intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Công pháp quốc tế (Quyển 2): Phần 1

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:200

18
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình "Công pháp quốc tế (Quyển 2)" phần 1 trình bày những nội dung chính sau: Luật về các tổ chức quốc tế liên chính phủ; Luật quốc tế về quyền con người; Luật hình sự quốc tế;... Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Công pháp quốc tế (Quyển 2): Phần 1

  1. GIÁO TRÌNH Thư viện-ĐH Quy Nhơn lllllll llllllllllllllll III 1111 l li l l l l l i l l OƯỐC TẾ '< = ^ _____ Ậ» ■ S tm (Quyển 2) ì NHÀ XUẤT BẢN HỔNG Đức - HỘI LUẬT GIA VIỆT NAM
  2. Bộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỔ CHÍ MINH GIÁO TRÌNH & TẬP BÀI GIẢNG Dùng cho chương trình đào tạo cử nhân đại học luật Đã phát hành Giáo trình 01. Bẩu cử trong nhà nước pháp quyển (Dùng cho cả sau ĐH) 20. Luật Hiến pháp Việt Nam 02. Công pháp quốc tế - Quyển 1 21. Luật Thương mại quốc tế - Phẩn I 03. Công pháp quốc tế - Quyển 2 22. Luật Thương mại quốc tế - Phần II 04. Kỹ năng nghiên cứu và lập luận 23. Lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới 05. kỹ thuật soạn thảo văn bản 24. Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam 06. Những quy định chung vé luật dân sự 25. Pháp luật đại cương 07. Luật Hình sự Việt Nam - Phẩn chung 26. Pháp luật vé hợp đổng và bồi thường thiệt 08. Luật Hình sự Việt Nam - Phẩn các tội phạm - Quyển 1 hại ngoài hợp đổng 09. Luật Hình sựViệt Nam - Phẩn các tội phạm - Quyển 2 27. Pháp luật về tài sản, quyền sở hữu tài sản và quyền thừa kế 10. Luật Hôn nhân & gia đình Việt Nam 28. Pháp luật về thương mại hàng hóa và dịch vụ 11. Luật Đất đai 29. Pháp luật vể cạnh tranh và giải quyết tranh 12. Luật Lao động chấp thương mại 13. Luật Thuế 30. Pháp luật vé chủ thể kinh doanh 14. Luật Ngân hàng 31. Tâm lý học đại cương 15. Luật Sở hữu trí tuệ 32. Tội phạm học 16. Luật Tố tụng dân sự Việt Nam 33. Tư pháp quốc tế 17. Luật Tố tụng hành chính Việt Nam 34. Xã hội học đại cương 18. Luật Tố tụng hình sự Việt Nam 19. Luật Hành chính Việt Nam Tập bài giảng 01. Đại cương văn hóa Việt Nam 08. Lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới 02. Giám định pháp y 09. Pháp luật về công chứng luật sư 03. Logic học 10. Pháp luật thanh tra, khiếu nại và tố cáo 04. Lý luận về nhà nước 11. Tin học đại cương MOS - WORD 05. Lý luận về pháp luật 06. Lịch sử văn minh thế giới 07. Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam sắp phát hành: - GT Luật Mói trường Mọi clv t/ét xin Hên /lẽ. Trung tâm học liệu, Trường Đại học Luật TP.HCM Táng tròt Khu c, sò 02, Nguyên Tiít Thành, P.12, Q.4,Tp. Hó Chí Minh Điện thoại : 028. 39400989 (149-150) http://nhasach.hcmulci'.v.edu.vn
  3. TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH GIÁO TRÌNH CÔNG PHÁP QƯÓC TẾ (Quyển 2) TRƯềNG DẠI HỌC OUY NHƠN ______ THƯ VIỆN VN ổr éiS ĩA . 3 NHẢ XI'ÁT BÂN HÒNG o ủ c ia HỘI LliẠT GIA VIẸT NAM
  4. Chủ biên TS Trần Thị Thùy Dương TS Trần Thăng Long Biên soạn Chương I TS Tràn Thị Thùy Dương - TS Trần Thăng Long Chương II TS Ngô Hữu Phước Chương III TS Trần Thăng Long Chương IV TS Ngô Hữu Phước Chương V TS Ngô Hữu Phước Chương VI TS Trần Thăng Long - CN Hà Thị Hạnh Chương VII ThS Nguyễn Thị Vân Huyền - ThS Lê Đức Phương Chương VIII TS Trần Thăng Long * : ~ ~ Chương IX TS Trần Thăng Long - ThS Nguyễn Ngọc Lâm Chương X TS Nguyễn Thị Phương Hoa Chương XI TS Trần Thăng Long Chương XII TS Trần Việt Dũng - TS Trần Phú Vinh - ThS Lê Tấn Phát Chương XIII ThS Nguyễn Thị Yên Chưong XIV TS Trần Thăng Long - ThS Nguyễn Thị Yên
  5. LỜI NÓI ĐẦU Nhằm mục đích nâng cao chất lượng đào tạo và cải tiến phưorng pháp giảng dạy đổi với chương trình đào tạo cử nhân Luật tại Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, Nhà trường tổ chức biên soạn Giáo trình Công pháp quốc tế. Nội dung của Giáo trình Công pháp quốc tế bao gồm: lý luận chung về luật quốc tế, nguồn của luật quốc tế, chủ thể cúa luật quốc tế, lãnh thổ và biên giới quốc gia, luật biển quốc tế, dân cư trong luật quốc tế, luật ngoại giao và lãnh sự (Quyển 1), luật về các tổ chức quốc tế liên chính phủ, luật quốc tế về quyền con người, luật hình sự quốc tế, luật môi trường quốc tế, luật kinh tế quốc tế, giải quyết tranh chấp trong luật quốc tế, trách nhiệm pháp lý quốc tế (Quyển 2). Giáo trình Công pháp quốc tế chắc chắn sẽ còn khiếm khuyết; mong bạn đọc góp ý để lần xuất bản tới, giáo trình được hoàn thiện hơn. Thư từ, ý kiến đóng góp xin được gửi tới: Phòng Đào tạo, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, số 2, Nguyễn Tất Thành, Quận 4, TP Hồ Chí Minh; Điện thoại: 08.39400.723 - 08.37266.333. TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP.HỒ CHÍ MINH
  6. MỤC LỤC (Quyển 2) CHƯƠNG V III: LUẬT VỀ CÁC TÔ CHỨC QUỐC TẾ LIÊN CHÍNH PHỦ..................................................................................... 16 I. Khái niệm tổ chức quốc tế liên chính phủ và luật các tổ chức quốc tế ...............................................................................................16 1.1. Khái niệm tổ chức quốc tế liên chính p h ủ ................................ 17 1.2. Phân loại tổ chức quốc tế liên chính p h ủ ..............,................... 23 1.3. Lịch sử phát triển của các tổ chức quốc tế liên chính phủ..... 25 1.4. Luật các tổ chức quốc tế liên chính phủ................................... 27 1.5. Nguồn luật về các tổ chức quốc tế liên chính phủ....................30 II. Quyền năng chủ thể của tổ chức quốc tế liên chính phủ.......31 2.1. Cơ sờ lý luận.............................................................................. 31 2.2. Nội dung quyền năng chủ thể của tổ chức quốc tế liên chính phủ.................................................................................... 35 2.3. Thành viên của tổ chức quốc tế liên chính p hủ.........................38 2.4. Đại diện quốc gia tại tổ chức quốc tế liên chính p hủ................50 2.5. Các quyền và nghĩa vụ cơ bản của thành viên tổ chức quốc tế liên chính phủ.................................................................................... 50 III. Quyền ưu đãi và miễn ừừ đổi với tổ chức quốc tế liên chính phủ...................................................................................52 IV. Cơ cấu tổ chức cùa tổ chức quốc tế liên chính p h ủ ............. 57 V. Việc chấm dút tồn tại và sự kế thừa đối với tổ chức quốc tế liên chính phủ.................................................................................. 60 5.1. Tổ chức quốc tế liên chính phủ chấm dứt tồn tạ i...................60 5
  7. 5.2. Vấn đề kế thừa đối với các tổ chức quốc tế liên chính p hủ..62 VI. Trách nhiệm pháp lý quốc tế liên quan đến tổ chức quốc tế liên chính phủ...................................................................................63 6.1. Trách nhiệm pháp lý đối vói tổ chức quốc tế liên chính phủ ....64 6.2. Trách nhiệm pháp lý quốc tế của tổ chức quốc tế .....................66 CHƯƠNG IX: LUẬT QUỐC TẾ VỀ QUYỀN CON NGƯỜI.....71 I. Khái niệm quyền con người và luật quốc tế về quyền con ngườ i......................................................................................... 71 1.1. Khái niệm quyền con người....................................................... 71 1.2. Quyên con người trong tương quan so sánh với quyên công d â n ....................................... 79 1.3. Khái niệm luật quốc tế về quyền con người............................. 81 II. Đối tượng, phương pháp điều chỉnh và nguồn của luật quốc tế về quyền con người......................................................................... 83 2.1. Đối tượng điều chỉnh của luật quốc tế về quyền con người.....83 2.2. Phương pháp điều chinh của luật quốc tế về quyền con ngườ i................................................................................................. 85 2.3. Nguồn của luật quốc tế về quyền con người............................. 86 III. Mối quan hệ giữa luật quốc tế về quyền con người và luật nhân đạo quốc t ế ...... .......................................................................95 IV. Các quyền con người cơ bản theo luật quốc tế ................... 100 4.1. Quyền con người ưong lĩnh vực dân sự, chính trị................... 100 4.2. Các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa..................................... 111 4.3. Quyền của một số nhóm người dễ bị tổn thương trong luật quốc tế.............................................................................................. 124 6
  8. V. Cơ chế bảo vệ và thúc đẩy quyền con người..................... 138 5.1. Cơ chế bảo vệ và thúc đẩy quyền con người của LH Q.......... 139 5.2. Cơ chế khu vực về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người........149 5.3. Cơ chế quốc gia về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người....... 152 CHƯƠNG X: LUẬT HÌNH s ự QUỐC TẾ................................ 158 I. Khái niệm luật hình sự quốc tế ............................................... 158 1.1. Định nghĩa................................................................................158 1.2. Đối tượng điều chỉnh và cấu trúc của LHSQT................... !.. 162 1.3. Các nguyên tắc của LHSQT.................................................... 164 1.4. Nguồn của LHSQT..................................................................170 1.5. Mối quan hệ giữa luật hình sự quốc tế và luật hình sự quốc g ia ..........................................................................................175 1.6. Mối quan hệ giữa LHSQT và các nhánh khác của luật ’ quốc tế..............................................................................................179 II. Tội phạm theo quy định của LHSQT............................ .......180 2.1. Khái niệm tội phạm quốc té..................................................... 181 2.2. Khái niệm tội phạm có tính chất quốc t ế ............................... 183 2.3. Phân biệt tội phạm quốc tế với tội phạm có tính chất quốc tế .......................................................................................... 186 III. Trách nhiệm hình sự quốc tế của cá nhân đối với tội phạm quốc tế .............................................................................................187 3.1. Sơ lược về lịch sử phát triển của chế định trách nhiệm hình sự quôc tể của cá nhân đối với tội phạm quôc tê ................................. 187 3.2. Các nguyên tắc xác định trách nhiệm hình sự đôi với tội phạm quốc tế.............................................................................................. 190 7
  9. IV. Thẩm quyền xét xử tội phạm theo LH SQT...................... 192 4.1. Thẩm quyền xét xử tội phạm quốc tế..................................... 193 4.2. Thẩm quyền xét xử tội phạm có tính chất quốc t ế .................194 CHƯƠNG XI: LUẬT MÔI TRƯỜNG QUỐC T Ế .....................200 I. Khái quát về luật môi trường quốc tế .....................................200 1.1. Khái niệm luật môi trường quốc tế......................................... 200 1.2. Sự hình thành và phát triển của luật môi trường quốc tế .......203 1.3. Chủ thể của luật môi trường quốc tế ...................................... 212 1.4. Nguồn của luật môi trường quốc tể ........................................ 214 1.5. Một sô nguyên tắc cơ bản của luật môi trường quốc tế .........219 II. Một sô lĩnh vực điều chỉnh cờ bản của luật môi trường quốc tế...................................................................... 238 2.1. Bảo vệ môi trường biển............................................................238 2.2. Bảo vệ khí quyển......................................................................249 2.3. Bảo vệ đa dạng sinh h ọ c .......................................................... 255 2.4. Kiêm soát quốc tế đối với các chất và chất thải độc h ạ i........265 CHƯƠNG XII: LUẬT KINH TẾ QUỐC TÉ.............................. 278 I. Khái quát về luật kinh tế quốc tế ............................................ 278 1.1. Khái niệm và lịch sử phát triển của luật kinh tế quốc tế ........279 1.2. Nguồn của luật kinh tế quốc tế ...............................................282 1.3. Phạm vi điều chinh của luật kinh tế quốc t ế .......................... 283 1.4. Các nguyên tắc của luật kinh tế quốc tế ................................. 295 II. Một số chủ thể chủ yếu của luật kinh tế quốc tế ............... 297 2.1. Các tổ chức kinh tế toàn cầu.......................................... 298 2.2. Các tổ chức kinh tế khu vực......................................................321 8
  10. CHƯƠNG XIII: GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG LUẬT QUỐC T Ế ........................................................................................ 341 I. Khái n iệ m .................................................................................... 341 1.1. Định nghĩa và đặc điểm của tranh chấp quốc tế .....................341 1.2. Phân loại tranh chấp quốc tế .....................................................343 1.3. Thẳm quyền giải quyết tranh chấp quốc tế ............................ 344 1.4. Cơ sờ pháp lý của giải quyết tranh chấp quốc tế ....................346 1.5. Ý nghĩa của việc giải quyết tranh chấp quốc tế ......................348 1.6. Các đảm bảo ngăn ngừa và giải quyết tranh chấp theo luật quốc t ế ........................................................................................... 349 II. Khái quát về các biện pháp hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế ............................................................................................ 352 2.1. Khái niệm và phân loại các biện pháp hòa bình.................... 352 2.2. Các biện pháp hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế........... 353 2.3. Giải quyết tranh chấp thông qua trọng tài quốc tế................... 362 2.4. Giải quyết tranh chấp quốc tế tại các tổ chức quốc tế ............. 366 III. Một số cơ chế giảỉ quyết tranh chấp quốc t ế ......................368 3.1. Cơ chế giải quyết tranh chấp tại Liên họp quốc...................... 369 3.2. Cơ chế giải quyết tranh chấp của A SEAN..............................385 3.3. Cơ chế giải quyết tranh chấp theo Công ước 1982 về luật b iể n ........................................................................................ 409 CHƯƠNG XIV: TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ QUỐC TẾ..........420 ỉ. Khái niệm trách nhiệm pháp lý quốc tế ..................................421 1.1. Định nghĩa và đặc điểm của nách nhiệm pháp lý quốc tế 421 1.2. Ý nghĩa của chế định '‘trách nhiệm pháp lý quốc tế”............. 423 9
  11. 1.3. Bản chất pháp lý của trách nhiệm pháp lý quốc tế................ 425 1.4. Nguồn của chế định trách nhiệm pháp lý quốc t ế ................. 425 1.5. Chủ thể của quan hệ ữách nhiệm pháp lý quốc tế................ 429 1.6. Các hành vi làm phát sinh quan hệ trách nhiệm pháp lý quốc tế............................................................................................ 432 II. Trách nhiệm pháp lý quốc tế của quốc gia do hành vi trái pháp luật quốc tê (trách nhiệm pháp lý chủ quan)................... 437 2.1. Vấn đề quy trách nhiệm pháp lý đối với quốc gia..................438 2.2. Căn cứ xác định trách nhiệm pháp lý quốc tế........................ 446 2.3. Xác định quốc gia bị thiệt hại.................................................456 2.4. Thực hiện trách nhiệm pháp ly quốc tế ....................................457 2.5. Trường hợp miễn trách nhiệm pháp lý quốc tế của quốc g i a .........................................................................................470 III. Trách nhiệm pháp lý quốc tế của tổ chức quốc t ế ............ 480 3.1. Cơ sở xác định trách nhiệm của tổ chức quốc tế ................... 481 3.2. Việc thực hiện trách nhiệm pháp lý quốc tế của tổ chức quốc tế.............................................................................................. 483 IV. Trách nhiệm vật chất đối với thiệt hại gây ra bởi hành vi luật quôc tê không câm (trách nhiệm pháp lý khách quan).... 486 4.1. Sự hình thanh và nguôn luật của định chế trách nhiệm pháp lý quốc tế khách quan................................................... 486 4.2. Căn cứ xác định trách nhiệm pháp lý quốc tế khách quan....487 4.3. Các hình thức thực hiện trách nhiệm pháp lý quốc tế khách qu an ............................................................................ 489 10
  12. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ADB: Ngân hàng phát triển châu Á {Asia Development Bank) ALADI: Hội liên kết Mỹ - Latinh {Latin American Intégration Association) APEC: Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương (Asia Pacific Economie Coopération) ASEAN: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam A {Association o f South East Asian Nations) AU : Liên minh châu Phi {African Union) CARICOM: Cộng đồng kinh tế Caribe {Caribean Communitỳ) CAT: Công ước chống tra tấn và các hình thức trừng phạt và đối xử tàn bạo, vô nhân đạo hay hạ nhục khác {Convention against Torture) CEDAW: Công ước về xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử chống lại phụ nữ {Committee on the Elimination o f Discrimination against Women) CEEAC: Cộng đồng kinh tế các nước Trung Phi {Communauté Economique des Etats d ’ frique) A CHLB: Cộng hòa liên bang CHND: Cộng hòa nhân dân CHXHCN: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa CITES: Công ước về Buôn bán quốc tế các loại động thực vật hoang dã nguy cấp (Convention on International Trade in Endangered Species ofW ild F aima 'and Flora) CMEA: Hội đồng tương trợ kinh té {Council o f Mutual Economie Assistance) 11
  13. COPAL: Liên minh những nước sàn xuất ca cao {Alliance o f Cocoa Producing Countries) CRC: Công ước về quyền trẻ em {Convention on the Rights o f the Child) CSCE: Hội nghị về An ninh và Hợp tác ở châu Âu {Conference on Security and Co-operation in Europe) CSW: ủ y ban về địa vị phụ nữ {Commission on the Status o f Women) ĐHĐ: Đại Hội đồng ĐHĐ: Đại hội đồng EAEC: Cộng đồng châu Âu về năng lượng nguyên từ {European Atomic Energy Community) ECOCAS: Cộng đồng Kinh tế Trung Phi {Economic Community o f Central African States) ECOSOC: Hội đồng kinh tế xã hội {Economic and Social Council) ECOWAS: Cộng đồng kinh tế các nước Tây Phi {Economic Community o f West African States) ECOWAS: Cộng đồng Kinh tế Tây Phi {Economic Community o f West African States) EC SC: Cộng đồng châu Âu về than và thép {European Coal and Steel Community) EEC: Cộng đồng kinh tế châu Âu {European Economic Community) EFTA: Khu vực thưorng mại tự do châu Âu {European Free Trade Association) EU: Liên minh châu Âu {European Union) FAO: Tổ chức nông lưong {Food and Agriculture Organization) 12
  14. GATT: Hiệp định chung về thuế quan và mậu dịch (General Agreement on Trade and Tariffs) HĐBA: Hội đồng Bảo an HĐKTXH: Hội đồng Kinh tế Xã hội IAEA: Tổ chức Năng lượng Nguyên tử Thế giới (International Atomic Energy Agency) ICC: Tòa án hình sự quốc tế (International Criminal Court) ICCPR: Công ước quốc tế về quyền dân sự, chính trị (International Covenant on Civil and Political Rights) ICERD: Công ước quốc tế về xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử về chủng tộc (International Convention on the Elimination o f A ll Forms o f Racial Discrimination) ICESCR: Công ước quốc tế về quyền kinh tế, xã hội, văn hóa (International Covenant on Economic, Social and Cultural Rights) ICJ: Tòa án Công lý quốc tế (International Court o f Justice) ICPPED: Công ước quốc tế về bảo vệ tất cả mọi người khỏi bị đưa đi mất tích (International Convention fo r the Protection o f A ll Persons from Enforced Disappearance) ICRMW: Công ước quốc tế về bảo vệ quyền của mọi người lao động di trú và các thành viên của gia đình họ (Convention on the Protection o f the Rights o f A ll Migrant Workers and Members o f Their Families) ICRPD: Công ước về quyền của những người khuyêt tật (Convention on the Rights o f Persons with Disabilities) ICSID: Trung tâm Quốc tế về Giải quyết các tranh chấp về đầu tư (International Centre for the Settlement o f Investment Disputes) 13
  15. ILO: Tổ chức lao động quốc tế {International Labor Organization) IMCO: Tổ chức Tư vấn hàng hải quốc tế {International Maritime Consultative Organization) IMF: Quỹ Tiền tệ Quốc tế {International Monetary Fund) IMO: Tổ chức Hàng hải Quốc tế {International Maritime Organization) ITLOS: Tòa án Quốc tế về Luật biển {International Tribunal fo r the Law o f the Sea) ITU: Liên minh điện tín thế giới {International Telegraph Union) IUCN: Liên minh Quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên {International Union fo r the Conservation o f Nature) LHQ: Liên hợp quốc MARPOL: Công ước về Ngăn chặn ô nhiễm biển từ tàu thuyền {International Convention fo r the Prevention o f Pollution from Ships) MERCOSUR: Khối Thị trường chung Nam Mỹ {Mercado Común del Sur) NATO: Khối Quân sự Bắc Đại Tây Dương {North Atlantic Treaty Organization) Nxb: Nhà xuất bản OAS: Tổ chức các nước châu Mỹ {Organizations o f American States) OAU: Tổ chức thống nhất Châu Phi {Organization o f African Unity) OECD: Tô chức hợp tác về kinh tế và phát triển {Organisation fo r Economic Co-operation and Development) 14
  16. OPEC: Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (Organization o f Petroleum Exporting Countries) PCA: Tòa Trọng tài Thường trực của Hội Quốc liên (Permanent Court o f Arbitration) TACLQT: Tòa án công lý quốc tế TAQT: Tòa án quốc tế UDHR: Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người năm 1948 ( Universal Declaration o f Human Rights) UIC: Liên hiệp vận tải đường sắt quốc tế {International Union o f Raiways) UNDP: Chuông trình phát triển của Liên hợp quốc {United Nations ’ Development Programme) UNEP: Chương trình Môi trường của Liên hợp quốc (United Nations ’ Environment Programme) UNESCO: Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quôc {United N ations’ Educational, Scientific and Cultural Organization) UNICEF: Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc {The United N ations’ Children’ Fund) s UNIDO: Tổ chức Phát triển Công nghiệp của Liên hợp quốc {The United Nations ’ Industrial Development Organization) UPU: Liên minh bưu chính thế giới {Universal Postal Union) WB: Ngân hàng Thế giới {W orldBank) WHO: Tổ chức y tế thế giới {World Health Organization) WTO: Tổ chức thương mại thế giới {World Trade Organization) XHCN: Xã hội chủ nghĩa 15
  17. CHƯƠNG VIII LUẬT VẺ CÁC TỎ CHỨC QƯÓC TẾ LIÊN CHÍNH PHỦ Các tổ chức quốc tế liên chính phủ đang chứng tỏ vai trò ngày càng quan trọng của mình trong đời sống quốc tế. Tô chức quốc tế phổ cập lớn nhất là LHQ có ảnh hưởng sâu sắc đên việc giải quyết các các vấn đề chung của nhân loại, đặc biệt là hòa bình và an ninh thê giới. Trong khi đó, Tô chức Thương mại thê giới ( World Trade Organization, WTO) đóng vai ữò quan trọng trong việc phát triển hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thương mại. Các tô chức quôc tê khu vực có ảnh hưởng mạnh mẽ đên tiên trình hội nhập và xóa bỏ khoáng cách địa lý, kinh tế chính trị và văn hóa xã hội giữa các quốc gia trong khu vực, với minh chứng rõ rệt nhât là Liên minh châu Âu. Chính vì vậy, cần nghiên cửu các tô chức quôc tế, khung pháp lý điều chỉnh tổ chức quốc tế và hoạt động của những tổ chức này. Chương này nghiên cứu những nội đung cơ bản của luật các tô chức quôc tê liên chính phủ (law on intergovernmental organizations), bao gồm khái niệm tổ chức quốc tế liên chính phủ và luật các tô chức quốc tế liên chính phủ; vấn đề quyền năng chủ thê luật quôc tế; quyền ưu đãi và miễn trừ của tổ chức quôc tê liên chính phủ trong quan hệ quốc tế; cơ cấu tổ chức, việc châm dứt tôn tại và sự kế thừa đối với tổ chức quốc tê và vân đê trách nhiệm pháp lý quốc tế đặt ra đối với chủ thể này. I. KHÁI NIỆM TỎ CHỨC QUÓC TÉ LIÊN CHÍNH PHỦ VÀ LUẬT CÁC TỎ CHỨC QUÓC TÉ Tiên thân của tô chức quốc tế liên chính phủ là những hiệp hội và liên kêt các quốc gia trong thời kỳ cổ đại và cận đại. Tố chức quôc tê liên chính phủ bắt đầu phát triển mạnh mẽ trong thời kỳ hiện đại và có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của 16
  18. hệ thống luật quốc tế. Phần này sẽ đi vào nghiên cứu khái niệm của tổ chức quốc tế liên chính phủ, những đặc điểm cơ bản và sự phân loại các tổ chức quốc tế liên chính phủ; đồng thời giới thiệu nhũng nội dung cơ bản của luật các tổ chức quốc tế liên chính phủ, một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật quốc tế. 1.1. Khái niệm tể chức quốc tế liên chính phủ Trong vụ Bồi thường những thiệt hại do thực hiện các công việc của LHQ {Reparations fo r Injuries in the Service o f the United Nations), Tòa án Công lý quốc tế đã nhẩn mạnh: “Trong suốt lịch sử của mình, sự phát triển của luật quốc tế chịu sự chi phối bởi những yêu cầu của đời sống quốc tế, và sự phát triển không ngừng trong các hoạt động tập thể của các quốc gia đã cho thấy bằng chứng về hoạt động trên bình diện quốc tế của những thực thể không phải là quốc gia”.1 Khi ra đời vào cuối thế kỷ XIX,2 các thực thể liên quốc gia được gọi và những “tổ chức quốc tế” (international organizations). Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, xuất hiện thuật ngữ “tổ chức quốc tế liên chính phủ” {intergovernmental organizations) hoặc “tổ chức quốc tế công” {public international organizations). Trong khoa học luật quốc tế, nhìn chung không có sự khác biệt về cách định nghĩa tô chức quôc tê liên chính phủ, do đó các thuật ngữ tổ chức “liên chính phủ”, “liên quôc gia” ... có thể được sử dụng để chỉ về những thực thê ngoài quôc gia này mà không làm ảnh hưởng đến bản chất của chúng. Thuật ngữ “tổ chức quốc tế liên chính phủ” dược sử dụng rộng rãi bởi ủ y ban Pháp luật quốc tế và điều này có ảnh hường đến một số điều ước quốc tế phổ cập như Công ước Vienna vê luật điều ước quốc tế năm 1969, Công ước Vienna vê đại diện 1 International Court o f Justice, Reparations for Injuries in the Service o f the United Nations (Advisory Opinion), ICJ Reo, 1949, 'I. ---- — -------—- 2 Xem muc 1.4 của Clnrong này. TRƯỚNG OẠI HỌC QUY NHƠN s J T H Ưr V IỀ N T u i u ic u =47 V Ể « a ỉi.ỉ Mr
  19. quốc gia trong quan hệ với các tô chức quôc tê phô cập năm 1975, Công ươc Vienna về luật điều ước quốc tế giữa quốc gia với các tổ chức quốc tế và giữa các tô chức quôc tê V Ớ I nhau năm 1986. Trong các văn bản trên, tổ chức quốc tế được gọi là tô chức quốc tế liên chính phủ.3 Cách sử dụng thuật ngữ này cũng nhằm mục đích loại trừ những quy tắc có thể áp dụng cho những tổ chức quốc tế phi chính phủ, vốn là tổ chức quốc tê do các cá nhân hoặc tổ chức sáng lập và những chủ thể sáng lập đó không có tư cách đại diện cho nhà nước.4 về cơ bản, tô chức quôc tê liên chính phủ {intergovernmental organization) thường được định nghĩa là “tổ chức được thành lập bởi thỏa thuận giữa hai hoặc nhiều quốc gia”.5 Tổ chức quốc tế liên clỊÍnh phủ có thể được định nghĩa là thực thể liên kết các quốc gia độc lập và các chù thê khác của luật quốc tế, thành lập trên cơ sở điều ước quốc tê, có quyên năng chủ thể luật quốc tế, có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, phù hợp nhằm duy trì sự hoạt động thường trực và nhằm đạt được những mục đích, tôn chỉ của tổ chức.6 Từ định nghĩa trên, có thể rút ra 5 đặc điểm của tổ chức quốc tế liên chính phủ: các tổ chức này được thành lập bởi các quôc gia (1.1.1), được thành lập và hoạt động trên cơ sở luật 3 Henry G Schem er and Neils M. Blokker, International Institutional Law, Martinus Nijhoff Publishers, 4lh revised ed, 2003, tr. 21. 4 Henry G Schermer and Neils M. Blokker, sđd, tr. 22. 5 G H Schem ers, International Institutional Law, 3rd ed, 1995; D w Bowett, The Law o f International Institutions 4th ed, 1995; R. J Dupuy (ed.), A Handbook on International Organisations, 1988; c Archer, International Organisations, 2nd ed, 1992; w J Feld, International Organisations: A Comparative Approach, 3rd ed, 1994; Louis Jacques and J s Kom an, Introduction to International Organisations, 1996. 6 Khái niệm “tô chức quốc tế liên chính phủ” có thê tham khảo thêm tại một sô giáo trình, tài liệu về công pháp quốc tế như Giáo trình Luật Quôc tê của Đại học Luật Hà Nội năm 2007 tf. 245; Giáo trình Luật Quốc tế của Đại học Huế năm 1997, tr. 148, ’ ' 18
  20. quốc tế (1.1.2), có trụ sở thường trực (1.1.3), có tư cách chủ thể và quyền năng chủ thể theo luật quốc tế (1.1.4) và được thành lập vì những mục đích nhất định (1.1.5).7 1.1.1. Tổ chức quốc tế liên chinh phủ được thành lập bởi các quốc gia Tổ chức quốc tế liên chính phủ được thành lập chủ yếu bởi các quốc gia độc lập có chủ quyền, những chủ thể đầu tiên, cơ bản và chủ yếu của luật quốc tế nhằm mục đích giải quyết những vân đề phát sinh giữa các quốc gia. Đặc điểm này giúp phân biệt tô chức quốc tế liên chính phủ với các tổ chức phi chính phủ. Hiện nay, với sự tham gia ngày càng sâu rộng của các chủ thê ngoài quốc gia vào đời sống quốc tế, một tổ chức quốc tế liên chính phủ có thể được thành lập không chỉ bởi các quốc gia. Tuy nhiên, cần nhấn mạnh rằng, các tổ chức quốc tế liên chính phủ về cơ bản là do các quốc gia thành lập. Việc một số tổ chức quốc tế cho phép thành viên hoặc thành viên sáng lập là những thực thể ngoài quốc gia là những trường hợp hết sức cá biệt nhằm thu hút sự tham gia đông đảo hơn vào tổ chức hoặc để phù hợp với phạm vi và mục đích hoạt động cùa tổ chức. Bản thân tổ chức quốc tế liên chính phủ có thể tham gia thành lập và trở thành thành viên của một tổ chức quốc tế liên chính phủ khác. Chẳng hạn, Liên minh châu Âu (European Union, EU) là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới {World Trade Organization, WTO) và là thành viên của Quỹ Nông lương của LHQ {Food and Agriculture Organization, FAO). Các chủ thể khác của luật quốc tế như các dân tộc đang đấu tranh giành quyền tự quyết hoặc các vùng lãnh thổ cũng có thể tham gia vào một tổ chức quốc tế liên chính phủ, ví dụ: Hongkong, Macau, Đài Loan... là thành viên của WTO. 7 Xem thêm Henry G Schermers and Niels M Blokker, International Institutional Law (Martinus Nijhoff Publishers, 4th ed, 2003) tr. 32. 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2