intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Điều trị phẫu thuật gãy trật khớp háng trung tâm

Chia sẻ: Trần Thị Hạnh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

41
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu được tiến hành với mục tiêu nhằm đánh giá kết quả phục hồi cơ năng trong điều trị phẫu thuật gãy trật khớp háng trung tâm. Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 6/2007-12/2009 có 31 trường hợp gãy trật khớp háng trung tâm được phẫu thuật kết hợp xương bên trong tại bệnh viện Chợ Rẫy.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Điều trị phẫu thuật gãy trật khớp háng trung tâm

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT GÃY TRẬT KHỚP HÁNG TRUNG TÂM<br /> Lê Văn Tuấn *, Nguyễn Vĩnh Thống*<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Mục tiêu: Đánh giá kết quả phục hồi cơ năng trong điều trị phẫu thuật gãy trật khớp háng trung tâm.<br /> Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Đây là nghiên cứu tiến cứu. Từ tháng 6/2007-12/2009 có 31<br /> trường hợp gãy trật khớp háng trung tâm được phẫu thuật kết hợp xương bên trong tại bệnh viện Chợ Rẫy. Việc<br /> chẩn đoán dựa vào Xquang khung chậu tư thế thẳng, chéo chậu, chéo bịt và chụp điện toán cắt lớp tái tạo. Chúng<br /> tôi sử dụng các đường mổ như đường chậu bẹn phía trước, đường Kocher-Langenbeck ở phía sau.<br /> Kết quả: Kết quả cơ năng rất tốt 15, tốt 9, trung bình 5, xấu 2.<br /> Kết luận: Gãy trật khớp háng trung tâm là loại gãy xương nặng thường có phối hợp với các tổn thương cơ<br /> quan khác. Điều trị phẫu thuật là cần thiết. Với kết quả cơ năng đã đạt được 15 rất tốt, 9 tốt, 5 trung bình, 2 xấu<br /> cho thấy rằng việc điều trị phẫu thuật là hiệu quả. Mặc dù vậy nhưng cần theo dõi và đánh giá thêm với thời<br /> gian dài hơn.<br /> Từ khóa: gãy trật khớp háng trung tâm, vòm chịu lực ổ cối, ổ cối, đường mổ chậu đùi.<br /> <br /> ABSTRACT<br /> SURGICAL INTERVENTION OF CENTRAL FRACTURE- DISLOCATION OF THE HIP<br /> Le Van Tuan, Nguyen Vinh Thong<br /> * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 4 - 2011: 221 - 225<br /> Purpose: This research is to evaluate the functional outcome in treating surgical intervention of central<br /> fracture dis location of the hip.<br /> Materials and methods: This is just a prospective study. From 6/2007 to 12/2009, 31 case of central<br /> fracture-dislocation of the hip were performed internal fixation at Cho Ray hospital. The diagnosis was based on<br /> X-ray multi- incidences such as antero-posteror view, Iliac view, obturator view and scanner multislide. Some<br /> familiar approaches for acetabulum have been used such as Kocher-Langenbeck, ilio-inguinal.<br /> Results: The functional outcomes are 15 very good, 9 good, 5 acceptable, 2 bad.<br /> Conclusion: Central fracture- dislocation of the hip is a serious fractureusually having associated injuries.<br /> Central fracture-dislocation of the hip needs to be corrected with internal fixation. The functional outcomes are 15<br /> very good, 9 good, 5 acceptable, 2 bad, it is obvious that this kind of treatment is extremely effective. Though, we<br /> have to do further research and long-termed evaluation.<br /> Key words: central fracture-dislocation, weight-bearing dome, acetabulum, ilio-inguinal approach.<br /> lệch xương gãy phức tạp, các tổn thương như<br /> ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> phối hợp như chấn thương sọ não, chấn<br /> Gãy khung chậu và ổ cối là loại chấn<br /> thương ngực bụng, đứt niệu đạo, rách trực<br /> thương nặng. Cơ chế chấn thương đa số là do<br /> tràng… gây ảnh hưởng xấu cho tiên lượng của<br /> tai nạn lưu thông với tốc độ cao, bên cạnh di<br /> bệnh nhân, thậm chí tử vong.<br /> * Khoa Chấn thương chỉnh hình, BV. Chợ Rẫy<br /> Tác giả liên lạc: BS. Lê Văn Tuấn , ĐT: 0903394039<br /> <br /> Email: levtuan_md@yahoo.com<br /> <br /> Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011<br /> <br /> 221<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011<br /> <br /> Trong các loại gãy ổ cối kèm trật khớp háng,<br /> có một dạng đặc biệt là gãy trật khớp háng trung<br /> tâm. Đây là loại gãy vách trong hoặc gãy vòm<br /> chụi lực của ổ cối có sự di lệch của chỏm xương<br /> đùi vào trung tâm của ổ cối. Loại gãy này nếu<br /> không được phẫu thuật nắn chỉnh di lệch sẽ để<br /> lại di chứng nặng nề cho bệnh nhân làm hạn chế<br /> sự đi lại, giảm khả năng lao động của bệnh nhân<br /> và sẽ dẫn đến thoái hóa khớp háng.<br /> Tại bệnh viện Chợ Rẫy, năm 1993, Ngô Bảo<br /> Khang và một số cộng sự thực hiện phẫu thuật<br /> kết xương bên trong các loại gãy ổ cối. Năm<br /> 1996, Nguyễn Vĩnh Thống và cộng sự điều trị<br /> phẫu thuật gãy ổ cối kèm với các loại trật khớp<br /> ra trước, ra sau hoặc gãy trật khớp háng trung<br /> tâm với nhiều phương tiện kết xương như nẹp<br /> ốc, ốc xốp, chỉ thép…đã mang lại những kết quả<br /> rất khả quan.<br /> Qua một số trường hợp phẫu thuật điều trị<br /> gãy trật khớp háng trung tâm tại bệnh viện Chợ<br /> Rẫy đạt những kết quả lâm sàng nhất định và để<br /> tránh các di chứng nặng nề do loại gãy này gây<br /> ra cho bệnh nhân nếu không được mổ nắn chỉnh<br /> tốt các xương gãy chúng tôi thực hiện nghiên<br /> cứu này với các mục tiêu sau: đánh giá kết quả<br /> về phương diện nắn chỉnh phục hồi giải phẫu,<br /> phục hồi cơ năng, các biến chứng, sự chọn lựa<br /> đường mổ thích hợp.<br /> <br /> ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br /> Đối tượng nghiên cứu<br /> Đối tượng nghiên cứu là các trường hợp gãy<br /> trật khớp háng trung tâm ở người trưởng thành<br /> do chấn thương được điều trị tại khoa Chấn<br /> thương chỉnh hình bệnh viện Chợ Rẫy, có hay<br /> không có phối hợp với các thương tổn khác như<br /> chấn thương sọ não, chấn thương ngực bụng,<br /> tiết niệu sinh dục…<br /> <br /> Phương pháp nghiên cứu<br /> <br /> Chẩn đoán chính xác tổn thương giải phẫu<br /> là cần thiết để xây dựng kế hoạch điều trị do đó<br /> cần phải đánh giá bằng hình ảnh một cách đầy<br /> đủ dựa vào Xquang khung chậu tư thế thẳng,<br /> chéo chậu, chéo bịt, phim CT scanner multislide<br /> để đánh giá các tổn thương xương ổ cối.<br /> Phân loại: Thực hiện phân loại gãy trật khớp<br /> háng trung tâm theo tác giả Carsenale dựa vào<br /> chẩn đoán hình ảnh. Carnesale và cộng sự đã cải<br /> tiến và đơn giản hơn phân loại của Rowe và<br /> Lowell. Ông và cộng sự chia gãy trật khớp háng<br /> trung tâm thành 3 lọai:<br /> Loại 1: Gãy trật khớp háng trung tâm không<br /> ảnh hưởng đến vòm chịu lực của ổ cối.<br /> Loại 2: Gãy trật khớp háng trung tâm có ảnh<br /> hưởng đến vòm chịu lực cùa ổ cối.<br /> Loại 3: Gãy vỡ ổ cối thường kèm với bán trật<br /> khớp háng ra sau.<br /> Chọn đường mổ thích hợp: Dựa vào hình<br /> ảnh của Xquang khung chậu tư thế thẳng, chéo<br /> chậu, chéo bịt và nhất là CT scanner multislide<br /> giúp cho chúng tôi phác họa đường gãy trên mô<br /> hình xương và dự kiến chọn đường mổ thích<br /> hợp. Thường chúng tôi sử dụng đưởng mổ chậu<br /> bẹn ở phía trước, đường mổ phía sau KocherLangenbeck<br /> Phương tiện kết hợp xương: Chúng tôi<br /> dùng phương tiện kết xương là nẹp tạo hình<br /> khung chậu (thẳng hoặc uốn cong thành móc<br /> tạm gọi là nẹp móc), ốc 3.5 mm xốp răng thưa.<br /> Đánh giá cơ năng: Trong nghiên cứu, chúng<br /> tôi chọn tiêu chuẩn đánh giá cơ năng của khớp<br /> háng theo tác giả Merle d’Aubigné:<br /> Rất tốt: khớp háng có cơ năng bình thường<br /> <br /> Nghiên cứu tiến cứu mô tả. Có 31 trường<br /> hợp từ năm 6/ 2007 – 12/2009<br /> Chẩn đoán: Chẩn đoán lâm sàng dựa vào<br /> chỗ mất lồi của mấu chuyển lớn, ngắn chân<br /> <br /> 222<br /> <br /> (thường không nhiều khoảng 0,5-2 cm), không<br /> dạng khớp háng nhiều được (do mấu chuyển<br /> lớn tỳ sát vào cánh chậu và bờ trên ổ cối). Thăm<br /> khám trực tràng sờ thấy được chồi xương gãy.<br /> <br /> Tốt: khớp háng có hoạt động bình thường<br /> nhưng có một di chứng về lâm sàng và có một<br /> hình ảnh X-quang không hoàn chỉnh.<br /> <br /> Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011<br /> Trung bình: khớp háng đau, hoạt động khớp<br /> hạn chế, có di chứng trên X-quang nhưng tổn<br /> thương mặt khớp vừa phải.<br /> <br /> Kết quả nắn chỉnh sau mổ<br /> Bảng: Kết quả nắn xương<br /> <br /> Xấu: Đau và mất cơ năng. Trong nhóm này<br /> tác giả chia làm hai nhóm. Đó là: xấu có thể cải<br /> thiện bằng phẫu thuật và xấu không thể cải<br /> thiện được.<br /> <br /> KẾT QUẢ<br /> Phân bố theo giới<br /> Nam: 23 trường hợp, chiếm tỉ lệ 74%<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> Kết quả nắn xương<br /> <br /> Số trường hợp<br /> <br /> Tỷ lệ%<br /> <br /> Rất tốt<br /> <br /> 16<br /> <br /> 52%<br /> <br /> Tốt<br /> <br /> 10<br /> <br /> 32%<br /> <br /> Trung bình<br /> <br /> 04<br /> <br /> 13%<br /> <br /> Xấu<br /> <br /> 01<br /> <br /> 03%<br /> <br /> Tổng số<br /> <br /> 31<br /> <br /> 100%<br /> <br /> Thời gian theo dõi<br /> <br /> Nữ: 08 trường hợp, chiếm tỉ lệ 16%<br /> <br /> Thời gian theo dõi ngắn nhất la 06 tháng<br /> <br /> Nhận xét: Tỉ lệ nam bị gãy trật khớp háng<br /> trung tâm nhiều hơn nữ<br /> <br /> Phân bố theo tuổi<br /> <br /> Thời gian theo dõi dài nhất la 30 tháng<br /> Thời gian theo dõi trung bình là 14,3 tháng<br /> <br /> Biến chứng sau mổ<br /> <br /> Tuổi nhỏ nhất là 19 tuổi<br /> <br /> Bảng: Biến chứng sau mồ<br /> <br /> Tuổi lớn nhất là 73 tuổi<br /> <br /> Kết quả<br /> <br /> Tuổi trung bình là 45,32 tuổi<br /> Nhận xét: Đa số còn trong tuổi lao động<br /> <br /> Số trường hợp<br /> <br /> Tỷ lệ%<br /> <br /> Liệt thần kinh mác<br /> <br /> 02<br /> <br /> 7%<br /> <br /> Liệt thần kinh tọa<br /> <br /> 01<br /> <br /> 3%<br /> <br /> Nhiễm trùng<br /> <br /> 0<br /> <br /> 0%<br /> <br /> Hư khớp<br /> <br /> 01<br /> <br /> 3%<br /> <br /> Tổng số<br /> <br /> 04<br /> <br /> 13%<br /> <br /> Phân loại<br /> Bảng: Phân loại gãy theo Carnesale<br /> Phân loại AO<br /> <br /> Số trường hợp<br /> <br /> Tỷ lệ%<br /> <br /> Type 1<br /> <br /> 6<br /> <br /> 19%<br /> <br /> Type 2<br /> <br /> 13<br /> <br /> 42%<br /> <br /> Type 3<br /> <br /> 12<br /> <br /> 39%<br /> <br /> Tổng số<br /> <br /> 31<br /> <br /> 100%<br /> <br /> Kết quả cơ năng<br /> Bảng: Kết quả phục hồi chức năng (theo tiêu chuẩn<br /> của Merle D’Aubigné)<br /> <br /> Tổn thương phối hợp<br /> Bảng: Các tổn thương phối hợp<br /> <br /> Kết quả<br /> <br /> Số trường hợp<br /> <br /> Tỷ lệ%<br /> <br /> Rất tốt<br /> <br /> 15<br /> <br /> 48%<br /> <br /> Tốt<br /> <br /> 09<br /> <br /> 29%<br /> <br /> Trung bình<br /> <br /> 5<br /> <br /> 16%<br /> <br /> Xấu<br /> <br /> 2<br /> <br /> 07%<br /> <br /> Tổng số<br /> <br /> 31<br /> <br /> 100%<br /> <br /> Tổn thương phối hợp<br /> <br /> Số trường hợp<br /> <br /> Tỷ lệ%<br /> <br /> Chấn thương sọ não<br /> <br /> 4<br /> <br /> 13%<br /> <br /> Chấn thương ngực<br /> <br /> 2<br /> <br /> 7%<br /> <br /> Chấn thương bụng<br /> <br /> 4<br /> <br /> 13%<br /> <br /> BÀN LUẬN<br /> <br /> Gãy xương khác<br /> <br /> 8<br /> <br /> 26%<br /> <br /> Tổng số<br /> <br /> 18<br /> <br /> 59%<br /> <br /> Thời điểm phẫu thuật<br /> <br /> Thời điểm phẫu thuật<br /> Thời điểm mổ sớm nhất là ngày thứ 03 sau<br /> tai nạn<br /> Thời điểm mổ muộn nhất là ngày thứ 20 sau<br /> tai nạn.<br /> Thời điểm mổ trung bình là ngày thứ 07 sau<br /> tai nạn.<br /> <br /> Gãy trật khớp háng trung tâm thường hay<br /> có tổn thương phối hợp nên cần có thời gian<br /> để thăm khám kỹ và làm các xét nghiệm cận<br /> lâm sàng để chẩn đoán đầy đủ các thương tổn<br /> do đó chúng tôi chỉ mổ chương trình không<br /> mổ cấp cứu. Nhiều tác giả khuyên nên mổ sau<br /> tai nạn 3-5 ngày khi tình trạng bệnh nhân dã<br /> ổn định và phẫu thuật viên có thời gian để đọc<br /> <br /> Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011<br /> <br /> 223<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011<br /> <br /> kỹ các hình ảnh Xquang, phim CT scanner, từ<br /> đó lập kế hoạch điều trị thích hợp cho bệnh<br /> nhân. Trong lô nghiên cứu này chúng tôi có 18<br /> trường hợp mổ sau tai nạn 3-7 ngày. Mổ sớm<br /> sẽ thuận lợi cho việc nắn chỉnh xương gãy,<br /> sớm phục hồi lại giải phẫu ban đầu. Mổ muộn<br /> sẽ khó khăn trong việc nắn các di lệch xương<br /> gãy vì có nhiều mô xơ dính khó nắn xương<br /> gãy hơn và mất máu nhiều hơn.<br /> <br /> Kết quả nắn sau mổ<br /> Trong lô nghiên cứu của chúng tôi có 26<br /> trường hợp đạt kết quả nắn chỉnh xương gãy rất<br /> tốt và tốt sau mổ. Hầu hết các trường hợp này<br /> được mổ sớm cùng với sự lựa chọn đường mổ<br /> thích hợp và đa số dều ở type 1,2 theo phân loại<br /> của Carnesale.<br /> Ở nhóm có kết quả nắn chỉnh xương gãy<br /> trung bình, có 2 trường hợp mổ muộn vào ngày<br /> thứ 20 sau tai nạn vì có mổ khâu nối ruột nên<br /> việc nắn di lệch xương rất khó khăn không thể<br /> nắn khít khe gãy ở đáy ổ cối mặc dù đã tách mô<br /> xơ và dùng kềm forcep kéo nắn. Hai trường hợp<br /> còn lại do ban đầu chúng tôi chưa có kinh<br /> nghiệm nên dùng 2 nẹp đặt song song ở trụ sau<br /> và dùng ốc xuyên giữ để cố định ổ gãy nhưng<br /> không thể nắn hết di lệch vào trong của diện<br /> vuông. Sau này đối với những trường hợp này<br /> chúng tôi sử dụng 1 nẹp móc để cố định diện<br /> vuông và 1 nẹp thẳng để cố định trụ<br /> Ở trường hợp có kết quả nắn xấu, đây là loại<br /> gãy thuộc type 3 theo phân loại của Carnesale có<br /> gãy cả hai trụ, trụ trước gãy đơn giản, trụ sau<br /> gãy nhiều mảnh nhưng chúng tôi đi mổ chậu<br /> bẹn phía trước nên không nắn được trụ sau.<br /> Chọn đường mổ thích hợp.<br /> Gãy trật khớp háng trung tâm là loại gãy<br /> không vững. Chỏm xương đùi mất vững về<br /> phía trung tâm vì có vỡ diện vuông kèm với<br /> gãy các trụ của khung chậụ... Đối với trường<br /> hợp gãy trật khớp háng trung tâm có gãy cả 2<br /> trụ trong đó có 1 trụ gãy đơn giản và 1 trụ gãy<br /> phức tạp, chúng tôi lựa chọn đường mổ có thể<br /> vào ở trụ có nhiều mảnh gãy để nắn. Nếu gãy<br /> <br /> 224<br /> <br /> 2 trụ phức tạp thì phải chọn đường mổ ba tia<br /> mới nắn được các di lệch.<br /> Do vị trí đặt nẹp phía trong để cố định diện<br /> vuông rất khó và cần có mũi khoan mềm<br /> chuyên dụng nên tác giả Nguyễn Vĩnh Thống<br /> đã cải tiến uốn cong nẹp tạo hình khung chậu<br /> thẳng thành nẹp có hình dạng như cái móc, xin<br /> được tạm gọi là nẹp móc để cố định chỗ gãy của<br /> diện vuông. Chúng tôi đã sử dụng cách này để<br /> cố diện vuông và thêm 1 nẹp thẳng để cố định<br /> trụ thấy kết quả rất khả quan.<br /> <br /> Kết quả cơ năng<br /> Dựa vào bảng đánh gia cơ năng khớp háng<br /> của Merle D’ Aubigné chúng tôi có 15 trường<br /> hợp đạt kết quả rất tốt, 9 trường hợp tốt, 5<br /> trường hợp trung bình và 2 trường hợp xấu.<br /> Qua phân tích chúng tôi thấy trong 5 trường<br /> hợp có kết quả cơ năng trung bình thì có 3<br /> trường hợp nắn xương gãy đạt kết quả trung<br /> bình, thời điểm mổ muộn (2- 3 tuần sau tai nạn).<br /> Hai trường hợp còn lại đạt kết quả nắn tốt<br /> nhưng có kết quả cơ năng trung bình do 1<br /> trường hợp có tổn thương thần kinh mác trước<br /> mổ và một có tổn thương thần kinh tọa sau mổ.<br /> Trong hai trường hợp có kết quả cơ năng<br /> xấu thì một trường hợp gãy trật khớp háng<br /> trung tâm có gãy 2 trụ, gãy trụ trước đơn giản<br /> trong khi trụ sau gãy nhiều mảnh nhưng chúng<br /> tôi chọn đường mổ chậu bẹn phía trước nên<br /> không nắn được các mảnh gãy ở trụ sau kết quả<br /> sau nắn xấu ảnh hưởng đến cơ năng của bệnh<br /> nhân. Trướng hợp còn lại cũng là loai gãy type 3<br /> theo phân loại của Carsenale, kết qủa sau nắn<br /> trung bình nhưng có tiến triển thoái hóa khớp<br /> gây đau làm ảnh hưởng nhiều đến chức năng đi<br /> lại của bệnh nhân.<br /> Mặc dù trong nghiên cứu của chúng tôi có<br /> kết quả cơ năng rất tốt và tốt đạt được 77 nhưng<br /> với thời gian theo dõi trung bình là 14,3 tháng<br /> nên phải theo dõi tiếp và đánh giá thêm.<br /> <br /> KẾT LUẬN<br /> Gãy trật khớp háng trung tâm là loại gãy<br /> xương nặng có phối hợp với tổn thương các cơ<br /> <br /> Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011<br /> quan khác. Với kết quả cơ năng đã đạt được 48%<br /> rất tốt, 29% tốt, 16%trung bình, 7% xấu cho thấy<br /> việc điều trị phẫu thuật gãy trật khớp háng<br /> trung tâm là cần thiết và có tính ưu việt. Mặc dù<br /> vậy nhưng các kết quả này cần phải theo dõi<br /> tiếp và đánh giá thêm với thời gian dài hơn.<br /> <br /> 5.<br /> <br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> <br /> 8.<br /> <br /> 1.<br /> <br /> 2.<br /> <br /> 3.<br /> <br /> 4.<br /> <br /> Bircher Md, Tile Marvin (2003). “Anatomy of the<br /> acetabulum”. In: Fractures of the pelvis and acetabulum, third<br /> edition, Lippincott Williams & Wilkins, Philadelphia USA, pp<br /> 22-31.<br /> Carnesale PG. Stewart MJ, Barnes SN (1975), “Acetabular<br /> disruption and central fracture – dislocation of the hip: A long<br /> term study, J Bone Joint Surg, Vol 57A, pp1054 – 1059.<br /> Joseph A. B., Henry J. M. (2005), “Articular cartilage and<br /> osteoarthritis”, Intruction course lectures, American Academy<br /> of orthop. surgeon, 54:465-480.<br /> Letournel E. (2006), “The classic: Fractures of the acetabulum:<br /> A study of a series of 75 cases”, J. Orthop. Trauma, Lippincott<br /> Willams & Wilkins, vol. 20(1), pp. S15-S19.<br /> <br /> 6.<br /> <br /> 7.<br /> <br /> 9.<br /> <br /> 10.<br /> 11.<br /> <br /> Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> Matta J. M. (1996), “ The goal of acetabular fracture surgery”,<br /> J. Orthop. Trauma, Lippincott Willams & Wilkins, vol. 10(8),<br /> pp. 586.<br /> Mears D. C. (1986). “Assessment and Classification of<br /> Injuries”. In: Pelvic and Acetabular Fractures, Slack<br /> incorporated, New Jersey 08086, 774-161.<br /> Ngô Bảo Khang (1996), “ Điều trị gãy ổ cối bằng phẫu thuật”,<br /> Tài liệu hội nghị CTCH tháng 5/1996, Y học TP. Hồ Chí Minh,<br /> ĐHYD TP. HCM tháng 10/1996.<br /> Ngô Bảo Khang (1999), “ Điều trị gãy ổ cối bằng mổ”, Tạp chí<br /> Y học Việt Nam, Đại hội Ngoại khoa lần thứ X, 29-30/10/1999,<br /> 2, trang 68-71<br /> Ngô Bảo Khang, Nguyễn Vĩnh Thống (1998), “Phát đồ điều<br /> trị gãy khung chậu tại BV Chợ Rẫy”, Y học TP. Hồ Chí Minh,<br /> Hội nghị khoa học kỹ niệm TP. 300 năm, tháng 10/1998.<br /> Nguyễn Vĩnh Thống (2010), “Điều trị phẫu thuật gãy ổ cối”,<br /> Luận án Tiến sĩ<br /> Olson Sa (2003). “Biomechanics of acetabular fractures”. In:<br /> Fractures of the pelvis and acetabulum, third edition, Lippincott<br /> Williams & Wilkins, Philadelphia USA, pp 46-49.<br /> <br /> 225<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2