intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ebook Lịch sử Đảng bộ huyện Phú Lộc (1975 - 2005): Phần 2

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:73

16
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tiếp nội dung phần 1, Ebook Lịch sử Đảng bộ huyện Phú Lộc (1975 - 2005): Phần 2 cung cấp cho người đọc những kiến thức như: Đảng bộ Phú Lộc lãnh đạo công cuộc đổi mới công nghiệp hoá-hiện đại hoá ở địa phương (1990-2005). Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ebook Lịch sử Đảng bộ huyện Phú Lộc (1975 - 2005): Phần 2

  1. CHƯƠNG III ĐẢNG BỘ PHÚ LỘC LÃNH ĐẠO CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI CÔNG NGHIỆP HOÁ- HIỆN ĐẠI HOÁ Ở ĐỊA PHƯƠNG (1990-2005) I. ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC, KHẮC PHỤC KHÓ KHĂN VÀ TIẾP TỤC THỰC HIỆN CÁC CHỦ TRƯƠNG ĐỔI MỚI (1990-1995) Từ ngày 1-7-1990, bộ máy Đảng, chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể quần chúng huyện Phú Lộc bắt đầu hoạt động trong đơn vị hành chính mới. Trở lại địa bàn truyền thống, Phú Lộc là một huyện phía nam tỉnh Thừa Thiên Huế với bờ biển dài hơn 62 km, có đường quốc lộ, đường sắt ngang qua địa bàn huyện chiều dài bằng 1/2 chiều dài đường quốc lộ và đường sắt toàn tỉnh. Huyện có 15 xã với dân số 120.000 người, chủ yếu sống bằng nông nghiệp, ngư nghiệp, lâm nghiệp, dịch vụ có truyền thống lao động, đấu tranh cách mạng. Phú Lộc có một thế mạnh là du lịch, dịch vụ với những danh lam thắng cảnh nổi tiếng như Bạch Mã, Hải Vân, biển Lăng Cô, Cảnh Dương, Túy Vân, Hàm Rồng, đầm phá Cầu Hai, và những địa danh, di tích lịch sử cách mạng kháng chiến như: Làng Bàn Môn, Nghi Giang, Mỹ Lợi, đầm Cầu Hai, Ngã Ba Đá Dầm, Hói Dừa Hói Mít, Bạch Mã, Hòn Dòn... Cầu Tư Hiền 63
  2. Sau khi chia tách tái lập huyện, Đảng bộ Phú Lộc có 50 tổ chức cơ sở Đảng với 961 đảng viên. Trong 13 năm hợp nhất, cán bộ, chiến sĩ, đảng viên vùng đồng bằng đã đoàn kết, hỗ trợ, thực hiện tốt chính sách dân tộc của Đảng đối với Nam Đông. Trong Ban Chấp hành Đảng bộ có 6 đồng chí người dân tộc Kơ tu. Đồng chí Hồ Tứi, Hồ Trọng Kình... từng là Phó Bí thư Thường trực, Phó Chủ tịch UBND huyện. Cùng với sắp xếp, ổn định tổ chức, Huyện uỷ Phú Lộc với trách nhiệm vì Nam Đông phát triển đã tăng cường một số cán bộ lãnh đạo, quản lý, khoa học kỹ thuật của huyện cho Huyện uỷ, chính quyền và các ban, ngành ở Nam Đông. Dưới ánh sáng Nghị quyết của Đảng toàn quốc lần thứ VI, Đảng ta đã khởi xướng đề ra đường lối và lãnh đạo sự nghiệp đổi mới, Đảng bộ Phú Lộc đã bước đầu tìm ra thế mạnh, tiềm năng và những biện pháp thực hiện đổi mới trên các lĩnh vực đời sống xã hội, xoá bỏ bao cấp, bước đầu sản xuất hàng hoá theo cơ chế thị trường, định hướng XHCN trên địa bàn các vùng đồng bằng, đầm phá, ven biển của huyện. Nông thôn chuyển biến, khởi sắc. Nông nghiệp phát triển toàn diện, đổi mới cơ chế quản lý, cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, tăng năng suất sản phẩm. Đời sống nông dân được cải thiện rõ rệt cả vật chất lẫn tinh thần. Đảng bộ lãnh đạo nhân dân tiếp tục đạt thành quả trong công cuộc đổi mới. Bên cạnh những thuận lợi cơ bản, khi mới tách huyện Đảng bộ và nhân dân Phú Lộc đứng trước những thử thách to lớn do tình hình Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu sụp đổ, hệ thống XHCN tan rã, tác động đến tư tưởng, tình cảm và cả kinh tế-xã hội của nhân dân cùng với những khó khăn chung của cả nước, trong tỉnh ở giai đoạn đầu của công cuộc đổi mới. Đồng thời việc tách tỉnh, tách huyện có những biến động về cơ cấu kinh tế, công tác tổ chức cán bộ, cơ sở vật chất kỹ thuật cũng cần khẩn trương sắp xếp, ổn định. Trên qui mô địa bàn mới, trước hết là công tác tổ chức cán bộ dẫu cố gắng sắp xếp, bố trí đề bạt, song gặp khó khăn vừa thiếu lại vừa yếu về khả năng điều hành, quản lý cũng như điều kiện, cơ sở vật chất phục vụ cho sự lãnh chỉ đạo, điều hành. Thường vụ Tỉnh uỷ quyết định chỉ định Ban Chấp hành Đảng bộ lâm thời huyện Phú Lộc gồm 26 đồng chí, do đồng chí Phan Sum làm Bí thư. Ban 64
  3. Thường vụ gồm 7 đồng chí: Phan Sum, Trần Thanh, Nguyễn Ngọc Sơn, Trần Xuân Kiên, Nguyễn Văn Tình, Huỳnh Văn Tin, Đỗ Hữu Hồ. Tháng 12/1989, Hội đồng Nhân dân huyện tiến hành kỳ họp thứ nhất bầu các chức danh lãnh đạo chính quyền. Chủ tịch Hội đồng Nhân dân: Đồng chí Nguyễn Văn Tình. Phó Chủ tịch Hội đồng Nhân dân: Đồng chí Nguyễn Văn An. Chủ tịch UBND: Đồng chí Nguyễn Ngọc Sơn. Phó Chủ tịch UBND: các đồng chí Nguyễn Quang Toản; Nguyễn Kim Trường. Sau khi chia huỵên, tỉnh điều động đồng chí Nguyễn Quang Toản, Phó Chủ tịch UBND huyện lên làm Chủ tịch UBND huyện Nam Đông. Huyện uỷ, UBND huyện củng cố các Ban tham mưu Huyện uỷ, các Phòng, Ban chuyên môn của chính quyền; tập trung bố trí lại cán bộ lãnh đạo quản lý, cán bộ chuyên môn các ngành như giáo dục, y tế để tiếp tục công tác dạy học cũng như chăm sóc sức khoẻ nhân dân ổn định, sớm đi vào nề nếp. Hội đồng Nhân dân các xã Lộc Sơn, Lộc Bổn, Lộc An, Lộc Điền, Xuân Lộc, Lộc Thủy, Lộc Trì, Lộc Tiến, Lộc Vĩnh, Lộc Hải, Vinh Hưng, Vinh Mỹ, Vinh Giang, Vinh Hải, Vinh Hiền, Lộc Bình, Lộc Hoà và thị trấn Phú Lộc cũng tổ chức kỳ họp để bầu UBND. Năm 1991, Huyện uỷ đã tổ chức sơ kết Nghị quyết 8B của Trung ương và Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị. Thực hiện Nghị quyết 8B của Trung ương về: Đổi mới công tác quần chúng của Đảng, tăng cường mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân và Nghị quyết của Tỉnh uỷ (tháng 9-1990) thực hiện Nghị quyết 8B của Đảng bộ Thừa Thiên Huế, Huyện uỷ Phú Lộc đã tổ chức Hội nghị cán bộ toàn huyện để quán triệt các nghị quyết. Đồng thời, đánh giá công tác quần chúng, mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân trong những năm qua cũng như đề ra nhiệm vụ cụ thể của Đảng bộ, chính quyền, lực lượng vũ trang, Mặt trận và các đoàn thể quần chúng từ huyện đến cơ sở và nhiệm vụ cán bộ, chiến sĩ, đảng viên...Thực sự đổi mới công tác quần chúng của Đảng, lấy dân làm gốc, dựa vào dân, hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân, ngày càng thắt chặt mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân. 65
  4. Hội nghị sơ kết thực hiện Nghị quyết 8B đã đánh giá tổng quát: Quá trình thực hiện Nghị quyết 8B của Trung ương là quá trình chuyển biến một bước về nhận thức và nâng cao năng lực lãnh đạo, tổ chức thực hiện của toàn bộ hệ thống chính trị. Thường vụ Huyện uỷ đã thực hiện cơ chế phối hợp, phát huy quyền làm chủ đối với các cơ quan Đảng, chính quyền, Mặt trận. Thường trực, Thường vụ phân công đồng chí uỷ viên thường trực, phụ trách dân vận, tổ chức các đoàn thể để đánh giá đề ra chương trình công tác vận động quần chúng của Đoàn, Hội mình. Ở các xã, các cấp uỷ cơ sở và Mặt trận, các đoàn thể quần chúng phối hợp để đổi mới theo nội dung Nghị quyết 8B. Cấp uỷ các xã Lộc Hải, Lộc Điền, Lộc Tiến, Vinh Hiền, Vinh Hải... đã xây dựng các tổ Mặt trận, tổ Hội Phụ nữ, tổ Hội Nông dân và các chi hội Thanh niên trong khu dân cư. Thực hiện phương châm: “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban Nhân dân đã có chuyển biến, đổi mới về công tác quần chúng, kịp thời đưa các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về đến dân, nhất là các chính sách liên quan đến quyền lợi nhân dân. Nâng cao năng lực quản lý của chính quyền, tạo lòng tin của nhân dân đối với các chính sách mới. Từng bước giải quyết một số vụ tranh chấp đất đai, xin lại nhà thờ, đình làng... bảo đảm đúng pháp luật và nguyện vọng của nhân dân. UBND đã tạo kinh phí, cơ sở vật chất hoạt động của Mặt trận và các đoàn thể. MTTQVN huyện đã xây dựng được 494 tổ Mặt trận trong 8 xã, duy trì hoạt động với nội dung thiết thực. Thường trực UBMT huyện đã tham mưu Thường vụ Huyện uỷ tổ chức Hội nghị bô lão toàn huyện năm 1990. Mặt trận và chính quyền đã ký kết văn bản trách nhiệm phối hợp công tác vận động quần chúng. Các tổ chức đoàn thể quần chúng đã tập trung củng cố, xây dựng tổ chức như: xây dựng chi đoàn mạnh, tổ chức Hội Liên hiệp Thanh niên, Công tác Đoàn, Đội trong nhà trường, xây dựng Công đoàn cơ sở vững mạnh; phong trào Nông dân sản xuất giỏi, người phụ nữ trong thời kỳ mới xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 66
  5. Hơn 1 năm thực hiện Nghị quyết 8B của Trung ương, Đảng bộ, chính quyền huyện đã nâng cao nhận thức, quan điểm, phương thức, phương châm vận động quần chúng của Đảng, động viên, tập hợp, phát huy vai trò quần chúng trong công cuộc đổi mới ở Phú Lộc. Huyện uỷ Phú Lộc cũng đã tổ chức sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị về đổi mới cơ chế quản lý trong nông nghiệp (Thường gọi là “khoán 10” hay “khoán hộ”) Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị đã tạo bước nhảy vọt cho phong trào sản xuất nông nghiệp cả nước, trong đó phong trào hợp tác hoá nông nghiệp huyện Phú Lộc từng bước được củng cố và phát triển. Kinh tế hộ gia đình được khẳng định là một đơn vị kinh tế tự chủ, năng lực sản xuất xã hội được giải phóng, thúc đẩy sản xuất phát triển, đạt hiệu quả cao. Nhiều hộ nông dân sản xuất giỏi, thu nhập trên 10 triệu đồng/năm. Nhiều hộ ở khu 1, khu 2 đã vận dụng mô hình nông - lâm kết hợp, nhận từ 2 đến 3 ha đất rừng. Ở Lộc Bổn đã xây dựng trại nuôi cá giống nước ngọt. Các hợp tác xã như An Nong 1, An Nong 2, Tiến Lực, Đại Thành, Đông Hưng, Bắc Hà, Nam Hà...đã nâng năng suất lúa lên 6-8 tấn/ha/năm. Tổng sản lượng lương thực sau khoán 10 tốc độ tăng bình quân hàng năm là 12%. Năm 1991, tổng sản lượng toàn huyện là 21.000 tấn lương thực, bình quân lương thực là 251 kg/năm/người. Nhằm nâng cao nhận thức về chiến lược con người do Đại hội VII của Đảng đề ra, thực hiện Chỉ thị của UBND tỉnh và đánh giá công tác giáo dục toàn tỉnh cũng như đề ra nhiệm vụ mới, cuối 1991, UBND huyện Phú Lộc đã tổ chức Hội nghị đánh giá tình hình giáo dục trong những năm qua và đề ra chương trình, mục tiêu, kế hoạch đến năm 1995. Hội nghị đã tập trung đánh giá chất lượng 3 ngành học: Ngành giáo dục mầm non: Đã nhanh chóng chuyển đổi và đa dạng hoá các loại hình đào tạo như mở các nhóm trẻ, nhóm tuổi thơ, các lớp liên hiệp nhà trẻ-mẫu giáo ở các hợp tác xã nông nghiệp khu vực nông thôn. Tiếp tục củng cố nhà trẻ các xã, thị trấn, các doanh nghiệp. Đồng thời, duy trì nhà trẻ công lập của huyện và Bệnh viện huyện. 67
  6. Huy động các cháu đến lớp mẫu giáo hàng năm tăng, đạt hơn 90% kế hoạch. Một số xã đã mở được các lớp bán trú như Hợp tác xã An Nong 1, An Nong 2 (Lộc Bổn), Hợp tác xã Đông Hưng (Lộc Điền), Hợp tác xã Bắc Hà (Thị trấn Phú Lộc)... Chất lượng giáo viên, cô nuôi dạy trẻ và điều kiện, phương tiện phục vụ ngành giáo dục được tăng cường từng bước đáp ứng yêu cầu ngành học. Ngành giáo dục bổ túc: Phòng Giáo dục-Đào tạo huyện và các ngành, các cấp, nhất là ở các xã đã tích cực thực hiện Chỉ thị 115-CT/TƯ của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc phổ cập văn hoá cấp II, cấp III cho cán bộ chủ chốt và đoàn viên Thanh niên ưu tú. Nhiều cán bộ đã tốt nghiệp cấp III, thi vào các lớp Đại học tại chức. Một số thanh niên học bổ túc đã thi đỗ vào các trường Đại học và trung học chuyên nghiệp. Công tác xoá mù chữ được tiếp tục duy trì, công nhận hết mức 3 cho 900 người trong độ tuổi 16 - 35 tuổi. Huyện được công nhận xóa mù chữ và phổ cập tiểu học. Ngành học giáo dục phổ thông: Công tác nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện đã có những chuyển biến tiến bộ, kết hợp giáo dục đạo đức với giáo dục văn hoá, giáo dục kỹ thuật tổng hợp với giáo dục lao động sản xuất. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp các cấp hàng năm đều tăng; học sinh giỏi ngày càng tăng. Năm học 1990-1991, học sinh giỏi của đội tuyển Phú Lộc được xếp thứ nhì, thứ 3 của tỉnh, trong đó có học sinh được bồi dưỡng để dự thi học sinh giỏi toàn quốc. Bên cạnh những kết quả mà ngành giáo dục Phú Lộc đạt được, cần quan tâm về chất lượng giáo dục toàn diện, chuẩn bị tri thức, kỹ năng tư cách cho học sinh để trở thành người có trình độ, có đạo đức, văn hoá. Cơ sở vật chất kỹ thuật của trường học cần được quan tâm, nhất là phòng học, xây dựng trường học đạt chuẩn. Đồng thời, cần quan tâm hơn nữa đời sống tinh thần, vật chất của giáo viên, bảo đảm điều kiện dạy học ngày càng tốt hơn. Sau ngày tái lập huyện, tuy gặp rất nhiều khó khăn của thời kỳ đầu đổi mới, song Đảng bộ Phú Lộc đã bám sát nhiệm vụ lãnh đạo trên các lĩnh vực đời sống xã hội, sơ tổng kết một số chuyên đề về kinh tế - văn hoá - xã hội, tập trung đưa từng lĩnh vực phát triển trong tổng thể phong trào cách mạng huyện nhà. 68
  7. Năm 1991 là năm diễn ra sự kiện chính trị lớn của Đảng và nhân dân ta, Đại hội Đảng toàn quốc lần VII của Đảng và Đại hội Đảng các cấp. Từ ngày 4/4 đến 6/4/1991, diễn ra Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Phú Lộc lần thứ 9 (vòng I)*. Đại hội đã tham gia thảo luận, góp ý vào 5 dự thảo văn kiện: Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH, chiến lược ổn định và phát triển kinh tế-xã hội của nước ta đến năm 2000, báo cáo chính trị, báo cáo xây dựng Đảng và báo cáo sửa đổi Điều lệ Đảng trình tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII. Qua thảo luận với tinh thần trách nhiệm cao, Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Phú Lộc đã biểu thị sự nhất trí cao và hoàn toàn tán thành với các văn kiện dự thảo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện (vòng I) cũng đã cử đoàn đại biểu gồm 15 đồng chí đi dự Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ X tại thành phố Huế cuối tháng 4-1991. Dưới ánh sáng Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, là Đại hội vạch ra con đường quá độ đi lên CNXH ở nước ta. Tỉnh uỷ đã tổ chức, chỉ đạo các lớp nghiên cứu học tập quán triệt Nghị quyết Đại hội VII của Đảng cho đội ngũ cán bộ chủ chốt từ cấp tỉnh đến cơ sở. Đại hội đại biểu Đảng bộ Thừa Thiên Huế lần thứ X (vòng 2) được tiến hành từ 19-9-1991, ra Nghị quyết về tình hình nhiệm vụ của Đảng bộ nhiệm kỳ 1991 - 1995 và bầu Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh. Đại hội X là Đại hội Đảng bộ Thừa Thiên Huế đầu tiên sau 13 năm hợp nhất tỉnh đã đem lại niềm phấn khởi, tin tưởng cho cán bộ đảng viên, nhân dân toàn tỉnh. Từ tháng 10 đến tháng 12/1991, nhiều Đảng bộ trực thuộc Tỉnh uỷ đã tiến hành Đại hội (vòng 2). Đảng bộ Phú Lộc thống nhất cao về nhiệm vụ chính trị, đường lối, các quan điểm lãnh đạo của Đảng, cùng với các Đảng bộ trong tỉnh lãnh đạo nhân dân vượt qua mọi khó khăn, thử thách, nhất là sau khi tái lập huyện, tiếp tục đổi mới đạt kết quả về kinh tế-xã hội, quốc phòng-an ninh, xây dựng hệ thống chính trị. Tuy nhiên, trong quá trình lãnh đạo nhiệm vụ gặp nhiều khó khăn, vướng mắc vẫn thiếu sự thống nhất trong thực hiện quy chế của 69
  8. Huyện uỷ, nhất là tác phong cá nhân, lề lối làm việc nên Phú Lộc chưa tiến hành Đại hội (vòng 2) trong năm 1991. Thường vụ Tỉnh uỷ Thừa Thiên Huế chỉ đạo trực tiếp với phương châm thận trọng, tỉnh táo, kiên quyết theo nguyên tắc xây dựng Đảng và tình cảm cách mạng đã tập trung giải quyết bằng biện pháp tư tưởng, tổ chức ở “Những vấn đề nội bộ Huyện uỷ Phú Lộc” được sự đồng tình của cán bộ, đảng viên, sau đó tiến hành Đại hội (vòng 2) bảo đảm theo yêu cầu đề ra, tạo chuyển biến trong công tác xây dựng Đảng và phong trào cách mạng huyện Phú Lộc. Nhìn chung, năm 1991 là năm khó khăn gay gắt trên nhiều mặt. Nền kinh tế đất nước chưa thoát tình trạng khủng hoảng và lạm phát. Là năm đầu tiên xóa bỏ hoàn toàn sự bao cấp, tình hình thế giới có những biến động, thị trường xuất khẩu bị đảo lộn lớn. Tình hình trong tỉnh gặp khó khăn nhiều mặt, nhất là sự thay đổi cơ chế chính sách và mới tái lập tỉnh nên tổ chức bộ máy chưa ổn định, đội ngũ cán bộ mới. Đảng bộ Phú Lộc đã lãnh đạo quân dân trong huyện với quyết tâm cao nhất, nêu tinh thần tự lực, tự cường vươn lên, giữ vững nền kinh tế - xã hội, không có đột biến lớn. Đó là một cố gắng lớn của Đảng bộ và nhân dân trong huyện. Ngày 8-1-1992, Nghị quyết Tỉnh uỷ Thừa Thiên Huế số 01 đã nêu rõ, phải tổ chức thực hiện một bước quan trọng Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Tỉnh lần thứ 10: “Tập trung sức phát triển nông nghiệp toàn diện, trọng tâm là sản xuất lương thực thực phẩm. Phát triển mạnh kinh tế vùng biển, đầm phá, hướng mạnh vào các ngành đánh bắt nuôi trồng và chế biến hàng hoá xuất khẩu. Đẩy mạnh phong trào trồng, bảo vệ và khai thác hợp lý tài nguyên rừng; gắn nông- lâm- ngư nghiệp với công nghiệp chế biến, xây dựng nông thôn mới”... Ngày 15-12-1992, Huyện uỷ Phú Lộc đã tổ chức tổng kết công tác xây dựng Đảng năm 1992. Về lãnh đạo nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, Huyện uỷ đã đánh giá tình hình theo Nghị quyết 01 của Tỉnh uỷ: “... Nét nổi bật của sản xuất năm 1992 là mặt trận nông nghiệp, phát triển tương đối toàn diện, liên tiếp được mùa cả 2 vụ, sản xuất lương thực tăng so với năm trước. Bước đầu tạo được phong trào nuôi tôm với 105 hộ khai thác 70
  9. khoảng 9 ha. Duy trì mọi hoạt động và phát triển phong trào trồng rừng và chăm sóc bảo vệ có hiệu quả. Đời sống nông dân được cải thiện. Với cơ chế khoán 10 đã tạo cơ sở vật chất ở cơ sở, nhân dân phấn khởi xây dựng nông thôn mới”. Về công tác xây dựng Đảng, Huyện uỷ đã kiện toàn bộ máy Đảng, chính quyền, đoàn thể, tinh giản biên chế theo Quyết định của Đảng và Nhà nước. Các phòng, ban của UBND huyện từ 16 phòng, ban ở các năm 1990, 1992 còn lại 7 phòng, ban giảm 56%. Xây dựng định biên, tinh giản biên chế 50%. Thực hiện tốt công tác điều chuyển, giải quyết chính sách, cán bộ nhân viên. Chức năng các cơ quan quản lý nhà nước được phân định rõ, phát huy tác dụng bộ máy và cán bộ. Đồng thời, Huyện uỷ cũng đã xây dựng biên chế các cơ quan Dân - Đảng, đơn vị sự nghiệp chất lượng, hiệu quả, góp phần tích cực với chức năng tham mưu, phát triển sự nghiệp văn hoá-giáo dục, chăm lo sức khoẻ nhân dân. Trong công tác tổ chức cán bộ, Thường vụ Tỉnh uỷ Thừa Thiên Huế đã quyết định điều động 3 Uỷ viên Thường vụ Huyện uỷ lên cơ quan cấp tỉnh, quyết định đồng chí Đỗ Hữu Hồ, Uỷ viên Thường vụ, Quyền Bí thư Huyện uỷ, bổ sung 2 Huyện uỷ viên vào Ban Thường vụ. Thực hiện thông báo của Thường vụ Tỉnh uỷ ngày 20-11-1992 về việc tiếp tục củng cố các Ban tham mưu của Đảng và các đoàn thể quần chúng, Huyện uỷ Phú Lộc đã bố trí 3 đồng chí 71
  10. Huyện uỷ viên từ khối Dân vận, chính quyền vào chức danh chủ chốt các Ban Đảng. Đại hội tổ chức Đảng cơ sở (vòng 2) đã bầu ra cấp uỷ của 40 cơ sở, chất lượng cấp uỷ viên được nâng lên về trình độ lý luận, nghiệp vụ, năng lực lãnh đạo, quản lý. Số đồng chí trẻ trong các cấp uỷ, Bí thư tổ chức cơ sở Đảng chiếm tỷ lệ 50% cấp uỷ viên. Cùng với chính sách đào tạo, đã cử 10 đồng chí đi học lý luận cao cấp, nghiệp vụ trong năm 1992. Huyện uỷ, UBND huyện đã xét nâng lương cho 258 đồng chí, cán bộ công chức viên chức, giải quyết nghỉ hưu, tặng huy hiệu Đảng cho những đồng chí đúng đủ tuổi. Ở cơ sở, việc thực hiện các nội dung, nguyên tắc sinh hoạt Đảng khá hơn trước. Mối quan hệ đảng viên và quần chúng gắn bó hơn. Song, chất lượng tổ chức Đảng, cán bộ, đảng viên ở cơ sở xã còn hạn chế. Năm 1992, có 9 tổ chức cơ sở Đảng đạt trong sạch vững mạnh, 34 tổ chức cơ sở Đảng đạt loại khá và 7 cơ sở yếu kém. Toàn huyện có 961 đảng viên, trong đó có 183 đồng chí là nữ. Phần lớn các đảng viên đều trung thành với đường lối đổi mới của Đảng, phấn khởi, quyết tâm thực hiện chỉ thị, nghị quyết của Đảng, pháp luật Nhà nước. Song, một số ít đảng viên vi phạm kỷ luật Đảng. Qua công tác kiểm tra đã thi hành kỷ luật 15 đồng chí, xoá tên trong danh sách 9 đồng chí vi phạm nguyên tắc sinh hoạt Đảng. Huyện uỷ Phú Lộc trong hoàn cảnh cụ thể của mình đã tiến hành công tác tổ chức xây dựng Đảng, nhằm đánh giá tình hình Đảng bộ, chuẩn bị một bước để quyết tâm thực hiện Nghị quyết Trung ương lần thứ 3 và chương trình hành động của Tỉnh uỷ về “Đổi mới và chỉnh đốn Đảng”, chuẩn bị cho Đại hội Đảng bộ huyện Phú Lộc lần thứ 9 (vòng 2). Ngày 19-7-1992, cử tri toàn huyện đã hăng hái đi bầu cử Đại biểu Quốc hội khoá IX, đạt tỷ lệ 98%. Đầu năm 1993, Thường vụ Tỉnh uỷ đã tổ chức Hội nghị tự phê bình và phê bình theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 3 (khoá VII), tiếp đó triển khai đợt tự phê bình và phê bình ở các Đảng bộ trực thuộc. Huyện uỷ Phú Lộc đã tiến hành hội nghị tự phê bình và phê bình nghiêm túc, 72
  11. nêu được những khuyết điểm trong công tác lãnh đạo nhiệm vụ chính trị và công tác xây dựng Đảng của Thường vụ Huyện uỷ, Huyện uỷ và cá nhân từng đồng chí trong cấp uỷ. Tiếp đó, triển khai đến các cấp uỷ cơ sở Đảng và đảng viên. Các hội nghị đều thực hiện nghiêm túc Nghị quyết 3 của Trung ương từ huyện đến cơ sở. Bên cạnh những khuyết điểm cần khắc phục, Đảng bộ Phú Lộc đã có những ưu điểm là đã vận dụng đường lối của Đảng, Nghị quyết của Tỉnh uỷ vào địa phương, tạo được những chuyển biến trên nhiều mặt. Kinh tế phát triển đúng hướng; văn hoá-xã hội tiến bộ; Quốc phòng-an ninh có những diễn biến phức tạp nhưng vẫn giữ được ổn định chính trị. Công tác xây dựng Đảng và hệ thống trị được củng cố về chất lượng, nội bộ Huyện uỷ (sau khi được củng cố) tăng cường đoàn kết, quyết tâm cao. Ngày 3/5/ đến 6/5/1993, Đại hội Đảng bộ huyện Phú Lộc lần thứ 9 (vòng 2) đã diễn ra trong bầu không khí phấn khởi, tin tưởng của 162 đại biểu(có mặt 160 đại biểu) dự Đại hội đại biểu Đảng bộ. Dự và chỉ đạo Đại hội có đồng chí Vũ Thắng, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ và các đồng chí Uỷ viên Thường vụ Tỉnh uỷ Thừa Thiên Huế. Đại hội đã kiểm điểm tình hình kinh tế-xã hội, quốc phòng-an ninh và hoạt động hệ thống chính trị từ khi tách huyện đến năm 1993. Đại hội thống nhất nhận định: Trong bối cảnh khó khăn, phức tạp của tình hình thế giới, trong nước từ năm 1991, cùng với những khó khăn về lãnh đạo đổi mới và những vấn đề phát sinh từ nội bộ, song Đảng bộ Phú Lộc đã đạt được những kết quả quan trọng: - Lãnh đạo kinh tế có bước phát triển khá, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo xu hướng tiến bộ. Về sản xuất nông nghiệp: đã tổ chức, chỉ đạo thực hiện chính sách, cơ chế quản lý kinh tế nông nghiệp. Lấy hộ gia đình làm đơn vị kinh tế tự chủ. Cùng với sự thay đổi phương thức quản lý, điều hành các Hợp tác xã nông nghiệp đã thúc đẩy và tạo cơ sở thuận lợi cho việc chuyển giao và tiếp nhận các tiến bộ khoa học kỹ thuật đối với nông dân. Do đó, năng suất lúa vụ Đông- 73
  12. Xuân năm 1992-1993 tăng từ 25,2 tạ/ha/vụ lên 28,2 tạ/ha/vụ (tăng 11,8%) so với Đông - Xuân năm 1991-1992. - Chăn nuôi phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá ở từng hộ gia đình. Lâm nghiệp, thực hiện tốt việc giao đất, khoán rừng, trồng rừng vượt 227,6% so với năm 1992. Văn hoá-xã hội phát triển tích cực trên các lĩnh vực, giáo dục, y tế, dân số-kế hoạch hoá gia đình, giữ gìn phát huy bản sắc văn hóa, xây dựng gia đình văn hóa, nếp sống văn minh. Quốc phòng-an ninh, hàng năm đều hoàn thành công tác diễn tập quân sự theo kế hoạch A2 ở các xã, thị trấn, phục vụ tích cực cho diễn tập khu vực phòng thủ Nam Quân khu 4. Công tác tuyển quân, huấn luyện, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Đại hội đã tập trung kiểm điểm công tác xây dựng Đảng, rút ra những bài học kinh nghiệm, tập trung củng cố tổ chức cơ sở Đảng, nâng cao chất lượng đảng viên, kiện toàn bộ máy Đảng, chính quyền, Mặt trận, các đoàn thể bảo đảm số lượng, chất lượng, năng lực lãnh đạo, quản lý được nâng lên, đoàn kết Đảng bộ và nhân dân được tăng cường, phát huy truyền thống cách mạng, xây dựng huyện Phú Lộc ngày càng vững mạnh, giàu đẹp. Đại hội đã bầu ra Ban Chấp hành Đảng bộ huyện gồm 21 đồng chí. Ban Chấp hành đã bầu Ban Thường vụ và Uỷ ban Kiểm tra Huyện uỷ. Bí thư Huyện uỷ: đồng chí Nguyễn Văn Bòn; Phó Bí thư Huyện uỷ: đồng chí Trần Thanh; Ban Thường vụ có 5 đồng chí: Nguyễn Văn Bòn, Trần Thanh, Đỗ Hữu Hồ, Trần Xuân Kiên, Nguyễn Văn Tình. Tháng 4/1993, Huyện uỷ Phú Lộc đã tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 4 và các nghị quyết của Tỉnh ủy về các lĩnh vực giáo dục-đào tạo, văn hoá-văn nghệ, chăm sóc sức khoẻ nhân dân, chính sách dân số-kế hoạch hoá gia đình và công tác thanh niên. Thường vụ Huyện uỷ đã tổ chức quán triệt Nghị quyết trong cán bộ, đảng viên toàn huyện, đồng thời triển khai quán triệt cho từng ngành như giáo dục, y tế, văn hoá-thông tin, Đoàn Thanh niên. Trên cơ sở thực tiễn của huyện, Huyện uỷ, UBND huyện đã đề ra nghị quyết chương trình hành động và kế hoạch cụ thể bằng các nhiệm 74
  13. vụ, mục tiêu, chỉ tiêu cho từng ngành thực hiện Nghị quyết 4. Đồng thời, nêu rõ trách nhiệm các cấp uỷ Đảng trong việc theo dõi, góp sức, chỉ đạo thực hiện và yêu cầu các cấp, các ngành cùng toàn thể nhân dân nêu cao trách nhiệm để thực hiện Nghị quyết của Trung ương. Từ năm 1991 đến năm 1993, trước những khó khăn to lớn về nhiều mặt, Đảng bộ và nhân dân huyện Phú Lộc đã kiên trì, trăn trở, tìm tòi, phát triển kinh tế-xã hội, giữ vững ổn định chính trị bảo đảm quốc phòng-an ninh, phát huy sức mạnh hệ thống chính trị, nhất là công tác xây dựng Đảng. Lãnh đạo huyện được củng cố, đoàn kết đưa phong trào cách mạng huyện Phú Lộc phát triển cùng các huyện, thị thành trong tỉnh của thời kỳ đổi mới nông nghiệp - nông thôn - nông dân tỉnh Thừa Thiên Huế. Năm 1994, Đảng bộ các cấp tiến hành Hội nghị đại biểu Đảng bộ giữa nhiệm kỳ theo quy định của Điều lệ Đảng. Hội nghị đại biểu Đảng bộ Thừa Thiên Huế khóa X diễn ra tại thành phố Huế từ ngày 17 đến 19-2-1994. Đoàn đại biểu Đảng bộ Phú Lộc có 18 đại biểu đã tham gia, việc vận dụng Nghị quyết VII của Đảng và Nghị quyết Đại hội X của Đảng bộ tỉnh vào tình hình của huyện với những thành tựu đạt được trên các lĩnh vực; đã góp phần vào tình hình, thành tựu chung của tỉnh. Tại hội nghị này, đồng chí Nguyễn Văn Bòn, Bí thư Huyện uỷ Phú Lộc được bầu vào Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (Tỉnh uỷ viên). Hội nghị đại biểu huyện Phú Lộc giữa nhiệm kỳ được tiến hành từ ngày 27 đến 29 tháng 4 năm 1994. Hội nghị có 80 đại biểu các tổ chức cơ sở Đảng về dự. Mở đầu báo cáo chính trị của Huyện uỷ đã nói lên tinh thần Hội nghị giữa nhiệm kỳ là: “... Mặc dù thời gian có ngắn nhưng từ sau chia huyện, nhất là từ sau Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ 9 đến nay, Đảng bộ và nhân dân Phú Lộc phát huy truyền thống cách mạng đã nỗ lực phấn đấu vươn lên đạt được những kết quả bước đầu quan trọng”. Trên tinh thần tự phê bình và phê bình, Hội nghị đại biểu giữa nhiệm kỳ có trách nhiệm kiểm điểm, đánh giá đúng kết quả những việc làm được, chưa 75
  14. làm được, rút kinh nghiệm, phấn đấu thực hiện nghị quyết của Đảng, thúc đẩy công cuộc đổi mới tiến lên một cách toàn diện. Về tình hình phát triển kinh tế, Hội nghị đại biểu Đảng bộ giữa nhiệm kỳ đánh giá: Cơ cấu kinh tế của huyện và việc xác định 3 mũi kinh tế trên hai vùng biển-sông đồi được Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ IX (vòng 2) xác định là đúng đắn. Sự ổn định, phát triển kinh tế đã tăng mức thu ngân sách lên 15,36% so với năm 1992 (mặc dù vụ hè thu năm 1993 mất mùa). Trong đầu tư xây dựng cơ bản đã thực hiện phương thức huy động vốn và phân bổ nguồn vốn có trọng tâm, trọng điểm, đưa năng suất sản xuất ở một số ngành tăng thêm như hệ thống thuỷ lợi, điện, trồng rừng, chăn nuôi gia súc, nuôi trồng và đánh bắt thuỷ hải sản. Về điện, đã xây dựng được 10 trạm hạ thế, đưa điện về 6 xã, thị trấn. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng kinh tế chưa vững chắc. Sản xuất nông nghiệp vẫn còn độc canh, phụ thuộc nhiều vào thời tiết, sản lượng lương thực cả năm chưa đạt mức kế hoạch. Khai thác tiềm năng thế mạnh về ngư nghiệp còn thấp. Nạn phá rừng còn xảy ra. Các ngành tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, du lịch phát triển chưa tương xứng với tiềm năng của huyện. Về văn hoá-xã hội: trên cơ sở phát triển kinh tế nhiều thành phần, sản xuất và dịch vụ phát triển, thu ngân sách tăng đã cải thiện đời sống nhân dân, tạo công ăn việc làm cho người lao động, tạo ra nhiều điều kiện thuận lợi để thực hiện các chính sách xã hội và văn hoá, giáo dục, y tế... Về quốc phòng-an ninh: tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn Phú Lộc có những diễn biến phức tạp. Huyện uỷ đã lãnh đạo dấy lên phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc, góp phần ngăn chặn âm mưu diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch; đẩy lùi một số hiện tượng tiêu cực, đồng thời, tấn công và xử lý kịp thời tội phạm. Lãnh đạo công tác diễn tập phòng thủ theo Kế hoạch A2-93 đạt kết quả cao. Công tác tuyển quân hoàn thành, huấn luyện dân quân tự vệ, dự bị động viên, sẵn sàng chiến đấu cao, chất lượng chính trị lực lượng vũ trang được nâng lên. 76
  15. Công tác quản lý và điều hành của chính quyền huyện, xã có chuyển biến, có sự phối hợp trong công tác và đoàn kết nội bộ. Mối quan hệ giữa UBND huyện, MTTQVN và các đoàn thể chính trị - xã hội huyện được phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng hơn. Tăng cường khối đoàn kết toàn dân trong huyện, các thành viên Mặt trận, các đoàn thể quần chúng tham gia cuộc vận động thực hiện pháp luật, quyền và nghĩa vụ của công dân trên các lĩnh vực đời sống xã hội có kết quả. Thực hiện tốt chính sách tự do tín ngưỡng, đồng thời đấu tranh với các phần tử cực đoan, lợi dụng tôn giáo, tự do, nhân quyền phá hoại khối đoàn kết toàn dân. Công tác xây dựng Đảng: Từ sau Đại hội Đảng bộ lần thứ IX (vòng 2) công tác xây dựng và chỉnh đốn Đảng được tập trung và có nhiều chuyển biến tích cực. Huyện uỷ, cấp uỷ, tổ chức cơ sở Đảng, các ban của Huyện uỷ được củng cố, kiện toàn và đổi mới. Huyện uỷ Phú Lộc có hơn 40% cấp uỷ viên mới. Cấp uỷ các xã, thị trấn có hơn 50% cấp uỷ viên trẻ. Huyện uỷ đã sắp xếp lại tổ chức cơ sở Đảng, các đơn vị sản xuất kinh doanh, thành lập Ban cán sự Đảng ở cơ quan Nhà nước, Đảng đoàn Mặt trận, đoàn thể. Củng cố, phát triển chi bộ trực thuộc đảng ủy theo thôn, khu dân cư, phấn đấu các thôn, khu dân cư có chi bộ Đảng nhằm phát huy công tác lãnh đạo ở cơ sở. Công tác phát triển Đảng được quan tâm, đã mở 4 lớp đối tượng Đảng cho 140 quần chúng ưu tú, kết nạp được 21 đảng viên mới. Tuy nhiên, công tác xây dựng Đảng còn một số khuyết điểm, yếu kém về trình độ, năng lực lãnh đạo, về công tác cán bộ. Tuổi trung bình của đảng viên ngày càng cao, vai trò tiền phong gương mẫu của đảng viên, nhất là ở các xã, thị trấn, chậm đổi mới phương thức lãnh đạo. Báo cáo chính trị còn nhấn mạnh về nhiệm vụ giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa, nhạy cảm nắm bắt cái mới, giữ vững sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, biết chọn mũi nhọn kinh tế, các trọng điểm đầu tư có hiệu quả và những kinh nghiệm về đoàn kết lực lượng, phát huy sức mạnh tổng hợp, về vai trò của công tác cán bộ. Về phương hướng và nhiệm vụ chủ yếu đến hết nhiệm kỳ Đại hội IX là: 77
  16. Thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế Nông - Công nghiệp - Dịch vụ, Du lịch theo hướng công nghiệp hoá-hiện đại hoá. Để thực hiện phương hướng đó, Đại hội nêu 4 nhiệm vụ chủ yếu sau đây: Phát triển toàn diện nông, lâm, ngư nghiệp, mở rộng công nghiệp chế biến nông-lâm-thuỷ hải sản. Phát triển mạnh công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Phát triển dịch vụ và du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Xây dựng cơ sở hạ tầng trên các lĩnh vực xã hội, hình thành thị tứ trên mỗi vùng, hình thành trung tâm kỹ thuật, đổi mới bộ mặt nông thôn. Báo cáo chính trị Đại hội đại biểu giữa nhiệm kỳ khẳng định: Thực hiện nhất quán chính sách kinh tế nhiều thành phần, tiếp tục chấn chỉnh và đổi mới doanh nghiệp Nhà nước, đổi mới kinh tế hợp tác xã, phát huy vai trò tự chủ của kinh tế hộ gia đình xã viên, giúp đỡ kinh tế tiểu chủ, khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân đúng chính sách, pháp luật Nhà nước. Báo cáo đã nêu lên nhiệm vụ chăm lo các vấn đề xã hội, phát triển văn hoá, khoa học và công nghệ, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước, đổi mới và tổ chức các hoạt động đoàn thể. Về quốc phòng-an ninh, thường xuyên giáo dục, nâng cao cảnh giác cách mạng, sẵn sàng chiến đấu, liên tục tiến công làm thất bại chiến lược “diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch xuất hiện ở địa phương, kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế và củng cố quốc phòng-an ninh và quốc phòng-an ninh với kinh tế. Về công tác xây dựng Đảng, đẩy mạnh hơn nữa công tác giáo dục chính trị tư tưởng, bồi dưỡng, nâng cao trình độ lý luận, năng lực cán bộ, hiệu lực bộ máy, đổi mới phương thức lãnh đạo của cấp uỷ Đảng, nhất là cơ sở, đổi mới mạnh mẽ, toàn diện công tác cán bộ. Nâng cao chất lượng công tác xây dựng Đảng, công tác kiểm tra, bảo vệ chính trị nội bộ, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong lãnh đạo và quản lý. Hội nghị đại biểu giữa nhiệm kỳ đã bầu bổ sung 1 đồng chí vào Huyện uỷ: Đồng chí Đặng Minh Lực. 78
  17. Sau Hội nghị đại biểu Đảng bộ giữa nhiệm kỳ, Huyện uỷ đã chỉ đạo công tác giới thiệu đại biểu ứng cử Hội đồng Nhân dân, nhiệm kỳ 1994-1999, trước hết là cấp uỷ, xã, bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ, chặt chẽ, nghiêm túc, đúng luật định. Ngày 10-11-1994, cử tri toàn huyện đã đi bầu cử HĐND các cấp với hơn 99% cử tri tham gia bỏ phiếu, đã bầu 32 đại biểu HĐND huyện. Ngày 15/12/1994, HĐND huyện Phú Lộc đã tiến hành kỳ họp thứ nhất. Với tinh thần dân chủ và nhất trí cao, các đại biểu đã bầu Thường trực HĐND, các Ban của HĐND, UBND huyện Phú Lộc gồm: Chủ tịch HĐND: đồng chí Nguyễn Văn Bòn. Phó Chủ tịch HĐND: đồng chí Nguyễn Mãi. Chủ tịch UBND: đồng chí Nguyễn Văn An. Phó Chủ tịch UBND: đồng chí Phạm Viết Phong và đồng chí Nguyễn Kim Trường. Ngày 19-12-1994, Chủ tịch nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam quyết định phong tặng và truy tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam Anh hùng đợt II cho 20 Bà mẹ huyện Phú Lộc. Năm 1995, Chủ tịch nước quyết định phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho nhân dân và lực lượng vũ trang huyện Phú Lộc. Huyện đã tổ chức mitinh trọng thể, gặp mặt, tặng quà cho các Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, gia đình có công cách mạng, đón rước danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân của huyện, tổ chức sinh hoạt phát huy truyền thống, văn nghệ trong thanh, thiếu niên và nhân dân toàn huyện. Đây là một đợt sinh hoạt chính trị, văn hoá bồi đắp lòng tự hào của nhân dân, nhất là thế hệ trẻ, phát huy truyền thống anh hùng của quê hương trong sự nghiệp đổi mới công nghiệp hoá-hiện đại hoá ở huyện. Trong năm 1994, Huyện uỷ đã tổ chức sơ kết “Một năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 về đổi mới và chỉnh đốn Đảng”, sơ kết 2 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 của Tỉnh uỷ về giáo dục, đào tạo, chăm sóc sức khoẻ nhân dân, văn hoá-văn nghệ, công tác thanh niên. 79
  18. Một số điểm nổi bật về thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 trên 4 lĩnh vực là: Về giáo dục đào tạo: Huyện uỷ, các cấp uỷ Đảng đã quan tâm chỉ đạo thực hiện mục tiêu, chỉ tiêu giáo dục và đào tạo các ngành bậc học ở huyện, đồng thời thực hiện xã hội hoá giáo dục bằng sự quan tâm đầu tư của Nhà nước - chăm lo của gia đình và xã hội, đóng góp thiết thực vào sự nghiệp giáo dục- đào tạo của huyện. Số lượng, chất lượng học sinh các ngành học hàng năm đều tăng. Cấp uỷ, chính quyền đều đề ra chương trình, kế hoạch về giáo dục và đào tạo, nhất là việc xây dựng, tu sửa trường lớp. Nhân dân đã đóng góp 13,2% cùng với Nhà nước đầu tư cho giáo dục-đào tạo của huyện nhà, chăm lo cho con em nghèo có hoàn cảnh khó khăn, cho học sinh giỏi, vượt khó. Huyện đã có nhiều học sinh tham gia thi học sinh giỏi cấp tỉnh và toàn quốc. Nhiều cô giáo đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi toàn tỉnh. Toàn huyện có 11/18 xã, thị trấn đạt tiêu chuẩn xoá mù chữ và phổ cập tiểu học đúng độ tuổi đạt 61,17%. Lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ nhân dân: Huyện uỷ đã thực hiện chiến lược chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân. Bệnh viện huyện được đầu tư nâng cấp, trang thiết bị được tăng cường, các phòng khám khu vực tiếp tục nâng cấp như phòng khám khu 3 ở Vinh Giang, khu 2 ở Lộc Tiến, khu 1 ở Lộc An. Mạng lưới y tế từ huyện đến cơ sở đều có 100% số xã, thị trấn có trạm y tế, nữ hộ sinh, y sĩ đa khoa, tiến tới có bác sĩ y khoa ở tuyến xã. Ở huyện từng bước có bác sĩ chuyên khoa và sau đại học. Ngành y tế huyện có 180 cán bộ, trong đó tuyến xã có 70 cán bộ y tế xã có biên chế cán bộ Nhà nước. Các chương trình y tế quốc gia đạt kết quả tốt: số bệnh nhân sốt rét giảm 20%. Trẻ em dưới 1 tuổi được huy động tiêm chủng mở rộng đạt 97%, tiêm phòng uốn ván và bà mẹ mang thai đạt trên 80%, giảm tai biến sản khoa, tăng chỉ số tránh thai 10% góp phần giảm tỷ lệ tăng dân số 0,7%. Công tác chống bướu cổ, chống lao triển khai đều ở 18 xã và thị trấn. Bệnh viện, trạm xá đã khám chữa bệnh cho 178.116 người. Chương trình phòng dịch triển khai đều khắp, đạt kết quả tốt. Về văn nghệ và thể thao: các phong trào văn nghệ quần chúng, rèn luyện thể lực được khơi dậy ở các xã, thị trấn. Các đội văn nghệ cơ sở đã phục vụ sinh hoạt văn hoá nhân dân và tham gia dự thi văn nghệ quần chúng cấp tỉnh đạt 80
  19. giải. Huyện duy trì được các đội bóng đá, bóng chuyền, đua thuyền, chạy việt dã, bơi lội, cờ vua và tham gia ở tỉnh vào dịp lễ hội. Đội bơi lội cao tuổi Phú Lộc đạt thành tích cao trong cuộc thi bơi lội người cao tuổi toàn tỉnh và toàn quốc. Văn nghệ thể thao đã đem lại niềm vui trong cuộc sống, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, quê hương, đẩy lùi văn hoá độc hại, xây dựng nếp sống mới. Công tác thanh niên: Huyện có 32 cơ sở Đoàn với 82 chi đoàn. Huyện uỷ, các cấp uỷ đã tập trung chỉ đạo phong trào “Thanh niên lập nghiệp, tuổi trẻ giữ nước”. Nhiều thanh niên đã tham gia phát triển kinh tế trang trại, trồng trọt, chăn nuôi, trồng hàng chục ha rừng, nuôi tôm, cá và kinh doanh dịch vụ, phấn đấu lao động học tập, tham gia xây dựng Đảng, chính quyền ở cơ sở. Trong nhiệm kỳ có hàng chục đoàn viên được kết nạp Đảng và hàng trăm đoàn viên là đối tượng cảm tình Đảng. Nhìn chung phong trào Đoàn, Hội, chăm sóc thiếu niên nhi đồng chưa được quan tâm đúng mức, phong trào chưa đều, chưa mạnh. Đảng bộ tiếp tục xác định đúng hướng và tạo điều kiện tốt cho phong trào thanh niên hoạt động thiết thực, có chiều sâu, thực sự là cánh tay đắc lực, đội hậu bị của Đảng bộ Phú Lộc. Qua 2 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 4, huyện Phú Lộc đã bước đầu có sự chuyển biến mạnh trên các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá - văn nghệ và công tác thanh niên. Tuy nhiên, các ngành chức năng và các cơ quan, đoàn thể cần tập trung hơn nữa, từng bước thực hiện tốt xã hội hoá các chương trình, mục tiêu đề ra, tạo động lực phát triển phong trào cách mạng huyện Phú Lộc trong giai đoạn mới. UBND tỉnh cũng đã tổ chức sơ kết 2 năm xây dựng xã phường, cơ sở an toàn làm chủ, sẵn sàng chiến đấu (1992-1994). Báo cáo sơ kết chỉ rõ tư tưởng chỉ đạo cần nắm vững là: “Xây dựng chính trị trận địa lòng dân, ổn định từng xã, thị trấn, cơ sở, trực tiếp thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, củng cố thể trận quốc phòng - an ninh, triệt tiêu âm mưu “diễn biến hoà bình”, gây rối ở cơ sở và sẵn sàng đối phó với các tình huống”. 81
  20. Đối với huyện Phú Lộc, nhiệm vụ tỉnh giao là: “Tập trung xây dựng 5 xã vùng biển và các xã có phong trào tuyển quân yếu”. Huyện uỷ, UBND huyện đã tổ chức hội nghị cán bộ toàn huyện và mời các đồng chí nguyên là Bí thư, Phó Bí thư, Uỷ viên Thường vụ Huyện uỷ dự hội nghị tiếp thu tình hình, nhiệm vụ quốc phòng - an ninh của tỉnh, đồng thời tập trung vào các nhiệm vụ như: - Xác định thêm cơ cấu và vai trò cụm dân cư. - Tăng cường giáo dục luật pháp cho cán bộ, nhân dân. - Hoạt động của các cơ quan huyện phải hướng mạnh về cơ sở. - Phát huy truyền thống cách mạng, thuần phong mỹ tục đạo đức xã hội trong cán bộ, đảng viên và nhân dân nhất là thế hệ trẻ. Huyện uỷ, Ban Chỉ huy Quân sự, Công an huyện và cấp uỷ ở 5 xã vùng biển, quyết tâm chỉ đạo xây dựng nội dung cơ sở an toàn làm chủ, sẵn sàng chiến đấu ở tuyến biên phòng ven biển dài 62km của huyện Phú Lộc. Năm 1995, Huyện uỷ đã chỉ đạo các ngành, các cơ sở, các đơn vị tổng kết công tác, đồng thời đánh giá tình hình, nhiệm vụ của tổ chức cơ sở, chuẩn bị cho Đại hội Đảng các cấp trong năm 1996. Từ năm 1990 đến 1995, Huyện uỷ trở lại trên địa bàn hành chính trước đây trong bối cảnh tình hình thế giới, trong nước có những diễn biến phức tạp, khó lường, Đảng bộ đã có nhiều cố gắng hoàn thiện bộ máy và hoạt động trên các lĩnh vực. Những cố gắng của lãnh đạo địa phương đã đưa lại những kết quả trong 5 năm qua, nhất là đưa huyện nhà bước vào thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, đồng thời cũng rút ra những bài học kinh nghiệm cho giai đoạn sắp đến, nhất là bài học Đảng bộ lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị và công tác xây dựng Đảng. 82
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2