trong quá trình bài tiết   chất độc diễn ra trong A. lưới nội chất hạt. B. lưới nội chất trơn. C. bộ máy gônghi D. ti thể. Câu 28: Nhận định nào sau đây là không đúng. A. Mỗi loại enzim thường chỉ xúc tác cho một loại phản ứng sinh hóa. B. Hoạt tính của enzim được xác định bằng lượng sản phẩm được tạo thành từ một lượng cơ chất  trên một đơn vị thời gian. C. Khi nồng độ cơ chất tăng thì hoạt tính của enzim tăng liên tục. D. Enzim chỉ làm tăng tốc độ của phản ứng mà không bị biến đổi sau phản ứng. Câu 27:  Hình ảnh I và II mô tả cấu trúc của bào quan nào trong tế bào, chức năng của chúng? A. I là ti thể có chức năng hô hấp; II là lạp thể có chức năng quang hợp. B. I là gônghi vận chuyển các chất đến nơi cần; II là ti thể có chức năng hô hấp. C. I là riboxom tổng hợp protein; II là lạp thể có chức năng quang hợp . D. I là lạp thể có chức năng quang hợp; II là ti thể có chức năng hô hấp. Câu 30: Các tiêu chí cơ bản của hệ thống 5 giới bao gồm A. cấu tạo tế bào, khả năng vận động, mức độ tổ chức cơ thể. B. khả năng di chuyển, cấu tạo cơ thể, kiểu dinh dưỡng . C. trình tự các nuclêotít, mức độ tổ chức cơ thể. D. loại tế bào, mức độ tổ chức cơ thể, kiểu dinh dưỡng. Câu 31: Tế bào hồng cầu sẽ bị vỡ khi cho vào môi trường A. nhược trương. B. đẳng trương. C. bão hòa. D. ưu trương. Câu 32:  Các tính chất đặc biệt của nước có được là do các phân tử nước A. có tính phân cực. B. có xu hướng liên kết với nhau. C. dễ tách khỏi nhau. D. rất nhỏ. Câu 33:  Trong tế bào cấu trúc nào sau đây không chứa axit nuclêic? A. Lạp thể. B. Ti thể. C. Lưới nội chất trơn. D. Nhân. Câu 34: Các sinh vật trên Trái đất được chia thành mấy giới? A. 5. B. 4. C. 3. D. 2. Câu 35: Tế bào được xem là đơn vị tổ chức sống bản nhất của các cơ thể sống vì: A. Tế bào vừa là đơn vị cấu tạo vừa là đơn vị chức năng của cơ thể sống. B. Tế bào có đầy đủ chức năng như một cơ thể sống. C. Tế bào cấu tạo nên mọi cơ thể sinh vật. D. Tế bào chỉ được sinh ra từ tế bào.                                                Trang 3/4 ­ Mã đề thi 102
  4. Câu 36: Một phân tử mARN có chiều dài 0,51 micromet và có số ribonu A =10% so với tổng số ribonu   của phân tử; có G gấp 2 lần ribonu loai X và gấp 4 lần ribonu loại A.  Số ribonu từng loại của phân tử  mARN là: A. A= T = 300; G = X = 1200. B. A = 150; T = 450; G = 600; X = 300. C. A= 150; U = 450; G = 600; X = 300. D. A = 150; U = 300; G = 450; X = 600. Câu 37:  Nguyên tố quan trọng trong việc tạo nên sự đa dạng của vật chất hữu cơ là A. Hydro. B. Cacbon. C. Nitơ. D. Oxy. Câu 38:  Chuỗi pôlipeptit  cuộn xoắn α  hoặc gấp nếp β là cấu trúc nào của prôtêin? A. bậc 1. B. bậc 3. C. bậc 2. D. bậc 4. Câu 39: Kiểu vận chuyển các chất ra vào tế bào bằng sự biến dạng của màng sinh chất là A. khuếch tán trực tiếp. B. vận chuyển chủ động. C. xuất nhập bào. D. vận chuyển thụ động. Câu 40:   Thành phần cấu tạo của Lipit là: A. Glixêrol và đường. B. Đường và rượu. C. Axít béo và rượu. D. Axitbéo và Glixêrol. ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­                 ­­­­­­­­­­­ HẾT ­­­­­­­­­                                                Trang 4/4 ­ Mã đề thi 102
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2