intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Sửa chữa thiết bị điện gia dụng (Nghề Điện tử dân dụng - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Cần Thơ

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:90

31
lượt xem
23
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình "Sửa chữa thiết bị điện gia dụng (Nghề Điện tử dân dụng - Trình độ: Cao đẳng)" trình bày những nội dung kiến thức về: các thiết bị gia nhiệt; máy biến áp gia dụng; động cơ điện gia dụng; thiết bị điện lạnh; các thiết bị điện chiếu sáng gia dụng...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Sửa chữa thiết bị điện gia dụng (Nghề Điện tử dân dụng - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Cần Thơ

  1. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 1
  2. LỜI GIỚI THIỆU Sửa Chữa Thiết Bị Điện Gia Dụng là một trong những mô đun chuyên môn củ a nghề Điện tử dân dụng được biên soạn dựa theo chương trình khung đã xây dựng và ban hà nh năm 2017 của trường Cao đẳ ng nghề Cầ n Thơ dành cho nghề Điện tử dân dụng hệ Cao đẳ ng. Giáo trình được biên soạn làm tài liệu học tập, giảng dạy nên giáo trình đã được xây dựng ở mức độ đơn giản và dễ hiểu, trong mỗi bài ho ̣c đều có thí dụ và bài tập tương ứng để áp dụng và làm sáng tỏ phầ n lý thuyết. Khi biên soạn, nhóm biên soạn đã dựa trên kinh nghiệm thực tế giảng dạy, tham khảo đồng nghiệp, tham khảo các giáo trình hiện có và cập nhật những kiến thức mới có liên quan để phù hợp với nội dung chương trình đào tạo và phù hợp với mục tiêu đào tạo, nội dung được biên soạn gắn với nhu cầu thực tế. Nội dung giáo trình được biên soạn với lượng thời gian đào tạo 120 giờ gồm có: Bà i 01 MĐ35-01: Các thiết bị gia nhiệt Bà i 02 MĐ35-02: Máy biến áp gia dụng Bà i 03 MĐ35-03: Động cơ điện gia dụng Bài 04 MĐ35-04: Thiết bị điện lanh Bài 05 MĐ35-05: Các thiết bị điện chiếu sáng gia dụng Giáo trình cũng là tài liệu giảng da ̣y và tham khảo tốt cho nghề điện công nghiệp và Các nghề khác. Mặc dù đã cố gắng tổ chức biên soạn để đáp ứng được mục tiêu đào tạo nhưng không tránh được những thiế u só t. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy, cô, bạn đọc để nhóm biên soạn sẽ điề u chỉnh hoàn thiện hơn. Cầ n Thơ, ngày tháng 8 năm 2018 Tham gia biên soạn 1. Chủ biên: Phạm Thành Phương 2
  3. MỤC LỤC LỜI GIỚI THIỆU ........................................................................................................ 2 GIÁO TRÌNH MÔN HỌC/MÔ ĐUN .......................................................................... 5 CHƯƠNG 01 .............................................................................................................. 7 THIẾT BỊ GIA NHIỆT................................................................................................ 7 1. Bàn Là Điện ............................................................................................................ 7 1. Cấu tạo và nguyên lý làm việc: ................................................................................ 7 1.2. Bàn là hơi ............................................................................................................. 8 1.3. Kiểm tra, bảo trì và sửa chữa bàn là ................................................................. 10 2. Bếp Điện ......................................................................................................... 10 3. Ấm điện: .......................................................................................................... 15 4. Nồi Cơm Điện ....................................................................................................... 18 4.1.Nồi cơm điện cơ hay còn gọi là nồi cơm cơ ......................................................... 18 4.2. Nồi cơm điện tử: ................................................................................................. 19 5. Lò Vi sóng: ............................................................................................................ 20 5.1. Cấu tạo: .............................................................................................................. 21 5.2. Nguyên lý hoạt động:.......................................................................................... 22 5.3. Một số hư hỏng và phương pháp sửa chữa: ......................................................... 24 6. Máy nước nóng: .................................................................................................... 27 6.1. Cấu tạo: .............................................................................................................. 27 6.2. Nguyên lý hoạt động:.......................................................................................... 28 CHƯƠNG 2 .............................................................................................................. 30 MÁY BIẾN ÁP GIA DỤNG ..................................................................................... 30 1. Khái niệm chung ................................................................................................... 30 1.1. Định nghĩa .......................................................................................................... 30 1.2. Phân loại máy biến áp ......................................................................................... 30 2. Cấu tạo, nguyên lý làm việc của máy biến áp ........................................................ 31 2.1. Cấu tạo máy biến áp ........................................................................................... 31 2.2. Nguyên lý làm việc của máy biến áp ................................................................... 32 2.3. Các thông số kỹ thuật của máy biến áp ............................................................... 34 3. Sử dụng, kiểm tra, sửa chữa máy biến áp: .............................................................. 34 3.1. Sử dụng máy biến áp: ......................................................................................... 34 3.2. Kiểm tra, bảo trì máy biến áp : ............................................................................ 39 3.3. Sửa chữa máy biến áp: ..................................................................................... 40 CHƯƠNG 3 .............................................................................................................. 44 ĐỘNG CƠ ĐIỆN GIA DỤNG .................................................................................. 44 1. Khái niệm chung: ............................................................................................ 44 1.1. Định nghĩa: ......................................................................................................... 44 1.2. Phân loại:............................................................................................................ 44 2. Cấu tạo, nguyên lý động cơ điện một chiều gia dụng: ............................................ 44 2.1. Cấu tạo: .............................................................................................................. 45 2.2. Nguyên lý hoạt động. .......................................................................................... 45 2.3. Các hư hỏng và phương pháp kiểm tra: ............................................................... 45 3. Cấu tạo, nguyên lý hoạt động của động cơ xoay chiều một pha: ............................ 47 3.1. Nguyên lý cấu tạo: .............................................................................................. 47 3.2. Nguyên lí làm việc: ............................................................................................. 48 3.3. Các hư hỏng và phương pháp kiểm tra: ............................................................... 48 4. Một số ứng dụng điển hình của động cơ điện: ........................................................ 54 3
  4. 4.1. Quạt điện ............................................................................................................ 54 5. Máy giặt: ............................................................................................................... 58 5. 1. Cấu tạo, nguyên lý hoạt động:............................................................................ 58 CHƯƠNG 4: ............................................................................................................. 64 THIẾT BỊ ĐIỆN LẠNH ............................................................................................ 64 1. Tủ lạnh gia đình: ............................................................................................. 64 1.1. Khái niệm và phân loại: ................................................................................... 64 1.2. Nguyên lý hoạt động của tủ lạnh khí nén: ........................................................ 64 1.3. Các thông số kỹ thuật cơ bản của tủ lạnh: ........................................................ 65 1.4. Các hư hỏng thường gặp và cách khắc phục: ................................................... 68 1.5. Tủ lạnh inverter: .............................................................................................. 71 2. Máy điều hòa không khí: ................................................................................. 74 2.1. Định nghĩa: ...................................................................................................... 74 2.2. Phân loại: ........................................................................................................ 75 2.3. Nguyên lý của các loại ĐHKK: ....................................................................... 76 2.4. Nguyên lý hoạt động và phương pháp kiểm tra, sửa chữa mạch điện tử trong máy lạnh:................................................................................................................... 79 CHƯƠNG 5: ............................................................................................................. 84 CÁC THIẾT BỊ CHIẾU SÁNG ................................................................................. 84 1. Đèn Neon: ....................................................................................................... 84 1.1. Cấu tạo, nguyên lý hoạt động: ......................................................................... 84 1.2. Đèn Neon dùng mạch điện tử: ......................................................................... 85 1.3. Cách mắc, kiểm tra, sửa chữa mạch điện: ........................................................ 85 2. Đèn led: ........................................................................................................... 86 2.1. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động: ...................................................................... 86 2.2. Các mạch ứng dụng dùng đèn led: ................................................................... 88 2.3. Các hư hỏng và phương pháp sửa chữa ............................................................ 89 3. Đèn sợi đốt: ..................................................................................................... 89 3.1. Các ứng dụng của đèn sợi đốt: ......................................................................... 90 3.2. Các hư hỏng thường gặp và sửa chữa: ............................................................. 90 4
  5. GIÁO TRÌNH MÔN HỌC/MÔ ĐUN Tên mô đun: SỬA CHỮA THIẾT BỊ ĐIỆN-ĐIỆN TỬ GIA DỤNG Mã mô đun: MĐ 35 Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học/mô đun: - Vị trí: Mô đun này được bố trí dạy cuối chương trình đào tạo - Tính chất: Là mô đun bắt buộc - Ý nghĩa và vai trò của môn học/mô đun: + Có ý nghĩa quan trọng trong kỹ năng nghề. Nhằm hoàn thiện ký năng tổng hợp của người thợ trong công việc, rèn luyện và tăng cường kỹ năng tư duy, lý luận trong thực tiễn công việc + Phát huy khả năng sáng tạo, vận dụng linh hoạt trong thực tế công việc. Mục tiêu của môn học/mô đun: - Về kiến thức: + Trình bày được cấu tạo, nguyên lý hoạt động của các thiết bị điện – điện tử dùng trong gia đình + Phân tích được các nguyên nhân và biện pháp an toàn cho các thiết bị điện – điện tử gia dụng - Về kỹ năng: + Bảo trì đúng các yêu cầu kỹ thuật đối với các thiết bị điện gia dụng + Kiểm tra, sửa chữa đạt yêu cầu kỹ thuật các thiết bị điện – điện tử gia dụng - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Có sáng kiến, tìm tòi, khám phá trong quá trình học tập và công việc + Có khả năng tự định hướng, chọn lựa phương pháp tiếp cận thích nghi với các bài học + Có năng lực đánh giá kết quả học tập và nghiên cứu của mình + Tự học tập, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm để nâng cao trình độ chuyên môn Nội dung mô đun Thời gian (giờ) Thực hành, Số Tên các bài trong mô đun Tổng Lý thí nghiệm, Kiểm TT số thuyết thảo luận, tra bài tập 1 Bài 1: Các thiết bị gia nhiệt 16 4 12 1. Bàn là điện 2.5 0.5 2 2. Bếp điện 2.5 0.5 2 3. Ấm điện 2.5 0.5 2 4. Nồi cơm điện 2.5 0.5 2 5. Lò vi sóng 3 1 2 6. Máy nước nóng 3 1 2 2 Bài 2: Máy biến áp gia dụng 8 1 6 1 5
  6. 1. Khái niệm chung 0.25 0.25 2. Cấu tạo, nguyên lý máy biến áp 0.25 0.25 3. Sử dụng, kiểm tra, sửa chữa máy biến 6.5 0.5 6 áp. Kiểm tra 1 1 3 Bài 3: Động cơ điện gia dụng 16 3 13 1. Khái niệm chung 0.5 0.5 2. Cấu tạo, nguyên lý động cơ điện một 0.5 0.5 chiều gia dụng 3. Cấu tạo, nguyên lý động cơ điện xoay 0.5 0.5 chiều một pha gia dụng 4. Sử dụng, kiểm tra động cơ điện gia 3.5 0.5 3 dụng 5. Kiểm tra sửa chữa máy giặt gia đình 11 1 10 4 Bài 4: Thiết bị điện lạnh 20 4 15 1 1. Tủ lạnh gia đình 9 2 7 2. Máy điều hòa không khí: 10 2 8 Kiểm tra 1 1 Bài g 5: Các thiết bị điện chiếu sáng 5 15 3 11 1 gia dụng 1. Đèn Neon 4 1 3 2. Đèn led 5 1 4 3. Các loại đèn sợi tóc 5 1 4 Kiểm tra 1 1 Cộng 75 15 57 03 6
  7. CHƯƠNG 01 THIẾT BỊ GIA NHIỆT Mã chương: MĐ 35 - 01 Giới thiệu: Trong đời sống cũng như sản xuất, yêu cầu về sử dụng nhiệt năng rất lớn. Trong các ngành công nghiệp khác nhau, nhiệt năng dùng để nung, sấy, nhiệt luyện, nấu chảy các chất... Nguồn nhiệt năng này được chuyển từ điện năng qua các lò điện là phổ biến vì nó rất thuận tiện, dễ tự động hoá điều chỉnh nhiệt độ trong lò. Trong sinh hoạt đời sống, nhiệt năng chủ yếu để đun, nấu, nướng, sưởi... Nguồn nhiệt năng cũng được chuyển từ điện năng qua các thiết bị điện như bàn là điện, bếp điện, nồi cơm điện, bình nóng lạnh... Đây là nguồn năng lượng sạch, không gây nên khói, bụi nên không ảnh hưởng tới môi trường sống, sử dụng thuận tiện, dễ dàng. Việc biến đổi điện năng thành nhiệt năng có nhiều cách: nhờ hiệu ứng Juole (lò điện trở, bếp điện), nhờ phóng điện hồ quang (lò hồ quang, hàn điện), nhờ tác dụng nhiệt của dòng điện xoáy Foucault thông qua hiện tượng cảm ứng điện từ (bếp từ)... Các thiết bị gia nhiệt dùng trong sinh hoạt trừ lò vi sóng và bếp từ, còn hầu hết dùng dây điện trở như bàn là, bếp điện, nồi cơm điện, siêu điện, bình nóng lạnh... Những dây điện trở sử dụng thường là hợp kim Nikel-Crôm màu sáng bóng, có điện trở suất ρ = 1,1 Ωmm2/m, nhiệt độ làm việc từ 1000 ÷ 11000C. Các dây điện trở dùng để chế tạo các dụng cụ sinh hoạt thường được đặt trong ống kín, trong ống lèn chặt bằng chất chịu lửa, dẫn nhiệt, cách điện với vỏ ống. Việc đặt dây điện trở trong ống kín sẽ tránh hơi ẩm và ôxy lọt vào, giảm được sự ôxy hoá, tăng độ bền và tuổi thọ cho thiết bị gia nhiệt Mục tiêu: - Trình bày được cấu tạo, nguyên lý hoạt động của các thết bị điện gia nhiệt như: Bàn là, bếp điện... thông dụng và điều khiển dùng mạch điện tử. - Bảo trì, bảo dưỡng và sửa chữa đạt yêu cầu kỹ thuật các thiết bị điện gia nhiệt Nội dung chính: 1. Bàn Là Điện Bàn là điện có nhiều loại khác nhau, có loại bàn là tự động điều chỉnh nhiệt độ không có phun nước (bàn là khô), có loại tự động điều chỉnh nhiệt độ và phun nước, có loại bàn là hơi nước. Hiện nay bàn là còn lắp thêm các mạch điện tử, bán dẫn để có thể điều chỉnh nhiệt độ theo chương trình chính xác đến từng độ. 1. Cấu tạo và nguyên lý làm việc: 1.1.1Cấu tạo: Hình bên dưới là sơ đồ nguyên lí và cấu tạo của bàn là thông thường (bàn là khô), tự động điều chỉnh nhiệt độ, điện áp 220V, công suất 1000W. Đ RN C a) b) Sơ đồ nguyên lý (a) và cấu tạo của bàn là (b) 1- Nắp; 2- Núm điều chỉnh nhiệt độ; 3- Đế; 4- Dây đốt nóng 7
  8. Cấu tạo bàn là có hai bộ phận chính: Dây đốt nóng và vỏ bàn là . Dây đốt nóng được làm bằng hợp kim Niken – Crôm, chịu được nhiệt độ cao. Vỏ bàn là gồm đế và nắp. Đế được làm bằng gang hoặc hợp kim nhôn, được đánh bóng hoặc mạ Crôm. Các bàn là thế hệ mới hiện nay nhẹ, không cần trọng lượng nặng đè lên vải, đế được làm bằng hợp kim nhôm. Nắp được làm bằng đồng, thép mạ crôm hoặc nhựa chịu nhiệt, trên có gắn tay cầm cứng bằng nhựa chịu nhiệt. Điều chỉnh nhiệt độ tự động của bàn là bằng rơle nhiệt RN đóng mở mạch điện cấp cho dây điện trở. Tuỳ vị trí điều chỉnh của rơle nhiệt RN để cho cam lệch tâm C thay đổi thay đổi khoảng cách vị trí tiếp điểm của rơle nhiệt mà bàn là có nhiệt độ làm việc khác nhau. Dòng điện đi vào dây điện trở của bàn là phải đi qua một đoạn điện trở ngắn, tạo sụt áp 2,5V dùng cho đèn tín hiệu Đ. 1.1.2. Nguyên lý làm việc: Khi cho điện vào bàn là, dòng điện chạy trong dây đốt nóng, dây đốt nóng toả nhiệt, nhiệt được tích vào đế của bàn là làm nóng bàn là. Trong bàn là có rơle nhiệt, phần tử cơ bản của rơle nhiệt là một thanh kim loại kép, cấu tạo từ hai tấm kim loại, một tấm có hệ số dãn nở nhiệt lớn, một tấm có hệ số dãn nở nhiệt nhỏ. Khi nhiệt độ của bàn là đạt đến trị số quy định thì nhiệt lượng toả ra của bàn là làm cho thanh kim loại kép bị uốn cong về phía tấm kim loại có hệ số dãn nở nhỏ, nó đẩy tiếp điểm, kết quả làm cắt mạch điện vào bàn là. Khi bàn là nguội đến mức quy định, thanh kim loại trở về dạng ban đầu, tiếp điểm rơle nhiệt tự động đóng lại làm kín mạch điện, bàn là được đóng điện, đèn tín hiệu Đ sáng. Thời gian đóng mở của rơle nhiệt phụ bao nhiêu, trên bàn là đã chỉ vị trí điều chỉnh nhiệt độ tương ứng. 1.2. Bàn là hơi Hiện nay bàn là hơi nước được sử dụng rất phổ biến. Nó có chức năng tự tạo hơi nước phun vào vải, làm mịn và phẳng các nếp nhăn trên vải nhanh chóng, tiết kiệm thời gian. Bàn là sử dụng hơi nước có cấu tạo khác với bàn là thông thường, nó có bộ phận tích nước, vòi phun và giá đỡ (với loại bàn là đứng). Khi là, chỉ cần áp vòi phun vào mặt phẳng, phun hơi nước làm mềm vải xoá mọi nếp nhăn của quần áo. Thời gian là nhanh gấp ba lần so với bàn là thông thường, không sợ bị cháy quần áo vì chỉ phun hơi nước để làm phẳng mà không áp trực tiếp bàn là vào quần áo. Bàn là hơi nước thích hợp với hầu hết các loại vải cao cấp như lụa, nhung, len, nỉ... Hình dáng bên ngoài của một số loại bàn là hơi như ở hình dưới 8
  9. Một số loại bàn là hơi nước • Sử dụng bàn là hơi Muốn bàn là hơi luôn hạt động tốt, cần sử dụng và bảo quản đúng cách. Nước sử dụng cho bàn là phải là loại ít tạp chất để không bị đóng phèn, cặn trong bình. Tốt nhất là cho nước lọc vào bàn là. Nước máy hay nước giếng thường chứa hàm lượng nhỏ các khoáng chất, cặn sét. Nếu sử dụng lâu ngày chúng sẽ kết tủa làm tắc các lỗ phun hơi nước hoặc bám lại trên thiết bị làm bẩn quần áo. Không cho bất cứ háo chất tạo mùi thơm nào vào bình chứa nước vì hoá chất khi gặp nhiệt độ cao sẽ ăn mòn các chi tiết bên trong bàn là. Khi là hơi nước phun nhiều và mạnh nên phải thường xuyên thêm nước. Khi cho nước vào ngăn chứa, không để quá vạch chỉ định MAX, lau sạch nước bị tràn ra ngoài mặt bàn là. Để khi là không bị rỉ nước cần chú ý: lúc mới cắm điện, không nên vặn núm hơi ngay, hãy để ở mức 0 và đợi khoảng 3 đến 5 phút. Khi mặt bàn là nóng lên đủ để nước bốc hơi mới tăng dần lượng hơi thoát ra. Tuỳ vào chất liệu vải để sử dụng bàn là hợp lý. Với các loại vải làm bằng sợi tổng hợp như polyester, nylon... nên là ở mức nhiệt độ thấp nhất và sử dụng hơi nước ở mức ít nhất. Vải bông, lanh thường rất nhăn, cần ở nhiệt độ cao, mức hơi nước nhiều. Với vải len và các loại vải khác nên là ở nhiệt độ trung bình hoặc cao. Ở nhiệt độ quá thấp hơi nước khó thoát ra, nước có thể bị rò rỉ làm bẩn quần áo. Khi sử dụng xong, nên đổ hết nước còn thừa để tránh bị đóng cặn, lấy vải mềm lau sạch từ tay cầm cho đến đáy bàn là. • Cách vệ sinh bàn là và cách khử gỉ cho bàn là + Vệ sinh bàn là: - Đổ đầy nước vào bình chứa, sau đó để nút hơi nước ở số 0, - Cắm điện vào bàn là và vặn nút nhiệt ở mức nóng nhất đến khi rơle nhiệt cắt, - Vặn dần núm hơi lên vị trí cao nhất, - Xả hơi cho đến khi bình nước nóng trong bàn là cạn hết nước, cặn bám sẽ nhanh chóng biến mất. + Cách khử gỉ cho bàn là điện Thông thường vỏ bên ngoài của bàn là có mạ một lớp hợp kim rất khó bị rỉ, nhưng do sử dụng lâu ngày hoặc bị xây xát do va chạm, lớp mạ bị tróc ra, bàn là bị gỉ, khi là sẽ làm bẩn quần áo. Dưới đây là một số cách để tẩy sạch: - Sau khi bàn là nóng, dùng một mảnh vải ẩm là đi là lại nhiều lần trên mảnh vải để lau gỉ. - Chờ cho bàn là nguội, bôi một ít kem đánh răng lên bề mặt, sau đó lau nhẹ bằng vải nhung hoặc vải thun sạch. 9
  10. - Gấp một khăn ẩm sao cho nó lớn bằng mặt bàn là, rải đều lên trên một lớp bột cacbonatnatri, sau đó cắm điện, là nhiều lần lên khăn mặt ẩm cho đến khi nước bốc hơi hết. Chùi cho bột cacbonatnatri rơi hết thì gỉ sét cũng biến mất. - Cho bàn là nóng lên, bôi một ít dấm hoặc bôi một ít dầu parafin, sau đó dùng vải chùi, chất bẩn sẽ bị chùi sạch. - Không nên dùng giấy nhám hoặc dao để cạo gỉ, như vậy sẽ làm mất đi lớp mạ ở mặt bàn là, ảnh hưởng đến tuổi thọ của bàn là. • Bảo quản bàn là hơi nước Khi dùng xong, lấy vải mềm lau sạch từ tay cầm cho đến đáy bàn là. Vệ sinh thật kĩ các khe ở đầu núm hơi để không bị cặn bám. Kiểm tra bình chứa nước trước khi cắm điện, tránh trường hợp nước tràn hoặc nứt, vỡ. Khi mặt bàn là bị gỉ, thực hiện khử gỉ cho bàn là như đã nêu ở trên. Tuyệt đối không dùng nước làm nguội bàn là. Kiểm tra dây và đầu phích cắm của bàn là trước khi sử dụng. Nếu ổ cắm bị ôxy hoá do nhiệt độ cao ở chỗ tiếp xúc, cần phải đánh sạch bằng giấy nhám. Nên sử dụng cầu chì riêng vì bàn là hơi nước công suất lớn có thể làm nổ ổ cắm và dẫn đến hỏng các thiết bị điện khác. 1.3. Kiểm tra, bảo trì và sửa chữa bàn là Hư hỏng thường xảy ra đối với bàn là là ở bộ phận rơle nhiệt, như không tiếp xúc tiếp điểm hoặc tiếp điểm bị dính, dây điện trở bị đứt, dây dẫn bị hỏng... Tuỳ theo từng loại hư hỏng mà tìm cách khắc phục cho phù hợp. Ví dụ, khi dây điện trở bị đứt (dây làm nóng bàn là) cần phải thay dây mới. Để thay dây điện trở, hãy làm theo các bước: Tháo dây dẫn cắm điện rồi mở vỏ bàn là ra, tiếp theo tháo tấm nặng và bộ phận điều chỉnh nhiệt độ (nếu có), sau đó tháo bỏ dây cũ, thay dây mới vào và lắp lại. Sau khi sửa chữa cần phải kiểm tra lại như sau: - Kiểm tra cách điện giữa vỏ bàn là và mạch điện (các phần dẫn điện trong bàn là). Việc kiểm tra phải được tiến hành trong một phút ở nhiệt độ làm việc nóng nhất của bàn là. - Kiểm tra tất cả các mối nối của mạch điện xem có tiếp xúc tốt không, - Đèn tín hiệu phải làm việc bình thường, khi cắm điện vào đèn phải sáng, - Các bộ phận điều chỉnh nhiệt độ cũng như bộ phận phun hơi ẩm phải làm việc tốt, nghĩa là khi điều chỉnh giảm nhiệt độ, bàn là phải nguội dần, khi phun hơi ẩm phải có hơi nước xoè ra. - Mặt đế bàn là phải sạch và trơn láng. - Tay cầm phải chắc chắn (không lỏng, không lung lay). 2.Bếp Điện a. Bếp điện dùng dây điện trở: Bếp điện là một thiết bị gia nhiệt dùng dây điện trở. Bếp điện có nhiều loại có công suất khác nhau, có loại bếp đơn, có loại bếp kép (2 kiềng). Bếp điện kiểu hở không an toàn, hiệu suất thấp nên ít dùng. Bếp điện kiểu kín được được dùng rộng rãi vì có hiệu suất cao hơn, an toàn hơn. Hình bên dưới chỉ ra bếp điện đơn và bếp điện đôi. Ở bếp điện kiểu kín, vỏ ngoài bằng sắt có tráng men, dây điện trở được đúc kín trong ống, đảm bảo độ bền, hiệu suất cao, cách điện tốt, công suất tối đa 2 kW, điện áp 220V. Với bếp kép, mỗi kiềng có một công tắc chuyển mạch để nấu được các chế độ khác nhau: nhiệt độ cao (650-7000C), nhiệt độ trung bình (550 – 6500C và nhiệt độ thấp (250-4000C). 10
  11. Một số loại bếp điện thông dụng Nguyên lý hoạt động chung của nhóm thiết bị này đều sử dụng dây đốt (điện trở) để làm nóng trực tiếp hoặc gián tiếp cho nên nguy cơ rò rỉ điện rất cao nếu nhà sản xuất sử dụng nguyên liệu không bảo đảm chất lượng hoặc lắp ráp không đúng kỹ thuật. Dây dẫn điện không đạt chuẩn dẫn đến tình trạng quá tải gây nóng, chảy, chạm mạch. Đối với dây đốt sử dụng nguyên liệu kém chất lượng, lắp ráp không đúng kỹ thuật sẽ chạm vào thành bao, hoặc mâm nhiệt gây chập điện. Ngoài ra, do sử dụng trong môi trường nhiệt cao, các linh kiện dễ bị lão hoá, gỉ sét cũng dẫn đến chập điện. Đặc biệt với bếp điện không được để nước từ dụng cụ đun nấu tràn ra bếp, làm chóng hỏng bếp. Phải luôn giữ bếp sạch sẽ, sau mỗi lần đun nấu phải lau chùi bếp. Hư hỏng thông thường của bếp là rơle nhiệt dùng để đóng mở tiếp điểm khi bếp đã đủ nóng, dây điện trở đứt, chuyển mạch không tiếp xúc... Cần tìm hiểu đúng nguyên nhân hư hỏng để sửa chữa hiệu quả. Không đặt bếp trên đất, nhất là nơi ẩm ướt, phải đặt bếp trên cao, nơi khô ráo. Khi không sử dụng bếp cần phải rút phích điện ra. b. Bếp hồng ngoại: Là thiết bị bếp hiện đại nhất hiện này được áp dụng công nghệ tiên tiến nhất trên thị trường hiện này, chúng rất được người tiêu dùng ưa chuộng bởi tiện ích mà bếp mang lại cho cuộc sống của chúng ta không chỉ là bữa ăn ngon mà quan trọng hơn là chúng rất thân thiện với môi trường. Cấu tạo: Sơ đồ cấu tạo của bếp điện hồng ngoại – Vòng tròn phát nhiệt của bếp ( 1 và 3) chúng có đường kính 26 và 15 cm – Bảng điều khiển bếp ( 4, 5, 6, 7, 8 và 9) là các phím với chế độ nấu khác nhau của bếp – Đèn báo hiệu năng lượng của bếp(10) tùy vào từng loại bếp mà đèn báo hiệu ở những chỗ khác nhau. – Màn hình LED hiển thị công suất hoạt động của bếp( 11) 2.2.1. Nguyên lý hoạt động của bếp hồng ngoại: Được cấu tạo 2 phần chính bên trong bếp là mạch điện tử và đèn halogen: Bóng đèn halogen không khác mấy so với những loại bóng đèn sợi đốt bình thường 11
  12. những nó nóng hơn rất nhiều. Vì trong bóng đèn có chữa một lượng khí halogen nhỏ nên có khả năng phát ra nhiệt và áp suất cao hơn rất nhiều lần so với bóng thường, bóng đèn halogen có thể tự tái tạo lại dây tóc Vonfram, khi hoạt động các nguyên tử này có thể bật ngược trở lại tái tạo lại dây tóc trước khi bị phân hủy, vì thề mà tuổi thọ của bóng cao hơn nhiều. Bên ngoài bếp chính là những phần phụ và chủ yếu chúng ta nhìn thấy là mặt bếp: mặt bếp chính là màng lọc ánh sáng chỉ cho những tia hồng ngoại đi qua và phát nhiệt. Bởi mặt bếp được làm bằng kính thủy tinh hữu cơ hoặc làm bằng gốm ceramic, kết hợp với thấu kính hội tụ, và có những bảng điều kiển và màn hình hiển thị. Bếp điện hồng ngoại tốt nhất hiện nay Nguyên lý hoạt động của bếp: hoạt động của bếp hồng ngoại, theo nguyên lý bức xạ nhiệt của tia hồng ngoại là loại có bước sóng ánh sáng lớn nhất. Dòng điện sẽ đi qua các mạch điện tử và đi vào tháp sáng bóng đèn Halogen. khi bóng đèn được thắp sáng nhiệt độ bắt đàu tăng nên và tỏa ra nhiệt đốt nóng, cùng lúc đó những thấu kính hội tụ được tích hợp trong mặt kính của bếp bắt đầu tập trung năng lượng vào vòng tròn đỏ có trên mặt bếp, và đi vào thẳng vào những chiếc nồi được đặt trên bếp. Giúp cho nhiệt độ được sinh ta không bị thất thoát ra ngoài môi trường. Nhiệt độ của bóng đèn có trong khoảng 250 độ C đến 600 độ C, cũng giống như mặt trời phát ra ánh sáng và nhiệt qua không gian. Điều này đủ để nấu chín được tất cả những loại thực phẩm khác nhau, với thời gian nấu nướng nhanh chóng và hiệu quả. Chính vì bếp hoạt động theo cơ chế làm nóng truyền nhiệt từ mặt kính sang dụng cụ nấu bếp chính vì thế mà bếp có thể sử dụng được tất cả các loại nồi khác nhau. Và có thể nướng trực tiếp trên bếp mà không cần thông qua bất cứ chiếc nồi nào. Với cơ chế hoạt động bếp có thể sử dụng được tất cả các loại nồi 12
  13. Đăc điểm để nhận biết bếp điện hồng ngoại là khi nấu thường xuất hiện vòng tròn máu đỏ, có cường độ mạnh làm chói mắt nếu như nhìn quá lâu, nên tuyệt đối không được nhìn thẳng vào bóng đèn halogen khi đang hoạt động. Trung bình công suất của những chiếc bếp tạo ra từ 1200W đến 2000W đây là mức công suất cao nhất cho tất cả các loại bếp cả là bếp điện từ. Lưu ý khi sủ dụng bếp hồng ngoại: – Không được sơ tay vào vong tròn quy định được thiết kế trên mắt bếp khi đang nấu hoặc vừa nấu xong. – Không nên rút điên ngay sau khi vừa tắt bếp, vì lúc này quạt tản nhiệt của bếp vẫn còn đang hoạt động nếu bạn rút ngay ra sẽ là độ bền của bếp giảm đi đáng kể. – Với bếp điện hồng ngoại hay bấp cứ loại bếp điện nào khác thì mặt bếp là rất quan trọng vì thế bạn nên thường xuyên vệ sinh lau chùi tuyệt đối không được để lâu tạo ra những mảng bám hạn chế quá trình truyền nhiệt của bếp. – Không được đánh mặt bếp bằng những vật bằng kim loại như cọ sắt có thể làm xước mặt kính, điều này sẽ làm đứt gãy cấu trúc bên trong kính vì thế rất dễ bị nứt vỡ khi sử dụng. – Đặt bếp cách tường với khoảng cách là 15cm – 20cm và tuyệt đối không nên để những vật dụng xung quanh bếp nhất là trước lỗ thoát khí của bếp khồng ngoại. c. Bếp từ: 1.Cấu tạo: Ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, nhất là sự phát triển của ngành công nghiệp điện tử-bán dẫn, kích thước của các thiết bị điện tử ngày càng được thu nhỏ, chi phí sản xuất chúng vì thế ngày cảng giảm mạnh vì thế chúng được ứng dụng ngày càng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp. Trong đó, có việc sản xuất các loại bếp người ta cũng đã ứng dụng thường xuyên và rất thành công. Tiêu biểu là trong việc sản xuất các loại bếp điện từ. Nói nôm na dễ hiểu thì bếp điện từ hoạt động theo nguyên lý làm nóng nồi nấu quá đó làm nóng và chín thức ăn. Qua đó tăng hiệu suất nấu nướng, chống hao phí năng lượng trong quá trình nấu ăn. Cấu tạo bếp từ bao gồm: - Mặt bếp: làm bằng sứ thủy tinh cao cấp chịu được nhiệt độ cao và chịu được va chạm. - Cuộn dây tạo từ trường: là một cuộn dây phẳng dạng đĩa đặt bên dưới mặt bếp. - Mạch điện tử công suất: gồm nhiều linh kiện điện tử phức tạp có khả năng tăng giảm biên độ của dòng điện xoay chiều, có khả năng thay đổi tần của dòng điện đi vào cuộn dây - Bảng điều khiển: gồm các nút chức năng để đặt chức năng và điều khiển chế độ làm việc của bếp các nút chức năng để đặt chức năng và điều khiển chế độ làm việc của bếp. Thành phần quan trọng nhất trong cấu tạo bếp điện từ là mạch công suất và cuộn cảm.Đối với các loại lò nung tần số công nghiệp (lò trung tần, lò cao tần…), vòng cảm ứng (cuộn cảm) thường dùng các loại ống đồng (có nước làm mát chạy bên trong) do nhiệt độ phôi nung cao và rất cao (từ 800 độ C trở lên). Còn trong bếp điện từ, do nhiệt độ và công suất thường nhỏ (so với lò công nghiệp), cuộn cảm thường dùng dây cáp đồng (được sơn hoặc tráng một lớp cách điện) quấn tròn trên một mặt phẳng và hệ thống làm mát chỉ cần dùng quạt cỡ nhỏ (thường là loại 8 ~ 12 cm). 13
  14. Cấu tạo của bếp từ Nguyên lý hoạt động của bếp điện từ Nung nóng cảm ứng (nung tần số) là hiện tượng nhiệt sinh ra trong vật liệu kim loại (chủ yếu là các hợp kim sắt từ) khi có một trường điện từ biến thiên đi qua. Khi đó, trong vật liệu sẽ xuất hiện một dòng điện cảm ứng (dòng Foucault) tương tác với trở kháng của kim loại để sinh nhiệt (theo định luật Joule – Lens). Khi trong cuộn dây có dòng điện biến thiên (dòng điện tần số cao) chạy qua, nó tạo nên một trường điện từ (có các đường sức từ màu vàng cam) tương tác với nồi kim loại làm cho nồi nóng lên, nhiệt lượng đó được truyền từ nồi vào các đồ nấu bên trong. Và vùng bên ngoài nồi thì không bị ảnh hưởng (nếu nhấc nồi ra khỏi bếp hoặc tắt bếp, quá trình nung nóng cũng kết thúc ngay lập tức). Khi cắm điện vào bếp từ mạch dao động điên LC sinh ra 1 từ trường biến thiên trên mặt bếp, Nếu có vật dẫn từ trên mặt bếp thì trong lòng vật dẫn từ có 1 dòng điện chạy nội tại trong nó, dòng điện này có tác dụng sinh nhiệt lớn, dòng điện này gọi là dòng FUCO. Vì lý do đó, nồi nấu phải được chế tạo bằng vật liệu sắt từ, các nồi thủy tinh hay gốm sứ không dùng trực tiếp trên bếp từ được mà cần có thêm đĩa từ lót ở dưới. Do nồi được làm nóng trực tiếp nên hiệu suất truyền nhiệt rất cao, ít tổn thất nhiệt. Phần mạch điện bên trong có sử dụng cầu chỉnh lưu AC-DC, mạch dao động tần số cao, IGBT điều khiển công suất, cuộn dây cảm ứng và tất nhiên là phải có MicroController để điều chỉnh và kiểm soát chế độ nấu… Khi người dùng điều chỉnh nhiệt độ của bếp từ chính là đang thay đổi tần số từ trường mà cuộn dây này tạo ra. Nhiệt sẽ sinh ra nhiều khi cường độ từ trường, tần số từ trường và diện tích đáy nồi lớn và ngược lại. Khi nhiệt sinh ra làm cho đáy nồi nóng lên qua đó làm chín thức ăn trong nồi. 14
  15. Sơ đồ nguyên lý của bếp từ So với các loại bếp khác thì bếp từ có độ an toàn cao, không có nguy cơ cháy nổ, các loại bếp từ đều có hệ thống ngắt điện khi bếp không được dùng và khi bếp không hoạt động sẽ không sinh nhiệt, an toàn cho người sử dụng. 3. Ấm điện: Ngày nay,ấm đun nước siêu tốc là một thiết bị điện gia dụng hết sức phổ biến trong mọi gia đình hiện đại a. Cấu tạo ấm điện: Dưới đây mô tả về một cái ấm đun nước siêu tốc Comet Model CM8217/CM8219 15
  16. Sơ đồ mạch điện của thiết bị ấm đun nước siêu tốc này được mô tả như hình dưới đây 16
  17. Hình ảnh bên trong của cái công tắc ngắt tự động khi nước sôi trên tay cầm của ấm đun nước siêu tốc b. Nguyên lý làm việc: Khi người sử dụng cho nước vào ấm cắm dây nguồn cho ấm đun nước siêu tốc sau đó ấn công tắc trên tay cầm từ OFF sang ON thì mâm nấu được cấp điện,khi nước sủi,sủi ùng ục,sẽ có hơi nước bốc lên,tạo áp suất đủ lớn đẩy nhả cái công tắc trên tay cầm đó ra làm công tắc này chuyển trạng thái từ ON về OFF và làm mâm nấu được ngắt điện, Nếu mở nắp mà nấu thì nước sủi cạn bình thì cái công tắc đó cũng chả ngắt,vì hơi nước bay ra ngoài hết,ko tạo đc áp suất làm nhả công tắc,nhưng nhà sản xuất lại thiết kế thêm 1 role nhiệt ở phía đáy,nếu nước sủi cạn,hoạc ko có nước mà ta mang sử dụng,thì cái đáy ấm nóng lên đến 150 độ làm cái rơle bảo vệ kia ngắt điện bảo vệ ấm,cái rơle này rất hay hỏng,vì mỗi lần nấu xong ta rót hết nước ra,nhiệt độ còn dư trên mâm nấu sẽ làm nó nhảy 1 lần,khi nguội nó lại đóng....đóng đóng mở mở tỷ lệ thuận với số lần sử dụng. Đây là kết quả hoạt động của ấm đun siêu tốc sau khi đã thay thế công tắc ON/OFF tự ngắt trên tay cầm của thiết bị do công tắc này đã bị hỏng trong quá trình sử dụng: 17
  18. 4. Nồi Cơm Điện Nồi cơm điện ngày càng được sử dụng rộng rãi vì nó có những ưu điểm sau: làm việc tin cậy, an toàn, rất tiện lợi. Nếu nấu cơm bằng nồi cơm điện sẽ không có cháy, tiết kiệm được gạo, tiết kiệm điện so với nấu cơm bằng bếp điện. Nồi cơm điện có nhiều loại, dung tích từ 0,75; 1,0; 1,8; 2,5 lít. Có loại nắp rời, có loại nắp dính liền, có loại nồi đơn giản tiếp điểm cơ khí, có loại nồi tự động nấu cơm theo chương trình, hẹn giờ nấu, ủ... Theo cách tác động mở tiếp điểm khi cơm chín, nồi cơm điện thường chia ra làm hai loại chính: Nồi cơm điện cơ, dùng tiếp điểm cơ khí và nồi cơm điện tử. Điều khiển nhiệt độ quá trình nấu dùng các linh kiện điện tử. Cấu tạo nồi cơm điện gồm ba phần: Nồi nấu bên trong Cấu tạo nồi cơm điện Thân (v ỏ) củ a n ồ i Mâm Ch ọ n ch ứ c nhi ệt nă ng C ả m bi ế n nhi ệt độ - Vỏ nồi: vỏ nồi thường có hai lớp, giữa hai lớp vỏ có lớp bông thuỷ tinh cách nhiệt để giữ nhiệt bên trong. Trên vung nồi có van an toàn, được đậy chặt, khít với nồi để nhiệt năng không phát tán ra ngoài. Ngoài vỏ còn có cốc hứng nước ngưng tụ để khỏi rơi xuống nền bếp. - Nồi nấu: nồi nấu làm bằng hợp kim nhôm đặt khít trong vỏ, trong nồi có phủ một lớp men chống dính màu ghi nhạt. - Phần đốt nóng (mâm nhiệt): Dây điện trở được đúc trong ống có chất chịu nhiệt và cách điện với vỏ ống và đặt trong mâm dưới đáy nồi, giống như một bếp điện. Ở giữa mâm nhiệt có bộ cảm biến nhiệt bên dưới nồi dùng để tự động ngắt điện khi cơm chín. Với những nồi cơm điện rẻ tiền thì rơle chính sử dụng loại nam châm vĩnh cửu kém chất lượng, sau một thời gian mất đi tính chính xác để bật lò xo, dẫn đến hậu quả xảy ra là cơm sượng chưa chín hoặc chín khét (cháy cơm). Khi nấu cơm mà để thưòi gian hâm liên tục cũng làm giảm tuổi thọ của nam châm bên trong nồi cơm điện. 4.1.Nồi cơm điện cơ hay còn gọi là nồi cơm cơ Nồi cơm cơ không có nhiều cao, dễ sử dụng. Có nhiều loại nồi cơ khác nhau.tính năng tự động nhưng nó được ưa chuộng vì có độ bền 18
  19. V Đ R2 L K R1 NS NS ~ M Sơ đồ mạch điện nồi cơm điện cơ Hình trên là sơ đồ nồi cơm điện kiểu cơ thông dụng hiện nay. Sơ đồ mạch điện đơn giản nhưng có thể làm việc tự động ở hai chế độ: - Chế độ nấu cơm, dùng một điện trở mâm chính R1 đặt dưới đáy nồi. - Chế độ ủ cơm hoặc ninh thực phẩm dùng thêm một điện trở phụ công suất nhỏ R2 gắn vào thành nồi. Việc nấu cơm, ủ cơm được thực hiện hoàn toàn tự động. Khi nấu cơm, ấn nút M để đóng công tắc, điện trở R2 được nối tắt, nguồn điện trực tiếp vào mâm chính R1 có công suất lớn để nấu cơm. Khi cơm chín, nhiết độ trong nồi tăng lên, nam châm vĩnh cửu NS gắn dưới đáy nồi nóng lên, từ tính của nam châm giảm, công tắc K tự động mở tiếp điểm và chuyển sang chế độ ủ cơm, lúc này R 1 nối tiếp với R2, đèn vàng sáng báo cơm ở chế độ ủ. 4.2. Nồi cơm điện tử: 4.2.1. Cấu tạo: Có nhiều loại nồi cơm điện được sử dụng ở Việt Nam nhưng chiếc nồi cơm điện được sử dụng nhiều nhất vẫn là loại nồi cơm điện tử. Đây được coi là nồi cơm điện tốt nhất được sử dụng nhiều cũng như thiết kế phù hợp với túi tiền của mọi người. Cấu tạo của nồi cơm điện tử 19
  20. Cần gạt: Đây thật ra là miếng kim loại có cấu tạo như một chiếc đòn bẩy. Một đầu của nó thò ra ngoài vỏ và gắn nút nhựa (nhìn bên ngoài thì là cái nút chúng ta hay nhấn nồi cơm lên xuống). Tiếp điểm công tắc: bộ phận này đóng vai trò như một công tắc . Đầu cực mâm nhiệt: là cái mâm nhiệt ở đáy nồi cơm đấy, cấu tạo của nó là một dây điện trở đốt nóng được đúc kín trên một mặt mâm kim loại. Ổ cắm: Là nơi để cắm dây nguồn cấp năng lượng điện cho nồi cơm điện. Vỏ nồi trong: có chức năng định vị tốt và ôm khít xoong giúp nổi dẫn điện tốt. Công tắc từ cảm biến nhiệt: Lúc bỏ xoong vào trong nồi ta nhìn thấy một cái núm hình trụ ở giữa nồi để có thể nhấn lên, nhấn xuống. Nó có nhiệm vụ nhận biết chính xác thời điểm cơm cạn nước. Dây đốt nóng phụ: Dây này có chức năng ủ ấm khi cơm chín và giúp nhảy về nấc Keep warm. Vỏ nồi ngoài: Định hình nên hình dạng của nồi cũng như cách nhiệt giữa nồi với môi trường bên ngoài. Nguyên lý hoạt động: Cơ chế hoạt động của nồi cơm điện tử 4.2.2. Nguyên lý hoạt động: Khi cắm điện nguồn vào ổ cắm lúc này nhấn nút nấu cơm, thì cần gạt sẽ truyền chuyển động làm công tắc nhấn lên và bị hút chặt bởi thanh nam châm trong nó lên cần gạt được giữ nguyên vị trí, cho dù lúc này ta có thả tay ra. Lúc này tiếp điểm công tăc chập vào nhau dẫn điện khiến cho mâm nhiệt làm nóng nồi cơm. Khi cơm bắt đầu cạn nước thì công tắc từ nhả chốt ra đẩy cần gạt bị lên trên. Chúng tiếp tục tác động vào tiếp điểm công tắc khiến tiếp điểm này mở ra, mâm nhiệt được mắc nối tiếp với dây đốt nóng phụ lập tức chuyển sang chế độ ủ cơm. Như vậy khi chưa nhấn nấu thì nồi cơm điện tử sẽ luôn ở chế độ ủ và làm ấm nồi, giúp tiết kiệm điện. 5. Lò Vi sóng: Sấy khô thực phẩm bằng tia vi sóng là một trong những ứng dụng công nghệ xuất hiện từ những năm 1945 bởi kỹ sư người Mỹ Percy Spencer. Đây là một công nghệ gây được tiếng vang mạnh mẽ lúc bấy giờ và sau hơn 20 sau khi được phát hiện và không ngừng được cải tiến, ngày nay những công dụng của lò vi sóng quan trọng đến mức nó đã trở thành loại máy gia dụng không thể thiếu trong mọi gia đình. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2