intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Sửa chữa thiết bị văn phòng (Nghề: Điện tử dân dụng - Trình độ: Trung cấp) - Trường Cao đẳng nghề Cần Thơ

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:156

29
lượt xem
17
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình "Sửa chữa thiết bị văn phòng (Nghề: Điện tử dân dụng - Trình độ: Trung cấp)" được biên soạn với mục tiêu giúp các em sinh viên nêu được cấu tạo và nguyên lý vận hành của máy photocopy Ricoh; nêu được cấu tạo và nguyên lý vận hành của máy in canon; trình bày được phương pháp cài đặt, cân chỉnh và sửa chữa các pan khi gặp sự cố ở máy photocopy.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Sửa chữa thiết bị văn phòng (Nghề: Điện tử dân dụng - Trình độ: Trung cấp) - Trường Cao đẳng nghề Cần Thơ

  1. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 1
  2. LỜI GIỚI THIỆU Sửa chữa Thiết bị văn phòng là một trong những lựa chọn của nghề Điện tử dân dụng được biên soạn dựa theo chương trình khung đã xây dựng và ban hành năm 2021 của trường Cao đẳng nghề Cần Thơ dành cho nghề Điện tử dân dụng hệ trung cấp. Giáo trình được biên soạn làm tài liệu học tập, giảng dạy nên giáo trình đã được xây dựng ở mức độ đơn giản và dễ hiểu, trong mỗi bài học đều có thí dụ và bài tập tương ứng để áp dụng và làm sáng tỏ phần lý thuyết. Khi biên soạn, nhóm biên soạn đã dựa trên kinh nghiệm thực tế giảng dạy, tham khảo đồng nghiệp, tham khảo các giáo trình hiện có và cập nhật những kiến thức mới có liên quan để phù hợp với nội dung chương trình đào tạo và phù hợp với mục tiêu đào tạo, nội dung được biên soạn gắn với nhu cầu thực tế. Nội dung giáo trình được biên soạn với lượng thời gian đào tạo 90 giờ gồm có: Bài 01 MĐ 22-01: Tổng quan về máy photocopy Bài 02 MĐ 22-02: Sử dụng máy photocopy Bài 03 MĐ 22-03: Cấu tạo và nguyên lý hoạt động. Bài 04 MĐ 22-04: Chu kỳ sao chụp của máy photocopy Bài 05 MĐ 22-05: Các bộ phận phụ trong chu kỳ sao chụp Bài 06 MĐ 22-06: Hệ thống tự động trong máy photocopy Bài 07 MĐ 22-07: Phương pháp cân chỉnh và cài đặt thông qua chương trình máy. Bài 08 MĐ 22-08: Sửa chữa các Pan thông dụng. Bài 09 MĐ 22-09: Sửa chữa máy in Giáo trình cũng là tài liệu giảng dạy và tham khảo tốt cho các nghề điện tử dân dụng, cơ điện tử, điện công nghiệp và điện dân dụng. Mặc dù đã cố gắng tổ chức biên soạn để đáp ứng được mục tiêu đào tạo nhưng không tránh được những thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy, cô, bạn đọc để nhóm biên soạn sẽ điều chỉnh hoàn thiện hơn. Cần Thơ, ngày tháng năm 2021 Tham gia biên soạn Chủ biên: Ngô Thanh Thế 2
  3. MỤC LỤC Trang TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN...........................................................................................1 LỜI GIỚI THIỆU..........................................................................................................2 MỤC LỤC.....................................................................................................................3 Bài 1: TỔNG QUAN VỀ MÁY PHOTOCOPY..........................................................10 1. Lịch sử phát triển máy photocopy............................................................................10 1.1. Sơ lược lịch sử ngành in.......................................................................................10 1.2. Sự ra đời của máy Photocopy...............................................................................10 2. Phân loại máy photocopy.........................................................................................11 2.1. Phân loại theo khả năng sao chụp.........................................................................11 2.2. Phân loại theo phương pháp xử lý ảnh..................................................................11 3. Tính năng căn bản của máy photocopy....................................................................12 3.1. Kích thước bản chụp.............................................................................................12 3.2. Khả năng phóng to – thu nhỏ................................................................................12 3.3. Khả năng điều chỉnh mật độ hình ảnh...................................................................13 3.4. Khả năng lưu dữ liệu.............................................................................................13 4. Tính năng trợ giúp của máy photocopy....................................................................13 4.1. Tự động nạp và đảo mặt bản gốc:.........................................................................13 4.2. Tự động đảo mặt bản chụp....................................................................................13 4.3. Tự động sắp xếp thành tập, đóng kim sao khi chụp..............................................13 4.4. Sao chụp âm bản...................................................................................................14 4.5. Chế bản, tạo phông...............................................................................................14 5. Thực hành................................................................................................................14 5.1. Các bước phân loại máy dựa theo khả năng sao chụp và phương pháp xử lý ảnh.14 5.2. Sinh viên thực hành phân loại...............................................................................14 BÀI 2: SỬ DỤNG MÁY PHOTOCOPY.....................................................................16 1. Các loại giấy được sử dụng trong việc sao chụp......................................................16 1.1. Kích thước giấy.....................................................................................................16 1.2. Định lượng giấy....................................................................................................17 1.3. Chất cấu tạo giấy...................................................................................................18 2. Sử dụng máy Photocopy..........................................................................................18 2.1. Các phím điều khiển trên mặt máy.......................................................................18 2.2. Các chỉ báo trên mặt máy......................................................................................19 2.3. Các thao tác căn bản khi vận hành máy Photocopy..............................................20 3. Thực hành................................................................................................................20 3.1. Các bước thực hành sao chụp máy photocopy......................................................20 3.2. Sinh viên thực hành photocopy.............................................................................20 BÀI 3: CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG.................................................21 1. Nguyên lý hoạt động................................................................................................21 1.1. Nguyên lý căn bản................................................................................................21 1.2. Chu trình sao chụp................................................................................................21 2. Cấu tạo của Drum quang dẫn...................................................................................22 2.1. Phân loại Drum quang dẫn....................................................................................22 2.2. Tính chất Drum quang dẫn....................................................................................22 2.3. Cấu tạo..................................................................................................................23 3. Cấu tạo máy Phototopy............................................................................................23 3.1. Cấu tạo ngoài........................................................................................................23 3
  4. 3.2. Cấu tạo trong.........................................................................................................24 4. Thực hành................................................................................................................24 4.1. Các bước nhận biết những bộ phận trong chu trình sao chụp................................24 4.2. Sinh viên thực hành nhận biết các bộ phận trong chu trình sao chụp....................24 BÀI 4: CHU KỲ SAO CHỤP CỦA MÁY PHOTOCOPY..........................................26 1. Giai đoạn 1: Hệ thống cung cấp giấy.......................................................................26 1.1. Hệ thống trữ giấy..................................................................................................26 1.2. Hệ thống nâng giấy...............................................................................................26 1.3. Hệ thống lấy giấy và chuyển giấy vào..................................................................27 2. Giai đoạn 2: Xử lý hình ảnh.....................................................................................29 2.1. Nạp điện tích (Drum charge)................................................................................30 2.2. Lấy ảnh lên Drum (Exposure)...............................................................................30 2.3. Đèn xóa biên (ERASE).........................................................................................30 2.4. Hiện ảnh (Deverloper)..........................................................................................30 2.5. Truyền ảnh sang mặt giấy (Image transfer)...........................................................30 2.6. Bộ phận cò tách giấy (Paper separation)...............................................................31 2.7. Bộ phận làm sạch bột mực (Cleaning)..................................................................31 2.8 Đèn xóa điện tích (Quenching)..............................................................................31 3. Giai đoạn 3 Cố định ảnh..........................................................................................31 3.1. Các yếu tố chính để cố định..................................................................................31 3.2. Trục sấy và hệ thống sấy.......................................................................................31 3.3. Trục ép và hệ thống ép..........................................................................................32 3.4. Hệ thống dầu Silicon.............................................................................................32 3.5. Các bộ phận khác trong bộ cố định ảnh................................................................32 4. Thực hành................................................................................................................33 4.1. Nhận biết các bộ phận trong chu kỳ sao chụp của máy photo copy......................33 4.2. Sinh viên thực hành nhận biết các bộ phận trong chu kỳ sao chụp.......................34 BÀI 5: CÁC BỘ PHẬN PHỤ TRONG CHU KỲ SAO CHỤP...................................35 1. Bộ phận chuyển giấy................................................................................................35 1.1. Băng tải chuyển giấy.............................................................................................35 1.2. Quạt chân không...................................................................................................36 2. Đèn xóa biên............................................................................................................36 3. Bộ phận tách giấy ở Drum.......................................................................................36 3.1. Tách giấy cơ học...................................................................................................36 3.2. Tách giấy dùng giây cao thế.................................................................................37 3.3. Đèn tiền truyền ảnh và cao thế tiền truyền ảnh.....................................................37 3.3.1. Đèn tiền truyền ảnh (pre-transfer lamp).............................................................37 3.3.2. Cao thế tiền truyền ảnh (Pre - transfer corona)..................................................37 4. Thực hành................................................................................................................38 4.1. Các dấu hiệu để nhận biết khi cò tách giấy cơ học bị mòn, bị yếu........................38 4.1. Sinh viên thực hành xác định cò tách giấy bị hỏng...............................................38 BÀI 6: HỆ THỐNG TỰ ĐỘNG TRONG MÁY PHOTOCOPY.................................39 1. Khái niệm về hệ thống tự động................................................................................39 2. Hệ thống tự động điều nhiệt ở bộ sấy......................................................................39 2.1. Bộ cảm biến nhiệt độ (Thermistor).......................................................................39 2.2. Bộ xử lý................................................................................................................39 2.3. Bộ tác động (hệ thống đèn sấy).............................................................................40 3. Hệ thống tự động điều chỉnh mật độ hình ảnh trên bản chụp...................................41 4
  5. 3.1. Bộ cảm biến quang (ADS sensor, Exposure sensor).............................................41 3.2. Bộ xử lý................................................................................................................41 3.3. Bộ tác động...........................................................................................................42 3.3.1. Bộ nguồn cao thế phân cực................................................................................42 3.3.2. Mạch điều khiển đèn chụp.................................................................................43 4. Hệ thống tự động bổ sung mực................................................................................43 4.1. Bộ cảm biết tỷ lệ mực (TD sensor – Toner density sensor)..................................43 4.2. Bộ xử lý................................................................................................................44 4.3. Bộ phận tác động..................................................................................................44 5. Hệ thống tự động chọn khổ giấy (APS – Auto paper select)....................................45 6. Hệ thống tự động chọn độ phóng/thu (AMS: Auto magnification select)................47 7. Thực hành................................................................................................................47 7.1. Các bước thực hành vệ sinh các bộ phận tự động trong máy photocopy...............47 7.2. Sinh viên thực hành vệ sinh các bộ phận tự động trong máy photocopy...............48 BÀI 7: PHƯƠNG PHÁP CÂN CHỈNH VÀ CÀI ĐẶT BẰNG CHƯƠNG TRÌNH MÁY............................................................................................................................ 49 1. Phương pháp truy cập vào chương trình điều khiển máy.........................................49 2. Chương trình điều khiển máy..................................................................................51 3. Bảng mã kiểm tra tín hiệu đầu vào...........................................................................55 4. Bảng kiểm tra thiết bị đầu ra....................................................................................57 5. Bảng mã cài đặt kích thước giấy..............................................................................59 6. Bảng mã báo lỗi hỏng..............................................................................................59 7. Cơ chế máy báo hết mực..........................................................................................63 8. Tình trạng máy bị Abnormal....................................................................................63 9. Trinh tự sửa chữa khi thay vật tư mới......................................................................64 10. Phương pháp cài mật khẩu cho người sử dụng......................................................64 11.Thực hành...............................................................................................................64 11.1. Các bước truy cập chương trình máy, cân chỉnh thông số máy...........................64 11.2. Sinh viên thực hành theo các bước trên..............................................................64 BÀI 8: SỬA CHỮA PAN THÔNG DỤNG.................................................................66 1. Sửa chữa các Pan về kẹt giấy lỗi ở hệ thống cung cấp giấy.....................................66 1.1. Lỗi hư hỏng ở hệ thống nâng khay........................................................................66 1.2. Lỗi ở hệ thống lấy giấy.........................................................................................66 2. Sửa chữa Pan máy báo kẹt giấy trên đường đi của giấy...........................................66 2.1. Lỗi hư hỏng ở hệ thống đưa giấy trung gian.........................................................66 2.2. Lỗi hư hỏng ở hệ trục đồng bộ..............................................................................66 2.3. Lỗi hư hỏng ở vị trí truyền ảnh.............................................................................66 2.4. Lỗi hư hỏng ở bộ phận cố định ảnh.......................................................................67 3. Sửa chữa bộ phận xử lý ảnh.....................................................................................68 3.1. Sửa chữa bản chụp bị mất hình ảnh......................................................................68 3.2. Sửa chữa bản chụp bị đen.....................................................................................69 3.3. Bản chụp bị đen nền..............................................................................................69 3.4. Bản chụp bị sọc trắng, đen....................................................................................70 3.5. Bản chụp bị bể chữ...............................................................................................70 3.6. Bản chụp không có nét..........................................................................................70 3.7. Bản chụp bị sai vị trí.............................................................................................71 4. Thực hành................................................................................................................71 4.1. Các bước phân tích để sửa chữa pal bất kỳ...........................................................71 5
  6. 4.2. Sinh viên thực hành phân tích sửa chữa các pal....................................................71 BÀI 9: SỬA CHỮA MÁY IN.....................................................................................73 Nội dung chính:...........................................................................................................73 1. Sơ đồ khối máy in Laser..........................................................................................73 2. Các thành phần trên máy..........................................................................................74 3. Hoạt động của máy in..............................................................................................84 3.1. Hoạt động của máy in Laser.................................................................................84 3.2. Hoạt động của bộ phận điều khiển máy – ECU (Engine Control Unit).................85 3.3. Hoạt động của bộ phận cấp nguồn cho máy..........................................................85 3.4. Hoạt động của bộ phận giao tiếp...........................................................................88 3.5. Hoạt động của bộ phận tạo ảnh.............................................................................88 3.6. Hoạt động của bộ phận tạo và quét tia Laser (Laser/Scaner Unit)........................96 3.7. Hoạt động của bộ phận cung cấp giấy...................................................................96 4. Quá trình khởi động và tự kiểm tra..........................................................................98 5. Thực hành tháo lắp, thay thế và sửa chữa hệ thống cơ...........................................103 6. Thực hành sửa chữa nguồn nuôi và mạch điều khiển.............................................128 6.1. Nguồn xung Switching cung cấp điện áp 24V cho máy......................................129 6.2. Nguồn AC điều khiển bộ phận sấy......................................................................135 6.3. Mạch cao áp........................................................................................................141 TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................153 6
  7. CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN Tên mô đun: SỬA CHỮA THIẾT BỊ VĂN PHÒNG Mã mô đun: MĐ 22 Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của mô đun: - Vị trí: Mô đun được bố trí sau khi học sinh học xong các mô đun/môn học Linh kiện điện tử; mạch điện tử, kỹ thuật số, vi diều khiển cơ bản… - Tính chất: Là mô đun kiến thức chuyên môn nghề bắt buộc - Ý nghĩa và vai trò của mô đun: Máy photocopy, máy in là thiết bị điện tử vô cùng quan trọng trong hoạt động công việc của nhân viên văn phòng, trường học, văn thư hành chính và các dịch vụ in ấn,... Đây là thiết bị mang lại nhiều giá trị cho cuộc sống. Với công dụng hầu như ai cũng biết đó là in các loại giấy tờ nhanh chóng. Mục tiêu mô đun Kiến thức: + Nêu được cấu tạo và nguyên lý vận hành của máy photocopy Ricoh + Nêu được cấu tạo và nguyên lý vận hành của máy in canon + Trình bày được phương pháp cài đặt, cân chỉnh và sửa chữa các pan khi gặp sự cố ở máy photocopy. Kỹ năng: + Sửa chữa được các pan kẹt giấy ở bộ phận cung cấp giấy và đường giấy đi, các pan hư hỏng ở bộ phận xử lý ảnh, các pan hư hỏng ở bộ phận cố định ảnh. + Sử dụng bộ chương trình máy để cân chỉnh chất lượng bản chụp, cài đặt các tính năng cho máy. + Sửa chữa được các hư hỏng thông dụng của máy in canon - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Cẩn thận, chủ động và sáng tạo trong học tập, an toàn cho người và thiết bị; + Tổ chức nơi làm việc gọn gàng, ngăn nắp và đúng các biện pháp an toàn; + Có tư thế tác phong công nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật, khả năng làm việc độc lập cũng như khả năng phối hợp làm việc nhóm trong quá trình học tập và sản xuất. Nội dung mô đun: 1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian: Thời gian (giờ) Thực Số hành, thí Tên các bài trong mô đun Tổng Lý Kiểm TT nghiệm, số thuyết tra thảo luận, bài tập 1 Bài 1: Tổng quan về máy photocopy 4 1 3 1. Lịch sử phát triển máy photocopy 0.25 0.25 2. Phân loại máy photocopy 0.25 0.25 3. Tính năng căn bản của máy 0.25 0.25 photocopy 4. Tính năng trợ giúp của máy 0.25 0.25 photocopy 5. Thực hành 3 3 2 Bài 2: Sử dụng máy photocopy 8 1 7 1. Các loại giấy được sử dụng trong 0.5 0.5 việc sao chụp 7
  8. 2. Sử dụng máy Photocopy 0.5 0.5 3. Thực hành 7 7 3 Bài 3: Cấu tạo và nguyên lý hoạt động 8 1 7 1.Nguyên lý hoạt động 0.25 0.25 2. Cấu tạo của Drum quang dẫn 0.25 0.25 3. Cấu tạo máy Phototopy 0.5 0.5 4.Thực hành 7 7 Bài 4: Chu kỳ sao chụp của máy 4 8 1 6 1 photocopy 1. Giai đoạn 1: Hệ thống cung cấp giấy 0.25 0.25 2. Giai đoạn 2: Xử lý hình ảnh 0.25 0.25 3. Giai đoạn 3 Cố định ảnh 0.5 0.5 4. Thực hành 6 6 Kiểm tra 1 1 Bài 5: Các bộ phận phụ trong chu kỳ 5 8 1 7 sao chụp 1. Bộ phận chuyển giấy 0.25 0.25 2. Đèn xóa biên 0.25 0.25 3. Bộ phận tách giấy ở Drum 0.5 0.5 4. Thực hành 7 7 Bài 6: Hệ thống tự động trong máy 6 8 2 6 photocopy 1. Khái niệm về hệ thống tự động 0.25 0.25 2. Hệ thống tự động điều nhiệt ở bộ sấy 0.25 0.25 3. Hệ thống tự động điều chỉnh mật độ 0.5 0.5 hình ảnh trên bản chụp 4. Hệ thống tự động bổ sung mực 0.25 0.25 5. Hệ thống tự động chọn khổ giấy 0.25 0.25 6. Hệ thống tự động chọn độ phóng/thu 0.5 0.5 7. Thực hành 6 6 Bài 7: Phương pháp cân chỉnh và cài 7 8 3 4 1 đặt bằng chương trình máy 1. Phương pháp truy cập vào chương 0.25 0.25 trình điều khiển máy 2. Chương trình điều khiển máy 0.25 0.25 3. Bảng mã kiểm tra tín hiệu đầu vào 0.25 0.25 4. Bảng kiểm tra thiết bị đầu ra 0.25 0.25 5. Bảng mã cài đặt kích thước giấy 0.25 0.25 6. Bảng mã báo lỗi hỏng 0.25 0.25 7. Cơ chế máy báo hết mực 0.25 0.25 8. Tình trạng máy bị Abnormal 0.25 0.25 9. Trinh tự sửa chữa khi thay vật tư mới 0.5 0.5 10. Phương pháp cài mật khẩu cho 0.5 0.5 người sử dụng 11.Thực hành 4 4 Kiểm tra 1 1 8 Bài 8: Sửa chữa pan thông dụng 8 1 6 1 8
  9. 1. Sửa chữa các Pan về kẹt giấy lỗi ở hệ 0.25 0.25 thống cung cấp giấy 2. Sửa chữa Pan máy báo kẹt giấy trên 0.25 0.25 đường đi của giấy 3. Sửa chữa bộ phận xử lý ảnh 0.5 0.5 4. Thực hành 6 6 Kiểm tra 1 1 9 Bài 9: Sửa chữa Máy in 30 19 10 1 1. Sơ đồ khối máy in Laser 4 4 2. Các thành phần trên máy 5 5 3. Hoạt động của máy in 5 5 4. Quá trình khởi động và tự kiểm tra 5 5 5. Thực hành tháo lắp, thay thế và sửa 6 6 chữa hệ thống cơ 6. Thực hành sửa chữa nguồn nuôi và 4 4 mạch điều khiển Kiểm tra 1 1 Cộng 90 30 56 04 9
  10. Bài 1: TỔNG QUAN VỀ MÁY PHOTOCOPY Mã bài: MĐ 22-01 Giới thiệu: Sự ra đời của máy PHOTOCOPY là một bước ngoặt lịch sử trong việc sao lưu tài liệu của nhận loại. Nó đã giúp con người tiết kiệm rất nhiều thời gian và tiền bạc trong việc lưu truyền những kiến thức, thông tin tri thức qua sách vỡ, báo chí…. Khoa học kỹ thuật ngày càng tiến bộ, từ những máy photocopy đầu tiên ra đời với tốc độ thấp, chất lượng bản photo kém…thì nay đã được cải tiến thành những máy photocopy nhanh hơn và chất lượng hơn. Mục tiêu: Học xong bài này học viên sẽ có khả năng: - Hiểu được lịch sử ra đời của máy photocopy. - Phân loại được các dạng máy photocopy. - Xác định chính xác chức năng nhiệm vụ các bộ phận phụ trong máy photocopy. Nội dung chính: 1. Lịch sử phát triển máy photocopy 1.1. Sơ lược lịch sử ngành in Hàng nghìn năm kể từ sau khi chữ viết được phát minh ra ở Iraq, công việc sao chép tài liệu vẫn chủ yếu chỉ là chép tay. Một bản sao chép đòi hỏi lượng thời gian rất lớn, nó có thể tiêu tốn từ hàng tháng đến hàng năm trời mới có thể hoàn thành xong, và giá của những bản in này có lẽ chỉ thích hợp với túi tiền của tầng lớp thượng lưu. Điều này đã tạo ra một rào cản rất lớn trong việc lưu truyền kiến thức, thông tin, ý tưởng và do đó kéo tụt sự phát triển của xã hội. Chính sự thèm khát tri thức thông qua sách vở, tài liệu đã thúc đẩy con người phát minh ra một phương thức mới: in ấn. Kể từ khi những phương pháp in ấn đầu tiên ra đời tại Trung Quốc và Ấn Độ vào những thế kỷ đầu tiên sau công nguyên, cho đến khi Xerox - Chiếc máy in điện tử đầu tiên được công bố vào năm 1949 tại Mỹ, lịch sử của công nghệ in ấn gần như đã song hành với nền văn minh nhân loại. 1.2. Sự ra đời của máy Photocopy Năm 1938, Chester Carlson, một sinh viên vừa tốt nghiệp trường đại học Caltech, đã phát triển ý tưởng tạo ra công nghệ "in khô" thông qua máy in điện tử. Anh đã cố bán ý tưởng này cho hơn 20 công ty , trong đó có IBM, tuy nhiên tất cả đều cho rằng anh chàng này đã mất trí --ai lại cần đến cỗ máy để làm thay công việc của một tờ giấy than? Cuối cùng, đến năm 1949, tập đoàn Haloid tại New York đã đồng ý chi tiền để biến ý tưởng của Carlson thành sự thực. Họ gọi công nghệ này này là "Xerography" (tiếng Hy Lạp nghĩa là in khô), và sau đó tập đoàn này đã đổi tên thành Xerox - Tập đoàn in ấn lớn nhất thế giới hiện nay. Cơ chế hoạt động của máy in này (Hình 1.1) có thể được tóm gọn như sau: trục in sẽ được sạc tĩnh điện để tạo ra một điện thế có thể lên đến hàng vạn vôn, sau đó một luồng ánh sáng được quét qua bản gốc, gửi những hình ảnh từ bản gốc đến trục in, tạo ra sự khác biệt về phân bố điện tích trên trục in. Một loại mực bột đặc biệt sẽ được phun lên mặt trục in và dính vào trục in theo sự phân bố điện tích này. Cuối cùng, trang giấy được áp lên mặt trục in và sao lại hình ảnh từ đây. Về cơ bản, một máy photocopy sẽ có ba trục: trục in để in lại những hình ảnh cần photo lên giấy, trục ép để ép chặt những hạt mực vào giấy, và trục lau để lau sạch trục in, chuẩn bị cho một lần photo mới. 10
  11. Hình 1.1 Cơ chế hoạt động của máy photocopy theo phương pháp sao chụp tĩnh điện Chester Carlson Hình 1.2 Chiếc máy photocopy đầu tiên của hãng Xerox theo công nghệ Chester Carlson Một chiếc máy photocopy cổ điển gặp rất nhiều vấn đề trong việc photo hàng loạt. Để photo ra 50 bản sao từ một bản gốc, bạn sẽ phải tiến hành quét đến 50 lần. Trong khi đó, với những chiếc máy hiện đại, được tích hợp công nghệ in số hóa và thiết bị in laser, bạn sẽ chỉ cần quét qua bản in một lần, những hình ảnh này sẽ được lưu vào bộ nhớ và thiết bị in sẽ tạo ra 50 bản in nhanh hơn và hiệu quả hơn. 2. Phân loại máy photocopy 2.1. Phân loại theo khả năng sao chụp Khả năng sao chụp tùy theo nhà sản xuất và tùy vào loại máy, nhưng nhìn chung chia theo 4 loại như sau: - Dòng máy photocopy tốc độ thấp, thời gian sao chụp từ 15-25 tờ/ phút. - Dòng máy photocopy tốc độ vừa, thời gian sao chụp từ 32-45 tờ/ phút. - Dòng máy photocopy tốc độ cao, thời gian sao chụp từ 50-80 tờ/ phút. - Dòng máy photocopy siêu tốc, thời gian sao chụp từ từ 90tờ/ phút trở lên 2.2. Phân loại theo phương pháp xử lý ảnh Khả năng xử lý ảnh chia thành 3 loại: 11
  12. -Xử lý ảnh Analog. - Đối với dòng máy này không có khả năng lưu giữ hình ảnh, cũng như chức năng in, scan..v..v. Máy chỉ có chức năng sao chụp thông thường. - Độ ổn định khi làm việc không cao, bản chụp tương đối, gây ô nhiễm môi trường. Hình 1.3:Máy Ricoh FT7670 -Xử lý ảnh digital (kỹ thuật số). - Đối với dòng máy xử lý ảnh bằng phương pháp kỹ thuật số, máy có khả năng lưu trữ văn bản, tích hợp in, scan, fax, scan to email, fax to email - Khả năng in trực tiếp từ USB, in mạng, in từ coputer. - Với chất lượng bản chụp đạt tốt hơn dòng analog, độ phân giải rất cao. - Thân thiện với môi trường, không gây ô nhiễm cao. Hình 1.4:Máy Ricoh Aficio 3045 - Xử lý ảnh màu. (photocopy màu) - Đối với dòng máy xử lý ảnh bằng phương pháp kỹ thuật số, máy có khả năng photo văn bản có ảnh màu - Khả năng in trực tiếp từ USB, in mạng, in từ coputer. - Với chất lượng bản chụp đạt tốt hơn dòng analog, độ phân giải rất cao. - Thân thiện với môi trường, không gây ô nhiễm cao. Hình 1.5: Máy in màu của Ricoh 3. Tính năng căn bản của máy photocopy 3.1. Kích thước bản chụp Kích thước bản chụp thông thường của máy photo là khổ giấy từ A5 cho tới A0. 3.2. Khả năng phóng to – thu nhỏ - Đối với dòng máy xử lý ảnh bằng kỹ thuật Analog khả năng phóng to thu nhỏ chỉ từ 50% - 200%. 12
  13. - Đối với dòng máy xử lý ảnh bằng kỹ thuật Digital khả năng thu nhỏ 25%, phóng to lên đến 400%. 3.3. Khả năng điều chỉnh mật độ hình ảnh. - Đối với máy Analog, mật độ hình ảnh vào khoảng 300dpi. - Đối với dòng máy kỹ thuật số mật độ hình ảnh cơ bản là 600dpi, có thể điều chỉnh lên 1.200 dpi. 3.4. Khả năng lưu dữ liệu. Khả năng này chỉ có đối với dòng máy kỹ thuật số vì có bộ nhớ ngoài, những máy đời đầu ổ cứng khoảng 10Gb nhưng hiện nay có máy đã hổ trợ lên đến 1TGb. 4. Tính năng trợ giúp của máy photocopy 4.1. Tự động nạp và đảo mặt bản gốc: Hình 1.6 : Bộ phận tự nạp và đảo bản gốc (DADF) Đây là một Option của máy photo, trợ giúp rất lớn trong công việc sao chụp văn bản, tiết kiệm được thời gian và tiền bạc. Đối với những máy không có bộ phận này, người chụp phải thao tác từng tờ giấy, đôi khi hay bị nhầm lẫn nên rất dễ làm hư bản chụp. Thời gian đầu, bộ phận nạp bản gốc chỉ có khả năng chụp được 1 mặt giấy, những văn bản có 2 mặt giấy phải làm thao tác chụp 2 lần. Nhưng những dòng máy mới sau này, khả năng chụp 2 mặt trên 1 tờ giấy nên tiết kiệm được rất nhiều thời gian trong việc sao chụp 4.2. Tự động đảo mặt bản chụp Bộ phận này thông thường có sẳn trong máy, nhưng chỉ đối với dòng máy có tốc độ từ vừa tới cao. Riêng dòng máy siêu tốc thì không có bộ phận này, vì tốc độ rất cao khi chụp 2 mặt dễ xảy ra tình trạng hóc giấy (kẹt giấy) nên bộ phận trên không có. Đối với dòng máy tốc độ thấp thì đây cũng là bộ phận Option (phụ kiện), tùy theo mục đích sử dụng và nhu cầu mà người dùng lắp vào hoặc không lắp. Thường dòng máy tốc độ thấp chỉ phù hợp sử dụng trong những văn phòng nhỏ, công suất làm việc rất thấp. Hình 1.7 : Bộ phận tự đảo bản photo(Duplex) 4.3. Tự động sắp xếp thành tập, đóng kim sao khi chụp Bộ phận này được gọi là Finisher hay Sorter, có khả năng chia bộ, sắp thành cuốn, đóng kim và bấm lổ bản photo. 13
  14. Trước đây đối với dòng máy Analog không có bộ phận Sorter, người dùng muốn sao văn bản mà chia thành nhiều bộ hoặc nhiều cuốn gặp rất nhiều khó khăn, tốn rất nhiều thời gian Hình 1.8: Bộ phận chia bộ (Finisher) 4.4. Sao chụp âm bản Máy photocopy dựa theo tính năng này để tái tạo ảnh lên Drum (Một trong những bộ phận hiện ảnh). 4.5. Chế bản, tạo phông Chức năng này chỉ có ở dòng máy Kỹ thuật số. 5. Thực hành 5.1. Các bước phân loại máy dựa theo khả năng sao chụp và phương pháp xử lý ảnh  Phân loại theo khả năng sao chụp: Bước 1: Xác định được hãng sản xuất của máy photocopy (dựa vào Logo có in trên cửa máy, tem dán phía sau lưng máy). Bước 2: Xác định được dòng máy. Ví dụ: Ricoh FT 5632 - Đây là máy thuộc hãng Ricoh, dòng máy FT, tốc độ xử lý ảnh 32 bản/phút. Bước 3: Tra cứu tài liệu hãng hiện có (Ricoh, Toshiba) để xác định chính xác khả năng sao chụp của máy. Phân loại theo khả năng xử lý ảnh: Bước 1: Phân loại qua hình dáng của máy. Bước 2: Phân loại qua hệ thống quang học. Bước 3: Kết luận. 5.2. Sinh viên thực hành phân loại Thực hiện theo các bước và tiến hành điền kết quả vào bảng sau: Stt Tên máy Hãng sản xuất Tốc độ xứ lý Phương pháp xử lý ảnh 1 2 3 4 5 Những trọng tâm cần chú ý trong bài - Tính năng căn bản của máy photocopy - Tính năng trợ giúp của máy photocopy Bài tập mở rộng và nâng cao Câu 1: Phân loại một số máy trong thực tế 14
  15. Yêu cầu đánh giá kết quả học tập bài 1 Nội dung: - Về kiến thức: Trình bày được hoàn cảnh ra đời và phân biệt được các dòng máy photocopy. - Về kỹ năng: Nhận biết được đầy đủ các Option theo máy, chức năng máy. - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Đảm bảo an toàn vệ sinh công nghiệp. Phương pháp: - Về kiến thức: Được đánh giá bằng hình thức kiểm tra viết. - Về kỹ năng: Đánh giá kỹ năng nhận biết về các bộ phận của máy photocopy. - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Tỉ mĩ, cẩn thận, chính xác trong công việc. 15
  16. BÀI 2: SỬ DỤNG MÁY PHOTOCOPY Mã bài: MĐ 22-02 Giới thiệu: Máy Photocopy trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại của nhiều hàng sản xuất khác nhau. Vì thế để sử dụng được chính xác người sử dụng phải biết những thao tác cơ bản khi sử dụng. Việc sao lưu tài liệu phải sử dụng rất nhiều loại giấy, từng loại giấy là cách chỉnh khác nhau trên những dòng máy khác nhau. Mục tiêu: Học xong bài này học viên sẽ có khả năng: - Xác định đúng khổ giấy, sớ giấy và định lượng giấy. - Sử dụng được các loại máy photocopy. Nội dung chính: 1. Các loại giấy được sử dụng trong việc sao chụp 1.1. Kích thước giấy Các kích thước của giấy khổ A, theo quy định của ISO 216, được đưa ra trong bảng dưới đây trong cả hai mm và inch (đo cm có thể thu được bằng cách chia giá trị mm 10). Hình biểu đồ bên dưới đưa ra một lời giải thích trực quan của các kích thước liên quan đến nhau - ví dụ như A5 là một nửa kích thước giấy A4 và A2 là một nửa của khổ giấy A1. Hình 2.1: Bảng kích thước giấy theo mm và inch Cách xác định: Một loạt các kích thước giấy được quy định tại ISO 216 các yêu cầu sau đây: - Chiều dài chia cho chiều rộng là 1,4142 - Kích thước A0 có diện tích 1 mét vuông. - Mỗi kích thước sau A (n) được định nghĩa là A (n-1) cắt giảm một nửa song song với các cạnh của nó ngắn hơn. - Chiều dài tiêu chuẩn và chiều rộng của mỗi kích thước được làm tròn đến mm gần nhất. 16
  17. Hình 2.2: Cách xác định khổ giấy theo tiêu chuyển ISO216 1.2. Định lượng giấy Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại giấy với nhiều định lượng khác nhau, thường trong việc in ấn phục vụ trong công việc văn phòng hàng ngày người ta thường sử dụng giấy có định lượng từ 60g/m2 – 80g/m2. Tiêu chí đầu tiên ta cần lưu ý đó là về loại giấy được sử dụng. Các loại giấy thông dụng trên thị trường hiện nay gồm: - Kraft: là loại giấy tái sinh, bề mặt tương đối thô, thường có màu nâu vàng nhưng có thể được tẩy trắng để dễ cho việc sản xuất đa dạng. Giấy Kraft sử dụng làm túi giấy, đóng gói… - Duplex: có bề mặt trắng và láng hơi giống với Bristol, mặt kia thường sẫm như giấy bồi. Thường dùng in các hộp sản phẩm kích thước hơi lớn, cần có độ cứng, chắc chắn. Tiêu chí thứ hai, ta cần xét về nguồn gốc, xuất xứ của loại giấy dự định đưa vào sản xuất. Về mặt này, có thể thấy trên thị trường ngành bao bì hiện nay rất đa dạng các loại giấy từ các quốc gia, trong đó nổi trội là giấy Thái với chất lượng cao. Tuy nhiên hiện nay chất lượng giấy được sản xuất tại Việt Nam cũng đã có vị trí nhất định bởi chất lượng khá ổn định. Mội tiêu chí khác để phân biệt là khối lượng của giấy, từ đó ta có thể xác định được các loại giấy khác nhau. Ở đây xin trình bày số liệu của một số loại giấy cơ bản thông dụng sau: 17
  18. - Giấy lụa, giấy mỏng: ≤40 g/m2 - Giấy: 40 – 120 g/m² - Giấy bìa: 120 – 200 g/m² - Bìa: >200 g/m² Trên đây là những tiêu chí rất cơ bản giúp khách hàng có thể định hình một cách sơ lược và tổng quát về định lượng giấy. Ngoài ra, còn có những tiêu chí khác chi tiết và cụ thể hơn tùy thuộc vào từng loại sản phẩm mà khách hàng yêu cầu mà trong khuôn khổ một bài viết khó có thể trình bày hết. Tuy nhiên, tại một số công ty cũng như doanh nghiệp sản xuất, đội ngũ tư vấn sẽ trình bày cũng như nói rõ hơn để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, nhằm đạt được hiệu quả tốt nhất cho sản phẩm. 1.3. Chất cấu tạo giấy Giấy là một loại vật liệu mỏng được làm từ chất xơ dày từ vài trăm  µm cho đến vài cm, thường có nguồn gốc thực vật, và được tạo thành mạng lưới bởi  lực liên kết hiđrô không có chất kết dính. Thông thường giấy được sử dụng dưới dạng những lớp mỏng nhưng cũng có thể dùng để tạo hình các vật lớn ( papier-mâché). Trên nguyên tắc giấy được sản xuất từ  bột gỗ hay bột giấy. Loại giấy quan trọng nhất về văn hóa là  giấy viết. Bên cạnh đó giấy được sử dụng làm vật liệu bao bì, trong nội thất như  giấy dán tường, giấy vệ sinh hay trong thủ công trang trí, đặc biệt là ở Nhật và Trung Quốc Người ta có thể sản xuất giấy từ nguồn nguyên liệu mới là gỗ, hoặc cũng có thể sử dụng giấy đã sử dụng làm nguyên liệu. Trong sản giấy công nghiệp, nguyên liệu chính để làm giấy là sợi cellulose từ gỗ hoặc rơm rạ. Ngoài ra còn cần dùng đến keo và các chất độn. Độ dài của các sợi cellulose thay đổi tùy theo nguyên liệu làm giấy và có ảnh hưởng lớn đến chất lượng và độ bền về thời gian của giấy. Không phải loại gỗ nào cũng có thể dùng làm giấy trong công nghiệp được. Gỗ từ các loại cây trong bảng dưới đây được coi là thích hợp để dùng làm giấy: Bảng 2.1: Các loại cây dùng làm giấy Cây lá kim (Cây gỗ mềm): Cây lá rộng (Cây gỗ cứng): Vân sam Sồi Linh sam Dương Thông Cáng lò (Cây bulô) Thông rụng lá Bạch đàn (Cây khuynh diệp) 2. Sử dụng máy Photocopy 2.1. Các phím điều khiển trên mặt máy Hệ thống phím đùng để chỉnh số lượng bản chụp cũng như vào phần mềm máy điều chỉnh thông số. . Hình 2.3a: Phím điều khiển trên panel của máy AF7001 18
  19. Các phím đặc thù để vào chương trình máy (theo thứ tự từ trên xuống, Hình 2.3a) Nút tạm dừng photo khi máy đang hoạt động. Nút tiến hành sao chụp Nút vào chương trình máy Hình 2.3b: Phím điều khiển trên panel của máy AF7001 Nút vào công cụ của máy, trong công cụ có nhiều chức năng như: chuyển đổi khổ giấy, điều chỉnh thời gian lưu dữ liệu, địa chỉ IP……(theo thứ tự từ trên xuống, Hình 2.3b) Nút đưa chế độ máy về chế độ Photocopy. Nút nhấn vào phần lưu tài liệu của máy. Nút sao chép thêm. Nút để vào chỉnh giao diện in. Nút vào giao diện Scaner dùng cho việc Scan tài liệu vào máy tính hoặc máy Photo. 2.2. Các chỉ báo trên mặt máy Hình 2.4: Mặt màn hình máy AF 7001 - Data in: Khi đèn này cháy sáng báo hiệu đã nhận lệnh in từ máy tính. 19
  20. - Alert: Khi đèn này đỏ, báo hiệu máy đang gặp lỗi (kẹt giấy, hết mực, lỗi code…) - Ready: Khi hiện chữ này máy đã sẳn sàng hoạt động. - Text: Chế độ sao chụp văn bản. (trong phần này có thề chọn nhiều chế độ khác) - 100%: Máy đang ở chế độ sao y bình thường không phóng to thu nhỏ. 2.3. Các thao tác căn bản khi vận hành máy Photocopy - Mở nguồn máy photocopy, thông thường những máy đời cũ Analog sẽ mất khoảng 5 phút để máy khởi động và test máy. Nhưng đối với dòng máy hiện tại ngày nay chỉ cần 30s để khởi động máy và tiến hành sao chụp. - Tùy theo văn bản hay tài liệu cần sao chụp mà chọn chế độ cho phù hợp. - Kiểm tra các khay chứa giấy có chứa giấy phù hợp hay chưa. - Tiến hành sao chụp. 3. Thực hành 3.1. Các bước thực hành sao chụp máy photocopy Bước 1: Mở nguồn Bước 2: Xác định khổ giấy bản gốc. Bước 3: Chọn khay giấy phù hợp. Bước 4: Chọn các chế độ cần photo (photo 2 mặt, chia bộ…) 3.2. Sinh viên thực hành photocopy - Chuẩn bị: + Một số văn bản gốc (một mặt và 2 mặt giấy) + Một số tài liệu có bấm lại thành bộ. + Cuốn sách. + Giấy A4. Sinh viên từng nhóm tiến hành photo từ bản gốc photo ra 02 hoặc 03 bản, chọn chế độ photo phù hợp. Những trọng tâm cần chú ý trong bài - Chọn đúng khay giấy cần photo. - Chọn các chế độ photo chia bộ, tự động đảo mặt. - Chế độ photo sách, photo văn bản hay hình ảnh, hình ảnh và văn bản. - Các phím chức năng vào chế độ ghi nhớ dữ liệu của máy. Bài tập mở rộng và nâng cao Câu 1: Lưu một tài liệu cần photo vào bộ nhớ máy photocopy để khi cần chỉ cần vào tìm và bấm máy sẽ tự động in ra mà không cần bản gốc. Câu 2: Chỉnh chế độ nhớ của máy đối với một tài liệu bất kỳ là 90 ngày. Yêu cầu đánh giá kết quả học tập bài 2 Nội dung: - Về kiến thức: Trình bày được các cách phân loại theo khổ giấy, định lượng giấy. - Về kỹ năng: Thao tác sao chụp được trên máy photocopy. - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Đảm bảo an toàn vệ sinh công nghiệp. Phương pháp: - Về kiến thức: Được đánh giá bằng hình thức kiểm tra viết. - Về kỹ năng: Đánh giá kỹ năng sử dụng máy photocopy. - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Tỉ mĩ, cẩn thận, chính xác trong công việc. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0