intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đồ án phân tích thực phẩm: Nguyên liệu Mực

Chia sẻ: Hoai Thuong Nguyen Vu | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:121

194
lượt xem
26
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đồ án phân tích thực phẩm đề tài Nguyên liệu Mực được nghiên cứu với các nội dung: Tổng quan về thủy sản mực, phương pháp kiểm soát mực tươi đông lạnh. Để nắm vững nội dung kiến thức đề tài mời các bạn cùng tham khảo tài liệu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đồ án phân tích thực phẩm: Nguyên liệu Mực

  1. MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN.......................................................................................................................... 2 LỜI MỞ ĐẦU.......................................................................................................................... 4 PHIẾU ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG ĐỒ ÁN PHÂN TÍCH THỰC PHẨM CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ THỦY SẢN MỰC 1.1 Tổng quan về Mực của Việt Nam..................................................................................6 1.2 Các loại mực điển hình ở Việt Nam..............................................................................7 1.3 Các loại sản phẩm – thương phẩm chế biến từ mực...................................................10 1.4 Giá trị dinh dưỡng trong mực..........................................................................................12 CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP KIỂM SOÁT MỰC TƯƠI ĐÔNG LẠNH 2.1  Chỉ tiêu chất lượng mực tươi đông lạnh theo tiêu chuẩn Việt Nam...........................14 2.2  Chỉ tiêu chất lượng mực tươi đông lạnh theo tiêu chuẩn CODEX.............................15 2.3  Phương pháp xác định các chỉ tiêu chất lượng: 2.3.1 Phương pháp xác định theo tiêu chuẩn Việt Nam..............................................19 2.3.2 Phương pháp xác định theo tiêu chuẩn AOAC...................................................93 TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................................101 PHỤ LỤC TIÊU CHUẨN CODEX........................................................................................102 PHỤ LỤC TIÊU CHUẨN AOAC..........................................................................................110
  2. LỜI MỞ ĐẦU Kinh tế xã hội ngày càng phát triển, chất lượng cuộc sống cũng ngày càng nâng cao.   Vì thế  nhu cầu ăn uống của con người cũng như  yêu cầu về  chất lượng cũng được chú  trọng hơn trước. Các sản phẩm đã qua sơ  chế  hay chế  biến sẵn theo quy mô công nghiệp   cũng ngày càng có xu hướng phát triển mạnh đánh vào tâm lý của người tiêu dùng. Với những yêu cầu của cuộc sống thì các sản phẩm tiết kiệm thời gian nhằm giúp đỡ  cho công việc nấu nướng mà vẫn đảm bảo đầy đủ  lượng dinh dưỡng thiết yếu đồng thời  không kém phần chất lượng. Các mặt hàng thủy sản lạnh đông lạnh cũng ngày càng được   người tiêu dùng quan tâm vì chất lượng không hề thua kém, mặt khác có thể bảo quản được  lâu ngày và khi cần thiết chỉ việc rã đông là chế  biến được ngay. Bởi lẽ  đó mà những sản   phẩm thủy sản lạnh đông ngày càng được xuất khẩu sang thị  trường các nước phát triển   như Mỹ, Nhật, EU và một số nước Á Đông… 2
  3. CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ THỦY SẢN MỰC 1.1 Tổng quan về Mực của Việt Nam Theo số  liệu điều tra mới nhất,  ở  vùng biển Việt Nam có tới 25 loài mực  ống (mực lá),  thuộc bộ  Teuthoidea. Đa số  mực  ống sống  ở  độ  sâu 100m nước. Mực là động vật nhạy cảm với biến đổi của điều kiển thuỷ  văn, thời tiết và ánh sáng nên sự di chuyển theo mùa, ngày và đêm. Nhìn chung ban ngày, do   lớp nước bề  mặt bị  ánh sáng mặt trời hun nóng, làm nhiệt độ  nước tăng lên, mực  ống   thường lặn xuống dưới đáy hoặc lớp nước tầng dưới. Ban đêm, khi nhiệt độ  nước bề  mặt   giảm đi, các quần thể mực lại di chuyển từ lớp nước tầng đáy lên bề mặt.  Trong các tháng mùa khô (tháng 12­tháng 3 năm sau), mực di chuyển đến các vùng nước  nông hơn, ở độ sâu 
  4. Sản lượng khai thác mực  ống trên toàn vùng biển Việt nam hằng năm khoảng 24.000 tấn,   trong đó vùng biển miền Nam có sản lượng cao nhất là khoảng trên 16.000 tấn (chiếm  70%), vịnh Bắc Bộ  chiếm sản lượng lớn thứ  nhì, khoảng 5000 tấn (20%), còn biển miền   Trung có sản lượng thấp nhất khoảng 2.500 tấn (10%).  Mực của Việt Nam xuất khẩu sang hơn 30 thị trường n ước ngoài, với doanh thu hằng năm  đạt khoảng hơn 50­60 triệu USD tính trên cả sản phẩm đông lạnh tươi và sản phẩm khô. Sản phẩm chế biến : Đông lạnh nguyên con dưới các hình thức đông khối (Block), đông rời   nhanh (IQF), hay đông lạnh semi­IQF, hoặc semi­block. Các sản phẩm chế biến gồm phi lê,   cắt khoanh, tỉa hoa và được làm thành các sản phẩm chế biến sẵn để nấu, hoặc dưới dạng   sản phẩm sushi, sashimi để  ăn gỏi, các sản phẩm phối chế  khác và chế  biến ăn liền như  mực nướng, mực khô nghiền tẩm gia vị. 1.2 Các loại mực điển hình ở Việt Nam 1.2.1 Mực ống Trung Hoa Tên tiếng Anh : Mitre Squid Tên khoa học : Loligo chinensis Gray, 1849 ­ Đặc điểm hình thái : là loài mực ống cơ thể lớn, thân dài khoảng 350­ 400mm, thân hình hoả  tiễn, chiều dài thân gấp 6 lần chiều rộng, đuôi  nhon, vây dài bằng 2/3 chiều dài thân. Vỏ trong bằng sừng trong suốt, giữa có gờ dọc. ­ Vùng phân bố : Loài mực ống này sống ở tầng mặt,   phân bố rộng khắp ở cả dọc bờ biển   Việt Nam từ Bắc đến Nam . ­ Mùa vụ khai thác : quanh năm, chính vụ vào các tháng 1­3 và tháng 6­9  ­ Ngư cụ khai thác : câu, mành, vó, chụp kết hợp ánh sáng ­ Các dạng sản phẩm : nguyên con sạch, phi lê, cắt khoanh, khô, khô tẩm gia vị. 4
  5. 1.2.2 Mực ống Nhật bản Tên tiếng Anh : Japanese Squid Tên khoa học : Loligo japonica Hoyle, 1885 ­ Đặc điểm hình thái : Thân hình đầu đạn, chiều dài thân gấp đôi khoảng   4 lần chiều rộng. Bề mặt thân có các đặc điểm sắc tố  gần tròn, to, nhỏ  xen kẽ. Chiều dài vây bằng 65% chiều dài thân. ­ Vùng phân bố : Loài mực ống này sống ở vùng biển nông và thềm lục địa. Mùa hè thường  vào vùng nước ven bờ  
  6. ­ Vùng phân bố : Loài mực này chủ yếu sống ở vùng lộng. Đến mùa khô chúng thường vào  bờ để đẻ trứng. Trứng thường kết thành từng đám 30­50cm. Mỗi đám trứng có khoảng 20­ 40 trứng. Loài này được phân bố ở cả ba vùng biển Bắc, Trung và Nam bộ Việt Nam. ­ Mùa vụ khai thác : quanh năm, chính vụ vào các tháng 1­3 và tháng 6­9  ­ Ngư cụ khai thác : câu, mành, vó, chụp kết hợp ánh sáng ­ Các dạng sản phẩm : nguyên con sạch, phi lê, cắt khoanh, khô, khô tẩm gia vị. 1.2.4 Mực lá Tên tiếng Anh : Bigfin reef Squid (Broad squid) Tên khoa học : Sepioteuthis lessoniana Lesson, 1830 ­ Đặc điểm hình thái : là loài mực có cơ thể lớn, nhìn bề  ngoài vừa  giống mực nang, vừa giống mực  ống. Chiều dài thân 250­400mm,  thân dài gấp 3 lần chiều rộng.  ­ Vùng phân bố  :  Ở Việt nam, loài mực này được phân bố   ở  cả  ba  vùng biển Bắc trung Nam bộ, nhưng tập trung nhiều nhất là ở vùng Vịnh Bắc Bộ, Phú yên,  Khánh Hoà, Bình Thuận. ­ Mùa vụ khai thác : quanh năm, chính vụ vào các tháng 1­3 và tháng 6­9  ­ Ngư cụ khai thác : câu, mành, vó, chụp kết hợp ánh sáng ­ Các dạng sản phẩm : nguyên con sạch, phi lê, cắt khoanh, khô,  khô tẩm gia vị. 1.2.5 Mực ống Thái Bình Dương Tên tiếng Anh : Japanese flying squid 6
  7. Tên khoa học : Todarodes pacificus Steenstrup, 1880         ­ Đặc điểm hình thái : Thân tròn, hình  ống thuôn dài. Vây ngắn, chiều dài vây chiếm   khoảng 40% chiều dài thân. Rãnh phễu dạng hố nông, không có túi bên. Bông xúc giác rộng,  thô, dài. Các tay tua ngắn ­ Vùng phân bố  : loài mực này sống cả   ở  vùng lộng và vùng khơi, tới độ  nước sâu 500m.  Thích nghi với phạm vi nhiệt độ 5­270C. Loài này được phân bố tập trung ở vùng biển miền   Trung Việt Nam. ­ Mùa vụ khai thác : quanh năm, chính vụ vào các tháng 1­3 và tháng 6­9  ­ Ngư cụ khai thác : câu, mành, vó, vây, rê kết hợp ánh sáng ­ Các dạng sản phẩm : nguyên con sạch, phi lê, cắt khoanh, khô, khô tẩm gia vị. 1.3 Các loại sản phẩm – thương phẩm chế biến từ mực Một số sản phẩm của công ty Cổ phần XNK thuỷ sản Quảng Ninh  Mực lá ­ công ty XNK thuỷ sản Quảng Ninh (Soft squid) 7
  8.  Mực ống Fillet ­ công ty XNK thuỷ sản Quảng Ninh (Squid fille)  Mực lột da ­ công ty XNK thuỷ sản Quảng Ninh (Dried skinless squid)  Mực nang fillet và tôm thịt ­ công ty XNK thuỷ sản Quảng Ninh (Cuttlefish and PD shrimp) 8
  9.   Sản phẩm của  CÔNG TY TNHH SX – XD – TM TRUNG SƠN (18A Ngô Văn Nam,P.Bến   Nghé, Q.1, TpHCM) 1.4 Giá trị dinh dưỡng trong mực Thành phần dinh dưỡng của Mực : 9
  10. Thành phần dinh dưỡng trong 100 g sản phẩm ăn được Thành Muối  Vitamin phần  khoán chính g Kcal g Mg mg Calories  Moisture Protein Lipid Glucid Ash Calci Phosphor Iron A  B1 B2 PP C 71 82,2 15,6 1,0 ­ 1,2 55 160 1,2 210 0,01 0,04 2,5 0 Đông y cho rằng mực có tác dụng bổ  máu dưỡng âm, chữa  ứ  tắc thông kinh, tăng cường  chức năng gan thận. Nó cũng là vị thuốc quý giúp chữa chứng đau dạ dày.  Cá mực có giá trị dinh dưỡng cao, không những lợi cho phụ nữ mà đối với nam giới cũng có   tác dụng tẩm bổ. Cá mực có chứa nhiều protein, các vitamin B1, B2, PP, canxi, phospho,   sắt... Nhiều peptit mà nó chứa trong cơ thể có tác dụng chống độc, chống phóng xạ. Những   người thiếu máu, chóng mặt, tai ù, di tinh, xuất tinh sớm, phụ nữ kinh nguyệt không đều, ít   sữa đều có thể ăn được. Mai cá mực, có tác dụng hạn chế  axít khá mạnh, dùng cho những người đau dạ  dày bị   ợ  chua. Nó còn có tác dụng cầm máu,  ổn định tinh trùng và chữa các bệnh băng huyết, ho ra   máu, đại tiện có máu, di tinh.  10
  11. CHƯƠNG II PHƯƠNG PHÁP KIỂM SOÁT MỰC TƯƠI ĐÔNG LẠNH 2.1  Chỉ  tiêu chất lượng mực tưoi đông lạnh theo tiêu chuẩn Việt Nam (PHỤ  LỤC   TCVN 8335:2010) 2.1.1 Yêu cầu đối với nguyên liệu Mực làm nguyên liệu để chế biến mực tươi đông lạnh ăn liền phải đảm bảo yêu cầu  chất lượng quy định trong TCVN 5652:1992. 2.1.2 Yêu cầu đối với sản phẩm  Chỉ tiêu cảm quan Theo quy định trong Bảng 1. Bảng 1 – Chỉ tiêu cảm quan Tên chỉ tiêu Yêu cầu 1. Màu sắc Từ trắng đến trắng ngà 2. Mùi Đặc trưng của sản phẩm, không có mùi lạ 3. Vị Ngọt đậm, không có vị lạ Săn chắc, đàn hồi; vết cắt nhẵn, cho phép dính ít màng lụa,  4. Trạng thái không có khuyết tật trên miếng mực 5. Tạp chất Không được có  Chỉ tiêu hóa học Hàm lượng nitơ bazơ bay hơi tổng số, không lớn hơn 30mg/100g.  Chất nhiễm bẩn 11
  12. 2.1.2.1  Hàm lượng kim loại nặng Theo quy định hiện hành. 2.1.2.2  Dư lượng thuốc kháng sinh Theo quy định hiện hành. 2.1.3 Yêu cầu vệ sinh 2.1.3.1  Chỉ tiêu vi sinh Theo quy định trong Bảng 2. 2.1.3.2  Kí sinh trùng Không được có kí sinh trùng gây hại cho sức khỏe con người. 2.1.4 Phụ gia thực phẩm Chỉ được phép sử dụng các loại phụ gia thực phẩm theo quy định hiện hành. 2.2  Chỉ tiêu chất lượng mực tươi đông lạnh theo tiêu chuẩn CODEX 2.2.1 Phạm vi Tiêu chuẩn này áp dụng đối với mực nguyên liệu nhanh chóng đông lạnh và các bộ  phận của mực  ống nguyên liệu , như  định nghĩa dưới đây và cung cấp cho tiêu dùng trực   tiếp mà không cần chế biến tiếp. Nó không áp dụng cho các sản phẩm chỉ  ra như  dự  định   để chế biến tiếp hoặc cho mục đích công nghiệp khác. 2.2.2 Mô tả 2.2.2.1 Định nghĩa sản phẩm Mực đông lạnh nhanh chóng và các bộ phận của mực được lấy từ  loài mực của các   họ như sau: 12
  13. (i) Loliginidae (ii) Ommastrephidae . 2.2.2.2 Định nghĩa quy trình: ­ Sản phẩm sau khi chuẩn bị sẽ qua quá trình đóng băng và thực hiện theo các điều  kiện được quy định sau đây. Quá trình đông lạnh được thực hiện trong các thiết bị thích hợp   trong một phạm vi nhiệt độ kết tinh tối đa một cách nhanh chóng . Quá trình làm lạnh nhanh  sẽ  không được coi là hoàn thành cho đến khi nhiệt độ  sản phẩm đã đạt đến ­18 ° C hoặc  lạnh hơn  ở  trung tâm nhiệt sau khi  ổn định nhiệt. Sản phẩm phải được giữ  đông lạnh sâu  để duy trì chất lượng trong quá trình vận chuyển, lưu trữ và phân phối. ­ Đóng gói lại công nghiệp vật liệu đông lạnh nhanh chóng trung gian trong điều kiện  kiểm soát mà duy trì chất lượng của sản phẩm , tiếp theo là tái áp của quá trình đóng băng  nhanh chóng như định nghĩa ở trên được cho phép. ­ Mực đông lạnh nhanh và các bộ phận của mực được chế biến và đóng gói để giảm  thiểu mất nước và quá trình oxy hóa . 2.2.3 Thành phần cơ bản và các yếu tố chất lượng Mực đông lạnh nhanh được chế  biến từ  mực nguyên, là một sự  phù hợp về  chất  lượng được bán tươi cho con người. 2.2.4 Phụ gia thực phẩm: Không có phụ gia thực phẩm được phép trong các sản phẩm này . 2.2.5 Lấy mẫu, kiểm tra và phân tích: 2.2.5.1  Lấy mẫu  Lấy mẫu lô để  kiểm tra các sản phẩm được thực hiện theo một kế  hoạch lấy mẫu thích hợp với một AQL 6,5 . Lấy mẫu của rất nhiều bao gồm các khối  13
  14. được thực hiện theo kế hoạch lấy mẫu phát triển cho các khối cá đông lạnh nhanh ( tài liệu   tham khảo được cung cấp ) . Các đơn vị  mẫu là container chính hoặc cho các sản phẩm   đông lạnh nhanh chóng cá nhân ít nhất là 1 kg phần của đơn vị mẫu .  Lấy mẫu lô để kiểm tra trọng lượng tịnh được thực hiện phù hợp  với một cuộc họp kế hoạch lấy mẫu phù hợp các tiêu chuẩn được thiết lập bởi CAC . 2.2.5.2 Kiểm tra cảm quan và vật lý Mẫu lấy để  kiểm tra cảm giác và thể  chất sẽ  được đánh giá bởi những người được đào   tạo trong kỳ thi tuyển sinh và phù hợp với các thủ tục xây dựng tại mục 7.3 thông qua 7.5,   Phụ lục A và các hướng dẫn cho các đánh giá cảm quan cá và Động vật có vỏ trong phòng   thí nghiệm (CAC / GL 31­1999 ) . 2.2.5.3 Xác định Trọng lượng  Xác định Trọng lượng của sản phẩm không được bảo hiểm bởi  Glaze Trọng lượng tịnh (không bao gồm vật liệu đóng gói ) của từng đơn vị  mẫu đại  diện cho rất nhiều được xác định ở trạng thái đông lạnh .  Xác   định   Trọng   lượng   của   sản   phẩm   bảo   hiểm   bằng   Glaze   ( được xây dựng ) 2.2.5.4 Quy trình rã đông Các đơn vị mẫu được rã đông bằng cách bao quanh nó trong một túi phim loại và  ngâm trong nước  ở  nhiệt độ  phòng ( không cao hơn 35 ° C) . Rã đông hoàn toàn các sản  phẩm được thực hiện bằng cách thỉnh thoảng nhẹ  nhàng ép túi để  không làm tổn hại đến  kết cấu của mực cho đến khi không có lõi cứng của các tinh thể nước đá còn lại . 2.2.5.5 Các phương pháp chế biến 14
  15. Các thủ tục sau đây được dựa trên các sản phẩm để làm nóng nhiệt độ bên trong  65­70 ° C. Thời gian chế  biến khác nhau tùy theo kích thước của sản phẩm và nhiệt độ  được sử dụng. Thời gian chính xác và điều kiện chế biến cho các sản phẩm phải được xác   định bằng cách thử nghiệm trước.  Quy trình nướng : Gói sản phẩm trong giấy nhôm và đặt nó đồng đều trên một  tấm cookie phẳng hoặc chảo phẳng nông.  Quy trình hấp : Gói sản phẩm trong giấy nhôm và đặt nó trên một dây rack lơ  lửng trên nước sôi trong một thùng chứa có nắp đậy.  Quy trình đun sôi trong túi : Đặt sản phẩm vào một túi phim kiểu boilable và   đóng dấu . Nhúng túi vào nước sôi và nấu ăn.  Quy trình lò vi sóng : đặt sản phẩm trong một hộp chứa phù hợp với lò vi sóng  nấu ăn. Nếu túi nhựa được sử dụng, kiểm tra để đảm bảo rằng không có mùi được truyền  đạt từ các túi nhựa. Nấu theo hướng dẫn của thiết bị . 2.2.5.6 Định nghĩa của mẫu khiếm khuyết: Các đơn vị  mẫu được coi là khiếm khuyết khi thể  hiện bất kỳ  các thuộc tính   được định nghĩa dưới đây .  Mất nước sâu ­ Lớn hơn 10 % diện tích bề mặt của đơn vị mẫu trưng bày mất quá nhiều độ ẩm   thể hiện rõ như bất thường màu trắng hoặc vàng trên bề mặt mà mặt nạ màu sắc của thịt và  thâm nhập vào bên dưới bề  mặt , và không thể  dễ  dàng loại bỏ  bằng cách cạo bằng dao   hoặc dụng cụ sắc nhọn khác mà không làm ảnh hưởng đến sự xuất hiện của con mực .  Tạp chất 15
  16. ­ Sự  hiện diện trong các đơn vị  mẫu của bất kỳ  vấn đề  mà đã không được bắt   nguồn từ  mực (không bao gồm vật liệu đóng gói ) , không đặt ra một mối đe dọa cho sức  khỏe con người , và điểm dễ  nhận ra mà không phóng đại hoặc hiện diện  ở  mức độ  xác   định bằng phương pháp nào đó có phóng đại chỉ không phù hợp với thực tiễn sản xuất và vệ  sinh môi trường tốt .  Mùi và Hương ­ Một đơn vị  mẫu bị   ảnh hưởng bởi mùi khó ngửi liên tục và riêng biệt hoặc  hương vị chỉ phân hủy , có thể được đặc trưng bởi ánh sáng màu đỏ hơi hồng.  Kết cấu: Phân tích kết cấu của xác thịt, chỉ  phân hủy , đặc trưng bởi cấu trúc cơ  bắp  mà là ủy mị hoặc bột nhão . 2.2.5.7  Lô chấp nhận: Lô được coi là đáp ứng yêu cầu của tiêu chuẩn này khi :  Tổng số khiếm khuyết như phân loại theo mục 2.2.7 không vượt quá số  chấp nhận (c) của một kế hoạch lấy mẫu phù hợp với một AQL 6,5 ;  Trọng lượng tịnh trung bình của tất cả  các đơn vị  mẫu là không ít hơn  so với trọng lượng khai báo , cung cấp không thiếu bất hợp lý trong bất kỳ thùng chứa ;  Các phụ gia thực phẩm , vệ sinh và các yêu cầu ghi nhãn của Phần 4 , 5  và 6 (xem PHỤ LỤC CODEX STAN 191­1995) phải được đáp ứng. 2.2.5.8  Kiểm tra chỉ tiêu cảm quan và lý tính:  Hoàn thành việc xác định trọng lượng tịnh , theo thủ tục quy định.  Kiểm tra mực đông lạnh cho sự hiện diện của tình trạng mất nước sâu   bằng cách đo những khu vực mà chỉ có thể được loại bỏ bằng một con dao hoặc dụng cụ  16
  17. sắc nhọn khác. Đo tổng diện tích bề mặt của đơn vị mẫu , và xác định tỷ lệ bị ảnh hưởng   bằng cách sử dụng công thức sau đây , tổng diện tích bề mặt khu vực bị ảnh hưởng  x 100% =% bị ảnh hưởng bởi tình trạng mất nước sâu  Rã đông và tiến hành kiểm tra từng phép thử  phân biệt cho mỗi đơn vị  mẫu với hình thái và màu sắc bên ngoài.  Kiểm tra mỗi mẫu mực bằng cách sử dụng các chỉ tiêu. Mùi vị thịt được  kiểm tra bằng cách cắt song song với bề mặt của thịt để các bề mặt tiếp xúc có thể  được   đánh giá.  Trong trường hợp quyết định cuối cùng về  mùi và kết cấu không thể  được thực hiện trong trạng thái rã đông chưa nấu chín , mẫu được cắt ra thành các phần;   mùi , hương vị và kết cấu phải được phân tích nhanh chóng bằng cách sử  dụng một trong   những phương pháp chế biến quy định tại phần 2.2.6.5. 2.3  Phương pháp xác định các chỉ tiêu chất lượng: 2.3.1 Phương pháp xác định theo tiêu chuẩn Việt Nam 2.3.1.1  Phương pháp phát hiện Salmonella (tra PHỤ LỤC TCVN 4829:2005) Nguyên tắc Qui trình phát hiện Salmonella cần qua bốn giai đoạn kế  tiếp nhau (xem thêm phụ  lục A­ TCVN 4829:2005).  Tăng sinh sơ bộ trong môi trường lỏng không chọn lọc  Cấy phần mẫu thử trong dung dịch đệm pepton ở nhiệt độ phòng, sau đó  ủ ở 370C ± 10C trong 18h ± 2h.  Đối với một số  loại thực phẩm nhất định, cần phải sử  dụng các qui   trình tăng sinh sơ bộ khác. Xem 9.1.2. 17
  18.  Đối với số lượng lớn, thì làm nóng dung dịch đệm pepton đến 37 °C ± 1   °C trước khi cấy phần mẫu thử.   Tăng sinh trong môi trường lỏng chọn lọc  Cấy   dịch   tăng   sinh   chọn   lọc   thu   được   trong   4.2   vào   môi   trường  Rappaport­Vassiliadis   với   đậu   tương   (môi   trường   RVS)   và   môi   trường  Tetrathionat/novobioxin muller­kauffmann (môi trường MKTTn ).  Môi trường RVS được  ủ   ở  41,5 °C ± 1 °C trong 24 h     3 h và môi  trường MKTTn được ủ ở 37 °C ± 1 °C trong 24 h ± 3 h.   Đổ đĩa và nhận dạng  Cấy dịch tăng sinh thu được trong 4.3 vào hai môi trường đặc chọn lọc:  thạch deoxycholat lyzin xyloza(thạch XLD).  một môi trường  đặc chọn lọc bất kỳ  khác bổ  sung cho thạch  XLD   và   đặc   biệt   thích   hợp   để   phân   lập   các   chủng   Salmonella,   Salmonella   Typhi   và   Salmonella Paratyphi dương tính với lactoza; phòng thử nghiệm có thể chọn môi trường đó   để sử dụng. Thạch XLD được  ủ   ở  37 °C     1 °C và được kiểm tra sau 24 h    3 h. Môi trường thạch  chọn lọc thứ hai được ủ theo khuyến cáo của nhà sản xuất.  Khẳng định để nhận dạng Các khuẩn lạc Salmonella giả định được cấy truyền rồi đổ đĩa và khẳng định để nhận dạng   chúng bằng các phép thử sinh hoá và huyết thanh thích hợp.  Môi trường cấy, thuốc thử và huyết thanh Môi trường cấy và thuốc thử  Môi trường tăng sinh sơ bộ không chọn lọc: dung dịch đệm pepton. 18
  19.  Môi   trường   tăng   sinh   chọn   lọc   thứ   nhất:   Môi   trường   Rappaport­ Vassiliadis với đậu tương (môi trường RVS).   Môi   trường   tăng   sinh   chọn   lọc   thứ   hai:   Môi   trường   Novobioxin  tetrathionat Muller­Kauffmann (môi trường MKTTn).   Môi trường đổ đĩa đặc chọn lọc +   Môi   trường   thứ   nhất:   Thạch   deoxycholat  lyzin   xyloza   (thạch  XLD).   Xem B.4. + Môi trường thứ  hai: Việc chọn môi trường thích hợp thứ  hai là quyền   lựa chọn của phòng thử  nghiệm. Phải tuân thủ  chính xác các chỉ  dẫn của nhà sản xuất về  việc chuẩn bị môi trường để sử dụng.  Thạch dinh dưỡng.  Thạch TSI (triple sugar/iron agar).   Thạch urê (Christensen).  Môi trường L­Lyzin khử cacboxyl.   Thuốc thử phát hiện  ­galactosidaza (hoặc sử dụng các đĩa giấy làm sẵn  theo chỉ dẫn của nhà sản xuất).   Thuốc thử phản ứng Voges­Proskauer (VP).   Thuốc thử phản ứng indol..  Thạch dinh dưỡng nửa đặc.   Dung dịch muối sinh lý.   Huyết thanh 19
  20. Có một số loại huyết thanh ngưng kết có chứa kháng thể của một hay một vài kháng   nguyên O có bán sãn; nghĩa là kháng huyết thanh chứa một hoặc nhiều hơn một nhóm “O"  (còn được gọi là kháng nguyên “O” đơn giá hoặc đa giá), kháng huyết thanh Vi và kháng   huyết thanh có chứa các kháng thể đối với một hay nhiều yếu tố H (còn được gọi là huyết  thanh H đơn giá hoặc đa giá). Cần thử  trước các kháng huyết thanh để  đảm bảo là chúng thích hợp cho việc phát  hiện tất cả  các loại  typ  huyết thanh  Salmonella. Vấn để  trên được giải quyết bằng cách  dùng kháng huyết thanh của một nhà cung cấp đã được công nhận (ví dụ, bởi cơ  quan của   chính phủ). Thiết bị và dụng cụ thuỷ tinh Có thể dùng dụng cụ thuỷ tinh sử dụng một lần thay thế cho các dụng cụ thuỷ tinh sử dụng  nhiều lần nếu chúng có các đặc tính thích hợp. Thiết bị dụng cụ của phòng thử nghiệm vi sinh thông thường [xem TCVN 6404 : 1998 (ISO  7218 : 1996)] và cụ thể như sau:  Thiết bị để khử trùng khô (lò sấy) hoặc khử trùng ướt (nồi hấp áp lực) Xem TCVN 6404 (ISO 7218).  Tủ sấy hoặc lò sấy, được thông gió bằng đối lưu, có thể vận hành từ 37 °C đến 55  °C.  Tủ ấm, có thể vận hành ở 37 °C   1 °C  Nồi cách thủy, có thể vận hành ở 41,5 0C ± 1 0C hoặc tủ ấm có thể vận hành ở 41,5  0 C ± 1 0C  Nồi cách thuỷ, có thể vận hành ở nhiệt độ từ 44 °C đến 47 °C.  Nồi cách thuỷ, có thể vận hành ở nhiệt độ ở 37 °C   1 °C. Nên sử dụng nồi cách thuỷ có chứa chất kháng khuẩn vì liều lây nhiễm Salmonella thấp.  Que cấy vòng vô trùng, có đường kính khoảng 3 mm hoặc 10  l, hoặc pipet vô trùng.  pH mét, có độ chính xác ± 0,1 đơn vị pH ở 20 °C đến 25 °C. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2