intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Công pháp quốc tế (Quyển 1): Phần 1

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:225

41
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình "Công pháp quốc tế (Quyển 1)" phần 1 trình bày nội dung các chương sau: Chương 1: Lý luận chung về luật quốc tế; Chương 2: Nguồn của luật quốc tế; Chương 3: Chủ thể của luật quốc tế. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Công pháp quốc tế (Quyển 1): Phần 1

  1. GIÁO TRĨNH QUỐC TẾ Ịlipilllljllll|| VNGỎ 2 8 8 0 . 0 0 0 2 (Quyển 1) N H À XUẤT BẢN HÓNG Đức
  2. Bộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHổ Hổ CHÍ MINH GIÁO TRÌNH & TẬP BÀI GIẢNG Dùng cho chương trình đào tạo cử nhân đại học luật Đã phát hành Giáo trình 01. Bầu cử trong nhà nước pháp quyển (Dùng cho cả sau ĐH) 20. Luật Hiến pháp Việt Nam 02. Công pháp quốc tế - Quyển 1 21. Luật Thương mại quốc tế - Phẩn I 03. Công pháp quốc tế - Quyển 2 22. Luật Thương mại quốc tế - Phần II 04. Kỹ năng nghiên cứu và lập luận 23. Lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới 05. Kỹ thuật soạn thảo văn bản 24. Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam 06. Những quy định chung về luật dân sự 25. Pháp luật đại cương 07. Luật Hình sựViệt Nam - Phán chung 26. Pháp luật vể hợp đóng và bổi thường thiệt 08. Luật Hình sự Việt Nam - Phẩn các tội phạm - Quyển 1 hại ngoài hợp đổng 09. Luật Hình sự Việt Nam - Phẩn các tội phạm - Quyển 2 27. Pháp luật vé tài sản, quyển sở hữu tài sản và quyển thừa kế 10. Luật Hôn nhân & gia đình Việt Nam 28. Pháp luật vé thương mại hàng hóa và dịch vụ 11. Luật Đất đai 29. Pháp luật vể cạnh tranh và giải quyết tranh 12. Luật Lao động chấp thương mại 13. Luật Thuế 30. Pháp luật về chủ thể kinh doanh 14. Luật Ngân hàng 31. Tâm lý học đại cương 15. Luật Sở hữu trí tuệ 32. Tội phạm học 16. Luật Tố tụng dân sự Việt Nam 33. Tư pháp quốc tế 17. Luật Tố tụng hành chính Việt Nam 34. Xã hội học đại cương 18. Luật Tố tụng hình sự Việt Nam 19. Luật Hành chính Việt Nam Tập bàỉ giảng 01. Đại cương văn hóa Việt Nam 08. Lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới 02. Giám định pháp y t 09. Pháp luật vể công chứng luật sư 03. Logic học 10. Pháp luật thanh tra, khiếu nại và tố cáo 04. Lý luận vể nhà nước 11. Tin học đại cương MOS - WORD 05. Lý luận vế pháp luật 06. Lịch sử vàn minh thế giới 07. Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam sắp phát hành: - GT Luật Mỏi trường Moi chi úeỉ xin Hen /lé. Trung tám học liệu, Trường Đại học Luật TP.HCM l
  3. TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ M INH GIÁO TRÌNH CÔNG PHÁP QUỐC TÉ (Quyển 1) TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NH«N THƯ VIỆN VN(j că-SSO oL . NHÀ XUẨT BẢN HÒNG ĐÚC m IIỘI LUẬT GIA VIỆT NAM
  4. Chủ biên TS Trần Thị Thùy Dương ThS Nguyễn Thị Yên Biên soạn Chương I TS Trần Thị Thùy Dương TS Tràn Thăng Long Chương II TS Ngô Hữu Phước Chương III TS Trần Thăng Long Chương IV TS Ngô Hữu Phước Chương V TS Ngô Hữu Phước Chương VI TS Trần Thăng Long - CN Hà Thị Hạnh Chương VII ThS Nguyễn Thị Vân Huyền - ThS Lê Đức Phương Chương VIII Tràn Thăng Long •] Chương IX ị TS Trần Thăng Long - ThS Nguyễn Ngọc Lâm Chương X ' TS Nguyễn Thị Phương Hoa Chương XI TS Trần Thăng Long Chương XII TS Trần Việt Dung - TS Tràn Phú Vinh - ThS Lê Tấn Phát Chương XIII ThS Nguyễn Thị Yên Chương XIV TS Trần Thăng Long - ThS Nguyễn Thị Yên
  5. LỜI NÓI ĐẦU Nhằm mục đích nâng cao chất lượng đào tạo và cải tiến phương pháp giảng dạy tại Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, Nhà trường tổ chức biên soạn Giảo trình Công pháp quốc tế. Nội dung của Giáo trình Công pháp quốc tế bao gồm: lv luận chung về luật quốc tế, nguồn của luật quốc tế, chủ thể cùa luật quốc tế, lãnh thổ và biên giới quốc gia, luật biển quốc tế, dân cư trong luật quốc tế, luật ngoại giao và lãnh sự (Quyển 1), luật về các tổ chức quốc tế liên chính phủ, luật quốc tế về quyền con người, luật hình sự quốc tế, luật môi trường quốc tế, luật kinh tế quốc tế, giải quyết tranh chấp trong luật quốc tế, trách nhiệm pháp lý quốc tế (Quyển 2). Giáo trình Công pháp quốc tế chắc chắn sẽ còn khiếm khuyết; mong bạn đọc góp ý để lần xuất bản tới, giáo trình được hoàn thiện hơn. Thư từ, ý kiến đóng góp xin được gửi tới: Phòng Đào tạo, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, số 2, Nguyễn Tất Thành, Quận 4, TP Hồ Chí Minh; Điện thoại: 08.39400.723 - 08.37266.333. TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẶT TP. HỒ CHÍ MINH ỏ
  6. MỤC LỤC (Quyển 1) CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ LUẬT QUỐC T Ế .........16 I. Khái niệm luật quốc tế ............................................................. 16 1.1. Định nghĩa luật quốc tế ........................................................... 17 1.2. Thuật ngữ « luật quốc tế » ......................................................19 1.3. Phân biệt « công pháp quốc tế » và « tư pháp quốc tế »....20 1.4. Quy phạm pháp luật quốc t ế .................................................. 22 II. Đặc trưng cửa luật quốc t ế ........................................................25 2.1. Những khác biệt cơ bản của luật quốc tế so với luật quốc gia............................................................................................25 2.2. Bản chất của luật quốc tế ........................................................31 2.3. Tranh luận về sự tồn tại của luật quốc t ế ..............................32 2.4. Vai trò của luật quốc tế .......................................................... 39 III. Lịch sử phát triển của luật quốc tế ..........................................41 3.1. Luật quốc tế thời kỳ cổ đ ạ i.....................................................41 3.2. Luật quốc tế thời kỳ trung đại................................................ 44 3.3. Luật quốc tế thời kỳ cận đại....................................................47 3.4. Luật quốc tế thời kỳ hiện đ ạ i..................................................51 3.5. Xu hướng phát triển của luật quốc tế thời kỳ hiện đại........60 IV. Quan hệ giữa luật quốc tế và luật quốc gia........................... 62 4.1. Phạm vi điều chỉnh của luật quốc tế và luật quốc gia.........63 4.2. Quan hệ thứ bậc giữa luật quốc tế và luật quốc g ia ............ 66 4.3. Tương tác giữa luật quốc tế và luật quốc g ia....................... 70 5
  7. V. Một số nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế .......................... 76 5.1. Cơ,sở pháp lý và đặc điểm của các nguyên tắc cơ bản của luật quôc tê ....................................................................................... 76 5.2. Nội dung của một số nguyên tắc cơ bản của luật quốc té...81 CHƯƠNG II: NGUỒN CỦA LUẬT QUỐC TẾ........................91 I. Lý luận chung về nguồn của luật quốc tế ..............................91 1.1. Khái niệm nguồn của luật quốc t ế .........................................91 1.2. Các loại nguồn của luật quốc tế .............................................92 II. Điều ước quốc t ế ....................................................................... 94 2.1. Khái niệm điều ước quốc tế .................................................. 94 2.2. Phân loại điều ước quốc tế ................................................... 96 2.3. Tên gọi, ngôn ngữ và cấu trúc củađiều ước quốc t ế ............97 2.4. Quy trình ký kết điều ước quốc t ế .........................................99 2.5. Gia nhập điều ước quốc t ế ...................................................112 2.6. Bảo lưu điều ước quốc t ế ..................................................... 114 2.7. Hiệu lực của điều ước quốc t ế ............................................ 120 2.8. Giải thích, công bố đăng ký và thực hiện điều ước quốc tế .............................................................................................130 2.9. Mối quan hệ giữa điều ước quốc tế và pháp luật quốc gia... 135 III. Tập quán quốc tế ..................................................................... 148 3.1. Khái niệm tập quán quốc t ế ..................................................148 3.2. Điều kiên trở thành nguồn luật quốc tế của tập quán quốc tế ........................................................... ..................... ...............!.....149 3.3. So sánh điều ước quốc tế với tập quán quốc tế ................. 151 IV. Các nguyên tắc pháp luật chung được các dân tộc văn minh thừa nhận...................................................... ;................................155 4.1. Khái niệm các nguyên tắc pháp luật chung.......................155 4.2. Vai trò cùa các nguyên tắc pháp luật chung......................156 6
  8. V. Các phương tiện bổ trợ nguồn luật quốc tế ........................ 157 5.1. Các nghị quyết xét xử của Tòa án Công lý quốc t ế ..........157 5.2. Các học thuyết về luật quốc tế .............................................158 CHƯƠNG III: CHỦ THÊ CỦA LUẬT QUỐC T Ế ................ 165 I. Khái niệm chủ thể của luật quốc t ế ........................................ 165 II. Quốc gia - chủ thể cơ bản của luật quốc tế.......................... 170 2.1. Các yếu tố cấu thành quốc gia với tư cách là chủ thể của luật quốc tế .........................................7................................................. 172 2.2. Các quyền và nghĩa vụ quốc tế cơ bản của quốc g ia ........181 2.3. Công nhận quốc tế đối với quốc g ia ....................................183 2.4. Vấn đề kế thừa của quốc gia trong luật quốc tế ................ 201 III. Các dân tộc đang đấu tranh giành quyền dân tộc tự quyết........................................................................................... 212 3.1. Khái niệm dân tộc và nguyên tắc quyền dân tộc tự quyết........................................................................................... 212 3.2. Quyền năng chủ thể và quyền cơ bản của các dân tộc đang đấu tranh giành độc lập........*....................................................... 216 IV. Tổ chức quốc tế liên chính p h ủ ............................................ 217 4.1. Khái niệm ................................................................................ 217 4.2. Quyền năng cơ bản của tổ chức quốc tế liên chính phủ ...219 V. Thực thể đặc biệt trong luật quốc tế - Tòa thánh Vatican.... 220 CHƯƠNG IV: LÃNH THỔ VÀ BIÊN GIỚI QUỐC GIA ....225 I. Những vấn đề pháp lý cơ bản về lãnh thổ quốc g ia ... ......225 1.1. Khái niệm về lãnh th ổ ........................................................... 225 1.2. Phân loại lãnh thổ trong luật qũổc t ế .................................. 227 1.3. Lãnh thổ quốc gia trong luật quốc t ế .................................. 228 1.4. Chủ quyền quốc gia đổi với lãnh th ổ .................................. 235 7
  9. 1.5. Thay đôi và xác lập chủ quyền quốc gia đối với lãnh th ổ ......................................................................................... 243 1.6. Sơ lược về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường S a ........... 251 II. Những vấn đề pháp lý cơ bản về biên giới quốc gia........259 2.1. Khái niệm, các bộ phận cấu thành và kiểu biên giới quốc gia......................................................................................... 259 2.2. Hoạch định biên giới quốc gia............................................ 266 2.3. Quy chế pháp lý của biên giới quốc gia............................. 273 2.4. Khái quát về biên giới Việt Nam với các nước láng giềng...................................................................................... 277 CHƯƠNG V: LUẬT BIỂN QUỐC T Ế ..................................... 298 I. Khái quát về luật biển quốc tế ............................................ 298 1.1. Khái niệm luật biển quốc tế .................................................298 1.2. Nguồn của luật biển quốc t ế ................................................304 1.3. Các nguyên tắc của luật biển quốc tế..................................311 II. Các vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia............................. 315 2.1. Nội thủy.................................................................................315 2.2. Lãnh h ả i.................................................................................348 III. Các vùng biển thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của quốc g ia .................................................................................. 361 3.1. Vùng tiếp giáp lãnh hải........................................................ 361 3.2. Vùng đặc quyền kinh tế ....................................................... 365 3.3. Thềm lục đ ịa ......................................................................... 376 3.4. Phân định vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục đ ịa .......... 383 IV. Biển quốc tế và đáy đại dương............................................ 396 4.1. Biển quốc tế ...........................................................................396 4.2. Đáy đại dương (La zone).....................................................400 8
  10. CHƯƠNG VI: DÂN c ư TRONG LUẬT QUỐC T Ế ............. 409 I. Khái niệm và địa vị pháp lý của dân c ư ...............................409 1.1. Định nghĩa dân cư trong luật quốc tế ................................. 409 1.2. Quy định địa vị pháp lý của dân c ư .................................... 411 II. Một số vấn đề pháp lý về quốc tịch....................................... 417 2.1. Khái niệm quốc tịch ...............................................................417 2.2. Các cách thức có quốc tịc h ................................................. 424 2.3. Bằng chứng về việc có quốc tịc h ......................................... 436 2.4. Chấm dứt mối quan hệ quốc tịc h ......................................... 436 2.5. Hai quốc tịch........................................................................... 440 2.6. Không quốc tịch (stateless)................................................... 444 III. Địa vị pháp lý của người nước ngoài, cư trú chính trị và bảo hộ công d â n ..............................................................................447 3.1. Địa vị pháp lý của người nước ngoài.................................. 448 3.2. Cư trú chính trị........................................................................ 453 3.3. Bảo hộ công dân (Bảo hộ ngoại giao)................................. 455 CHƯƠNG VII: LUẬT NGOẠI GIAO VÀ LÃNH s ự ........... 480 I. Khái quát về luật ngoại giao và lãnh s ự ............................... 480 1.1. Khái niệm luật ngoại giao và lãnh s ự ..................................480 1.2. Nguồn của luật ngoại giao lãnh sự....................................... 482 1.3. Các nguyên tắc của luật ngoại giao và lãnh s ự .................. 485 1.4. Hệ thống cơ quan quan hệ đối ngoại của nhà nư ớ c.......... 490 II. Cơ quan đại diện ngoại giao................................................. 499 2.1. Khái niệm và phân loại cơ quan đại diện ngoại giao......499 9
  11. 2.2. Chức năng của cơ quan đại diện ngoại g iao ..................... 501 2.3. Cấp, hàm và chức vụ ngoại giao........................................ 504 2.4. Trình tự bổ nhiệm người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao.......................................................................................507 2.5. Khởi đầu và kết thúc chức vụ của người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao.................................................. ....509 2.6. Thành viên của cơ quan đại diện ngoại giao......................510 2.7. Đoàn ngoại giao.....................................................................512 2.8. Quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại g ia o .....................................513 III. Cơ quan lãnh s ự ......................................................................525 3.1. Khái niệm, chức năng của cơ quan lãnh s ự .......................525 3.2. Cấp của cơ quan lãnh sự và người đứng đầu cơ quan lãnh s ự ............................................................................. 529 3.3. Bổ nhiệm người đứng đầu cơ quan lãnh s ự .......................530 3.4. Cơ cấu tổ chức và thành viên của cơ quan lãnh sự ...........531 3.5. Khởi đầu và kết thúc chức năng lãnh sự ............................ 532 3.6. Lãnh sự danh dự.....................................................................533 3.7 Đoàn lãnh s ự .......................................................................... 535 3.8. Quyền ưu đãi và miễn trừ lãnh sự........................................536 IV. Phái đoàn đại diện của các quốc gia tại các tò chức quốc tế, phái đoàn đại diện cua tổ chức quốc tế tại các quốc g ia ..........540 4.1. Phái đoàn đại diện của các quôc gia tại các tô chức quốc tế.............................................................................................540 4.2. Phái đoàn đại diện của tổ chức quốc tế tại các quốc g ia ..... 545 10
  12. DANH MỤC CÁC TỪ VIÉT TẮT ADB: Ngân hàng phát triển châu Á (Asia Development Bank) ALADI: Hội liên kết Mỹ - Latinh {Latin American Intégration Association) APEC: Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương (Asia Pacific Economie Coopération) ASEAN: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á {Association o f South East Asian Nations) AU: Liên minh châu Phi {African Union) CARICOM: Cộng đồng kinh tế Caribe {Caribean Communitỳ) c AT : Công ước chống tra tấn và các hình thức trừng phạt và đối xừ tàn bạo, vô nhân đạo hay hạ nhục khác {Convention against Torture) CEDAW: Công ước về xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xừ chống lại phụ nữ {Committee on the Elimination o f Discrimination against Women) CEEAC: Cộng đồng kinh tế các nước Trung Phi {Communauté Economique des États d ’ frique) A CHLB: Cộng hòa liên bang CHND: Cộng hòa nhân dân CHXHCN: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa CITES: Công ước về Buôn bán quốc tế các loại động thực vật hoang dã nguy cấp (Convention on International Trade in Endangered Species ofW ild Fauna and Flora) CMEA: Hội đồng tương trợ kinh tế {Council o f Mutual Economie Assistance) 11
  13. COPAL: Liên minh những nước sản xuất ca cao (.Alliance o f Cocoa Producing Countries) CRC: Công ước về quyền trẻ em ( Convention on the Rights o f the Child) CSCE: Hội nghị về An ninh và Hợp tác ở châu Âu ( Conference on Security and Co-operation in Europe) CSW: ủ y ban về địa vị phụ nữ (Commission on the Status o f Women) ĐHĐ: Đại Hội đồng ĐHĐ: Đại hội đồng EAEC: Cộng đồng châu Âu về năng lượng nguyên tử {European Atomic Energy Commừnity) ECOCAS: Cộng đồng Kinh tế Trung Phi {Economic Community o f Central African States) ECOSOC: Hội đồng kinh tế xã hội {Economic and Social Council) ECOWAS: Cộng đồng kinh tế các nước Tầy Phi {Economic Community o f West African States) ECOWAS: Cộng đồng Kinh té Tây Phi {Economic Community o f West African States) ECSC: Cộng đồng châu Âu về than và thép {European Coal and Steel Community) EEC: Cộng đồng kinh tế châu Âu {European Economic Community) EFTA: Khu vực thưcmg mại tự do châu Âu {European Free Trade Association) EU: Liên minh châu Âu {European Union) FAO: Tổ chức nông lưcmg {Food and Agriculture Organization) 12
  14. GATT: Hiệp định chung về thuế quan và mậu dịch (General Agreement on Trade and Tariffs) HĐBA: Hội đồng Bảo an HĐKTXH: Hội đồng Kinh tế Xã hội IAEA: Tổ chức Năng lượng Nguyên tử Thế giới (International Atomic Energy Agency) ICC: Tòa án hình sự quốc tế (International Criminal Court) ICCPR: Công ước quốc tế về quyền dân sự, chính trị (International Covenant on Civil and Political Rights) ICERD: Công ước quốc tế về xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xừ vê chủng tộc (International Convention on the Elimination o f All Forms o f Racial Discrimination ) ICESCR: Công ước quốc tế về quyền kinh tế, xã hội, văn hóa {International Covenant on Economic, Social and Cultural Rights) ICJ: Tòa án Công lý quốc tế (International Court o f Justice) ICPPED: Công ước quốc tế về bảo vệ tất cả mọi người khỏi bị đưa đi mất tích {International Convention fo r the Protection o f All Persons from Enforced Disappearance) ICRMW: Công ước quốc tế về bảo vệ quyền của mọi người lao động di trú và các thành viên của gia đình họ {Convention on the Protection o f the Rights o f All Migrant Workers and Members o f Their Families) ICRPD: Công ước về quyền của những người khuyết tật {Convention on the Rights o f Persons with Disabilities) ICSID: Trung tâm Quốc tế về Giải quyết các tranh chấp về đầu tư {International Centre fo r the Settlement o f Investment Disputes) 13
  15. ILO: Tô chức lao động quốc tế (International Labor Organization) IMCO: Tổ chức Tư vấn hàng hải quốc tế {International Maritime Consultative Organization) IMF: Quỹ Tiền tệ Quốc tế {International Monetary Fund) IMO: Tổ chức Hàng hải Quốc tế {International Maritime Organization) ITLOS: Tòa án Quốc tế về Luật biển {International Tribunal for the Law o f the Sea) ITU: Liên minh điện tín thế giới {International Telegraph Union) IUCN: Liên minh Quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên {International Union fo r the Conservation o f Nature) LHQ: Liên hợp quốc MARPOL: Công ước về Ngăn chặn ô nhiễm biển từ tàu thuyền {International Convention for the Prevention o f Pollution from Ships) MERCOSUR: Khối Thị trường chung Nam Mỹ {Mercado Común del Sur) NATO: Khối Quân sự Bắc Đại Tây Dương {North Atlantic Treaty Organization) Nxb: Nhà xuất bản OAS: Tổ chức các nước châu Mỹ {Organizations o f American States) OAU: Tổ chức thống nhất Châu Phi {Organization o f African Unity) OECD: Tổ chức hợp tác về kinh tế và phát triển {Organisation for Economic Co-operation and Development) 14
  16. OPEC: Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ ( Organization o f Petroleum Exporting Countries) PCA: Tòa Trọng tài Thường trực của Hội Quốc liên (Permanent Court o f Arbitration) TACLQT: Tòa án công lý quốc tế TAQT: Tòa án quốc tế UDHR: Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người năm 1948 ( Universal Declaration o f Human Rights) UIC: Liên hiệp vận tải đường sắt quốc tế {International Union o f Raiways) UNDP: Chưcmg trình phát triển của Liên hợp quốc ( United Nations ’ Development Programme) UNEP: Chương trình Môi trường của Liên hợp quốc (United Nations ’ Environment Programme) UNESCO: Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quôc {United Nations’ Educational, Scientific and Cidtural Organization) UNICEF: Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc {The United Nations’ Children’ Fund) s UNIDO: Tổ chức Phát triển Công nghiệp của Liên hợp quốc {The United Nations’ Industrial Development Organization) UPU: Liên minh bưu chính thế giới {Universal Postal Union) WB: Ngân hàng Thế giới {W orldBank) WHO: Tổ chức y tế thế giới {WorldHealth Organization) WTO: Tổ chức thương mại thế giới {World Trade Organization) XHCN: Xã hội chủ nghĩa 15
  17. CHƯƠNG I LÝ LUẬN CHUNG VÈ LUẬT QUÓC TẾ Khi các quốc gia hình thành, các quan hệ liên quốc gia cũng đồng thời xuất hiện. Những quan hệ này tồn tại song song với các quan hệ phát sinh trong phạm vi lãnh thổ của các quốc gia. Các quốc gia sử dụng công cụ pháp luật để điều chinh các quan hệ xã hội phát sinh trong phạm vi lãnh thổ của mình nhằm phục vụ cho lợi ích của giai cấp thống trị cũng như đảm bảo sự ổn định của trật tự xã hội. Tổng thể các nguyên tắc và quy phạm này tạo thành hệ thống pháp luật quốc gia. Trong khi đó, quan hệ giữa các quốc gia, với đặc trưng là quan hệ giữa những thực thể có chủ quyền, cần được điều chỉnh bởi một hệ thống các quy phạm có bản chất khảc với các quy phạm pháp luật quốc gia. Hệ thống các quy phạm này được gọi là hệ thống pháp luật quốc tế. Để nắm bắt những nét chung nhất về hệ thống pháp luật quốc tế, trước hết cần trả lời câu hỏi luật quốc tế là gì (I) và luật quốc tế có những đặc trưng nổi bật nào (II). Những nguyên tắc và quy phạm của luật quốc tế ngày nay là kết quả của nhiều thế kỷ hình thành, kế thừa và phát triển (III). Được xây dựng và phát triển dựa trên một số nguyên tắc mang tính cơ bản (V), luật quốc tế có quan hệ tương tác mạnh mẽ với luật quốc gia (IV). I. KHÁI NIỆM LUẬT QUÓC TÉ Có nhiều cách để định nghĩa luật quốc tế (1.1) nhưng nhìn chung, thuật ngữ «luật quốc tế» hàm ý luật giữa các quốc gia (1.2). c ầ n chú ý rằng thuật ngữ «công pháp quôc tế» cũng thường được dùng để chỉ luật quốc tế, nhăm phân biệt luật này với «tư pháp quốc tế» (1.3). Luật quốc tế được cấu thành bởi những «hạt nhân», đó chính là các quy phạm pháp luật quốc tể (1.4). 16
  18. 1.1. Định nghĩa luật quốc tế Luật quốc tế có thể được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau, tùy thuộc vào thời điểm, bối cảnh định nghĩa cũng như quan điểm của tác giả định nghĩa. Nhìn chung, việc xây dựng khái niệm luật quốc tế thường được tiếp cận từ phưong diện đối tượng điều chỉnh, quy trình xây dựng, chủ thể xây dựng và tiêu chuẩn để công nhận quy phạm luật quốc tế. Khi xem xét tranh chấp Lotus giữa Pháp và Thổ N hĩ Kỳ. Tòa Công lý thường trực quốc tế đưa ra định nghĩa sau vê luật quốc tế: «Luật quốc tế điều chinh quan hệ giữa các quốc gia độc lập. Các quy định của luật có giả trị bắt buộc đổi với các quốc gia bởi chúng bẳt nguồn từ chỉnh ý chí của họ thể hiện trong các công ước (điều ước) hoặc qua các thông lệ được công nhận một cách rộng rãi, thể hiện những quy tắc pháp lý thành lập nhằm điều chinh quan hệ giữa những cộng đồng độc lập cùng tồn tại với nhau hoặc nhằm đạt đến những mục đích chung.».' Định nghĩa trên có ý nghĩa quan trọng khi ra đời (năm 1927) và ngày nay vẫn còn một số giá trị nhất định. Tuy nhiên, đây chỉ là một trong rất nhiều định nghĩa khác nhau về luật quốc tế. Căn cứ trên đối tượng điều chỉnh của luật quôc tê, luật quốc tế được định nghĩa «... bao gồm các quy định và nguyên tắc có tỉnh áp dụng chung nhằm điều chinh các hành vi của quôc gia và tổ chức quốc tế cũng như mồi quan hệ giữa chúng với nhau (ỉnter se), cũng như điều chỉnh một số quan hệ của họ với các cả nhăn hoặc pháp nhân»} Tưong tự, một sô học giả luật quôc tê định nghĩa luật quốc tế là «một ngành luật tổng hợp các nguyên tắc và quy phạm pháp luật điều chỉnh chù yếu các quan hệ chinh 1 Lotus (Pháp và Thổ Nhĩ Kỳ), PCJ Judgment, 1927. . 2 Theo bàn Trình bày (lần thứ ba) về luật liên quan đến quan hệ đối ngoại của Học viện Luật Hoa Kỳ. TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN THƯ VIỆN 17 V M ổr ¿ m ô - o l
  19. trị hoặc các khỉa cạnh chỉnh trị của các quan hệ khác giữa các quôc gia với nhau cũng như giữa các quốc gia và các chủ thế phái sinh và đặc biệt khác của luật quốc tể»} Luật quốc tế còn có thể được định nghĩa một cách đơn giản là tập hợp các quy tắc điều chỉnh các mối quan hệ giữa các quốc gia và các chủ thể khác3 hoặc luật áp dụng cho xã hội quốc tế.5 4 Nhẩn mạnh quy trình xây dựng, chủ thể xây dựng, đối tượng điều chỉnh và tiêu chuẩn để công nhận quy phạm luật quốc tế, một số học giả định nghĩa luật quốc tế là «hệ thong các nguyên tẳc và quy phạm pháp luật, được các quốc gia và các chủ thể khác của luật quốc tể thỏa thuận xây dựng nên, trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng nhằm điều chỉnh những quan hệ phát sinh giữa các quổc gia và các chủ thể khác trong mọi lĩnh vực cùa đời sống xã hội».67 Một trong những định nghĩa có thể coi là phản ánh đầy đủ nhất bản chất và những đặc trưng cơ bản của luật quốc tế, giúp phân biệt luật quốc tế với luật quốc gia và hiện được sử dụng rộng rãi trong các giáo trình luật quốc tế của Việt Nam thuộc về giáo sư G.I. Tunkin, theo đó luật quốc tế là “Tông thể những quy phạm được tạo ra bởi thỏa thuận giữa những quôc gia thuộc các hệ thống xã hội khác nhau, phản ánh ý chỉ hòa hợp của các quốc gia và có đặc tỉnh dân chủ chung, điều chỉnh quan hệ giữa các quốc gia với nhau trong quá trình đẩu tranh và hợp tác theo hướng đảm bảo hòa bình và cùng tồn tại hòa bình, tự do và sự độc lập của các dân tộc, và trong trường hợp cân thỉêt được đảm 3 Nguyễn Hồng Thao, Giáo trình luật quốc tế, Nxb. Giáo dục, 1999, tr. 12. 4 Raymond Guillien & Jean Vincent, Từ vựng thuật ngữ pháp lý (Lexique des termes juridiques), Dalloz, in lần thứ 13, 2001,. tr. 219. 5 Nguyễn Quốc Định, Patrick Daillier, Alain Pellet, Công pháp quốc tế (Droit international public), LGDJ, Paris, 2002, tr. 3. 6 Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật quốc tế, Nxb. Công an nhân dân, 2007,7 tr. 8. 18 -
  20. bảo thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế một cách riêng lẻ hoặc tập thể bởi các quốc g ia ’’.1 Nhìn dưới góc độ pháp lý, một định nghĩa luật quốc tế nói chung cần thể hiện những vấn đề cơ bản như: chủ thể và đối tượng điều chỉnh của luật quốc tế, phương thức hình thành các nguyên tăc và quy phạm luật quôc tê, phương thức thực thi và bảo đảm thi hành các nguyên tắc và quy phạm này. Dựa trên những tiêu chí này, định nghĩa của giáo sư Tunkin là tương đôi thích hợp, mặc dù còn chưa đầy đủ ở chỗ chỉ đề cập đến quốc gia là chủ thể của luật quốc tế. Như vậy, ta có thể đi đến kết luận luật quốc tế là hệ thống các nguyên tắc và quy phạm pháp luật do các chủ thể của luật quôc tê (bao gồm quốc gia và các chủ thể khác của luật quốc tê) thỏa thuận xây dựng nên trên cơ sở tự nguyên và bình đảng nhăm điêu chỉnh các quan hệ phát sinh giữa các chủ thề luật quôc tê với nhau trong mọi lĩnh vực của đời sổng quốc tế và được đảm bảo thực hiện bởi chỉnh các chủ thể đó. 1.2. Thuật ngữ «luật quốc tế» Vê mặt lịch sử, thuật ngữ «luật quốc tế» được sử dụng ngày naỵ có nguồn gốc từ thuật ngữ tiếng Anh «international ỉaw» xuât hiện năm 1780 trong cuôn sách của Bentham Giới thiệu các nguyên tẩc của đạo đức và pháp luật. Ý nghĩa của từ này là «luật giữa các dân tộc» còn được thể hiện qua những thuật ngữ tương tự được sử dụng trong nhiều ngôn ngữ. Chẳng hạn, droit International (tiếng Pháp), derecho internacional (tiếng Tây Ban Nha), Meotcòvnapoốìioe npatso (tiếng Nga). Thuật ngữ của Bentham thực tế chính là thuật ngữ có nguồn gốc latin jus ínter gentes được Vitoria dùng vào thế kỷ XVI và được nhắc lại bởi luật gia người Anh Zouch vào năm 1650, sau này đã được quan chưởng ấn ( Chancellor) Aguesseau dịch vào đầu thế kỷ7 7 G. I. Tunkin, Lý thuyết về luật quốc tế (Theory o f International Law ) (bản dịch và lời giới thiệu cùa William E Butler), London 1974 tr. 251. 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2