intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo án Vật lý lớp 6 : Tên bài dạy : ÔN TẬP HỌC KÌ I

Chia sẻ: Abcdef_26 Abcdef_26 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

188
lượt xem
16
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

I. MỤC TIÊU: 1. Hệ thống hóa kiến thức đã học. 2. Vận dụng các công thức và biết sử dụng để giải các bai tập. 3. Tính trung thực, chủ động trong học tập. II. CHUẨN BỊ: Hệ thống các câu hỏi để ôn tập. III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 1. Ổn định lớp Lớp trưởng báo cáo sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ: Vận dụng

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo án Vật lý lớp 6 : Tên bài dạy : ÔN TẬP HỌC KÌ I

  1. ÔN TẬP HỌC KÌ I I. MỤC TIÊU: 1. Hệ thống hóa kiến thức đã học. 2. Vận dụng các công thức và biết sử dụng để giải các bai tập. 3. Tính trung thực, chủ động trong học tập. II. CHUẨN BỊ: Hệ thống các câu hỏi để ôn tập. III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 1. Ổn định lớp Lớp trưởng báo cáo sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ: Vận dụng vào trong hệ thống câu hỏi. 3. Giảng bài mới: I. Câu hỏi ôn tập 1. Đơn vị đo độ dài hợp pháp của nước Viêt Nam là gì? 2. Khi dùng thước đo cần phải biết điều gì?
  2. 3. Cho biết dụng cụ đo thể tích chất lỏng? Đơn vị đo thể tích. 4. Nêu cách đo thể tích vật rắn không thấm nước trong hai trường hợp: Dùng bình chia độ, bình tràn. 5. Khối lượng của một vật là gì? Cho biết đơn vị, dụng cụ đo khối lượng? 6. Lực là gì? Thế nào là hai lực cân bằng? Cho biết đơn vị lực. Đo lực bằng gì ? 7. Cho biết những hiện tượng nòa có thể tác dụng lên vật. 8. Lực hút của Trái đất gọi là gì? Lực này có phương chiều như thế nào? 9. Một vật có khối lượng 100g thì có trọng lượng là 1N. Một vật có trọng lượng 10N thì có khối lượng 1kg. 10. Tại sao nói lò xo là một vật có tính đàn hồi? Khi lò xo bị nén hoặc bị dãn thì nó tác dụng lực gì lên các vật tiếp xúc với 2 đầu của nó? 11. Viết hệ thức liên qua giữa trọng lượng và khối lượng của cùng một vật. 12. Khối lượng riêng của một chất là gì? Đơn vị khối lượng riêng. 13. Trọng lượng riêng của một chất là gì? Đơn vị trọng lượng riêng. 14. Viết công thức tương quan giữa trọng lượng riêng và khối lượng riêng. 15. Các máy cơ đơn giản thường dùng là loại máy nào? 16. Để đưa một vật lên độ cao nhất định, em phải làm thế nào để giảm lực
  3. kéo vật trên mặt phẳng nghiêng đó. 17. Một vật được gọi là đòn bẩy phải có 3 yếu tố nào? II. Điền vào chỗ trống 1. Giới hạn đo của thước là……………….ghi trên thước. Độ chia nhỏ nhất của thước là ………………………….trên thước. 2. Thể tích vật rắn không thấm nước được đo bằng cách : …………vật đó vào chất lỏng đựng trong BCĐ thể tích của phần chất lỏng…………..bằng thể tích của vật. 3. Mọi vật đều có ……………., khối lượng của một vật chỉ ……………chứa trong vật. 4. Người ta đứng trên tấm ván mỏng làm nó cong đi . Tấm ván đã bị…………đó là do kết quả tác dụng của…………… lên tấm ván. 5. Dùng mạt phẳng nghiêng có thể kéo vật lên với một lực………………………của vật 6. Đòn bẩy luôn có………………………… và có………….............
  4. III. Trắc nghiệm 1. Một bạn dùng thước có ĐCNN 1cm để đo độ dài của cái bàn học . Trong các cách ghi kết quả sau đây cách ghi nào đúng nhất : A . 5m B . 50dm C . 50cm D . 5000mm 2. Thước nào sau đây thích hợp đo độ dài sân trường em ? A. Thước thẳng GHĐ 1m. B. Thước kẻ GHĐ 30cm. C. Thước dây GHĐ 100cm. D. Thước cuộn GHĐ 30m 3. BCĐ có ĐCNN là 0,5cm3. Cho biết kết quả đo nào là đúng : A. 20,2 cm3 B. 10,30 cm3
  5. C. 20,5 cm3 D. 20 cm3 4. Trên bao xi măng có ghi 50 kg số đó cho biết : A. Sức nặng của bao xi măng. B. Khối lượng của bao xi măng. C. Thể tích của bao xi măng. D. Sức nặng và trọng lượng của bao xi măng. 5. Sử dụng bình tràn để đo thể tích vật rắn không thấm nước thì thể tích của vật bằng : A. Thể tích tràn ra. B. Thể tích nước tràn ra bình chứa. C. Thể tích bình chứa. D. Thể tích còn lại trong bình tràn. 6. Hai lực cân bằng là hai lực : A. Mạnh như nhau, cùng phương, ngược chiều. B. Mạnh như nhau, khác phương, ngược chiều.
  6. C. Mạnh khác nhau, cùng phương, ngược chiều. D. Mạnh như nhau, cùng phương, khác chiều 7. Dùng chân đá mạnh vào quả bóng sẽ làm cho quả bóng : A. Biến dạng. B. Biến đổi chuyển động. C. Vừa biến dạng vừa biến đổi chuyển động. D. Không có hiện tượng gì xảy ra với quả bóng. 8. Lực đàn hồi của lò xo xuất hiện khi : A. Bị kéo dãn ra. B. Bị nén ngắn lại. C. Bị hỏng. D. Cả dãn ra và nén ngắn lại. 9. Máy cơ đơn giản sẽ giúp con người : A. Làm việc mệt nhọc hơn. B. Làm việc dễ dàng hơn. C. Làm việc khó khăn hơn.
  7. D. Làm việc nặng nề hơn 10. Trong các dụng cụ sau đây dụng cụ nào không phải là đòn bẩy : A. Cái kìm. B. Cái kéo. C. Cái cầu thang. D. Cái cân Rôbécvan. 4. Củng cố : Có bao nhiêu đơn vị đo, dụng cụ đo, cách đo đã học ở học kì 1? Có bao nhiêu công thức đã học và là các công thức nào ? 5. Dặn dò : Học bài chuẩn bị cho thi học kì I
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2