intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ebook Lịch sử Đảng bộ huyện Bắc Quang (1947-2022): Phần 1

Chia sẻ: Hoangnhanduc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:137

6
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung cuốn sách Lịch sử Đảng bộ huyện Bắc Quang (1947-2022)" phản ánh một cách chân thực về quá trình đấu tranh anh dũng, kiên cường của nhân dân các dân tộc huyện Bắc Quang dưới sự lãnh đạo của Đảng qua các thời kỳ, góp phần giáo dục truyền thống yêu nước cho nhân dân các dân tộc trong huyện, đồng thời phát huy truyền thống cách mạng, sự tin tưởng vào đường lối cách mạng mà Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chọn. Mời các bạn cùng tham khảo phần 1 dưới đây.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ebook Lịch sử Đảng bộ huyện Bắc Quang (1947-2022): Phần 1

  1. ĐẢNG BỘ TỈNH HÀ GIANG BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ HUYỆN BẮC QUANG *** LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ HUYỆN BẮC QUANG (1947 - 2022) XUẤT BẢN NĂM 2022 1
  2. 2
  3. LỜI GIỚI THIỆU Bắc Quang là huyện vùng thấp cửa ngõ phía Nam của tỉnh Hà Giang, với 19 dân tộc cùng chung sống tạo nên nét văn hóa đa dạng, phong phú. Con người Bắc Quang cần cù, sáng tạo trong lao động, sản xuất và có tinh thần đoàn kết, anh hùng bất khuất qua các thời kỳ cách mạng. Trải qua chặng đường lịch sử 75 năm (1947 - 2022), dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện, tinh thần đó được phát huy cao độ làm nên truyền thống hào hùng, tô thêm trang sử vẻ vang của quê hương cách mạng. Đồng bào các dân tộc Bắc Quang đã một lòng theo Đảng, đoàn kết thống nhất, phát huy nội lực, khắc phục khó khăn, xây dựng quê hương Bắc Quang ngày càng giàu mạnh và phát triển. Truyền thống vẻ vang đó là nguồn lực nội sinh để các thế hệ người dân Bắc Quang tiếp tục phát huy trong công cuộc đổi mới, thực hiện xóa đói, giảm nghèo, phát triển mạnh về kinh tế - văn hóa - xã hội, xây dựng nông thôn mới; giữ vững an ninh, quốc phòng, làm cho Bắc Quang ngày càng giàu đẹp, văn minh trở thành huyện động lực của tỉnh. Nhằm giáo dục truyền thống cho các thế hệ mai sau, khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng bộ huyện đối với đồng bào các dân tộc Bắc Quang, thực hiện Chỉ thị số 20-CT/TW, ngày 18/01/2018 của Ban Bí thư Trung ương Đảng; Kế hoạch số 342- KH/TU, ngày 02/8/2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Giang về thực hiện Chỉ thị số 20-CT/TW, ngày 18/01/2018 của Ban Bí thư về việc tiếp tục tăng cường, nâng cao chất lượng nghiên cứu, biên soạn, giáo dục lịch sử Đảng. Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Bắc Quang khóa XXII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 quyết định tổ chức nghiên cứu, biên soạn, xuất bản cuốn “Lịch sử Đảng bộ huyện Bắc Quang (1947- 2022)” trên cơ sở tái bản, chỉnh lý, bổ sung cuốn Lịch sử Đảng bộ huyện Bắc Quang tập I giai đoạn (1939 - 1975), tập II giai đoạn (1976 - 2000), đồng thời biên soạn mới giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2022. 3
  4. Nội dung cuốn sách phản ánh một cách chân thực về quá trình đấu tranh anh dũng, kiên cường của nhân dân các dân tộc huyện Bắc Quang dưới sự lãnh đạo của Đảng qua các thời kỳ, góp phần giáo dục truyền thống yêu nước cho nhân dân các dân tộc trong huyện, đồng thời phát huy truyền thống cách mạng, sự tin tưởng vào đường lối cách mạng mà Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chọn. Trong quá trình sưu tầm, biên soạn, bổ sung, tái bản cuốn sách, Ban Biên tập đã nhận được sự quan tâm chỉ đạo của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hà Giang, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện, Ban Thường vụ Huyện ủy, Ban Tuyên giáo Huyện ủy Bắc Quang, sự giúp đỡ nhiệt tình của các đồng chí lão thành cách mạng, các đồng chí cán bộ lãnh đạo chủ chốt của huyện qua các thời kỳ, các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể cùng đông đảo cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc trong huyện. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng do tài liệu lưu trữ, các nhân chứng lịch sử không còn nhiều, việc sưu tầm tư liệu gặp nhiều khó khăn và thời gian có hạn nên cuốn sách không tránh khỏi những thiếu sót, Ban Thường vụ Huyện ủy Bắc Quang rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của độc giả để bổ sung, tái bản lần sau nội dung cuốn sách được hoàn thiện hơn. Nhân dịp kỷ niệm 75 năm Ngày thành lập Đảng bộ huyện Bắc Quang (15/5/1947 - 15/5/2022), Ban Thường vụ Huyện ủy Bắc Quang trân trọng giới thiệu cuốn “Lịch sử Đảng bộ huyện Bắc Quang (1947 - 2022)” đến toàn thể cán bộ, đảng viên, nhân dân trong huyện và bạn đọc. Bắc Quang, tháng 5 năm 2022 HÀ VIỆT HƯNG Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân huyện Bắc Quang 4
  5. Chương I ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI, TRUYỀN THỐNG VÀ CON NGƯỜI HUYỆN BẮC QUANG I- ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN Bắc Quang là huyện vùng thấp, cửa ngõ phía Nam của tỉnh Hà Giang, cách thành phố Hà Giang 60 km về phía Nam, vị trí địa lý của huyện nằm trong tọa độ từ 22010’ đến 22026’ vĩ độ Bắc; từ 104049’ đến 105007’ kinh độ Đông. Phía Đông giáp huyện Hàm Yên, Lâm Bình và huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang; phía Nam giáp huyện Lục Yên tỉnh Yên Bái, phía Tây giáp với huyện Quang Bình, Hoàng Su Phì, phía Bắc giáp với huyện Vị Xuyên. Toàn huyện có tổng diện tích tự nhiên là 110.521,93ha. Trong đó, đất sản xuất nông nghiệp là 23.822,58ha, đất trồng cây hàng năm 10.070,34 ha, đất trồng lúa 5.174,39 ha, đất trồng cây lâu năm là 13.752,24 ha, đất lâm nghiệp có rừng là 76.989,99 ha, còn lại là đất khác. Rừng ở Bắc Quang có thảm thực vật phong phú, thích hợp cho sự phát triển của nhiều loại gỗ quý như: Nghiến, Trai, Sến, Táu, Lát, dổi và các loại dược liệu lấy dầu và cây ăn quả. Động vật có các loài như Vượn, Khỉ, Nhím, Trăn, rắn hổ mang chúa… Tuy nhiên, trong một khoảng thời gian dài do bị khai thác quá mức đã dẫn đến nhiều loại gỗ, dược liệu, động vật quý hiếm hiện nay không còn. Trong những năm gần đây, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện, nhân dân các dân tộc huyện Bắc Quang đã đẩy mạnh công tác trồng và chăm sóc rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc, trả lại màu xanh cho nhiều vùng đất. Đất đồi và rừng thích hợp với nhiều loại cây công nghiệp nhất là chè, cam. Các đồi cỏ, bãi bằng thích hợp cho phát triển chăn nuôi đại gia súc nhằm đáp ứng nhu cầu về thực phẩm, sức kéo. Trên địa bàn huyện Bắc Quang không có tài nguyên khoáng sản nào có trữ lượng lớn, chủ yếu là vàng sa khoáng ở 5
  6. sông Lô, sông Con (Vĩnh Tuy, Tiên Kiều), Man gan ở Đồng Tâm, Cao Lanh ở Việt Vinh, Đá vôi ở Việt Quang, Vĩnh Hảo, Hùng An. Địa hình Bắc Quang khá phức tạp, bị chia cắt bởi những dãy núi cao, sông suối với hai vùng rõ rệt. Địa hình vùng núi thấp, đá vôi, vùng này có hệ thống sông suối, ao hồ dày đặc, chủ yếu phân bổ ở phía Đông và Nam của huyện. Các dãy núi ở đây thường có độ cao dưới 100m (so với mực nước biển), tạo ra các đường tụ thủy đổ về sông Lô, mở ra nhiều thung lũng bằng phẳng, các cánh đồng lúa có diện tích rộng hàng trăm héc ta. Vùng núi cao tập trung chủ yếu ở phía Tây và phía Bắc của huyện, có nhiều ngọn núi cao trên 1.000m (so với mực nước biển) với độ dốc lớn, các dải thung lũng nhỏ hẹp cùng với đất ven suối tạo ra những cánh đồng nhỏ. Hệ thống sông suối của Bắc Quang dày đặc, được phân bố đều cho các vùng, các xã trong huyện. Đặc biệt trên địa bàn huyện có dòng Sông Lô chảy từ Trung Quốc qua một số xã của huyện Vị Xuyên và thành phố Hà Giang chảy về Tuyên Quang, đoạn sông Lô chảy qua Bắc Quang dài 38km, đoạn sông nằm trên địa bàn huyện có lưu lượng nước lớn nhất 4.010m³/s, khi thấp là 2.420m³/s, mực nước lúc cao nhất lên tới 11,3m/s; dòng sông Bạc chảy qua phía Nam của huyện, với 35km, cùng với nhiều con suối lớn, nhỏ như: Suối Quảng Ngần ở phía Bắc chảy theo hướng Tây Nam, suối Sảo ở phía Đông Bắc, suối Niếng ở phía Tây Nam và suối Mám chảy qua trung tâm huyện lỵ… Hệ thống sông suối này góp phần cho việc tưới tiêu, giao lưu vận tải để thông thương với miền xuôi và làm thủy điện phục vụ đời sống nhân dân. Khí hậu ở Bắc Quang nằm trong vùng nhiệt đới nóng ẩm, chia thành bốn mùa rõ rệt, nhiệt độ trung bình hằng năm khoảng 22,50c đến 230c, cao nhất là 37°C; thấp nhất là 9°C; lượng mưa trung bình khoảng 4.665 - 5.000mm/năm, phân bố ở các khu vực không đều như: Kim Ngọc là 2.315mm/năm; 6
  7. Vĩnh Tuy 1.871mm/năm, riêng khu vực Tân Quang có năm đạt tới 6.305mm/năm (1996). Bắc Quang là một trong số những huyện có lượng mưa nhiều nhất trong cả nước, khoảng từ 180 đến 200 ngày/năm, với độ ẩm 87%, thảm thực vật ở đây bốn mùa xanh tốt. Về giao thông, trước năm 1960 đường giao thông trên địa bàn huyện chủ yếu là đường mòn đi bộ cho người và ngựa. Ngày nay hệ thống đường giao thông cơ giới liên xã, huyện, tỉnh được xây dựng cơ bản: Hệ thống giao thông của huyện rất phát triển, 100% số xã và thôn có đường ô tô đến trung tâm, ngoài ra còn thông thương với nhiều huyện và tỉnh bạn. Trên địa bàn huyện hiện có 1.278 km đường, trong đó: đường Quốc lộ 2 hướng Hà Nội - Hà Giang đoạn chạy qua huyện là 52,9 km, Quốc lộ 279 là 40,1km, đường tỉnh lộ 183 là 19,9 km, tỉnh lộ 177 là 17km; đường huyện là 146,8 km, đường đô thị là 20,89km, đường xã là 417,39km, đường thôn xóm là 357,32km. Đường thủy Tân Quang - Vĩnh Tuy trên sông Lô có vị trí quan trọng thuận lợi cho tổ chức sản xuất, phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh. Cơ sở vật chất, hạ tầng được đầu tư xây dựng, hệ thống điện, đường, trường, trạm ngày càng hoàn thiện, phục vụ nhu cầu học tập, đi lại và nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của người dân trong huyện. Tuy nhiên, do điều kiện địa hình phức tạp, thời tiết, khí hậu diễn biến thất thường, mùa mưa lũ quét, sạt lở đất thường xuyên xảy ra; đến nay huyện còn 5 xã (Đồng Tiến, Tân lập, Tân Thành, Thượng Bình, Đức Xuân) là những xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; trình độ dân trí không đồng đều; một bộ phận quần chúng nhân dân còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự đầu tư của Nhà nước, chưa nỗ lực vươn lên trong phát triển kinh tế. Thực tế đó đòi hỏi sự lãnh đạo ngày càng cao của Đảng bộ, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đoàn kết, đồng thuận của nhân dân trong việc cụ thể hóa 7
  8. chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước để thực hiện công cuộc đổi mới, phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng huyện Bắc Quang ngày càng giàu đẹp và trở thành huyện nằm trong vùng động lực về phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Có thể khẳng định, những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên đã góp phần hun đúc lên ý chí đấu tranh kiên cường, bất khuất trước thiên tai, địch họa, tinh thần tự lực, tự cường, cần cù, sáng tạo của người dân Bắc Quang để vượt qua mọi trở ngại vươn lên phát triển cùng dân tộc. Những đức tính đó đã tạo nên nét đẹp truyền thống xuyên suốt chiều dài lịch sử, lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, đã và đang trở thành những giá trị tinh thần vô giá, sức mạnh to lớn để nhân dân các dân tộc huyện Bắc Quang tiếp tục viết nên những trang sử vàng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hôm nay và mai sau. II- ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI Dưới thời Pháp thuộc, Bắc Quang được đặt dưới chế độ quân quản, nằm trong vùng kiểm soát của đạo quan binh thứ 31, tháng 9/1891, phủ Tương Yên được lập thành tiểu quân khu Hà Giang (về sau được gọi là tiểu quân khu Vị Xuyên). Đến ngày 17/9/1895 huyện Vĩnh Tuy được thành lập tiểu quân khu Bắc Quang, đến ngày 28/02/1904, hai tiểu quân khu kể trên mới hợp thành đạo quan binh Hà Giang, tiền thân của tỉnh Hà Giang. Khi Hà Giang chuyển sang chế độ dân sự, toàn tỉnh có 04 châu: Vị Xuyên, Bắc Quang, Đồng Văn, Hoàng Su Phì. Bắc Quang lúc đó có 06 tổng: Trinh Tường, Hướng Minh, Bằng Hành, Tiên Yên, Yên Bình, Yên Long với 28 xã, 2 phường dân tộc Kinh (Tân Quang, Vĩnh Tuy). Cách mạng tháng 8/1945 thành công, Bắc Quang có 36 xã và 2 thị trấn nằm trong các tiểu khu: Trọng Con, Thái Học, Gia Tự, Việt Lâm, Yên Bình, Thông Nguyên, Xuân Giang. Từ 1 Lúc đầu, viên sĩ quan chỉ huy Đạo quan binh có quyền ngang với Thống sứ Bắc Kỳ về sau ngang với viên công sứ đứng đầu tỉnh. 8
  9. năm 1976 đến năm 1991, Bắc Quang thuộc tỉnh Hà Tuyên, sau đó lại thuộc tỉnh Hà Giang. Cuối năm 1982, quốc hội khóa VII đã ra quyết định chuyển 12 xã của huyện Bắc Quang sang ba huyện Xín Mần, Hoàng Su Phì, Vị Xuyên; năm 3003, thực hiện Nghị định số 146/2003/NĐ-CP, ngày 01/12/2003 của Chính phủ, huyện Bắc Quang tách 12 xã1 để thành lập huyện Quang Bình. Trải qua quá trình cách mạng và thay đổi địa giới hành chính, đến năm 2020, Bắc Quang có 23 đơn vị hành chính bao gồm 21 xã và 2 thị trấn: Tân Thành, Tân Quang, Tân Lập, Việt Vinh, Việt Hồng, Tiên Kiều, Vĩnh Hảo, Vĩnh Phúc, Đồng Yên, Đông Thành, Hùng An, Quang Minh, Vô Điếm, Kim Ngọc, Bằng Hành, Liên Hiệp, Hữu Sản, Đức Xuân, Đồng Tâm, Đồng Tiến, Thượng Bình, thị trấn Việt Quang, thị trấn Vĩnh Tuy. Là địa bàn sinh sống của 19 dân tộc anh em (Kinh, Tày, Thái, Mường, Hoa, Nùng, Mông, Dao, Sá Chay (Cao Lan), Sán Dìu, Giấy, La Chí, Phù Lá, Pà Thẻn, Ngài, Cờ Lao, Bố Y, Pu Péo và các dân tộc khác), với dân số 120.014 nhân khẩu, mật độ dân số 109 người/km2. Trong đó đông nhất là dân tộc Tày chiếm 45,25%, dân tộc Kinh chiếm 27,20%, dân tộc Dao chiếm 14,96%, còn lại là các dân tộc khác2. Về đời sống kinh tế, dưới chế độ thực dân phong kiến, người dân Bắc Quang cũng giống như nhiều địa phương khác, kinh tế mang nặng tính tự cấp, tự túc, thuần nông với 2 cây trồng chính là lúa và ngô; ngoài ra nhân dân còn trồng một số loại cây như sắn, dong giềng, đậu tương, khoai tây và cây rau mầu khác. Dưới chế độ thực dân phong kiến, hầu hết diện tích lúa, ngô đều của thổ ty, địa chủ, phú nông; người dân phải đi làm thuê, cuốc mướn, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân các dân tộc hết sức khổ cực, họ bị áp bức, bóc lột nặng nề, 1 Bản Rịa, Yên Thành, Yên Bình, Bàng Lang, Xuân Giang, Nà Khương, Yên Hà, Tiên Yên, Hưng Sơn, Tân Trịnh, Vĩ Thượng, Tân Bắc. 2 Tính đến tháng 6/2020, theo Niên giám thống kế huyện Bắc Quang, 9
  10. nhất là phải đi lính và chịu nhiều thứ thuế vô lý. Họ bị đầu độc bằng rượu chè, thuốc phiện mê hoặc về tư tưởng. Do vậy, mâu thuẫn giữa nông dân với bọn thực dân phong kiến rất sâu sắc. Đấu tranh giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp là đòi hỏi bức thiết của nông dân cũng như các tầng lớp nhân dân lao động khác. Đây là một trong những điều kiện thuận lợi cơ bản để tiến hành việc xây dựng, phát động phong trào cách mạng. Song, bên cạnh đó cũng có không ít những khó khăn. Đó là do bị giàng buộc bởi ý thức hệ phong kiến và sống trong tình trạng một nền kinh tế manh mún, lạc hậu, sản xuất hàng hóa không có điều kiện phát triển, đời sống văn hóa lạc hậu. Điều đáng nói nhất là trình độ nhận thức cũng như ý thức giác ngộ chính trị của đại bộ phận quần chúng nói chung còn thấp. Tình hình đó gây ra không ít khó khăn trong việc tuyên truyền, vận động và tổ chức nhân dân đứng lên làm cách mạng để tự giải phóng mình và giành lại độc lập tự do cho quê hương. Sau khi giành được chính quyền cách mạng, người nông dân trở thành người chủ ruộng, nương; họ đã biết sử dụng tối đa diện tích đất để trồng xen canh, gối vụ, đa dạng các loại cây trồng để tăng năng suất, sản lượng. Từ khi Đảng bộ huyện được thành lập (5/1947), đặc biệt là sau gần 35 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, kinh tế của huyện có sự chuyển biến nhanh chóng. Sản xuất nông - lâm nghiệp đóng vai trò chính trong nền kinh tế địa phương, với cây trồng chủ yếu là lương thực, cây ăn quả kết hợp trồng cỏ, chăn nuôi gia súc. Ngoài phát triển lương thực, trong những năm trở lại đây, nhân dân đẩy mạnh phát triển cây công nghiệp và cây ăn quả. Về chăn nuôi, sau nhiều năm phát triển, đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện đã lên tới hàng nghìn con, không những đáp ứng nhu cầu thực phẩm của nhân dân trên địa bàn mà một phần trở thành hàng hóa bán trên thị trường. Những năm gần đây, hoạt động chăn nuôi đang phát triển theo hình thức gia trại, trang trại, mang lại hiệu quả rõ rệt, góp phần xóa đói, giảm nghèo, tăng thu nhập trong nhân dân. 10
  11. Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp: Ngoài một số ngành, nghề truyền thống như: rèn, đúc nông cụ sản xuất, nung gạch, ngói... Trong những năm gần đây đã hình thành và phát triển thêm một số ngành nghề khác như: Sản xuất đồ mộc dân dụng, chế biến nông sản (xay xát ngô, lúa), sản xuất vật liệu xây dựng... tạo công ăn, việc làm cho nhiều lao động nông thôn; Hoạt động thương mại - dịch vụ trên địa bàn huyện phát triển với nhiều loại hình dịch vụ đa dạng, phong phú như kinh doanh thương mại - dịch vụ tổng hợp, nhà hàng, khách sạn...đã cơ bản đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, ăn nghỉ của du khách đến tham quan và nhân dân trên địa bàn. Về văn hóa, thời kỳ Pháp thuộc, Bắc Quang có rất ít người biết chữ, chủ yếu là giới quý tộc. Không có trường học và cơ sở y tế chăm sóc sức khỏe cho nhân dân; ốm đau chỉ trông cậy vào một số thầy thuốc đông y và cúng bái, rất nhiều người chết oan vì mê tín dị đoan; các bệnh sốt rét, đậu mùa, dịch bệnh thường xuyên xảy ra. Các tệ nạn như mê tín dị đoan, nghiện hút, rượu chè, cờ bạc, cướp của giết người... luôn đè nặng lên đời sống hàng ngày các dân tộc. Ngoài ra, người dân còn phải thực hiện nghĩa vụ lao dịch, phu phen cho bọn thực dân, phong kiến. Đời sống vật chất lẫn tinh thần của người dân vô cùng cực khổ, lạc hậu; cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc, không được học hành, ốm đau không có thuốc chữa bệnh; nhiều hộ nông dân không có đất canh tác; tình trạng đói rách, bệnh tật diễn ra triền miên. Trải qua quá trình phát triển, ngày nay, huyện đã có đầy đủ 3 cấp học (mầm non, tiểu học và trung học cơ sở) với trên 27.500 học sinh. Cơ sở vật chất trường, lớp được đầu tư, đáp ứng nhu cầu dạy và học của con em trong huyện, toàn huyện có 32 trường đạt chuẩn Quốc gia. Công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân được quan tâm và từng bước được nâng cao. Bệnh viện đa khoa khu vực Bắc Quang và các trạm y tế các xã, thị trấn được đầu tư, nâng cấp và trang bị 11
  12. phương tiện phục vụ hoạt động khám, chữa bệnh cho nhân dân. Đội ngũ cán bộ y tế từng bước được chuẩn hóa về bằng cấp, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ ngày càng được nâng cao. Phong trào văn hóa - văn nghệ ngày càng phát triển, các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao quần chúng được duy trì; được tổ chức, giao lưu vào những dịp lễ, tết, ngày Đại đoàn kết toàn dân. Cũng như phần lớn nhân dân các dân tộc tỉnh Hà Giang. Nhân dân các dân tộc huyện Bắc Quang có thói quen, phong tục sống xen kẽ lẫn nhau trên địa bàn. Đồng bào Dao, Mông thường cư trú trên các triền núi cao, đồng bào Tày, Kinh và các dân tộc khác thường cư trú ở vùng thấp và tương đối bằng phẳng. Trồng trọt và chăn nuôi là hai ngành nghề chủ yếu, trong đó Lúa, Ngô và hoa màu chiếm vị trí hàng đầu. Do tính chất và đặc điểm của mỗi dân tộc đều có một sắc thái, đặc trưng tâm lý riêng, có tập quán canh tác và phong tục khác nhau được thể hiện trên bộ trang phục cũng như các hình thức canh tác, sinh hoạt văn hóa, văn nghệ của từng dân tộc như: Dân tộc Tày (hát then), Nùng, Dao, Nhảy lửa của dân tộc Pà Thẻn, dân tộc Dao, Lễ hội “cầu trăng” của dân tộc Tày Ngạn1... cùng tồn tại và phát triển trong nền văn hóa truyền thống cộng đồng các dân tộc Việt Nam... Tín ngưỡng chủ yếu của nhân dân các dân tộc Bắc Quang là tín ngưỡng dân gian, thờ cúng tổ tiên, ông bà, cha mẹ... Trải qua quá trình đấu tranh chống giặc ngoại xâm, cải tạo thiên nhiên để bảo vệ và xây dựng quê hương đã hình thành một truyền thống văn hóa, tinh thần quí báu và phong phú. Đó là truyền thống sống gắn bó 1 Lễ hội “Lồng Tông” dân tộc Tày, đã đưa lên quy mô cấp huyện; “Lễ Cúng cơm mới” dân tộc La Chí (xã Tân Thành); Lễ cúng Tổ tiên Thổ công của dân tộc Cờ Lao (xã Vĩnh Hảo); lễ hội “Gầu Tào” dân tộc Mông (xã Vĩnh Phúc); lễ “Cấp sắc” dân tộc Dao thôn Tân Sơn (thị trấn Việt Quang); Lễ hội “Nhảy lửa” dân tộc Pà Thẻn (xã Tân Lập, xã Hữu Sản), dân tộc Dao thôn Thanh Sơn (thị trấn Việt Quang), thôn Nậm An (xã Tân Thành); Lễ hội “Nàng Hai” dân tộc Tày Ngạn (xã Vô Điếm),... cùng các làn điệu dân ca, dân vũ (hát yếu, then, lượn, cọi, múa lượn chán, khảm hải, múa Khèn mông, múa nón, khèn lá...). 12
  13. cộng đồng trong việc làng, việc nước, giúp nhau trong việc ma chay, cưới xin, đến việc làm mương, phai, thuỷ lợi, cấy trồng, thu hoạch... Người dân Bắc Quang có đức tính giản dị, khiêm tốn, thật thà, nhân hậu, dũng cảm trong đấu tranh, sáng tạo trong lao động sản xuất. Các dân tộc sống với nhau đoàn kết, tương thân, tương ái, chăm chỉ, thủy chung, có nghĩa, có tình. Đó là tài sản quý báu luôn được cán bộ, đảng viên, nhân dân trong huyện trân trọng, giữ gìn, phát huy, coi đây là mạch nguồn nuôi dưỡng tâm hồn các thế hệ trẻ hôm nay và mai sau. Ngoài những giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc, huyện Bắc Quang có nhiều danh thắng, di tích văn hóa, di tích lịch sử cách mạng nổi tiếng, thu hút hàng chục ngàn du khách trong và ngoài nước đến tham quan, du lịch mỗi năm1. III. CON NGƯỜI VÀ TRUYỀN THỐNG LỊCH SỬ Bắc Quang từ xa xưa là nơi cư trú của đồng bào dân tộc Tày, nét nổi bật trong truyền thống văn hóa của con người Bắc Quang là tinh thần đoàn kết, yêu thương, đùm bọc giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống. Là nơi núi, rừng hẻo lánh, đất rộng, người thưa, ngay từ ngày đầu khai khẩn ruộng, nương, người dân Bắc Quang đã biết dựa vào nhau, đồng tâm hiệp lực cùng nhau săn thú, phát nương, làm rẫy bảo vệ mùa màng… Cuộc sống thường ngày đã gắn kết họ với nhau tạo thành cộng đồng đoàn kết, thống nhất một cách tự nhiên bền vững từ bao đời nay. Trên mảnh đất này, mỗi con người đều có tinh thần trách nhiệm trước cộng đồng, trước dân cư thôn xóm. Ý thức đó đã ăn sâu vào tâm khảm, máu thịt của người dân Bắc Quang. 1 Danh thắng, di tích lịch sử cách mạng quốc gia: Thác Nặm Tạu, hang Nặm Tan, hang Khâu Đôn (xã Đức Xuân); Thác Thí (thị trấn Việt Quang); Di tích lịch sử cách mạng (Tiểu khu Trọng Con). Di tích, danh thắng cấp tỉnh: Bia đá thôn Vĩnh Chúa, danh thắng Hang Tứ Cung thôn Vĩnh Gia (xã Vĩnh Phúc); Đền Trần (thôn Tân Tiến, xã Tân Quang); Đền Chúa Bà (thôn Phố Mới, thị trấn Vĩnh Tuy). 02 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Kỹ thuật làm giấy bản của dân tộc Dao, thôn Thanh Sơn, thị trấn Việt Quang và Lễ hội Nàng Hai của người Tày Ngạn xã Vô Điếm. 13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2