intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Sửa chữa thiết bị điện gia dụng (Nghề: Điện tử dân dụng - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cơ giới (2019)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:68

17
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình Sửa chữa thiết bị điện gia dụng được biên soạn gồm các nội dung chính sau: Tổng quan về thiết bị điện tử gia dụng; Thiết bị gia nhiệt; Thiết bị điện lạnh; Các hư hỏng thường gặp và cách sửa chữa. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Sửa chữa thiết bị điện gia dụng (Nghề: Điện tử dân dụng - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cơ giới (2019)

  1. BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRƯỜNG CAO ĐẲNG CƠ GIỚI GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN: SỬA CHỮA THIẾT BỊ ĐIỆN GIA DỤNG NGHỀ: ĐIỆN TỬ DÂN DỤNG TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP Ban hành kèm theo Quyết định số: / QĐ-CĐCG ngày … tháng.... năm…… của Trường cao đẳng Cơ giới Quảng Ngãi, năm 2019 1
  2. (Lưu hành nội bộ) TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 2
  3. LỜI GIỚI THIỆU Giáo trình này được thiết kế theo mô đun thuộc hệ thống mô đun/ môn học của chương trình đào tạo nghề Điện tử dân dụng ở cấp trình độ Trung cấp nghề và được dùng làm giáo trình cho học viên trong các khóa đào tạo Mô đun này được thiết kế gồm 4 bài : Bài 1. Tổng quan về thiết bị điện tử gia dụng Bài 2. Thiết bị gia nhiệt Bài 3. Thiết bị điện lạnh Bài 4. Các hư hỏng thường gặp và cách sửa chữa Do tài liệu tham khảo không nhiều, trình độ người biên soạn có hạn nên không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong đợi những nhận xét, đánh giá, góp ý của đông đảo bạn bè và đồng nghiệp. Quảng Ngãi, ngày tháng năm 2019 Tham gia biên soạn 1. Nguyễn Minh Điệp Chủ biên 2. ………….............. 3. ……….............…. 3
  4. MỤC LỤC TT NỘI DUNG TRANG 1. Lời giới thiệu 3 2. Mục lục 4 3. Bài 1: Tổng quan về thiết bị điện tử gia dụng 11 4. Bài 2: Thiết bị gia nhiệt 23 5. Bài 3: Thiết bị điện lạnh 56 6. Bài 4: Các hư hỏng thường gặp và cách sửa chữa 68 7. Tài liệu tham khảo 75 4
  5. GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN Tên mô đun: SỬA CHỮA THIẾT BỊ ĐIỆN GIA DỤNG Mã mô đun: MĐ21 Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của mô đun: - Vị trí: Mô đun được bố trí sau khi học sinh học xong các mô-đun/ môn học Vật liệu, linh kiện điện – điện tử; Kỹ thuật mạch điện tử I,II; Lắp ráp, cài đặt, bảo trì máy tính. - Tính chất: Là môn học bắt buộc. - Ý nghĩa và vai trò của mô đun: Sửa chữa thiết bị điện gia dụng đóng một vai trò rất quan trọng trong ngành Điện tử dân dụngđáp ứng những yêu cầu về sự phát triển và chất lượng của các bạn sinh viên sau ra trường. Mô đun này trang bị cho học viên những kiến thức và kỹ năng cơ bản về sửa chữa thiết bị điện gia dụng. - Đối tượng: Là giáo trình áp dụng cho học sinh trình độ Trung cấp nghề Điện tử dân dụng. Mục tiêu của mô đun: - Kiến thức: A1. Hiểu được nguyên lý hoạt động nguồn của board mạch A2. Phân tích các Pan hư hỏng A3. Hiểu nhiệm vụ của các linh kiện chính trong mạch - Kỹ năng: B1. Thao tác khi đo dạt đúng cách B2. Biết cách đo nguội để xác định linh kiện hư hỏng B3. Đo kiểm tra thành thạo thế nào là một bộ nguồn tốt B4. Sửa chữa các Pan hư hỏng của nguồn một cách logic B5. Thao tác thực hiện công việc đúng quy trình - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: C1. Tính kỷ luật: Tham gia nghiêm túc và đầy đủ các buổi học, làm việc có khoa học, biết xắp xếp công việc trước sau. 5
  6. C2. Tính trung thực: không cố ý làm hư hại đến thiết bị, khi cố sự cố phải thông báo ngay cho Giảng Viên đứng lớp C3. Tính tập thể và tinh thần hỗ trợ cùng nhau tiến bộ. 1. Chương trình khung nghề Kỹ thuật máy lạnh và Điều hòa không khí Mã Thời gian đào tạo (giờ) MH/ MĐ/ Trong đó Tên môn Thực Số tín hành/thự học, mô chỉ c tập/Thí đun Lý Tổng số nghiệm/b Kiểm tra thuyết ài tập/thảo luận Các môn 12 255 94 148 13 học I chung/đ ại cương MH 01 Chính trị 2 30 15 13 2 MH 02 Pháp luật 1 15 9 5 1 Giáo dục MH 03 thể chất 1 30 4 24 2 Giáo dục quốc MH 04 phòng - An ninh 2 45 21 21 3 MH 05 Tin học 2 45 15 29 1 Ngoại ngữ MH 06 (Anh văn) 4 90 30 56 4 Các môn học, mô II đun 77 1645 524 1053 68 chuyên môn nghề Kỹ thuật MH 07 an toàn 2 30 15 13 2 điện 6
  7. Điện kỹ MH 08 4 70 43 24 3 thuật Tín hiệu và phương MH 09 3 45 38 5 2 thức truyền dẫn Đo lường MĐ 10 3 60 27 30 3 Điện- Điện tử Linh MĐ 11 kiện điện 4 75 25 47 3 tử. Kỹ thuật MĐ 12 mạch 6 120 42 73 5 điện tử I Kỹ thuật MĐ 13 mạch 4 90 30 56 4 điện tử II Kỹ thuật MĐ 14 4 90 30 57 3 số Kỹ thuật MĐ 15 vi điều 4 90 30 57 3 khiển Thiết kế MĐ 16 mạch 4 75 22 50 3 điện tử Điện tử MH 17 3 60 28 30 2 công suất MĐ Điện tử 4 90 27 59 4 18 nâng cao Hệ thống âm MĐ 19 thanh- 6 120 40 77 3 máy thu hình Sửa chữa MĐ 20 bộ nguồn 4 90 30 56 4 máy tính MĐ 21 Sửa chữa 6 120 40 77 3 thiết bị 7
  8. điện gia dụng MĐ 22 PLC- Cơ 5 120 47 67 Bản Thực tập MĐ 23 11 300 10 275 15 sản xuất Tổng cộng 89 1900 618 1201 81 2. Chương trình chi tiết mô đun Thời gian Tên các Thực Số bài trong hành/thí TT mô đun Tổng Lý nghiệm Kiểm số thuyết /thảo tra luận/bài tập 1 Tổng quan về thiết bị điện tử gia 5 4 1 dụng 2 35 10 24 1 Thiết bị gia nhiệt 3 50 15 34 1 Thiết bị điện lạnh 4 Các hư hỏng thường gặp và cách 11 18 30 1 sửa chữa. Cộng 120 40 77 3 3. Điều kiện thực hiện môn học: 3.1. Phòng học Lý thuyết/Thực hành: Đáp ứng phòng học chuẩn 3.2. Trang thiết bị dạy học: Projetor, máy vi tính, bảng, phấn, tranh vẽ.... 3.3. Học liệu, dụng cụ, mô hình, phương tiện: Giáo trình, mô hình thực hành, bộ dụng cụ nghề điện, điện lạnh,… 3.4. Các điều kiện khác: Người học tìm hiểu thực tế về các vật liệu điện, điện lạnh trong dân dung, các nhà máy, xí nghiệp. 4. Nội dung và phương pháp đánh giá: 4.1. Nội dung: 8
  9. - Kiến thức: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức - Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kỹ năng. - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần: + Nghiên cứu bài trước khi đến lớp. + Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập. + Tham gia đầy đủ thời lượng môn học. + Nghiêm túc trong quá trình học tập. 4.2. Phương pháp: Người học được đánh giá tích lũy môn học như sau: 4.2.1. Cách đánh giá - Áp dụng quy chế đào tạo Trung cấp hệ chính quy ban hành kèm theo Thông tư số 09/2017/TT-BLĐTBXH, ngày 13/3/2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. - Hướng dẫn thực hiện quy chế đào tạo áp dụng tại Trường Cao đẳng Cơ giới như sau: Điểm đánh giá Trọng số + Điểm kiểm tra thường xuyên (Hệ số 1) 40% + Điểm kiểm tra định kỳ (Hệ số 2) + Điểm thi kết thúc môn học 60% 4.2.2. Phương pháp đánh giá Phương pháp Phương pháp Hình thức Chuẩn đầu ra Số Thời điểm đánh giá tổ chức kiểm tra đánh giá cột kiểm tra Thường xuyên Viết/ Tự luận/ A1, C1 1 Sau 10 giờ. Thuyết trình Trắc nghiệm/ Báo cáo Định kỳ Viết và Tự luận/ A2, B1, B2,B3, C1 2 Sau 20 giờ thực hành Trắc nghiệm/ thực hành 9
  10. Kết thúc môn Vấn đáp và Vấn đáp và A1, A2, A3, B1, B2, 1 Sau 120 học thực hành thực hành B3, B4, B5, C1, C2, giờ trên mô hình C3 4.2.3. Cách tính điểm - Điểm đánh giá thành phần và điểm thi kết thúc mô đun được chấm theo thang điểm 10 (từ 0 đến 10), làm tròn đến một chữ số thập phân. - Điểm mô đun là tổng điểm của tất cả điểm đánh giá thành phần của mô đun nhân với trọng số tương ứng. Điểm mô đun theo thang điểm 10 làm tròn đến một chữ số thập phân. 5. Hướng dẫn thực hiện mô đun 5.1. Phạm vi, đối tượng áp dụng: Đối tượng Trung cấp Điện tử dân dụng 5.2. Phương pháp giảng dạy, học tập mô đun 5.2.1. Đối với người dạy * Lý thuyết: Áp dụng phương pháp dạy học tích cực bao gồm: Trình chiếu, thuyết trình ngắn, nêu vấn đề, hướng dẫn đọc tài liệu, bài tập cụ thể, câu hỏi thảo luận nhóm…. * Thực hành: - Phân chia nhóm nhỏ thực hiện bài tập thực hành theo nội dung đề ra. - Khi giải bài tập, làm các bài Thực hành, thí nghiệm, bài tập:... Giáo viên hướng dẫn, thao tác mẫu và sửa sai tại chỗ cho nguời học. - Sử dụng các mô hình, học cụ mô phỏng để minh họa các bài tập ứng dụng các hệ truyền động dùng điện tử công suất, các loại thiết bị điều khiển. * Thảo luận: Phân chia nhóm nhỏ thảo luận theo nội dung đề ra. * Hướng dẫn tự học theo nhóm: Nhóm trưởng phân công các thành viên trong nhóm tìm hiểu, nghiên cứu theo yêu cầu nội dung trong bài học, cả nhóm thảo luận, trình bày nội dung, ghi chép và viết báo cáo nhóm. 5.2.2. Đối với người học: Người học phải thực hiện các nhiệm vụ như sau: - Nghiên cứu kỹ bài học tại nhà trước khi đến lớp. Các tài liệu tham khảo sẽ được cung cấp nguồn trước khi người học vào học môn học này (trang web, thư viện, tài liệu...) - Sinh viên trao đổi với nhau, thực hiện bài thực hành và báo cáo kết quả - Tham dự tối thiểu 70% các giờ giảng tích hợp. Nếu người học vắng >30% số giờ tích hợp phải học lại mô đun mới được tham dự kì thi lần sau. 10
  11. - Tự học và thảo luận nhóm: Là một phương pháp học tập kết hợp giữa làm việc theo nhóm và làm việc cá nhân. Một nhóm gồm 2-3 người học sẽ được cung cấp chủ đề thảo luận trước khi học lý thuyết, thực hành. Mỗi người học sẽ chịu trách nhiệm về 1 hoặc một số nội dung trong chủ đề mà nhóm đã phân công để phát triển và hoàn thiện tốt nhất toàn bộ chủ đề thảo luận của nhóm. - Tham dự đủ các bài kiểm tra thường xuyên, định kỳ. - Tham dự thi kết thúc mô đun. - Chủ động tổ chức thực hiện giờ tự học. 6. Tài liệu tham khảo: [1] Nguyễn Xuân Tiến - Tủ lạnh gia đình và máy điều hòa nhiệt độ, NXB Khoa học và Kỹ thuật - 1984. [2] Nguyễn Trọng Thắng - Công nghệ chế tạo và tính toán sửa chữa máy điện 1,2,3, NXB Giáo Dục - 1995. [3] Trần Khánh Hà - Máy điện 1,2, NXB Khoa học và Kỹ thuật - 1997. [4] Nguyễn Xuân Phú (chủ biên) - Quấn dây, sử dụng và sửa chữa động cơ điện xoay chiều và một chiều thông dụng, NXB Khoa học và Kỹ thuật - 1997. [5] Đặng Văn Đào - Kỹ Thuật Điện, NXB Giáo Dục - 1999. [6] Trần Thế San, Nguyễn Đức Phấn - Thực hành kỹ thuật cơ điện lạnh, NXB Đà Nẵng - 2001. Bài 1. TỔNG QUAN VỀ THIẾT BỊ ĐIỆN TỬ GIA DỤNG Mã bài: 21-01 Giới thiệu: 11
  12. Những thiết bị cấp nhiệt được ứng dụng phổ biến trong đời sống sinh hoạt hàng ngày. Các thiết bị đó nguyên lý biến đổi điện năng thành nhiệt năng để sử dụng trong từng công việc cụ thể như: Là , sấy, sưởi ấm ... Vì vậy người thợ điện phải biết rõ về cấu tạo, nguyên lý hoạt động, nắm được các hiện tượng nguyên nhân gây hư hỏng và cách sửa chữa chúng Nội dung bài học này cung cấp cho học viên những kiến thức, kỹ năng cơ bản để sử dụng và sửa chữa các thiết bị cấp nhiệt. Mục tiêu: - Giải thích được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của bàn là điện.nồi cơm điện,ấm điện,máy sấy tóc - Sử dụng thành thạo các loại bàn là điện, nồi cơm điện, ấm điện, máy sấy tóc đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật và an toàn. - Tháo lắp đúng quy trình, xác định các nguyên nhân và sửa chữa hư hỏng các loại bàn là điện, nồi cơm điện, ấm điện, máy sấy tóc đảm bảo an toàn cho người và thiết bị. - Rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác, tư duy khoa học và sáng tạo. Phương pháp giảng dạy và học tập bài mở đầu - Đối với người dạy: Sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, dạy học theo vấn đề); yêu cầu người học nhớ các giá trị đại lượng, đơn vị của các đại lượng. - Đối với người học: Chủ động đọc trước giáo trình trước buổi học Điều kiện thực hiện bài học - Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Phòng học chuyên môn - Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác - Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu tham khảo, giáo án, phim ảnh, và các tài liệu liên quan. - Các điều kiện khác: Không có Kiểm tra và đánh giá bài học - Nội dung:  Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức  Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng.  Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần: + Nghiên cứu bài trước khi đến lớp + Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập. + Tham gia đầy đủ thời lượng môn học. + Nghiêm túc trong quá trình học tập. 12
  13. - Phương pháp:  Điểm kiểm tra thường xuyên: 1 điểm kiểm tra (hình thức: hỏi miệng)  Kiểm tra định kỳ lý thuyết: không có  Kiểm tra định kỳ thực hành: không có Nội dung chính: 1 Bàn là điện Mục tiêu: - Trình bàyđược cấu tạo, nguyên lý hoạt động và phân loại của bàn là điện - Vận hành, sửa chữa được bàn là điện đúng yêu cầu kỹ thuật 1.1 Phân loại Theo hình dáng : Bàn là cầm tay, bàn là cây. Theo chức năng : Bàn là điều chỉnh nhiệt độ, bàn là không điều chỉnh nhiệt độ. Theo môi trường làm việc : Bàn là gia dụng, máy là cán công nghiệp. 1.2 Bàn là không điều chỉnh nhiệt độ a) Cấu tạo Dây nguồn : Là loại dây mềm lõi có nhiều sợi làm bằng đồng, một đầu có gắn phích cắm để nối với nguồn điện, đầu còn lại nối với dây điện trở gia nhiệt, phần nối với dây điện trở gia nhiệt được bọc cách điện bằng băng cách điện, vải cách điện hoặc mica cách điện. Dây điện trở gia nhiệt : thường được chế tạo bằng vật liệu có điện trở suất lớn và chịu được nhiệt độ cao như niken; crôm; constantan, thực hiện chức năng biến đổi điên năng thành nhiệt năng, được đặt trong rãnh của đế và cách điện với đế, tấm nặng nhờ chuỗi sứ hạt cườm hoặc mica cách điện lồng ngoài dây điện trở. Tấm nặng : thực hiện chức năng giữ nhiệt cho bàn là trong quá trình làm việc và quá trình chờ, thường được đúc bằng gang xám. Đế : thực hiện chức năng tạo bề mặt phẳng cho đồ vật cần là, thường được mạ crôm hoặc niken chống rỉ. b) Nguyên lý hoạt động 1.3 Bàn là điều chỉnh nhiệt độ a) Cấu tạo Dây nguồn : là loại dây mềm lõi có nhiều sợi làm bằng đồng, một đầu có gắn phích cắm để nối với nguồn điện, đầu còn lại nối với dây điện trở gia nhiệt, phần nối với dây điện trở gia nhiệt được bọc cách điện bằng băng cách điện, vải cách điện hoặc mica cách điện. Dây điện trở gia nhiệt : thường được chế tạo bằng vật liệu có điện trở suất lớn và chịu được nhiệt độ cao như niken, crôm, constantan, thực hiện chức năng biến đổi điên năng thành nhiệt năng, được đặt trong rãnh của đế và cách điện với đế, tấm nặng nhờ chuỗi sứ hạt cườm hoặc mica cách điện lồng ngoài dây điện trở. Tấm nặng : thực hiện chức năng giữ nhiệt cho bàn là trong quá trình làm việc và quá trình chờ, thường được đúc bằng gang xám. 13
  14. Đế : thực hiện chức năng tạo bề mặt phẳng cho đồ vật cần là, thường được mạ crôm hoặc niken chống rỉ. Bộ khống chế nhiệt độ : Bảng lưỡng kim, cặp tiếp điểm.( hình 1-2) b) Nguyên lý hoạt động.( hình 1-3) Khi cấp điện cho bàn là và vặn vít điều chỉnh về vị trí ban đầu. Mạch kín được hình thành : Nguồn → Cặp tiếp điểm (3) → Bảng lưỡng kim (2) → Dây điện trở gia nhiệt (1) → (Điện trở phụ (4) + Đèn báo (5)) → Nguồn → Bàn là bắt đầu tăng nhiệt độ. Khi nhiệt độ đạt đến mức nhiệt độ đặt, bảng lưỡng kim (2) biến dạng cong lên làm mở cặp tiếp điểm (3). Mạch bị hở → Bàn là ngừng tăng nhiệt độ. Sau một thời gian làm việc, nhiệt độ giảm dần bảng lưỡng kim (2) có xu hướng trở về trạng thái ban đầu làm đóng cặp tiếp điểm (3). Mạch khép kín → Bàn là bắt đầu quá trình tăng nhiệt trở lại. 1.4 Cách sử dụng - Kiểm tra : + Điện áp của thiết bị và điện áp nguồn + Thông mạch - Sử dụng : + Tập trung quần áo lại để là một lần và không nên dùng vào giờ cao điể + Chọn nhiệt độ phù hợp với bề dày và chất liệu của đồ cần là. Bảng chọn lựa nhiệt độ tương ứng với từng loại vải Loại vải Nhiệt độ (0C) Sợi hóa học 85 ÷ 115 Tơ lụa 115 ÷ 140 Len 140 ÷ 165 Băng, vải sợi 165 ÷ 190 Lanh, vải bạt 190 ÷ 230 14
  15. +Thực hiện là quần áo theo trình tự quần áo có chất liệu cần nhiệt độ cao và dày là trước, quần áo có chất liệu cần nhiệt độ thấp và mỏng là sau. + Với bàn là hơi, nước được sử dụng phải là loại nước sạch không chứa tạp chất và hóa chất để tránh làm hỏng bàn là. - Bảo quản + Khi sử dụng xong không nên cuộn dây và cất đi ngay mà nên chờ 5-10 phút cho bàn là nguội sau đó cuộn dây rồi cất đi để tránh bị bỏng và bảo vệ dây nguồn. + Với các vết rỉ sét xuất hiện trên bề mặt đế không nên sử dụng vật cứng hay vật nhọn để làm sạch mà xử lý bằng cách : cắm điện cho bàn là nóng dùng một mảnh vải mềm sạch lau qua bề mặt lần thứ nhất sau đó cắt điện chờ cho bàn là nguội rồi bôi lên bề mặt vết rỉ sét một ít kem đánh răng hoặc nước chanh, dùng mảnh vải mềm sạch ẩm lau thật kĩ bề mặt đế khi đó vết rỉ sét sẽ hết. 1.5 Những hư hỏng thường gặp, nguyên nhân và cách sửa chữa STT Hiện tượng Nguyên nhân Cách sửa chữa Chạm tay vào - Dây điện trở gia nhiệt bị bong, - Bọc lại cách điện hoặc vỏ bị điện giật nứt vỡ lớp cách điện hoặc do thay thế dây mới lớp cách điện bị già hóa - Phần nối giữa dây điện trở gia 1 nhiệt và dây nguồn bị hỏng lớp - Bọc lại cách điện cho cách điện phần nối - Mạch đèn báo bị chạm vỏ - Kiểm tra để tìm ra điểm chạm vỏ và xử lý 2 Khi cấp nguồn - Dây nguồn bị đứt ngầm - Kiểm tra tìm ra điểm cho bàn là, bàn bị đứt và nối lại hoặc là không nóng, - Dây điện trở gia nhiệt bị hỏng thay thế dây nguồn mới đèn báo không - Phần nối giữa dây nguồn và - Thay thế dây mới sáng dây điện trở gia nhiệt bị đứt - Đèn báo bị cháy hoặc điện trở - Nối lại phần nối giữa phụ bị hỏng dây nguồn và dây điện -Bảng lưỡng kim trong bộ trở gia nhiệt khống chế nhiệt độ bị già hóa - Cặp tiếp điểm trong bộ - Thay thế đèn báo hoặc khống chế nhiệt độ không điện trở phụ có thông số tiếp xúc do bị lệch, bị biến phù hợp dạng hoặc không dẫn điện - Thay thế bảng lưỡng do bề mặt của tiếp điểm bị kim mới oxi hóa - Điều chỉnh, uốn nắn, thay thế tiếp điểm để các tiếp điểm tiếp xúc tốt nhất hoặc vệ sinh bề mặt tiếp điểm cho sạch 15
  16. sẽ Khi cấp điện - Ngắn mạch tại dây nguồn - Kiểm tra và bọc lại cho bàn là, cầu - Ngắn mạch tại phần nối giữa cách điện chì bảo vệ nổ dây nguồn và dây điện trở gia - Kiểm tra và bọc lại 3 ngay lập tức nhiệt cách điện - Ngắn mạch do lắp sai sơ đồ - Kiểm tra và đấu lại mạch cho đúng sơ đồ Khi cấp điện - Quá tải - Kiểm tra và giảm bớt cho bàn là, cầu tải hoặc thay dây dẫn 4 chì bảo vệ nổ mới đồng thời thay dây sau một thời chảy phù hợp gian Bàn là mất khả - Vít điều chỉnh nhiệt độ bị tuột - Điều chỉnh và cố đinh năng điều chỉnh lại vị trí cho vít điều nhiêt độ - Bảng lưỡng kim trong bộ chỉnh 5 khống chế nhiệt độ bị già hóa - Thay thế bảng lưỡng nên không còn khả năng hoạt kim mới phù hợp động chính xác 2. Nồi cơm điện Mục tiêu: - Trình bàyđược cấu tạo, nguyên lý hoạt động và phân loại của nồi cơm điện - Vận hành, sửa chữa được nồi cơm điện đúng yêu cầu kỹ thuật 2.1 Phân loại - Theo hệ thống điều khiển : Nồi cơ , nồi điện tử. - Theo chức năng: Nồi đơn chức năng (nấu cơm), nồi đa chức năng (nấu cơm, nấu cháo, ninh xương, cách thủy.. ). - Theo môi trường làm việc: Nồi gia dụng (4-6 người), nồi công nghiệp (10-20 người). 2.2 Cấu tạo và nguyên lý hoạt động nồi cơm điện loại nồi cơ a) Cấu tạo.(hình 1-4) Các bộ phận chính : + Điện trở chính (5) – nấu cơm + Điện trở phụ (6) – vần cơm + Bộ khống chế nhiệt độ : nam châm (2), mâm tăng nhiệt (8) Các bộ phận phụ khác : + Vít điều chỉnh (3) + Bảng lưỡng kim (4) 16
  17. + Cần điều khiển (1) + Điện trở đèn (7) + Dây dẫn và các tiếp điểm b) Nguyên lý hoạt động Khi nhấn cần điều khiển (1) xuống đẩy nam châm (2) tiếp xúc với mâm tăng nhiệt (8) và hút mâm tăng nhiệt này đồng thời làm đóng cặp tiếp điểm (N) → Mạch kín được hình thành : ( Nguồn → Cặp tiếp điểm (N) → Nút a → Nút b → (Điện trở chính (5), Điện trở đèn (7) + đèn báo) → nguồn ) → Nồi cơm bắt đầu quá trình tăng nhiệt độ. Khi nhiệt độ đạt đến 700C, bảng lưỡng kim (4) cong lên đẩy thanh động lên cao làm đóng cặp tiếp điểm (V) → Hiện tượng ngắn mạch xảy ra (Nút a → Điện trở phụ (6) → Cặp tiếp điểm (V) → Nguồn) → Không ảnh hưởng tới quá trình tăng nhiệt độ. Khi nhiệt độ đạt đến 900C, bảng lưỡng kim (4) cong nhiều hơn đẩy thanh động lên cao hơn nữa chạm vào vít điều chỉnh (3) làm cặp tiếp điểm (V) mở → Hiện tượng ngắn mạch mất, nồi cơm tiếp tục tăng nhiệt độ. Khi nhiệt độ đạt đến 1250C, cơm đã cạn gần hết nước, nam châm (2) mất dần từ tính nhả ra khỏi mâm tăng nhiệt (8) và làm mở cặp tiếp điểm (N) → Mạch hở → Nồi cơm kết thúc quá trình tăng nhiệt độ. Khi nhiệt độ giảm xuống 900C, bảng lưỡng kim (4) có xu hướng trở về trạng thái ban đầu, hạ thanh động xuống không chạm vào vít điều chỉnh (3). Khi nhiệt độ giảm xuống 700C, bảng lưỡng kim (4) giãn ra nhiều hơn, hạ thanh động xuống thấp hơn nữa → Đóng cặp tiếp điểm (V) → Mạch kín mới được tạo ra : (Nguồn → Cặp tiếp điểm (V) → Điện trở phụ (6) → Nút a → Nút b → (Điện trở đèn (7) + Đèn báo), Điện trở chính (5)) → Nồi vần cơm ở nhiệt độ 700C. 2.3 Cách sử dụng Khi đặt nồi vào vỏ nồi cần lau sạch đáy nồi và mặt trên của mâm tăng nhiệt, dùng hai tay ấn và xoay nhẹ nồi để đáy nồi tiếp xúc tốt nhất với mâm tăng nhiệt. Với nồi cơm có dây nguồn kiểu tách rời, cần gạt cần điều khiển của nồi xuống trước sau đó cắm phích điện dây nồi rồi mới cắm phích cắm nối với nguồn điện để tránh bị chập. Khi sử dụng nồi đơn chức năng để hấp, sấy, rán cần phải lưu ý tới thời gian sử dụng không quá lâu và nhiệt độ sử dụng không quá cao. Không nên đun nấu các thực phẩm có tính axit hay kiềm mạnh để tránh hiện tượng ăn mòn lớp chống dính. Không nên để nồi cơm va đập mạnh đặc biệt là phần giữa nơi đặt bảng điều khiển, nút nhấn hoặc đèn báo. Không nên đun nồi cơm điện bằng bếp gas, bếp than, bếp dầu, bếp điện vì khi nồi bị biến dạng khó chỉnh sửa lại như ban đầu. Không nên cài giữ cần điều khiển khi cơm bị sống vì có thể làm cơm bị cháy, làm hỏng mâm tăng nhiệt, nam châm. 2.4 Những hư hỏng thường gặp,nguyên nhân và cách sửa chữa STT Hiện tượng Nguyên nhân Cách sửa chữa 1 - Khi cấp điện - Do dây dẫn bên trong - Kiểm tra xác định điểm bị cho nồi cơm thì bị chập chập rồi sửa chữa hoặc thay thế 17
  18. cầu chì bảo vệ bị dây mới nổ - Do dây dẫn tại phích - Xiết chặt dây dẫn tại chân cắm bị lỏng dẫn tới chập phích cắm - Rò điện ra vỏ - Các linh kiện hoặc cần - Cắm điện cho nồi cơm nóng nồi điều khiển bị ướt trong 10 phút rồi để chonguội hẳn hiện tượng rò điện sẽ hết - Lớp cách điện của dây - Bọc lại cách điện hoặc thay 2 dẫn bên trong bị già hóa, thế dây mới bị nứt vỡ - Lớp nhựa của cần điều - Thay thế cần điều khiển mới khiển bị đánh thủng hoặc bị nứt vỡ - Nồi cơm không - Do vít điều chỉnh bị - Căn chỉnh lại vít điều chỉnh tự ổn định nhiệt tuột rồi cố định lại vị trí được 3 - Do bảng lưỡng kim bị - Thay thế bảng lưỡng kim mới già hóa nên không còn khả năng hoạt động chính xác như ban đầu - Khi cấp điện - Dây nguồn bị đứt ngầm - Kiểm tra tìm ra điểm bị đứt và cho nồi cơm, nồi nối lại hoặc thay thế dây nguồn không nóng, đèn - Dây điện trở chính bị mới báo không sáng hỏng - Thay thế điện trở chính mới - Đèn báo bị hỏng hoặc - Thay thế điện trở đèn mới điện trở đèn bị hỏng hoặc đèn báo mới - Bảng lưỡng kim trong 4 bộ khống chế nhiệt độ bị - Thay thế bảng lưỡng kim mới già hóa - Cặp tiếp điểm trong bộ - Điều chỉnh, uốn nắn, thay thế khống chế nhiệt độ tiếp điểm để các tiếp điểm tiếp không tiếp xúc do bị xúc tốt nhất hoặc vệ sinh bề mặt lệch, bị biến dạng hoặc tiếp điểm cho sạch sẽ không dẫn điện do bề mặt của tiếp điểm bị oxi hóa 3 Một số thiết bị cấp nhiệt khác Mục tiêu: - Trình bàyđược cấu tạo, nguyên lý hoạt động của ấm điện,máy sấy tóc - Vận hành, sửa chữa được ấm điện,máy sấy tóc đúng yêu cầu kỹ thuật 3.1. Ấm điện Là thiết bị truyền nhiệt trực tiếp qua nước nên điện trở có trị số nhỏ và cần phải tản nhiệt nhanh vì dòng điện chạy qua tương đối lớn 18
  19. Khi sử dụng cần lưu ý không nên để cho ấm bị khô để tránh cháy điện trở và thường xuyên kiểm tra cách điện của thiết bị vì có thể gây nguy hiểm đến tính mạng con người. 3.2 Máy sấy tóc a) Cấu tạo.( hình 1-5) Động cơ quạt gió : là loại động cơ một chiều. Bộ chỉnh lưu cầu 4 diode : chỉnh lưu dòng điện xoay chiều thành một chiều để cung cấp cho động cơ quạt gió. Điện trở R1, R2 cung cấp nhiệt lượng cho máy sấy. Công tắc chọn chế độ K. b) Nguyên lý hoạt động Chế độ làm mát : + Điện trở R1 , động cơ quạt gió, bộ chỉnh lưu cầu 4 diode tham gia làm việc. + Điện trở R1 vừa cung cấp nhiệt lượng vừa đủ để làm mát vừa cản bớt điện áp cho động cơ quạt gió. Chế độ sấy nóng : + Điện trở R2 tham gia cùng làm việc. + Nhiệt lượng do R1 , R2 tỏa ra nóng hơn làm khô tóc mau hơn. c) Hư hỏng thường gặp khi sử dụng máy sấy tóc STT Hiện tượng Nguyên nhân Cách sửa chữa Điện trở sấy bị - Động cơ quạt gió không - Thay thế điện trở sấy 1 đứt hoạt động mới và sửa chữa lại động cơ Khi cấp điện cho - Trục động cơ hoặc cánh - Sửa chữa hoặc thay thế máy sấy, động cơ quạt bị mắc kẹt động cơ mới 2 quạt gió không - Nối lại dây nguồn hoặc hoạt động - Dây nguồn bị đứt thay dây mới Bài thực hành 1: Sử dụng,tháo lắp và sửa chữa bàn là điện a.Mục tiêu: - Sử dụng thành thạo dụng cụ , thiết bị tháo lắp - Sử dụng thành thạo,tháo, lắp và sửa chữa được bàn là điện b.Dụng cụ và thiết bị - Dụng cụ: Các loại kìm điện, tuốc-nơ-vít, bút thử điện, đồng hồ vạn năng - Thiết bị và vật tư: bàn là điện c.Nội dung thực hành Bước 1. Tháo dây cắm điện Bước 2. Mở vít, bu lông Bước 3. Tháo vỏ Bước 4. Kiểm tra dây điện trở gia nhiệt Bước 5. Kiểm tra bộ phận điều chỉnh nhiệt độ 19
  20. Bước 6. Dùng đồng hồ đo điện trỏ kiểm tra thông mạch Bước 7. Kiểm tra điện trỏ cách điện giữa dây điện trỏ và vỏ Bước 8. Cấp điện , thử nhiệt độ Bước 9. Viết báo cáo trình tự thực hiện Bài thực hành 2: Sử dụng,tháo lắp và sửa chữa nồi cơm điện a.Mục tiêu: - Sử dụng thành thạo dụng cụ , thiết bị tháo lắp - Tháo, lắp được nồi cơm điện b.Dụng cụ và thiết bị - Dụng cụ: Các loại kìm điện, tuốc-nơ-vít, bút thử điện, đồng hồ vạn năng - Thiết bị và vật tư: nồi cơm điện c.Nội dung thực hành Bước 1. Quan sát Bước 2. Mở vít Bước 3. Tháo vỏ Bước 4. Sửa chữa các hư hỏng ( theo tiêu đề 2-4 những hư hỏng thường gặp,nguyên nhân và cách sửa chữa) Bước 5. Kiểm tra điện trỏ cách điện Bước 6. Cấp điện , thử nhiệt độ Bước 7. Viết báo cáo trình tự thực hiện CÂU HỎI ÔN TẬP 1.Trình bàyđược cấu tạo, nguyên lý hoạt động của bàn là điện? 2.Trình bàyđược cấu tạo, nguyên lý hoạt động của nồi cơm điện? 3.Trình bàyđược cấu tạo, nguyên lý hoạt động của máy sấy tóc? 4. Trình các bước tháo lắp, sử dụng bàn là điện, nồi cơm điện, máy sấy tóc ? 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2