intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Công pháp quốc tế (Quyển 1): Phần 2

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:327

16
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nối tiếp nội dung phần 1, phần 2 giáo trình "Công pháp quốc tế (Quyển 1)" tiếp tục cung cấp tới người học nội dung các chương còn lại như sau: Chương 4: Lãnh thổ và biên giới quốc gia; Chương 5: Luật biển quốc tế; Chương 6: Dân cư trong luật quốc tế; Chương 7: Luật ngoại giao và lãnh sự. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Công pháp quốc tế (Quyển 1): Phần 2

  1. CHƯƠNG IV Lã n h t h ỏ v à b i ê n g i ớ i q u ó c g i a I. NHỮNG VÁN ĐÊ PHÁP LÝ c ơ BẢN VÈ LÃNH Th ó q u ố c g i a 1.1. Khái niệm về lãnh thổ về phương diện ngôn ngữ, địa lý và pháp lý, lãnh thổ có thê được hiêu một cách chung nhầt là toàn bộ trái đât bao gôm đât liền (lục địa), các đảo, quần đảo, không gian vùng trời và lòng đất (bao gồm Bắc cực, Nam cực, vùng trời quốc tế, vùng biển quốc tế và đáy đại dương). Trong đó, mỗi quốc gia sẽ có một phần của trái đất thuộc chủ quyền hoàn toàn, đầy đủ và tuyệt đôi. Lãnh thô là yếu tố không thể thiếu đối với sự hình thành và phát triển của môi dân tộc, mỗi quốc gia và cộng đồng quôc tê. Có thể nói ràng, vấn đề lãnh thổ nói chung và lãnh thổ, biên giới cùạ mỗi quôc gia nói riêng là nội dung quan trọng nhất trong hệ thống pháp luật quôc tế. Luật quốc tế về lãnh thổ, biên giới là một ngành luật độc lập của luật quôc tế, bao gồm tổng thê các nguyên tắc, quy phạm pháp luật quôc tê điều chỉnh mối quan hệ giữa các quốc gia và c ậc chủ thể khác của luật quốc tế về các vấn đề pháp lý liên quan đèn lãnh thổ nói chung, lãnh thổ và biên giới quốc gia nói riêng. Trong hệ thông pháp luật quốc tế, luật quốc tế về lãnh thô, biên êiới giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc duy trì sự ổn định v à bền vững của trật tự pháp lý quốc tê. trong mối quan hệ giữa c ác quốc gia. về phương diện khoa học luật quốc tế, quốc gia là chù thê Cơ bàn và chủ yêu của luật quốc tê. Chính vì vậy, quốc gia tham ỉpa vào hâu hêt các quan hệ quôc tê. Quôc gia được hình thành bời các yếu tô tự nhiên và xã hội, đó là lãnh thổ, dân cư, chính phù và chủ quyên quốc gia. Trong đó, lãnh thổ quốc gia là cơ sờ, 225
  2. nên tảng vật chất không thể thiếu để quốc gia hình thành, tồn tại và phát triển. Ngoài ra, lãnh thổ quốc gia còn có ý nghĩa đối với việc tồn tại và duy trì ranh giới quyên lực nhà nước đối với một cộng đông dân cư nhât định. Lịch sử hình thành, tồn tại và phát triên của các quốc gia trên thế giới đã khẳng định tính chất đặc biệt quan trọng của lãnh thổ quốc gia không chỉ đối với quốc gia mà đối với cả các quan hệ quốc tế. Thực tiễn lịch sừ vận động và phát triển của thế giới đã chứng minh rằng, từ trước đến nay các tranh chấp, xung đột về lãnh thổ và biên giói là nguyên nhân phổ biên và chù yêu của các cuộc chiên tranh ở các quy mô khác nhau giữa các dân tộc và quôc gia. Lịch sử thê giới cũng đã chứng kiến những cuộc chiên tranh dai dẳng, đẫm máu bùng phát từ nguyên nhân là tranh châp lãnh thô biên giới giữa các quôc gia như tranh chấp lãnh thô bang Samu - Kasmir giữa Án Độ và Pakistan; tranh châp cao nguyên Golan giữa Syria và Israel; tranh chấp lãnh thổ giữa Israel và Palestin; tranh chấp chủ quyền đôi với đảo Chypre giữa Thô Nhĩ Kỳ và Hy Lạp; tranh chấp giữa Anh và Argentina đôi với quân đảo Fankland (Islas Malvinas); tranh chấp chủ quyền đôi với quần đảo Kuril giữa Nhật Bản và Nga; tranh chấp quần đảo Tokdo (tiếng Hàn) hay Takeshima (tiếng Nhật) giữa Hàn Quôc và Nhật Bản, tranh chấp về chủ quyền giữa các quôc gia và vùng lãnh thổ trên biển Đông trong đó có Việt Nam, Malaysia, Philippines, Brunei, Trung Quốc và Đài Loan đối với hai quân đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Tranh châp về quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là những tranh châp đặc biệt phức tạp vê lãnh thô biên đảo. Chính vì vậy, nếu không có giải pháp hợp lý dung hòa quyên lợi của các bên liên quan thì nguy cơ xảy ra xung đột, ảnh hưởng lớn đến hòa bình, ổn định của các nước trong khu vực và trên thế giới là điêu không thê tránh khỏi. Chính vì tầm quan trọng đặc biệt đó của lãnh thổ quốc giạ mà chế định về lãnh thô quôc gia trong luật quốc tế là một chê định rất quan trọng cả vê lý luận và thực tiễn. 226
  3. v ề phương diện khoa học luật quốc tế, luật quốc tế điều chỉnh vấn đề lãnh thổ, biên giới bao gồm các nội dung cơ bản và chủ yếu sau: - Quy định phương thức xác lập chủ quyền của quốc gia đôi với lãnh thô; - Quy định phương thức phân định lãnh thổ quốc tế với lãnh thổ quốc gia cũng như phân định lãnh thổ, biên giới giữa các quốc gia với nhau; - Xác lập chế độ pháp lý của các bộ phận cấu thành lãnh thổ quốc gia, biên giới quốc gia; - Xác lập các vấn đề pháp lý cơ bản về giải quyết tranh châp lãnh thô, biên giới quốc gia. 1.2. Phân loại lãnh thổ trong luật quốc tế Căn cứ vào chế độ pháp lý và tính chất chủ quyền của các hộ phận lãnh thô, có thể phân lãnh thô thành các loại sau đây: - Lãnh thổ quốc gia là một phàn cùa trái đất, bao gôm vùng đất, vùng nước, vùng trời và vùng lòng đất thuộc chủ quyên hoàn toàn, riêng biệt và tuyệt đối của quốc gia. - Lãnh thổ thuộc quyền chủ quyền quốc giơ là những vùng lãnh thô mà về phương diện pháp lý quốc tế, quôc gia không có quyên xác lập chủ quyên nhưng quốc gia có cac quyền chủ quyên trong quá trình quản lý, khai thác, bảo vệ và sử dụng. Các vùng lãnh thổ thuộc quyền chủ quyền quốc gia chi có ở trên biên, đó là vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyên kinh tế và thềm lục địa. - Lãnh thô quổc gia có chê độ sừ dụng quốc té: trước hêt phải khẳng định rằng các vùng lãnh thô này là lãnh thổ quôc gia, thuộc chủ quyền quốc gia nhưng xuất phát từ vị trí và tầm quan trọng đặc biệt của chúng trong hoạt động hàng hải, hàng không 227
  4. quốc tế nên tại đây phương tiện bay, phương tiện bơi của tất cả các quôc gia có thê sử dụng đê “đi qua không gây hại”. Các bộ phận lãnh thổ này rất đa dạng, có thể là kênh đào quốc tế (kênh đào Panama, kênh đào Suez); eo biển quốc tế như eo biển Mala­ ca, eo biên Manche, eo biển Montreux - Thổ N hĩ K ỳ1 và kể cả vùng lãnh hải của quốc gia. Bởi lẽ, theo quy định của công ước Liên hợp quốc (LHQ) về luật biển quốc tế năm 1982, tàu thuyền của tất cả các quốc gia đều được hưởng quyền “đi qua không gây hại ” trong lãnh hải của các nước có biển trên nguyên tắc tự do hàng hải. - Lãnh thổ quốc tế là những vùng lãnh thổ không thuộc chủ quyền (không phải là lãnh thổ) hoặc quyền chủ quyền của quốc gia như vùng trời quốc tế, vùng biển quốc tế, châu Nam cực, đáy đại dương. Trên các vùng lãnh thổ quốc tế, tất cả các quốc gia đêu có quyên nghiên cứu khoa học, thăm dò, đo đạc, khai thác vì mục đích hòa bình.2 1.3. Lãnh thổ quốc gia trong luật quốc tế 1.3.1. Định nghĩa lãnh thể quốc gia Lãnh thổ quốc gia là một trong bốn yếu tố cơ bản tạo nên tư cách pháp lý cùa quốc gia - chủ thể cơ bản, chủ yếu của luật quốc tế. Đồng thời, lãnh thổ quốc gia là không gian xác định chủ quyền quốc gia trong quan hệ quốc tế. Mặt khác, lãnh thổ quôc 1 Chế độ pháp lý cùa kênh đào Suez đã được quy định tại Hiệp ước Constantinople ngày 29/8/1888; chế độ pháp lý cùạ eo biển Montreux được quy định tại Hiệp ước ngày 20/7/1936 về eo biển Thổ Nhĩ Kỳ (Détroites des Dardanelles) và hai Hiệp ước ngày 18/11/1901 và ngày 18/11/1903 về kênh đào Panama. Theo các điều ước quốc tế này, chê độ độ sử dụng các kênh đào và eo biển này đã được quốc tế hóa. 2 Chế độ pháp lý của Nam cực đã được cụ thể hộa trong Công ước Washington năm 1959, chế độ pháp lý cùa vùng trời quốc tê đã được cụ the hóa trong Công ước Chicago năm 1944 và chế độ pháp lý của biển quôc tê, đáy đại dương cũng đã được cụ thể hóa trong Công ước cùa LHQ về luật biên năm 1982. 228
  5. gia là “bằng chúng’’ pháp lý chứng minh sự hiện hữu của một quốc gia trên thực tế. Có nghĩa là, nếu không có lãnh thổ sẽ không có quốc gia tồn tại trên thực tế. Tương tự, nếu một quốc gia không còn lãnh thổ thì tư cách chủ thể của luật quốc tế của quốc gia cũng sẽ chấm dút. về phương diện pháp lý quốc tế, lãnh thổ quốc gia là một phần của trái đất bao gồm vùng đất, vùng nước, vùng trời trên chúng và lòng đất dưới chúng thuộc chủ quyền của quốc gia. 1.3.2 Các bộ phận cẩu thành lãnh thồ quốc gia 1.3.2.1. Lãnh thổ vùng đất Lãnh thô vùng đất của một quốc gia là toàn bộ phần đất liền (đất lục địa) và các đảo, quần đảo thuộc chủ quyền của quốc gia kể cả các đảo và quần đảo gần bờ hoặc xa bờ. Ví dụ, là một nước ven biển, lãnh thổ vùng đất của nước ta bao gồm toàn bộ dài đât hình chữ “S” nằm ờ lục địa Đông Nam châu Á và các đảo, quân đảo gần bờ hoặc xa bờ như đảo Thổ Chu, Bạch Long Vĩ, Côn Đảo, Phú Quốc, cồ n cỏ , Phú Quý... và 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đổi với các quốc gia quần đảo như Indonesia3, Philippines4, lãnh thổ vùng đất bao gồm tất cả các đảo thuộc chủ quyền của quốc gia đó. Đối với tám quốc gia có lãnh thổ giáp Bắc cực là Cộng hòa Liên bang Nga, Mỹ, Na Uy, Canada, Đan Mạch, Thụy Điển, Phân Lan và Iceland, lãnh thổ của các quốc gia này còn bao gôm cả phần đất hình rẻ quạt nằm trong khu vực Bắc cực. Phần đất 3 Cộng hòa Indonesia (tiếng Indonesia: Repitblik Indonexia• Hán Việt: Nam Dương), là một quốc gia nằm trên hai lục địa ờ Đôn" Nam Á và châu Đại Dương. Indonesia gồm 17.508 hòn đảo. Cộng hòa Philippines (tiếng Philippines: Repúbliká Pilipinas), hay Philippin (tiêng Philippin: Pilipinas), trong tiếng Việt còn được gọi là Phi Luật Tân là niột nước ờ Đông Nam Á có thù đô là Manila và gồm 7.107 hòn đảo được gọi 'à quần đào Philippin, trong đó gần 700 đảo có người ờ. 229
  6. này được xác định bằng cách nối cực Bắc với hai điểm tận cùng của đường biên giới quốc gia tiếp liền với Bắc cực. về phương diện pháp lý quốc tế, quốc gia có chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối đối với lãnh thổ vùng đất. “Quốc gia chủ nhà” là chủ thể duy nhất có đầy đủ các quyền năng chiếm hữu, sử dụng và định đoạt các vấn đề pháp lý liên quan đến lãnh thổ vùng đất của quốc gia. Thẩm quyền này của quốc gia chủ nhà là riêng biệt và tuyệt đối không kể vị trí toàn bộ hoặc một phần của lãnh thổ nằm ờ đâu.5 1.3.2.2. Lãnh thổ vùng nước Vùng nước của quốc gia là toàn bộ các bộ phận nước nằm bên trong đường biên giới quốc gia. Do vị trí địa lý và các yếu tố tự nhiên của từng quốc gia khác nhau nên lãnh thổ vùng nước của các quốc gia cũng có sự khác biệt. Các quốc gia có biển (quốc gia ven biển hoặc quốc gia quần đảo) sẽ có vùng nước nội thủy và vùng nước lãnh hải là 2 vùng nước đặc biệt quan trọng cấu thành lãnh thổ quốc gia trên biển. Tuy nhiên, các quốc gia không có biển như Lào, Mông c ổ , Nepal, Bhutan, Uruguay, Slovenia.... sẽ không có hai vùng nước này. Dựa vào vị trí địa lý và tính chất chủ quyền quốc gia đối với từng bộ phận lãnh thổ vùng nước mà lãnh thổ vùng nước của quốc gia được chia thành bốn bộ phận là vùng nước nội địa, vùng nước biên giới, vùng nước nội thủy và vùng nước lãnh hải. a. Vùng nước nội địa Vùng nước nội địa của quốc gia bao gồm các bộ phận nước ờ các sông, suối, kênh, rạch... kể cả tụ nhiên và nhân tạo nằm trên đất liền hay biển nội địa. Vùng nước nội địa thuộc chủ 5 Xuất phát từ hoạt động tìm kiếm, khám phá lãnh thổ hoặc kết quả của quá trình xâm lược thuộc địa trước đây, bên cạnh các vùng lãnh thô đã xác định ơ chậu Âu, châu Mỹ, các quốc ậia như Pháp, Anh, Hà Lan, M ỹ... còn có lãnh thồ vùng đất ờ các đảo, cac quan đảo trên Thái Bình Dương, Đại Tây Dương. 230
  7. quyền hoàn toàn và tuyệt đối của quốc gia. Có nghĩa ỉà, quốc gia chủ nhà là chủ thể duy nhất cỏ quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt các vấn đề pháp lý liên quan đến vùng nước nội địa trên cơ sở phù hợp với lợi ích và nguyện vọng của cộng đồng dân cư sống trên lãnh thổ quốc gia. Đối với các kênh đào quốc tế và eo biển quốc tế, xuất phát từ vị trí địa lý đặc biệt của chúng nằm trên đường hàng hải, hàng không quôc tê nên phương tiện bay, phương tiện bơi của tât cả các quôc gia đêu có quyên “đi qua không gây hại” theo nguyên tấc tự do hàng hải, tự do hàng không. b. Vùng nước biên giới Vùng nước biên giới của một quốc gia bao gồm nước ở biển nội địa, sông, suối, đầm ao, kênh rạch.... nằm trong khu vực biên giới giữa các quốc gia. Chính vì vậy, việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt và các vấn đề pháp lý khác liên quan đến vùng nước biên giới phải có sự đồng thuận của các quốc gia trong khu Vực biên giới. Trong thực tiễn, các quốc gia có chung vùng nước biên giới sẽ ký kết các điều ước quốc tế song phương hoặc đa phương đê điêu chỉnh các hoạt động liên quan đến việc quản lý, khai thác, sử dụng và bảo vệ vùng nước biên giới để quy định vê các vấn đê như: cách thức xây dụng, khai thác các công trình thủy điện, tưới tiêu, đánh bắt cá, bảo vệ môi trường, việc đi lại của người và phương tiện giao thông... Do đó, vùng nước biên giới thuộc chủ quyền hoàn toàn, đầy đủ nhimg không tuyệt đôi như ở vùng nước nội địa. c. Vùng nước nội thủy Vùng nước nội thủy là một bộ phận lãnh thổ trên biển của quốc gia. Nội thủy có chiều rộng được xác định bởi một bên là bờ biển còn bên kia là đường cơ sở của quốc gia ven biển. Vùng nước nội thủy của quốc gia quần đảo là toàn bộ phần nước biên năm bên trong đường cơ sở của quôc gia quần đảo và được gọi lù vùng nước quần đảo. 231
  8. về vị trí địa lý và pháp lý, nội thủy gắn liền với đất liền và là một bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ quốc gia, thuộc chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối của quốc gia. Chính vì vậy, mọi luật lệ, quy chế được ban hành trên đất liền đều được áp dụng ở vùng nước nội thủy mà không có bất kỳ ngoại lệ nào. Chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối của quốc gia đối với vùng nước nội thủy được áp dụng cho cả lớp nước biển, đáy biển, lòng đất dưới đáy biển và vùng trời trên nội thủy. Theo đó, quốc gia ven biển có quyền tối cao trong việc chiếm hữu, sử dụng, khai thác và định đoạt các vấn đề pháp lý đối với vùng nước nội thủy.6 d. Vùng nước lãnh hải Vùng nước lãnh hải là một bộ phận cấu thành lãnh thổ trên biển của quốc gia. Lãnh hải có chiều rộng được xác định bởi một bên là đường cơ sở và bên kia là ranh giới phía ngoài của lãnh hải. Trong trường họp quốc gia không đối diện hoặc không tiếp giáp với bất kỳ quốc gia nào trên biển thì ranh giới phía ngoài của lãnh hải chính là đường biên giới quốc gia trên biển. Theo Điều 3 Công ước của LHQ về luật biển quốc tế năm 1982 thì "Mọi quốc gia đểu cỏ quyển ẩn định chiều rộng lãnh hải của mình; chiểu rộng này không vượt quá 12 hải lý tỉnh từ đường cơ sở... ”. Theo Tuyên bố của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chù nghĩa (CHXHCN) Việt Nam về lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của CHXHCN Việt Nam ngày 12/5/1977 thì “ Lãnh hải của mrớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam rộng 12 hải lý, ở phía ngoài đường cơ sở nôi liên các điểm nhô ra xa nhát của bờ biên và các điểm ngoài cùng cùa các đảo ven bờ cùa Việt Nam7... ’’ về phương diện chủ quyền quốc gia đối với lãnh thổ, lãnh hải là bộ phận lãnh thổ thuộc chủ quyền hoàn toàn và đầy 6 Xem thêm cách xác định và chế độ pháp lý của nội thủy tại chương Luật Biển quốc tế. 1. Điều 1. 232
  9. đủ của qụôc gia. Trong vùng lãnh hải, tàu thuyền của các quốc gia có biên hay không có biển đều được quyền “đi qua không gây hại ”.8 1.3.2.3. Lãnh thổ vùng trời Vùng trời của quốc gia là khoảng không gian bao trùm trên vùng đât và vùng nước của quôc gia, thuộc chủ quyền hoàn toàn và riêng biệt của quôc gia. Có nghĩa là, toàn bộ khoảng không gian bao trùm trên đất liền, trên các đảo, quần đảo, trên vùng nước biên giới, vùng nước nội địa, vùng nước nội thủy và vùng nước lãnh hải là lãnh thổ vùng trời của quốc gia. Hiện nay, chưa có văn bản pháp lý quốc té nào quy định độ cao của vùng trời thuộc chủ quyền của quốc gia. Bên cạnh đó, hầu hết các quốc gia không quy định cụ thể độ cao này mà chỉ tuyên bố xác lập chủ quyền của quốc gia đối với vùng tròi mà thôi.9 Với vùng trời quốc gia, quốc gia có chủ quyền tối cao và trọn vẹn trong việc thiết lập và thực hiện các quyền năng vê chiếm hữu, sử dụng và định đoạt cũng như giải quyết các vấn đề pháp lý liên quan đến vùng trời quốc gia. Theo đo, quốc gia có toàn quyên điêu chỉnh, cho phép và kiểm soát mọi hoạt động hàng không, vũ trụ, kể cả hàng không dân dụng, quân sự, phi thưong mại, thê thao giải trí, tìm kiêm, cứu hộ, cứu nạn... Đông 8 Xem thêm các vấn đề pháp lý về “quỵền đi qua không gây hại" và các vân đề pháp lý về lãnh hải tại chương 7 ' Luật Biên quôc tê. 9. Ngày 5-6-1984, Chính phủ nươc Cộng hòa xã hội chù nghĩa Việt Nam đa ra Tuyen bố về vùng trời Viẹt Nam, tại điểm 1 cùa Tuyên bố này đã xác đinh ro: "Vùng trời cùa Cộng hòa xã hội chù nghĩa tiệt Nam là khoáng không gtan o trên đất liền, nội thuy, lãnh hài và các hái'đáo Việt Nam và thuộc chu quycn hoàn toàn và riêng hiệt cita nước Cộng hòa xã hội chù nghĩa VỊật Nam ■ Năm 1985, tại Hội nghị cùa Tồ chức llàng không dân dụng quốc tế tô chức tại Canada, Liên Xo và Mỹ đưa ra đề nghị các quốc gia nen quy định độ cạo vùn« trời thuộc chủ quyền quốc gia là 100km+- lOkm. Hai quôc gia nay ạp luận rằng độ cao IOOkrn là độ cao bay tôi thiêu cùa vệ tinh nhân tạo ± 10 km là biên độ dao động bay cùa vệ tinh nhân tạo nhưng đề nghị cùa hai quoc gia này không được các quốc gia khác châp nhận. 233
  10. thời, mọi phương tiện bay nước ngoài được phép hoạt động trên lãnh thô vùng trời quốc gia đều phải tuân thủ tuyệt đối pháp luật của quốc gia sở tại. 1.3.2.4. Lãnh thổ vùng lòng đất Vùng lòng đất của một quốc gia là toàn bộ phần đất dưới vùng đất và vùng nước của quốc gia, thuộc chủ quyền hoàn toàn và tuỵệt đối của quốc gia. Có nghĩa là, toàn bộ phần đất nằm dưới đất liền, dưới các đảo, quần đảo, dưới vùng nước biên giới, vùng nước nội địa, vùng nước nội thủy và vùng nước lãnh hải là lãnh thổ vùng lòng đất của quốc gia. Cũng như lãnh thổ vùng trời, lãnh thổ vùng lòng đất của quốc gia được mặc nhiên thừa nhận trong thực tiễn pháp lý quốc tế thông qua việc xác định lãnh thổ vùng đất và vùng nước.10 Theo đó, lãnh thổ vùng lòng đất của quốc gia được xác định từ bề mặt trái đất đến tâm của trái đất. Quốc gia chủ nhà là chủ thể duy nhất có quyền tối cao thực hiện quyên chiêm hữu, sử dụng và định đoạt cũng như giải quyết các vấn .đề pháp lý liên quan đến lãnh thổ vùng lòng đất của quốc gia. Ngoài các bộ phận cấu thành lãnh thổ tự nhiên của quốc gia như trên, tàu thuyền, máy bay quân sự, các công trình, thiết bị nhân tạo của quốc gia như hệ thống cáp ngầm, ống dẫn ngầm, đảo nhân tạo... mang cờ hoặc dấu hiệu riêng biệt, hợp pháp của quốc gia hoạt động hoặc nằm ngoài phạm vi lãnh thổ quốc gia (ở vùng biển quốc tế, châu Nam Cực, khoảng không vũ trụ) được thừa nhận có chế độ pháp lý như lãnh thổ quốc gia với tên gọi là “lãnh thô di động”, ‘‘lãnh thô bay” hay “lãnh thô bơi”. Từ việc nghiên cứu các bộ phận cấu thành lãnh thổ quốc gia có thể kết luận rằng: xuất phát từ lãnh thổ vùng đất, chủ 10 Điều IV Hiệp ước biên giới trên đất liền giữa CHXHCN Việt Nam với Cộng hòa nhân dân Trung Hoa cũng đã xác định: "Mặt thặng đứng đi theo đường biên giới trên đât liên giữa Việt Nam và Trang Quôc nói tại Điều II cùa Hiệp ước nàvphân định vùng trời và lòng đất giữa hai nước". 234
  11. quyền của quôc gia đôi với lãnh thô sẽ giảm dần khi tiến ra biển và tiến lên không gian. Trong đó, lãnh thổ vùng đất là bộ phận lãnh thô không thể thiếu và là nơi chủ yếu để quốc gia thực hiện chủ quyên của mình. Chính vì vậy, chủ quyền quốc gia đối với lãnh thô vùng đât là mạnh nhất. Mặt khác, lãnh thổ vùng đất quyết định lãnh thổ trên biển, lãnh thổ trên không và lòng đất. Bởi lẽ, việc xác lập chủ quyền quốc gia đối với lãnh thổ vùng đất là cơ sở pháp lý quan trọng nhất để quốc gia lập chủ quyền đối với lãnh thô trên biển, lãnh thổ trên không và lãnh thổ lòng đất. 1.4. Chủ quyền quốc gia đối vói lãnh thổ 1.4.1. Các học thuyết về chủ quyền quốc gia đối với lãnh thô Lịch sử phát triển của khoa học luật quốc tế từ trước đến nay đã xuât hiện nhiều học thuyết, tư tưởng, quan điểm khác nhau vê quyên tôi cao của quốc gia đối với lãnh thổ, điển hình là học thuyêt tài vật, học thuyết cai trị và học thuyết thẩm quyền được hình thành, thừa nhận và phát triển ở châu Âu và Mỹ từ thời kỳ phong kiến cho đến đầu thế kỷ XX. 1.4.1.1. Học thuyết tài vật Thuyêt tài vật ra đời trong thời kỳ phong kiến và được khởi xướng bởi các nhà luật học người Đức xperạnski, Bustaman và Laband. Thuyết tài vật cho rằng, lãnh thổ quốc gia là một loại tài sản - bất động sản thuộc quyền sở hữu của quốc gia, như một vật thuộc quyền sở hữu của một cá nhân nhất định. Chính vì vậy, trong thời kỳ này, lãnh thổ quốc gia có thể được tặng cho, rnua bán, thừa kê theo sự định đoạt cúa vua. Nói cách khác, việc thực hiện các quyền năng chiếm hữu, sử dụng và định đoạt lãnh thổ quốc gia trong thời kỳ phon« kiến thuộc quyền tôi cao của vua. Những người khởi xướng và ủng hộ học thuyêt tài vạt đã sai lầm khi đông nhât chủ quyền quốc gia đôi với lãnh thô vói quyền sở hữu của cá nhân đối với tài sàn thuộc sở hữu của cá nhân. 235
  12. 1.4.1.2. Học thuyết cai trị Thuyết cai trị ra đời trong thời kỳ đầu của chủ nghĩa tư bản ở châu Âu và được khởi xướng bởi các đại biểu như Beluychly, Phivicke, Erlonec và Palienco. Học thuyết cai trị cho rằng, lãnh thổ quốc gia là khoảng không gian trong đó tồn tại quyền lực của nhà nước, là giới hạn lãnh thổ vùng đất, vùng nước, vùng trời trong đó chủ quyền quốc gia được thi hành. Lãnh thổ quốc gia không phải là một vật mà chính là phạm vi cai trị của quốc gia. Chính vì vậy, quyền lực của quốc gia ảnh hưởng tới đâu thì lãnh thô của quốc gia mờ rộng tới đó. Những người ủng hộ học thuyết này đã hợp pháp hóa sự bành trướng, phạm vi cai trị bàng xâm lược bất chấp lợi ích của cộng đồng dân cư sống trên lãnh thổ. Học thuyết này chính là cơ sở lý luận nhàm củng cố lợi ích của chế độ thực dân kiểu cũ. 1.4.1.3. Học thuyết thẩm quyền Học thuyết thẩm quyền ra đời vào năm 1906 do Rapniski khởi xướng và sau này được Kensel, s. Rousseau và một số học giả khác ở châu Âu phát triển thêm. Học thuyết này cho rằng, lãnh thổ quốc gia chỉ là một khái niệm trừu tượng. Trong phạm vi lãnh thổ quốc gia không chỉ tồn tại quyền lực của quôc gia chủ nhà mà còn tồn tại quyền lực của các quốc gia khác nữa (mặc dù quyên lực này rất hạn chế). Học thuyết này biện minh cho hành vi của các quốc gia tư bản phát triên can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia thuộc địa, các quốc gia nghèo, kém phát triển. Học thuyết thẩm quyền là cơ sở lý luận được các nước đế quốc tư bản vận dụng triệt để trong quan hệ quốc tế. Các học thuyết trên đều đề cập quyền tối cao của quốc gia đối với lãnh thổ một cách sai lệch. Mặc dù được thê hiện ở nhiều mức độ khác nhau, chung quy lại các học thuyết này đều có nội dung phủ nhận một phần hoặc toàn bộ quyền tối cao của quốc gia thuộc địa hoặc các quốc gia phụ thuộc đối với lãnh thổ của họ. Chính vì vậy, hiện nay các học thuyết này không được thừa 236
  13. nhận vì nội dung của chúng không phù hợp với bản chất của luật quốc tế hiện đại. 1.4.2. N ội dung chủ quyền quốc gia đổi với lãnh thổ Luật quôc tế hiện đại thừa nhận chủ quyền quốc gia đôi với lãnh thô là một thuộc tính không thể tách rời và vốn có của mỗi quốc gia. Quyền tối cao của quốc gia đối với lãnh thổ là biểu hiện chủ quyên thiêng liêng và bất khả xâm phạm của quốc gia trên hai phương diện có quan hệ biện chứng, đó là phương diện vật chất và phương diện quyên lực. Vê phương diện vật chát, lãnh thổ quôc gia là cơ sở, nền tảng vật chất không thể thiếu đê một quốc gia hình thành, tồn tại và phát triển. Lãnh thổ quốc gia thuộc quyền sờ hữu của quốc gia chủ nhà và chỉ có quốc gia chủ nhà là chủ thê duy nhất có toàn quyên chiếm hữu, sử dụng và định đoạt, giải quyết các vấn đề pháp lý đối với lãnh thổ quốc gia trên cơ sở tôn trọng lợi ích và sự lựa chọn của cộng đồng dân cư sổng trên lãnh thô. Quyền tổi cao của quốc gia đối với lãnh thô xét về phương diện vật chất có thể coi như quyền sở hữu của quốc gia đôi với tài sản là lãnh thô của quốc gia. về phương diện quyền lực, quyên lực của quốc gia được thực hiện trong phạm VI lãnh thổ quôc gia. Đây là quyền tối cao của quốc gia đối với mọi cá nhân, tô chức kể cả cá nhân, tổ chức, pháp nhân nước ngoài và các tổ chức quốc tế. Quyền lực này được thực hiện thông qua hoạt động của hệ thống các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp của nhà nước. Hoạt động của các cơ quan này bao trùm trên tât cả các lĩnh vực của đời sống xã hội của quốc gia trong phạm vi lãnh thô cũng như trong quan hệ quốc tế. Theo đó, trong phạm vi lãnh thô của mình, quốc gia chủ nhà có quyền thực hiện mọi hoạt động không bị pháp luật quốc tế cấm. Các quốc gia khác, các tổ chức quôc tế có nghĩa vụ tôn trọng quyền lực của quôc gia chù nhà và không có quyền chia sé hoặc áp đặt quyền lực cùa mình trên lãnh thổ của quốc £Ĩa khác. Kêt hợp đúng đắn và hài hòa hai phương diện quyền lực và vật chât của quyền tối cao của
  14. quốc gia đối với lãnh thổ sẽ bảo đảm được chủ quyền của quốc gia đối với lãnh thổ, đúng với bản chất của nó. Luật quốc tế thừa nhận quyền dân tộc tự quyết là cơ sở pháp lý để thực hiện chủ quyền quốc gia đối với lãnh thổ. Chính vì vậy, mọi vấn đề pháp lý liên quan đến việc định đoạt lãnh thổ quôc gia đêu phải dựa trên ý chí và quyền tự quyết của người dân sống trên lãnh thổ quốc gia thông qua hình thức trưng cầu dân ý. 1.4.3. Quy chế pháp lý của lãnh thổ quốc gia 1.4.3.1. Khái niệm quy chế pháp lý của lãnh thổ quốc gia về phương diện pháp lý, quy chế pháp lý của lãnh thổ quốc gia là biểu hiện và là sự cụ thể hóa quyền tối cao của quốc gia đối với lãnh thổ, là chủ quyền không thể phân chia và tước đoạt của quốc gia trong quan hệ quốc tế được luật quốc tế thừa nhận và bảo đảm thực hiện. Nói cách khác, quy chế pháp lý của lãnh thổ quốc gia chính là tông thể các nguyên tắc và quy phạm pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia nhằm thiết lập và điều chỉnh chế độ quản lý, khai thác, sử dụng, bảo vệ và định đoạt các vân đề pháp lý liên quan đến lãnh thổ quốc gia. Quá trình thực hiện quyền chiếm hữu, quản lý, sử dụng, khai thác và đinh đoạt của quốc gia đối với lãnh thổ được thực hiện thông qua hệ thống các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp của quốc gia. Nội dung chủ yếu về quy chê pháp lý của lãnh thổ quốc gia bao gồm nguyên tắc bất khả xâm phạm và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia và các nội dung cơ bản khác. 1.4.3.2. Nguvên tắc bất khả xâm phạm và toàn vẹn lãnh thổ Nguyên tắc bất khả xâm phạm và toàn vẹn lãnh thổ bắt nguồn từ nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia đổi với lãnh thổ và các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế. Nguyên tắc này được ghi nhận trong Hiến chương LHQ và các văn kiện pháp lý quốc tế quan trọng khác như Tuyên bố ngày 24/10/1970 của Đại 238
  15. hôi đồng LHQ về các nguyên tắc cơ bản điều chỉnh mối quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia phù hợp với Hiến chuơng LHQ, Nghị quyêt 290 của Đại hội đồng LHQ về các nhân tô chủ yếu của hòa bình ngày 1/12/1949, Nghị quyết về trao trả độc lập cho các nước và các dân tộc thuộc địa ngày 14/12/1960, Thông cáo chung của hội nghị Á - Phi tại Bandung, Indonesia ngày 24/4/1955... Điều 2 khoản 4 của Hiến chương LHQ đã khẳng định: “Trong quan hệ quan hệ quốc tế, các hội viên Liên hợp quôc không được có hành động đe dọa băng vũ lực hay sử dụng vũ lực dể chổng lại quyên bất khả xâm phạm về lãnh thổ hay nên độc lập chỉnh trị của bất kỳ nước nào, hoặc bằng cách này hay cách khác làm trái với những mục đích của Liên hợp quốc Bất khả xâm phạm lãnh thổ quốc gia có nghĩa là trong quan hệ quôc tê, các quốc gia không được sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực đê xâm phạm lãnh thô quốc gia khác. Toàn vẹn lãnh thổ có nghĩa là tất cả các quốc gia đều có nghĩa vụ tuân thủ pháp luật quôc tê, không tiến hành các hành động đe dọa hoặc xâm phạm đên lãnh thổ quốc gia khác như chuyển dịch, thôn tính, chia căt lãnh thổ bao gồm biên giới quốc gia của bât kỳ quốc gia nào dưới bất kỳ hình thức và biện pháp nào. Q uốc gia chủ nhà có quyền thực hiện tất cả các biện pháp cần thiết đê bảo vệ, giữ gìn và quàn trị lãnh thổ theo sự lựa chọn của họ nhăm đảm bảo tính thống nhất và toàn vẹn lãnh thô của quốc gia. Q^uôc gia có quyền sử dụng tất cà các biện pháp cân thiết, bao gôm cả sử dụng vũ trang đê phòng thủ, bảo vậ hoặc chổng lại bât kỳ sự vi phạm nào từ bên ngoài vào lãnh thô quôc gia vơi điều kiện tuân thủ luật pháp quốc tế. Tóm lại, nguyên tắc bất khả xâm phạm và toàn vẹn lãnh thổ bao gồm các yếu tố cơ bản sau đây: - N ghiêm cấm xâm chiêm lãnh thô quốc gia bàng cách đe dọa hoặc sử dụng vũ lực; 239
  16. - Biên giới quốc gia là ổn định và bất khả xâm phạm; - Không được sừ dụng lãnh thổ quốc gia khi không được sự đồng ý của quốc gia chủ nhà; - Không được sử dụng lãnh thổ hoặc cho các quốc gia khác sử dụng lãnh thổ của mình để gây thiệt hại cho quốc gia thứ ba.11 1.4.3.3. Nội dung quy chế pháp lý của lãnh thổ quốc gia Xuất phát từ nguyên tắc chù quyền quốc gia, quốc gia chủ nhà có quyền ấn định quy chế pháp lý đối với lãnh thổ của mình trên cơ sở phù hợp với pháp luật quốc tế. Dựa vào các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế, quốc gia xác lập quy chế pháp lý của lãnh thổ quốc gia bằng cách ban hành các văn bản pháp luật điều chỉnh quy chế pháp lý của lãnh thổ quốc gia với những nội dung cơ bản sau đây: 1 Ví dụ, các nước trong khu vực tiểu vùng sông Mekong, đặc biệt là các quốc 1 gia ở hạ nguồn như Cambodia và Việt Nam đang đối mặt với nguy cơ "khát nước ngọt ” hoặc biến đôi dòng chày, cạn kiệt tài nguyên, thay đồi hệ sinh thái tự nhiên của sông Mekong vì những công trình xây đập thủy điện, tưới tiêu của các nước ở thượng nguồn đặc biệt là Trung Quốc từ những năm đầu của thế kỷ XXI đến nay. Theo dự báo của các tổ chức quốc tế như Tổ chức Nông lương thế giới ( Food and Agriculture Organization, FAO), Tổ chức Khí tượng thế giới ( World Metereologỉcal Organization, OMM) và Tổ chức Y tế thế giới ( World Health Organization, WHO), việc xây dựng các công ừình đập chăn nước nhăm mục đích thủy điện của Trung Quốc và Lào sẽ là một nguy cơ lớn đôi với môi trường sinh thái sông Mekong nói riêng và toàn khu vực nói chung và nó sẽ “giêt chêt” sông Mekong trong tương lai. Việc sử dụng này, trong nhiều trường hợp sẽ tạo nên những tình thế hoặc tranh chấp đe dọa hòa bình, an ninh quôc tê. Việc sử dụng lãnh, thồ của mình gây thiệt hại cho quốc gia khác có thể gây ra những tình thế hoặc tranh chấp đe dọa hòa bình, an ninh thế giới. Chẳng hạn, Myanmar xây dựng đập nước trên sông N aaf năm trên lãnh thô của Myanmar nên Bangladesh đã phản đôi quyết liệt vì cho răng việc Myanmar xây dựng đập nước như vậy là gây thiệt hại cho họ. Ngày 15/1/2001 Bangladesh đã đưa quân đội đến khu vực này. Tương tự, ngày 13/9/2002 Thủ tướng Israel tuyên bố sẽ đưa quân đội vào khu vực sông Hasbani (nguồn cung cấp nước chủ yếu cho Israel) nếu Liban cố tình làm chệch hướng dòng chảy cùa sông này. 240
  17. Một là , quốc gia có toàn quyền tự do lựa chọn chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội phù hợp với nguyện vọng của cộng đồng dân cư sống trên lãnh thổ đó mà không có sự can thiệp hoặc áp đặt dưới bất kỳ hình thức nào từ bên ngoài. Trong phạm vi lãnh thổ quốc gia, quốc gia chủ nhà có quyền tối cao về lập pháp, hành pháp và tư pháp. Mọi vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội của quốc gia phải dựa trên nguyên tắc quyền dân tộc tự quyết, lợi ích của quốc gia, lợi ích của cộng đồng dân cư sống trên lãnh thổ đó và do quốc gia chủ nhà quyết định. Các quốc gia và các chủ thể khác của luật quốc tế không có quyền can thiệp. Bởi lẽ, “không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia” đã được thừa nhận là một trong 7 nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế. Mọi tổ chức, cá nhân cư trú, hoạt động trong lãnh thổ quốc gia đều phải tuân thủ pháp luật của quốc gia đó. Mọi hành động gây sức ép hay can thiệp nhằm mục đích ép buộc quốc gia từ bỏ hoặc thay đổi chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội mà quốc gia đã lựa chọn là hành vi vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế. Hai là, quốc gia có quyền lựa chọn và quyết định phương hướng phát triển đất nước, thực hiện những cải cách kinh tế - xã hội phù hợp với các đặc điểm của quốc gia. Các quốc gia khác có nghĩa vụ tôn trọng sự lựa chọn đó. Sự lựa chọn này xuât phát từ đặc điểm riêng biệt của mỗi quốc gia. Ba là, quốc gia tự quy định chế độ pháp lý đối với từng vùng của lãnh thổ quốc gia. Theo nội dung này. chỉ có quốc gia chủ nhà mới là chủ thể có toàn quyền quyết định chế độ pháp lý dối với từng vùng của lãnh thổ quốc gia trôn cơ sờ phù hợp với các chuẩn mực chung của luật pháp quốc tế. Ví dụ, Công ước của LHQ về luật biển quốc tế năm 1982 tại Điều 3 quy định: “Mọi quốc gia đều có quvền ẩn định chiều rộng lãnh hài cùa mình; chiêu rộng này không vượt quá 12 hài lý kê từ đường cơ sở được vạch ra theo đúng công ước''. Như vậy, quôc gia có quyền trong việc ấn định chiều rộng lãnh hải của mình và 241
  18. quyền này chỉ bị giới hạn bởi quy định về không vượt quá 12 hải lý ...” . Bổn là, quốc gia có quyền sở hữu hoàn toàn đôi với tài nguyên và tư liệu sản xuất trong phạm vi lãnh thổ của mình. N hư đã phân tích, lãnh thổ quốc gia là nền tảng vật chất quan trọng của quốc gia, thuộc quyền sở hữu của quốc gia, chỉ có quốc gia mới có đầy đủ quyền năng chiếm hữu, sử dụng và định đoạt lãnh thổ quốc gia trên cơ sờ phù hợp với lợi ích và sự lựa chọn của cộng đồng dân cư sống trên lãnh thổ quốc gia. Tài nguyên thiên nhiên của quốc gia bao gồm đất đai, rừng núi, sông hồ, nguồn nước, tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi ở thềm lục địa... và cả phần vốn và tài sản của nhà nước đầu tư vào các xí nghiệp, công trình thuộc tất cả các ngành nghề, các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng an ninh đều thuộc quyền sở hữu của quốc gia. Năm là, quốc gia có quyền tài phán đối với mọi cá nhân, tổ chức trong phạm vi lãnh thổ quốc gia (trừ trường hợp pháp luật quốc gia và các điều ước quốc tế mà quốc gia ký kết hoặc tham gia có quy định khác). Xuất phát từ nguyên tắc chủ quyền quốc gia, quốc gia có quyên ban hành pháp luật có phạm vi áp dụng trên toàn lãnh thổ quốc gia bắt buộc cá nhân, tổ chức kể cả các cá nhân, tổ chức hước ngoài phải tuân thủ. Tuy nhiên, trong những trường hợp đặc biệt, các cá nhân được hưởng các quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự ghi nhận trong các điều ước quốc tế mà quốc gia đã ký kết hoặc tham gia. Quốc gia có quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế thích hợp, kể cả quốc hữu hóa, trưng thu, trưng dụng, trưng mua tài sản của các cá nhân, tổ chức nước ngoài. Điều kiện và thể thức thi hành các hoạt động trên do pháp luật của quốc gia quy định. Sáu là, quốc gia có quyền và nghĩa vụ bảo vệ và cải tạo lãnh thổ quốc gia theo những yêu cầu chung của luật pháp quốc tế như đảm bảo môi trường sống trong sạch, không gây ô nhiễm môi trường ở vùng biển, châu Nam Cực... 242
  19. 1.5. Thay đổi và xác lập chủ quyền quốc gia đối với lãnh thổ 1.5.1. Thay đổi lãnh thổ quốc gia Lãnh thổ quốc gia được hình thành trong quá trình vận động của lịch sử, gắn liền với cộng đồng dân cư nhất định. Lãnh thổ quốc gia cũng gắn liền với đặc trưng văn hoá, xã hội của cộng đồng dân cư này. Mặc dù lãnh thổ quốc gia là ổn định, toàn vẹn và bất khả xâm phạm, lãnh thổ quốc gia vẫn có thể thay đổi trong một số trường hợp nhất định trên cơ sờ pháp luật quốc tế và quốc gia. Trước đây, khi luật quốc tế còn thừa nhận quyền chiến tranh trong việc giải quyết các tranh chấp quốc tế, bao gồm cả tranh chấp về lãnh thổ, biên giói thì cơ sở của việc thay đổi lãnh thổ quốc gia chủ yếu là các cuộc chiến tranh xâm chiếm lãnh thổ. Từ khi luật quốc tế hiện đại ra đời và ghi nhận nguyên tắc cấm sử dụng và đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế là một nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế thì việc thay đổi lãnh thổ quốc gia bằng chiến tranh xâm chiếm lãnh thổ đã bị loại trừ. Theo đó, bất kỳ quốc gia nào khi tiến hành bất cứ hình thức thay đổi lãnh thổ quốc gia nào cũng phải dựa trên nguyên tắc quyền dân tộc tự quyết. Thông qua hình thức trưng cầu dân ý, nhà nước đại diện cho cộng đồng dân cư của mình sẽ ký kết các điều ước quốc tế về lãnh thổ với các quốc gia khác nhằm mục đích thay đôi lãnh thô quôc gia. Trong thực tiễn quan hệ quốc tế, lãnh thổ quốc gia có thể được thay đổi bằng một trong các hình thức sau đây: Thử nhất, thay đổi lãnh thổ quốc gia do phân chia một quốc gia thành hai hay nhiều quốc gia mới như Tiệp Khắc đã phân chia thành hai quốc gia độc lập là Cộng hòa Czech và Slovakia năm 1993; Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết (Liên Xô) đã phân chia thành 15 quốc gia độc lập vào năm 1991.. 243
  20. Thứ hai, thay đổi lãnh thổ quốc gia do hợp nhât hai hay nhiều quốc gia thành một quốc gia mới. Ví dụ: tháng 8/1990, hai nước Cộng hòa dân chủ Đức và Cộng hòa Liên bang Đức đã hợp nhất thành Cộng hòa Liên bang Đức. Thứ ba, thay đổi lãnh thổ quốc gia do sáp nhập một bộ phận lãnh thổ quốc gia này vào lãnh thổ của quốc gia khác. V í dụ: ngày 18/8/1945, ba ngày sau khi Nhật Bản tuyên bố đâu hàng, chấm dứt chiến tranh thế giới lần thứ hai, Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết đã sáp nhập quần đảo Kuril thuộc lãnh thổ của Nhật Bản vào lãnh thổ của mình. Thử tư, thay đổi lãnh thổ quốc gia do trao đổi một bộ phận lãnh thổ giữa hai quốc gia với nhau. Ví dụ: ngày 1/7/1997, Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland đã trao trả lại Hồng Kông cho Trung Quốc sau hơn 100 năm chiếm đóng; hoặc ngày 31/12/1999 Bồ Đào Nha trả lại Ma Cao cho Trung Quốc sau 442 năm chiếm đóng. Thứ năm, thay đổi lãnh thổ quốc gia do chuyển nhượng một bộ phận lãnh thổ của quôc gia này cho một quốc gia khác.Ví dụ: Sa Hoàng đã bán vùng lãnh thổ bang Alaska hiện nay cho Hoa Kỳ vào ngày 9/4/1867 với giá 7.200.000USD.1 2 Thứ sáu, thay đổi lãnh thổ quốc gia bàng một điều ước quốc tê đặc biệt. Ví dụ: việc thay đôi lãnh thổ Triều Tiên sau cuộc chiên tranh liên Triều bắt đầu từ ngày 25/6/1950 và kết thúc ngày 27/7/1953 bàng hiệp định tạm đình chiến Bàn Môn Điếm13; hoặc thay đổi lãnh thổ cùa nước ta sau Hiệp định Geneva năm 1954. 1.5.2. Xác lập chủ quyền quốc gia đổi với lãnh thổ Vấn đề xác lập chủ quyền quốc gia đối với các vùng lãnh thô mới được đặt ra trong thực tiễn pháp luật quốc tế từ rất sớm. 1 Xem thêm: http://vi.wikipedia.org/wiki/Alaska 2 1 Xem thêm: 3 http://vi.wikipedia.org/wiki/Chi%E1%BA%BFn _tranh_Tri%El% BB% 244
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2