intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực logistics Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:14

12
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trên cơ sở dự báo nhu cầu nguồn nhân lực logistics, đánh giá thực trạng đào tạo nguồn nhân lực, chất lượng nguồn nhân lực logistics Việt Nam, bài báo "Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực logistics Việt Nam" đưa ra một số giải pháp chủ yếu về đào tạo nguồn nhân lực logistics ở các góc độ Nhà nước, ngành, doanh nghiệp và cơ quan liên quan nhằm đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực logistics Việt Nam thời gian tới. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực logistics Việt Nam

  1. GIẢI PHÁP ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC LOGISTICS VIỆT NAM PGS. TS. Phạm Công Đoàn Trường ĐH Thương mại ThS Nguyễn Văn Tặng Học viện chính trị khu vực I Ngành logistics Việt Nam đang trên đà phát triển với tốc độ cao, dự báo đến 2025 có thể đóng góp từ 8-10% GDP. Tuy vậy, nguồn nhân lực logístics hiện đang rất thiếu về số lượng, chất lượng thấp và lệch về cơ cấu so với nhu cầu nghành nhất là lao động có trình độ chuyên môn và kiến thức logítics ( theo kết quả khảo sát của viện NC phát triển thành phố HCM có 53,3% DN được khảo sát thuộc loại này,30% DN nhân lực phải đào tạo lại) Trên cơ sở dự báo nhu cầu nguồn nhân lực logistics , đánh giá thực trạng đào tạo nguồn nhân lực, chất lượng nguồn nhân lực logistics Việt Nam, bài báo đưa ra một số giải pháp chủ yếu về đào tạo nguồn nhân lực logistics ở các góc độ Nhà nước, ngành, doanh nghiệp và cơ quan liên quan nhằm đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực logistics Việt Nam thời gian tới. Từ khóa : Logistics , nguồn nhân lực logistics, chất lượng nguồn nhân lực logistics,đào tạo nguồn nhân lực logistics. 1.Đặt vấn đề: Theo đánh giá của techinasia.com, Việt Nam là một trong số 4 quốc gia Đông Nam Á có nhiều tiềm năng phát triển logistics. Tuy vậy, chi phí logistics Việt Nam hiện rất cao so với các nước trong khu vực và thế giới. Hàng năm, chi phí logistics Việt Nam chiếp xấp xỉ 20% GDP, cao hơn Thái Lan 6%, Malaysia 22%, hơn 3 lần so với Singapore. Chỉ số logistics( performance index) là 64/160 (xếp hạng năm 2016 của WB); hầu hết trong số 3000 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ này là doanh nghiệp vừa và nhỏ và chỉ có 1300 doanh nghiệp trong số này hoạt động tích cực. Một trong những nguyên nhân chủ yếu là nguồn nhân lực logistics Việt Nam vừa thiếu lại vừa yếu về chất lượng do qui môi đào tạo nhỏ chất lượng thấp. Theo nghiên cứu của Viện nghiên cứu phát triển Thành phố Hồ Chí Minh thì 53,3% doanh nghiệp thiếu đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn về logistics, ICT và ngoại ngữ; và được đào tạo chung chung, thieéu bài bản,chuyên sâu ,chủ yếu là “cầm tay chỉ việc”. Trong số 1.200.000 lao động logistics thì chỉ 25% đạt yêu cầu về trình độ, chất lượng. Việt Nam đang ở thời kỳ dân số vàng, lực lượng lao động dồi dào, lương ngành logistics khá cao, song không tuyển được lao động, đặc biệt lao động có chất lượng cao. Cũng theo nghiên 217
  2. cứu của Viện nghiên cứu và phát triển logistics Việt Nam thì lực lượng lao động logistics hiện có chỉ đáp ứng 40% nhu cầu, và với tốc độ tăng trưởng lao động trong ngành bình quân 7,5% thấp hơn tốc độ tăng trưởng của ngành là 15%-20%/ năm thì nhu cầu bổ sung lực lượng lao động logistics là rất lớn, đòi hỏi phải có giải pháp hữu hiệu về đào tạo để đáp ứng về quy mô, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực logistics mới có thể thực hiện được mục tiêu đến năm 2025 của Chính phủ về phát triển ngành logistics. 2. Khái quát lý luận về đào tạo nguồn nhân lực logistics *) Logistics, dịch vụ logistics - Logistics: có nhiều cách hiểu về logistics, song nhìn chung logistics được hiểu theo Hội đồng chuyên gia quản trị chuỗi cung ứng (Council of Supply chain management professtionals – CSCMP) Hoa Lỳ (2001): “Logistics là một bộ phận của chu trình chuỗi cung ứng, bao gồm các quá trình hoạch định, thực hiện và kiểm soát một cách có hiệu quả việc dự trữ, vận chuyển hàng hoá, dịch vụ thông quan 2 chiều giữa điểm khởi đầu và điểm tiêu dùng nhằm đáp ứng yêu cầu của khách hàng” - Dịch vụ logistics: theo GS Đoàn Thị Hồng Vân (2003): logistics là hoạt động dịch vụ liên quan đến hậu cần, vận chuyển, gồm các công việc liên quan đến cung ứng, vận tải, theo dõi sản xuất, kho bãi, thủ tục phân phối hải quan” Logistics do đó là tập hợp các hoạt động liên quan đến nhiều ngành, nghề, công đoạn trong một quá trình hoàn chỉnh. Luật Thương mại Việt Nam (2014): Dịch vụ logistics là một hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm: nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ký mã kiện, giao hàng hoặc dịch vụ khác có liên quan đến hàng hoá theo thoả thuận với khách hàng để hưởng thù lao *) Nguồn nhân lực logistics Theo ILO: nguồn nhân lực hay nguồn lực con người là tất cả những kiến thức, kỹ năng, và nguồn lực con người có quan hệ đến sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Dưới góc độ xã hội, nguồn nhân lực bao gồm tất cả những người trong độ tuổi lao động, có khả năng tham gia lao động Như vậy, nguồn nhân lực logistics là tất cả những kiến thức, kỹ năng, nguồn lực con người để thực hiện các hoạt động dịch vụ logistics; nguồn nhân lực logistics bao gồm toàn bộ những người trong độ tuổi lao động, có khả năng tham gia lao động thực hiện các hoạt động dịch vụ logistics. 218
  3. *) Chất lượng nguồn nhân lực logistics Có nhiều cách hiểu về chất lượng nguồn nhân lực, nhưng nhìn chung: chất lượng nguồn nhân lực logistics được hiểu là khả năng đáp ứng của nguồn nhân lực logistics với yêu cầu và khả năng thực hiện hiệu quả các dịch vụ logistics. Thực hiện ở góc độ cá nhân, đó là khả năng đáp ứng yêu cầu dịch vụ logistics về kiến thức, kỹ năng, nguồn lực. Ở góc độ xã hội, đó là khả năng đáp ứng yêu cầu thực hiện dịch vụ logistics về số lượng, chất lượng và cơ cấu nguồn nhân lực xã hội. *) Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực logistics: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực logistics là nâng cao khả năng đáp ứng của nguồn nhân lực logistics đối với nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực logistics. Đối với cá nhân người lao động, đó là người có trình độ kiến thức, kỹ năng và năng lực của người lao động để thực hiện tốt lên dịch vụ logistics. Góc độ xã hội đó là người làm thuê nhưng đáp ứng về số lượng, chất lượng và cơ cấu nguồn nhân lực logistics. Có nhiều hoạt động của Nhà nước, ngành, doanh nghiệp để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực logistics, song chủ yếu vẫn tập trung vào các hoạt động đào tạo nguồn nhân lực logistics. *) Đào tạo nguồn nhân lực logistics: Tổng hợp các nghiên cứu của Nguyễn Vân Điềm, Nguyễn Ngọc Quân (200&); Trần Xuân Cầu, Mai Quốc Chánh (2013) thì: - Đào tạo nguồn nhân lực logistics là hoạt động học tập nhằm nâng cao trình độ, kiến thức, kỹ năng và năng lực về logistics để thực hiện có hiệu quả dịch vụ logistics. - Nội dung đào tạo tập trung vào đào tạo kiến thức, kỹ năng, năng lực thực hiện dịch vụ logistics; - Các hình thức và phương pháp đào tạo được lựa chọn phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của tổ chức, xã hội. 3. Thực trạng chất lượng và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực logistics Việt Nam 3.1. Thực trạng nhu cầu về trình độ đáp ứng nhu cầu nhân lực logistics của Việt Nam hiện nay a) Về số lượng Logistics là một ngành phát triển “nóng” nên NNL cung cấp cho thị trường logistics tại Việt Nam hiện nay trở nên thiếu hụt trầm trọng. Với con số thống kê vào năm 2017 có khoảng 3000 doanh nghiệp logistics đang hoạt động trên toàn lãnh thổ 219
  4. Việt Nam, với ước tính nhu cầu nhân lực cho cả doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics và nhân lực cho các công ty sử dụng dịch vụ logistics thì trong vòng 15 năm tới Việt Nam cần đào tạo khoảng 710.000 nhân sự logistics các cấp. Thế nhưng, trên thực tế, theo Hiệp hội Doanh nhiệp Dịch vụ Logistics (VLA), số lượng nhân lực logistics mới chỉ đáp ứng được khoảng 40% nhu cầu nhân lực logistics của ngành b) Về chất lượng - Về chất lượng NNL logistics tại Việt Nam theo đánh giá của nhiều chuyên gia cũng như theo khảo sát của Viện nghiên cứu và phát triển logistics Việt Nam, Viện nghiên cứu phát triển TP. Hồ Chí Minh thì còn thiếu và yếu. Thiếu về số lượng, yếu về chất lượng Sơ đồ 1. Kết quả khảo sát về chất lượng nhân lực logistics tại Việt Nam (Nguồn: Viện nghiên cứu phát triển TP.HCM) Với một tỷ lệ khá khiêm tốn 16,7% doanh nghiệp hài lòng với chuyên môn của nhân viên thì có thể thấy rằng trình độ chuyên môn của nhân lực logistics chưa đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp. Phần lớn các doanh nghiệp sau tuyển dụng đều phải đào tạo lại cho phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp mình. c) Thực trạng nhu cầu và mức độ đáp ứng nhu cầu về kiến thức, kỹ năng và các loại lao động logistics Hoạt động trong ngành logistics tại Việt Nam hiện nay bao gồm 3 nhóm doanh nghiệp chính: + Nhóm doanh nghiệp nước ngoài với 100% vốn đầu tư nước ngoài hoặc công ty liên doanh: đa phần tập trung vào phân khúc khách hàng toàn cầu của họ tại mỗi quốc gia, là những khách hàng có nhận thức về logistics rất đầy đủ và có nhu cầu sử dụng các dịch vụ logistics trọn gói 220
  5. + Nhóm doanh nghiệp tập đoàn nhà nước: chiếm lĩnh gần như toàn bộ các dịch vụ về giao nhận, vận tải trong nước, phục vụ đa dạng phân khúc khách hàng và chủ yếu có thế mạnh chuyên từng mảng riêng lẻ. Phần lớn lợi nhuận trong lĩnh vực vận tải và vận tải phân phối rơi vào khối doanh nghiệp này + Nhóm doanh nghiệp tư nhân: nhóm có nhiều tiềm năng phát triển nhất trong tương lai, nhắm vào phân khúc khách hàng tương đồng. Trên thực tế, khi tuyển dụng nhân viên logistics, ngoài lĩnh vực chuyên môn, các công ty logistics đặc biệt chú trọng đến kỹ năng mềm, trình độ ngoại ngữ, tin học, khả năng thích ứng và sự sáng tạo (kỹ năng mềm 95%, chuyên môn và tiếng Anh 93,3%, kinh nghiệm 86,7%). Và dù là nhóm doanh nghiệp nào thì nguồn nhân lực này vẫn bao gồm: i) Đội ngũ cán bộ quản lý, điều hành: đội ngũ này là những người chủ chốt trong doanh nghiệp, do đó, yêu cầu về trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, tin học và có kinh nghiệm làm việc trong ngành logistics là rất cao,song chất lương không đồng đều ,có sự khác biệt, như: đội ngũ cán bộ quản lý, điều hành làm việc trong nhóm doanh nghiệp nước ngoài thường trẻ, năng động, được đào tạo bài bản bởi các đối tác nước ngoài nên chuyên môn và ngoại ngữ khá tốt. Đội ngũ cán bộ quản lý trong nhóm doanh nghiệp tập đoàn nhà nước thường có thâm niên công tác cao trong ngành, do đó họ thường sử dụng kinh nghiệm hơn là áp dụng phương pháp quản trị hiện đại. Còn đội ngũ trong nhóm doanh nghiệp tư nhân thường là doanh nghiệp mới được thành lập gần đây, đội ngũ quản lý trẻ, có trình độ đại học, có nhiều tham vọng nhưng kinh nghiệm kinh doanh và quản trị nói chung, kinh doanh quốc tế còn hạn chế do đào tạo còn sơ lược, chung chung, thiếu bài bản,cập nhập xu thế thế giới. ii) Đội ngũ nhân viên nghiệp vụ văn phòng: đội ngũ này là những người tham gia vào hoạt động tác nghiệp, giao dịch khách hàng. Đội ngũ này yêu cầu phần lớn là tốt nghiệp đại học chuyên ngành gần hoặc đúng chuyên ngành logistics; trình độ ngoại ngữ đạt yêu cầu giao tiếp tốt trong lĩnh vực logistics để có thể giao dịch và làm các thủ tục logistics trong nước và quốc tế. song hiẹn rất thiếu về số lượng. iii) Đội ngũ công nhân lao động trực tiếp tại các công ty vận tải, kho bãi, nhà xưởng: yêu cầu trình độ cho đội ngũ này thường không cao, chủ yếu chỉ cần đào tạo từ các trường nghề do tính chất công việc chủ yếu là bốc xếp, kiểm đếm ở các kho bãi, lái xe vận tải hoặc khai thác các thiết bị xếp dỡ tại các kho, bãi của cảng hoặc của các công ty. Tuy vậy đội ngũ lao động trực tiếp chủ yếu vẫn là đào tạo tại chỗ,tại DN ,thiếu tính hệ thống,bài bản. 221
  6. Bên cạnh những yêu cầu cơ bản về trình độ chuyên môn, ngoại ngữ và kinh nghiệm làm việc trên, nhân lực logistics tại các doanh nghiệp cũng cấp dịch vụ logistics khác nhau còn cần các tiêu chuẩn chuyên môn khác theo các quy định của các tổ chức quốc tế trong lĩnh vực vận tải, thương mại, hải quan, các hiệp hội nghề nghiệp… Có thể kể đến một số tiêu chuẩn như sau [3]: - Quy định của tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO) về đào tạo nhân viên tham gia hoạt động Vận tải Biển, áp dụng cho các Cảng vụ, Nhà điều hành cảng, Hãng tàu, Công ty Giao nhận – Logistics, Chủ hàng; sẽ được cập nhật 4 năm một lần; - Quy định và Hướng dẫn kỹ thuật của Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO), Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) về đào tạo nhân sự tham gia hoạt động dịch vụ vận tải hàng hoá nguy hiểm bằng đường Hàng không, áp dụng cho Cảng Hàng không, Dịch vụ mặt đất, Hãng hàng không, Công ty Giao nhận Logistics, Chủ hàng; sẽ được cập nhật hàng năm, chứng chỉ có giá trị 2 năm; - Tiêu chuẩn tối thiểu của Liên đoàn các Hiệp hội Giao nhận Vận tải Quốc tế (FIATA) về đào tạo quản lý giao nhận vận tải quốc tế; cập nhật 4 năm một lần; - Tiêu chuẩn tối thiểu của FIATA về đào tạo quản trị chuỗi cung ứng (từ 2009), cập nhật 4 năm một lần; - Chương trình An ninh chuỗi cung ứng của Tổ chức Hải quan Thế giới (WCO)… Theo đánh giá của VLR (Vietnam Logistics Review), dịch vụ logistics Việt Nam hiện tại chiếm 15-20% GDP (12 tỷ USD) và gia tăng với tốc độ nhanh (20- 25%/năm) nên nhu cầu nguồn nhân lực logistics là rất lớn và tăng nhanh nhất là nguồn nhân lực trình độ cao, trung bình 3 năm tới, mỗi năm cần bổ sung 18.000 lao động. Trong khi thực tế, theo Viện nghiên cứu phát triển Thành phố Hồ Chí Minh, 53,3% doanh nghiệp logistics thiếu đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn về logistics, 30% doanh nghiệp phải đào tạo lại nhân viên và chỉ 6,7% doanh nghiệp hài lòng với trình độ chuyên môn của nhân viên. Đội ngũ lao dộng trức tiếp chỉ 1-2% lực lượng được đào tạo bài bản. Về cơ cấu nguồn nhân lực trình độ cao, các cơ sở đào tạo (Cao đẳng, Đại học) mới chỉ tập trung chủ yếu vào đào tạo sơ lược, tổng quát nên chưa có sự chuyên sâu, cập nhật, nhất là yêu cầu nhân lực cách mạng công nghiệp 4.0. Các chuyên ngành đào tạo nên chỉ tập trung vào vận tải, giao nhận đường biển, kiến thức cơ bản về nghiệp vụ ngoại thương, thương mại, du lịch, hải quan, giao nhận hàng không. Đặc biệt, đào tạo nhân lực quản lý còn rất ít, mới chỉ dừng lại ở các đề án, đào tạo bổ túc, chuyên đề. Do 222
  7. đó, phần lớn đội ngũ cán bộ quản lý thiếu kiến thức và kinh nghiệm kinh doanh logistics, ít được cập nhật kiến thức mới, phong cách lãnh đạo và quản lý chưa đáp ứng yêu cầu. Lao động trực tiếp chủ yếu, có trình độ học vấn thấp, đào tạo tại chỗ là chủ yếu, thiếu tác phong làm việc chuyên nghiệp 3.2. Thực trạng đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực logistics Việt Nam Đào tạo nguồn nhân lực logistics Việt Nam được thực hiện cho các đối tượng nhà quản lý và nhân viên, các chuyên ngành đào tạo logistics hiện có quyết định lượng cung về só lượng và cơ cấu nguồn nhân lực theo chuyên môn về lĩnh vực logistics. Nội dung đào tạo quyết định sự phù hợp với yêu cầu sử dụng trong thực tiễn. Thực tiễn đào tạo nguồn nhân lực logistics Việt Nam có thể khái quát: - Các cơ sở đào tạo trình độ cao đẳng, đại học còn ít, quy mô nhỏ do đó lượng cung nhân lực trình độ cao cho thị trường lao động hạn chế, không đáp ứng được nhu cầu . - Đào tạo mới chỉ tập trung vào một số lĩnh vực, chuyên ngành: vận tải biển, hàng không, kinh tế vận tải, ngoại thương, giao nhận vận tải, quản trị chuỗi cung ứng… chưa bao phủ các lĩnh vực dịch vụ logistics. Đào tạo thiếu bài bản, chuyên sâu và cập nhật, chủ yếu các kiến thức chung, tổng quá. Liên kết quốc tế trong đào tạo còn hạn chế, chủ yếu đào tạo mang tính chuyên đề. Một bộ phận lớn nhân lực, đặc biệt là lao động trực tiếp chủ yếu đào tạo tại chỗ, thiếu bài bản. Đội ngũ giáo viên đào tạo trình độ cao,chuyên sâu logistics còn ít, do đó chất lượng đào tạo còn hạn chế. *) Về hình thức và nội dung đào tạo: Tại Việt Nam hiện nay mới chỉ có một số cơ sở đào tạo về logistics. Về đào tạo đại học chính quy mới chỉ tập trung chủ yếu tại các cơ sở đào tạo thuộc ngành thương mại và ngành giao thông vận tải như: (1) Đại học Giao thông vận tải TP. HCM: ngành Kinh tế vận tải, ngành Khai thác vận tải, ngành Khoa học hàng hải, ngành Kỹ thuật tàu thuỷ, ngành Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông, ngành Quản trị logistics và Vận tải đa phương thức, ngành Quản lý Cảng và Logistics (chương trình liên kết với Đại học Tongmyong- Hàn Quốc). (2) Đại học Giao thông vận tải Hà Nội: ngành Vận tải, ngành Kinh tế vận tải, ngành xây dựng công trình giao thông (3) Đại học Hằng Hải Việt Nam: ngành Kinh tế vận tải (4) Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. HCM: ngành Khai thác vận tải, ngành Quản trị logistics và Chuỗi cung ứng 223
  8. (5) Đại học Công nghệ Giao thông vận tải: ngành Logistics và Vận tải đa phương thức Ngoài ra còn một số trường Đại học, Cao đẳng đào tạo chuyên ngành gần với chuyên ngành logistics như: Đại học Kinh tế Luật – Đại học Quốc gia TP. HCM; Đại học Ngoại thương; Đại học Quốc tế- Đại học Quốc gia HN; Đại học Thương Mại; Cao đẳng Kinh tế đối ngoại TP. HCM; Đại học Hoa Sen… với chương trình đào tạo trong một số ngành như ngành Kinh tế đối ngoại, ngành Kinh doanh quốc tế, ngành Kinh doanh xuất nhập khẩu; ngành Quản trị kinh doanh, ngành Kinh tế thương mại… Khối giáo dục nghề nghiệp bao gồm các trường cao đẳng, trung cấp, trung tâm đào tạo và các doanh nghiệp, trong số này có thể kể đến một số cơ sở: Cao đẳng nghề Cơ giới Thuỷ lợi Đồng Nai, Cao đẳng Kinh tế đối ngoại TP. HCM, Cao đẳng nghề Cơ giới Thuỷ lợi Đồng Nai… Nhìn chung, các cơ sở đào tạo Đại học chính quy, Cao đẳng, trường nghề mới chỉ đáp ứng được phần nhỏ nhu cầu nhân lực cho ngành logistics (Số liệu ở sơ đồ 1 cho thấy điều này) và vẫn còn một số hạn chế như: + Về số lượng đội ngũ giảng viên vẫn còn thiếu nhiều, đặc biệt là giảng viên được đào tạo chuẩn về logistics chưa nhiều. Còn hạn chế về số lượng giảng viên giảng dạy tại các trường Đại học, Cao đẳng, trường nghề, về chất lượng chuyên môn và năng lực tuyển sinh nên số lượng sinh viên đầu vào còn hạn chế. + Giảng viên trong đào tạo ngành logistics có chuyên môn, giàu kinh nghiệm giảng dạy về logistics chưa nhiều; chủ yếu chuyển từ các chuyên ngành khác sang, kiến thức thực tế còn ít. + Về học liệu giảng dạy, giáo trình, tài liệu tham khảo bằng tiếng Việt còn ít, phần lớn phải tiếp cận các giáo trình tiếng Anh.,trong khi đó trình độ tiếng anh cả thầy và trò còn hạn chế. Bên cạnh các cơ sở đào tạo trên, tại Việt Nam còn có các lực lượng doanh nghiệp tham gia đào tạo nghề logistics chủ yếu đáp ứng yêu cầu nhân lực đang đảm nhiệm công việc logistics tại doanh nghiệp mình, lực lượng doanh nghiệp tham gia vào đào tạo nghề logistics những năm gần đây có xu hướng tăng lên cả số lượng và chất lượng. Có thể kể tên một số công ty được cấp chứng nhận Dạy nghề logistics: Công ty TNHH Tri thức Hậu cần, Công ty Cổ phần Giáo dục Việt Nam, Công ty TNHH Bosch Việt Nam, Công ty TNHH Giao nhận Rhenus Việt Nam, Viện Logistics Việt Nam… Khó khăn chung của các doanh nghiệp là phải tự túc toàn bộ nên cần nguồn lực lớn để phát triển quy môn. Giảng viên phần lớn là kiêm nghiệm giảng dạy nên mặc dù có 224
  9. nhiều kinh nghiệm nhưng yếu về phương pháp sư phạm và trình độ chuyên môn, kỹ năng đào tạo chưa tốt , phương pháp làm việc chưa chuyên nghiệp. Hiện nay có một số hiệp hội cũng bắt đầu tham gia vào đào tạo logistics. Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics (VLA) đã xây dựng các chương trình đào tạo tiêu chuẩn quốc tế của FIATA, bắt đầu tuyển sinh đào tạo từ năm 2011. Chương trình đào tạo Quản lý Giao nhận vận tải Quốc tế sau 6 năm đã đào tạo được 25 khoá và tổng số tốt nghiệp là hơn 500 học viên. Ngoài ra, còn một số các hiệp hội khác cũng có các chương trình đào tạo về logistics như Hiệp hội Đại lý và Môi giới hàng hải Việt Nam (VISABA), Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam (VATA), Hiệp hội Cảng biển Việt Nam (VPA) [3]. Tại Việt Nam,hiện có 3 hình thức đào tạo chính về logistics, bao gồm: đào tạo chính quy tại các cơ sở trường cao đẳng, đại học và trường nghề; đào tạo tại các hiệp hội, Liên đoàn nghề nghiệp; đào tạo tại doanh nghiệp. Tương ứng với các hình thức này thì nội dung đào tạo cũng được thiết kế theo từng nhu cầu đào tạo. - Đào tạo chính quy tại các cơ sở trường cao đẳng, đại học và trường nghề: Bộ Giáo dục và Đào tạo hiện nay đã mở 2 mã ngành về logistics. Một là, mã số 52840104: chuyên ngành “Logistics Vận tải đa phương thức” thuộc khối ngành Khai thác Vận tải. Hai là, mã số 52510605: chuyên ngành “Quản trị Logistics và chuỗi cung ứng” thuộc khối ngành Quản lý Công nghiệp. Các cơ sở đào tạo này sẽ cung cấp NNL logistics cho xã hội. Những về cơ bản, hiện nay các trường Đại học, Cao đẳng, trường nghề tại Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp. - Đào tạo tại các hiệp hội, Liên đoàn nghề nghiệp: đây là hình thức đào tạo ngắn hạn được tổ chức bởi các hiệp hội nhằm cung cấp các kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp cho nhân lực logistics. Hiện nay, có rất nhiều các hiệp hội về logistics tham gia vào quá trình đào tạo. Ngoài ra, các hiệp hội còn tổ chức nhiều hội thảo chuyên môn về logistics nhằm trao đổi, tháo gỡ những khó khăn trong hoạt động của doanh nghiệp logistics. - Đào tạo tại các doanh nghiệp: hình thức này rất phổ biến tại các doanh nghiệp trong những năm qua. Do khó tìm được nhân lực đào tạo chuyên nghiệp nên các doanh nghiệp tự đào tạo bổ sung kiến thức, kỹ năng theo điều kiện hiện có, đào tạo qua thực tế công việc, kết hợp với thuê chuyên gia bên ngoài theo nhu cầu. Hoặc cử cán bộ đi học nước ngoài rồi về huấn luyện cho nhân viên trong nước, bồi dưỡng tài năng cho nhân viên trẻ có triển vọng. 225
  10. Các chương trình đạo tạo mới chỉ tập trung vào một số lĩnh vực logictics là thế mạnh của các trường mà chưa phủ đầy các lĩnh vực logictics, chưa đảm bảo tính liên thông giữa các bậc trình độ. Bảng 1. Bảng tổng hợp hình thức và nội dung đào tạo logistics tại Việt Nam TT Hình thức Nội dung Đối tượng Đào tạo chính quy - Chuyên ngành “Logistics Vận - Cán bộ quản lý, 1 tại các cơ sở đào tải đa phương thức” điều hành. tạo cao đẳng, đại - Chuyên ngành “Quản trị - Nhân viên học, trường nghề Logistics và chuỗi cung ứng” nghiệp vụ văn - Các học phần liên quan đến phòng logistics trong một số các chuyên - Công nhân lao ngành khác động trực tiếp tại kho bãi Đào tạo tại các hiệp - Các lớp nghiệp vụ ngắn hạn và thi - Cán bộ quản lý, 2 hội, Liên đoàn cấp bằng IATA có giá trị quốc tế điều hành nghề nghiệp - Các khoá đào tạo nghiệp vụ giao - Nhân viên nhận, gom hàng đường biển; đào tạo nghiệp vụ văn và cấp chứng chỉ cho các hội viên phòng Đào tạo tại doanh - Thông qua công việc hàng ngày - 3 Nhân viên nghiệp - Thông qua các khoá học nghiệp vụ văn logistics trong nước phòng - Thông qua các khoá đào tạo - Công nhân lao quốc tế về logistics động trực tiếp tại kho bãi (Nguồn: tác giả tổng hợp) *) Đánh giá hoạt động đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực logistics tại Việt Nam Ưu điểm: - Chương trình đào tạo đã mở rộng thêm chuyên ngành để đáp ứng theo nhu cầu thị trường - Các trường Đại học, Cao đẳng, trường nghề đã nhận thức được tầm quan trọng của đào tạo nhân lực logistics nên đã chủ động trong việc mở ngành đào tạo này tại trường hoặc đưa một số học phần về ngành này vào trong chương trình giảng dạy của một số chuyên ngành gần với chuyên ngành logistics. 226
  11. - Các doanh nghiệp đã tang cường đào tạo tại chỗ,qua đó đảm bảo nguồn lao động có thể đáp ứng được nhu cầu cơ bản của hoạt động dịch vụ logistics. Nhược điểm: - Các chuyên ngành và nội dung đào tạo còn chưa phủ đầy lĩnh vực hoạt động logistics,đào tạo còn sơ lược,thiếu bài bản,cập nhật -Nguồn nhân lực quản lý, điều hành được đào tạo và tái đào tạo, chủ yếu tích luỹ kiến thức từ thực tiễn hoạt động; chưa đáp ứng được yêu cầu. Đội ngũ nhân viên nghiệp vụ văn phòng phần lớn tốt nghiệp đại học nhưng chủ yếu từ những chuyên ngành ngoài logistics. Công nhân lao động trực tiếp thì đa số có trình độ học vấn thấp, chưa được đào tạo kiến thức,kĩ năng, tác phong làm việc bài bản do chủ yếu đào tạo nhờ kinh nghiệm,tại doanh nghiệp. - Chưa gắn kết giữa Nhà trường với doanh nghiệp trong xây dựng chương trình,nội dung đào tạo. Do đó, sau tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp, doanh nghiệp thường phải đào tạo lại mới có thể đáp ứng được công việc, Chất lượng nguồn nhân lực không đồng đều,có sự chênh lệch về nghiệp vụ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ của nhân viên giữa các doanh nghiệp với nhau. - Chương trình đào tạo về logistics còn chủ yếu đào tạo thiên về vận tải biển và giao nhận đường biển; logistics trong giao nhận hàng không chưa được xây dựng thành môn học, thậm chí cũng chưa có trường đào tạo hay mở những lớp bồi dưỡng ngắn hạn về lĩnh vực này; các nội dung về kỹ thuật giao nhận hiện đại ít được cập nhật trong chương trình học. - Các doanh nghiệp logistics vẫn thiếu sự chủ động và hạn chế về đầu tư cho nguồn nhân lực logistics. - Nhận thức của người học còn chưa đầy đủ về ngành học này, họ chưa thấy hết được vai trò và sự đóng góp của logistics trong nền kinh tế. Do đó, họ còn khó khan trong thu hút người học,qquảng bá về ngành học còn hạn chế. 4. Một số giải pháp về đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển ngành logistics tại Việt Nam 4.1. Định hướng và mục tiêu đào tạo, phát triển nguồn nhân lực logistics tại Việt Nam Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 175/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược tổng thể phát triển khu vực dịch vụ của Việt Nam đến năm 2020, theo đó, định hướng cơ bản phát triển lĩnh vực dịch vụ logistics đến năm 2020: “Coi logistics là yếu tố then chốt thúc đẩy phát triển sản xuất hệ thống phân phối các ngành dịch vụ khác và lưu thông hàng hóa 227
  12. trong nước và xuất nhập khẩu; Hình thành dịch vụ trọn gói 3PL (integrated 3PL); phát triển logistics điện tử (e-logistics) cùng với thương mại điện tử và quản trị chuỗi cung ứng hiệu quả và thân thiện; Tốc độ tăng trưởng thị trường logistics đạt 20 - 25% năm; Tỉ lệ thuê ngoài logistics (outsourcing logistics) đến năm 2020 là 40%”. Xác định những mục tiêu đã đề ra, xác định dịch vụ logistics chỉ thực sự phát triển khi nền tảng cơ sở hạ tầng vững chắc; nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu xã hội; và nhiệm vụ chính cần thực hiện là “Đào tạo, nâng cao nhận thức và chất lượng NNL” Phát triển NNL logistics Việt Nam là một chiến lược liên tục và lâu dài. Cần phát triển NNL này theo hướng chính quy, chuyên nghiệp. Trong đó, về chiến lược dài hạn cần sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Bộ, ban ngành, hiệp hội trong việc ban hành các chính sách, hành lang pháp lý cho phát triển logistics. Về ngắn hạn, đề cao vai trò chủ động của các doanh nghiệp logistics trong việc nâng cao chất lượng nhân lực trong nội bộ doanh nghiệp, giỏi về chuyên môn, kỹ thuật thông qua đào tạo bằng các hình thức,nội dung và phương pháp đào tạo thích hợp. 4.2. Một số giải pháp chủ yếu về đào tạo nhăm đáp ứng nhu cầu phát triển ngành logistics Việt Nam. a) Đối với các cơ sở đào tạo -Các trường đại học và trường nghề hiện có cần mở rộng,bổ sung các chuyên ngành logistics mà xã hội còn thiếu . Các trường đã có chuyên ngành về logistics đào tạo bậc Đại học đầu tư phát triển chương trình đào tạo thạc sĩ, để có thể đảm bảo nguồn cung ứng chất lượng cao cho ngành logistics,cần nghiên cứu cập nhật nhu cầu cả về số lượng,chất lượng và cơ cấu nguồn nhân lực. Đầu tư,nâng cao chất lượng nội dung ,chương trình,cập nhật kiến thức,kỹ năng và kinh nghiệm thế giới ,tang cường liuên kết quốc tế trong đào tạo đại học và đào tạo nghề. - Tạo sự liên kết, gắn kết trong thiết kế chương trình đào tạo tại các trường với sự tham gia của doanh nghiệp. Để từ đó, xây dựng chương trình đào tạo đáp ứng được nhu cầu thị trường - Nhà trường, cơ sở đào tạo cần nâng cao trình độ chuyên môn và phát triển chuyên sâu đối với đội ngũ giảng viên thông qua các hình thức khác nhau như đào tạo mới, đào tạo lại, bồi dưỡng thực tế tại các doanh nghiệp logistics. - Mở rộng thêm ngành logistics tại một số các trường đại học khác như luật, tài chính, ngoại thương…, mở rộng đào tạo để đảm bảo phủ đầy các lĩnh vực của logictics, đảm bảo liên thông giữa các trường và các bậc trình độ. Dần tiến tới mở các trường, cơ sở đào tạo chuyên ngành về logistics. 228
  13. - Các trường cần các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, tư vấn cho học sinh khi lựa chọn đăng ký dự thi đại học, để học sinh và phụ huynh có thông tin cụ thể về lĩnh vực này qua đó thu hút nhiều hơn người học . - Mở rộng phát triển mô hình hợp tác quốc tế trong đào tạo nhân lực logistics tại trường Đại học. -Tăng cường cả số lượng và chất lượng nguồn nhân lực quản lý vừa đảm bảo nâng cao hiệu quả quản lý vừa là lực lượng quan trọng trong đào tạo,bồi dưỡng nhân viên. b) Đối với doanh nghiệp logistics - Các doanh nghiệp logistics cần hợp tác chặt chẽ với các trường đại học để giúp đỡ các trường đại học hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ; cũng như xây dựng chương trình,chuyên ngành đào tạo phù hợp, gắn kết được lý thuyết với thực tế công việc. Đồng thời, hỗ trợ các trường trong việc tiếp nhận thực tập sinh. Đây vừa là cơ hội cho cả sinh viên, nhà trường và doanh nghiệp trong việc đào tạo, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cho ngành logistics. - Doanh nghiệp logistics vừa và nhỏ có thể tăng cường liên kết chuỗi với nhau quá trình hoạt động; vì phần lớn doanh nghiệp logistics tại Việt Nam có quy mô nhỏ, vừa và siêu nhỏ, do vậy hạn chế về quy mô vốn, phạm vi tiếp cận đối với hoạt động logistics. - Doanh nghiệp cũng cần chú ý đến đào tạo thực tiễn ,nâng cao khả năng ứng dụng công nghệ thông tin vào thực tiễn hoạt động logistics. Đây là vấn đề quan trọng trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0, đảm bảo cung ứng hạ tầng thông tin đầy đủ,thuận lợi cho hoạt động kinh doanh và quản lý. c) Một số kiến nghị với Bộ, ngành: - Đối với Nhà nước: phổ biến và cung cấp các thông tin về chính sách, đường lối của Nhà nước trong xây dựng đội ngũ nhân lực logistics có trình độ cao . - Đối với Bộ Giáo dục và đào tạo: cần có chính sách đầu tư, khuyến khích mở các bộ môn và khoa logistics trong các trường Đại học, Cao đẳng luật, tài chính, kinh tế, ngoại thương. Trong đó, có chính sách hỗ trợ các trường xây dựng các chương trình, giáo trình đào tạo và hệ thống đào tạo liên thông giữa các cơ sở với nhau. - Các địa phương có tiềm năng phát triển: chú trọng huấn luyện đội ngũ cán bộ quản lý có năng lực xây dựng chính sách và biện pháp, tổ chức và quản lý các trung tâm logistics hiện đại. Đồng thời, có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp logistics trên địa bàn trong đào tạo chuyên sâu và xây dựng một chiến lược dài hạn phát triển NNL trẻ trong tương lai. 229
  14. 5. Kết luận Tiềm năng phát triển logistics tại Việt Nam là rất lớn do điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý thuận lợi cho giao thương hàng hoá và còn rất nhiều những khoảng trống, những lĩnh vực tiềm năng của logictics chưa được khai thác. Với định hướng của Nhà nước về đóng góp GDP của ngành logistics Việt Nam từ 8% đến 10% vào năm 2025, Nhà nước đã có những chiến lược phát triển ngành logistics, tạo điều kiện hành lang pháp lý thuận lợi cho sự phát triển của ngành. Để làm được điều này, đòi hỏi không chỉ ở cơ sở hạ tầng, mà còn cần đội ngũ nhân lực có chất lượng để đáp ứng được yêu cầu thực hiện công việc hiệu quả trong ngành và doanh nghiệp. Trong khuôn khổ hạn chế bài viết chỉ tập trung phân tích và chỉ ra những ưu điểm, hạn chế trong đào tạo nhằm nâng cao chất lượng NNL logistics hiện nay tại Việt Nam và đề xuất một số giải pháp, khuyến nghị chủ yếu về đào tạo NNL logistics đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành nhữn năm tới. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2017), Nghị định 163/2017/NĐ-CP quy định về kinh doanh dịch vụ logistics 2. Bộ Công thương (2017), Báo cáo Logistics Việt Nam 2017: Logistics từ kế hoạch đến hành động, NXB Công thương 3. Đoàn Thị Hồng Vân (2003), Logistics-Những vấn đề cơ bản, NXB Lao động- Xã hội, Hà Nội 4. Lambert, Stock và Elleam (1998), Fundaments of Logistics Management, Boston MA: Irwin/McGraw-Hill, c.14 5. Nguyễn Ngọc Quân, Nguyễn Vân Điềm (2013), Giáo trình Quản trị nhân lực, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân. 6. Vũ Bá Thể, (2005), “Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước”, NXB thống kê. 7. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật Thương mại. 8. Trần Xuân Cầu, Mai Quốc Chánh (2011), Giáo trình kinh tế nguồn nhân lực. Trường đại học Kinh tế Quốc dân, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân.
 9. Một số các web: http://cscmp.org/ ; http://www.ilo.org/ ; 10. Dữ liệu của VLR,Viện nghiên cứu phát triển TPHCM và một số trường Đại học, cao đẳng nghề. 230
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2