intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Thực hành Nhận thức Đông dược - Trường trung cấp Tây Sài Gòn (Dùng đào tạo Y sỹ Y học cổ truyền)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:62

23
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình Thực hành nhận thức đông dược là tài liệu dùng cho học sinh y sỹ y học cổ truyền được viết ngắn gọn và chỉnh lý lại một số chi tiết cho phù hợp với các tài liệu khoa học mới của môn Dược cổ truyền, dựa theo giáo trình Y học cổ truyền (chuẩn tay nghề) của trường trung cấp Tây Sài Gòn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Thực hành Nhận thức Đông dược - Trường trung cấp Tây Sài Gòn (Dùng đào tạo Y sỹ Y học cổ truyền)

  1. 1 TRƯỜNG TRUNG CẤP TÂY SÀI GÒN SỞ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH XÃ HỘI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH --oOo-- TRƯỜNG TRUNG CẤP TÂY SÀI GÒN GIÁO TRÌNH THỰC HÀNH NHẬN THỨC ĐÔNG DƯỢC TÀI LIỆU DÙNG ĐÀO TẠO Y SỸ Y HỌC CỔ TRUYỀN
  2. 2 TRƯỜNG TRUNG CẤP TÂY SÀI GÒN Tp Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2020 TÀI LIỆU LƯU HÀNH NỘI BỘ
  3. 3 TRƯỜNG TRUNG CẤP TÂY SÀI GÒN GIÁO TRÌNH THỰC HÀNH NHẬN THỨC ĐÔNG DƯỢC TÀI LIỆU DÙNG ĐÀO TẠO Y SỸ Y HỌC CỔ TRUYỀN
  4. 4 TRƯỜNG TRUNG CẤP TÂY SÀI GÒN LỜI NÓI ĐẦU Giáo trình Thực hành nhận thức đông dược là tài liệu dùng cho học sinh y sỹ y học cổ truyền được viết ngắn gọn và chỉnh lý lại một số chi tiết cho phù hợp với các tài liệu khoa học mới của môn Dược cổ truyền, dựa theo giáo trình Y học cổ truyền (chuẩn tay nghề) của trường trung cấp Tây Sài Gòn. Các vị thuốc ở tài liệu này, dựa trên cơ sở 80 vị thuốc của giáo trình trên dược sắp xếp thành 5 bài để phù hợp với thời lượng thực hành của môn đông dược. Đồng thời các vị thuốc cũng được sắp xếp theo nhóm dược lý (tính dược) theo cách phân loại phổ biến của môn đông dược. Với tài liệu này các bạn học y sỹ y học cổ truyền sẽ thuận lợi hơn khi ôn và thi tốt nghiệp Chúng tôi xin chân thành cảm ơn quý đồng nghiệp và mong nhận được nhiều đóng góp quý báu của quý vị. TỔ CHỨC BIÊN SOẠN DS. Hồ Đông Thảo
  5. 5 TRƯỜNG TRUNG CẤP TÂY SÀI GÒN MỤC LỤC  Trang Bài 1. Nhóm dược liệu có tác dụng Giải biểu – Trừ hàn ....................................................... 5 Bài 2. Nhóm dược liệu có tác dụng Thanh nhiệt – Hóa đàm – Chỉ khái, bình suyễn ........... 13 Bài 3. Nhóm dược liệu có tác dụng An thần – Lý khí – Lý huyết ......................................... 24 Bài 4. Nhóm dược liệu có tác dụng Lợi thủy, thẩm thấp - Khử thấp - Tả hạ - Tiêu đạo - Cố sáp ......................................................................................................................................... 34 Bài 5. Dược liệu có tác dụng Bổ dưỡng ................................................................................ 43 Tài liệu tham khảo ................................................................................................................ 50 GIÁO TRÌNH THỰC HÀNH NHẬN THỨC ĐÔNG DƯỢC Ds. Hồ Đông Thảo
  6. 6 TRƯỜNG TRUNG CẤP TÂY SÀI GÒN BÀI 1. NHẬN THỨC NHÓM THUỐC GIẢI BIỂU – TRỪ HÀN MỤC TIÊU: Sau khi thực tập xong bài này sinh viên có khả năng: 1. Trình bày được đại cương về thuốc Giải biểu – Trừ hàn 2. Trình bày được tên Việt Nam của các vị thuốc Giải biểu – Trừ hàn 3. Trình bày đúng bộ phận dùng của các vị thuốc Giải biểu – Trừ hàn 4. Liệt kê được công năng chủ trị của các vị thuốc Giải biểu – Trừ hàn NỘI DUNG: I. THUỐC GIẢI BIỂU I. Đại cương: 1. Định nghĩa: Thuốc giải biểu là những thuốc có tác dụng đưa ngoại tà (phong, hàn, thấp, nhiệt) ra ngoài bằng đường mồ hôi, chỉ dùng khi tà còn ngoài biểu. 2. Phân loại: Tùy theo tính chất, có thể chia thuốc giải biểu làm hai loại: + Phát tán phong hàn (tân ôn giải biểu): là những thuốc có vị cay, tính ẩm. Nhóm này gồm các vị thuốc Quế chi, Ma hoàng, Gừng, Kinh giới, Tía tô, Hành, Hương nhu, Tế tân, Bạch chỉ, Phòng phong… + Phát tán phong nhiệt (tân lương giải biểu): là những vị thuốc giải biểu có vị cay, tính mát. Nhóm này gồm có Bạc hà, Tang diệp, Cúc hoa, Cát căn, Phù bình, Sài hồ, Thăng ma... Phần lớn thuốc nhóm này có tác dụng hạ sốt, một số thuốc có tác dụng lợi tiểu, giải dị ứng. Một số vị thuốc có thể dùng cho cả 2 loại cảm hàn và cảm nhiệt, như Bạc hà, Kinh giới. Ngoài hai nhóm trên các vị thuốc khử phong thấp cũng có thể xem là nhóm phát tán phong thấp cũng nằm trong chương thuốc này. 3. Công năng chủ trị chung của các thuốc giải biểu: 3.1. Theo y học cổ truyền. - Phát tán giải biểu: dùng trị các chứng ngoại cảm phong hàn hoặc phong nhiệt. - Sơ phong giải kinh: dùng khi đau dây thần kinh, đau thần kinh liên sườn do hàn, co cứng cơ, đau gáy, đau lưng, liệt dây VII… - Tuyên phế: dùng trị các chứng ho gió, viêm họng, viêm phế quản, hen suyễn, khó thở do hàn, nhiệt làm phế khí không tuyên giáng. GIÁO TRÌNH THỰC HÀNH NHẬN THỨC ĐÔNG DƯỢC Ds. Hồ Đông Thảo
  7. 7 TRƯỜNG TRUNG CẤP TÂY SÀI GÒN - Giải độc, giải dị ứng, thúc đẩy ban chẩn mọc: trị các chứng mụn nhọt, sởi, đậu thời kỳ đầu. - Hành thủy tiêu thũng: dùng trị chứng phù do viêm cẩu thận cấp (phong thúy), dị ứng nổi ban gây phù. - Trừ thấp khớp: điều trị chứng tý (thoái hóa khớp, viêm đa khớp dạng thấp, viêm khớp cấp). 3.2. Theo y học hiện đại: Tinh dầu có khả năng sát trùng da và đường hô hấp, kích thích làm ra mồ hôi vì vậy các dược liệu có tinh dầu được sử dụng làm thuốc giải cảm, sát trùng, thuốc ho, dầu bôi xoa. Tinh dầu còn có tác dụng kích thích tiêu hóa, giảm đau, do đó được dùng làm thuốc chữa đầy bụng, ăn không tiêu, tiêu chảy do hàn. MỘT SỐ VỊ THUỐC TIÊU BIỂU BẠC HÀ Bộ phận dùng: là toàn cây mang cành lá bắt đầu ra hoa, loại bỏ rễ phơi trong râm mát đến khô của cây Bạc hà Á có tên khoa học là : Mentha arvensis L. hoặc của loài Bạc hà Âu Mentha piperita L., họ Hoa môi (Lamiaceae). Đặc điểm: thân hoặc cành dài 20 – 80 cm, hình trụ vuông, đường kính 0,15 - 0,3 cm, màu nâu tím, cành mọc đối. Thể chất nhẹ, xốp, dễ bẻ gãy. Mặt cắt ngang màu trắng, thường rỗng ở giữa, lá mọc đối cuống ngắn, dài 3 – 6 cm, rộng 1,5 - 2,5 cm, mép có răng cưa nhọn, hai mặt đều có lông, giòn, mùi thơm dễ chịu, vị cay, sau mát, hoa tụ tập ở nách lá (M. arvensis) hoặc mọc thành bông ở đầu cành (M. piperita). Thành phần hóa học: có tinh dầu thành phần chính là L - menthol (≥ 60%), menthyl acetat, L - menthon, L - α-pinen, L - limonen. Tính vị qu kinh : Vị cay, tính mát. Qui kinh Phế, Can Công năng: Tuyên tán phong nhiệt, thanh đầu mục, thấu chẩn Công dụng : Chữa cảm mạo có sốt, viêm họng, nhức đầu, đau mắt, đỏ mắt, ban sởi. GIÁO TRÌNH THỰC HÀNH NHẬN THỨC ĐÔNG DƯỢC Ds. Hồ Đông Thảo
  8. 8 TRƯỜNG TRUNG CẤP TÂY SÀI GÒN Cách dùng, liều dùng: Bạc hà dùng 12 – 20 gam/ ngày dạng thuốc xông hay thuốc sắc. CÚC HOA Bộ phận dùng: là cụm hoa đã chế biến và làm khô của cây Cúc hoa vàng có tên khoa học là Chrysanthenum indicum L., họ Cúc (Asteraceae). Đặc điểm: cụm hoa hình đầu màu vàng, đôi khi còn dính cuống. Đường kính cụm hoa 1 – 2 cm, gồm 2 loại hoa: hoa hình lưỡi nhỏ đơn tính, không đều ở bên ngoài. Hoa hình ống, lưỡng tính, đều mẫu 5 ở bên trong, ở mỗi hoa đài rất đơn giản, chỉ còn là 1 gờ nhỏ. Cả hai loại hoa đều màu vàng, lá bắc màu nâu, gồm nhiều vòng bao bọc thành tổng bao, ở giữa có lá bắc màu sẫm, rìa bên rất nhạt. Mùi thơm nhẹ, vị hơi đắng. Thành phần hoá học: tinh dầu, flavonoid. Tính vị - Qui kinh : Vị ngọt, tính mát. Qui kinh phế, can, thận. Công năng: Thanh nhiệt, giải độc, tán phong, minh mục. Công dụng: chữa chứng nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, cảm phong nhiệt, chảy nhiều nước mắt, đau mắt đỏ, huyết áp cao. Cách dùng: dùng 8 – 12 gam/ ngày dạng thuốc sắc, thuốc xông. CÁT CĂN Bộ phận dùng: là rễ củ đã phơi hay sấy khô của cây Sắn dây có tên khoa học là: Pueraria thomsoni Benth., họ Đậu (Fabaceae). Đặc điểm: rễ củ đã bóc vỏ ngoài, cắt thành từng khúc hình trụ, dài 10 – 15 cm, đường kính 2 cm trở lên, rễ to được bổ dọc thành miếng dày 0,5 – 1 cm. Mặt cắt màu trắng hoặc vàng nhạt, bóng, xen lẫn những phần bột màu trắng tạo thành nhiều vân dọc. Trên mặt cắt ngang thấy rõ vòng libe. Thành phần hoá học: tinh bột, flavonoid, saponin Tính vị - Qui kinh : Vị ngọt, tính mát. Qui kinh can, tỳ, thận. Công năng : Giải cơ, thoái nhiệt, sinh tân, thấu chẩn, thăng dương, chỉ tả. GIÁO TRÌNH THỰC HÀNH NHẬN THỨC ĐÔNG DƯỢC Ds. Hồ Đông Thảo
  9. 9 TRƯỜNG TRUNG CẤP TÂY SÀI GÒN Công dụng: Phát tán phong nhiệt, sinh tân chỉ khát. Chữa cảm mạo có sốt, tiêu chảy nhiễm trùng, nhức đầu, đau gáy, ban sởi, sinh tân dịch. Cách dùng: Cát căn dùng 4 – 8 gam/ ngày. THIÊN HOA PHẤN Bộ phận dùng: là rễ củ đã làm khô của cây Qua lâu có tên khoa học là Trichosanthes kirilowii Maxim., họ Bầu bí (Cucurbitaceae). Đặc điểm: rễ củ nguyên hay từng đoạn bổ dọc. Rễ củ còn nguyên giống củ khoai lang, thường hơi cong, một đầu hơi nhỏ, dài 8 - 16 cm, đường kính 2 - 6 cm. Mặt ngoài màu trắng ngà hoặc vàng nâu nhạt, rải rác sót các chấm màu nâu của vỏ ngoài, có vết rễ phụ và vằn ngang. Thể chất cứng chắc, khó bẻ, vết bẻ màu trắng, nhiều bột. Vị nhạt sau hơi đắng. Thành phần hóa học: saponin, tinh bột. Tính vị - Qui kinh : Vị ngọt đắng, hơi ngọt. Tính lạnh. Qui kinh phế, vị. Công năng : Thanh nhiệt, sinh tân, bài nùng Công dụng: Chữa sốt nóng, vàng da, mụn nhọt, phối hợp với các vị thuốc khác chữa tiểu đường, viêm tuyến vú, sốt rét, quai bị. Cách dùng: dùng 10-20 gam/ ngày, dạng thuốc sắc hay hoàn tán. SÀI HỒ BẮC Bộ phận dùng: là rễ đã được phơi hay sấy khô của cây Sài hồ bắc có tên khoa học là: Bupleurum chinense DC. hoặc Diệp hiệp Sài hồ (Sài hồ lá hẹp): Bupleurum scorzononaefolium Wild., họ Hoa tán (Apiaceae). Đặc điểm: rễ còn một phần thân, hình cái dùi tròn. Rễ cái thẳng hoặc hơi cong, phía dưới rẽ ra, đầu rễ phình to, dài 6 – 20 cm, đường kính 0,5 - 1,5 cm. Vỏ ngoài màu nâu nhạt, xám, có vân dọc GIÁO TRÌNH THỰC HÀNH NHẬN THỨC ĐÔNG DƯỢC Ds. Hồ Đông Thảo
  10. 10 TRƯỜNG TRUNG CẤP TÂY SÀI GÒN và vết rễ con. Phần đỉnh có lông tơ và thân cứng sót lại. Thể chất dai cứng, khó bẻ gãy. Mặt cắt có thớ gỗ màu vàng ngà. Mùi thơm nhẹ, có vị hơi đắng cay. Thành phần hóa học: saponin. Tính vị - Qui kinh : Vị đắng, tính hơi hàn. Qui kinh Can, Đởm. Công năng: Thoái nhiệt, sơ can giả uất, thăng dương. Công dụng: chữa cảm mạo ở bán biểu bán lý: sốt nóng lạnh, nhức đầu ngực sườn đầy tức, đắng miệng, sốt rét, kinh nguyêt không đều. Cách dùng: dùng 3-6 gam/ ngày dạng thuốc sắc. BẠCH CHỈ Bộ phận dùng: là rễ phơi hoặc sấy khô của cây Bạch chỉ có tên khoa học là : Angelica dahurica (Fisch.) Benth. et Hook.f. còn gọi là hàng Bạch chỉ, còn có xuyên Bạch chỉ (Angelica anomala Ave-Lall.), họ Hoa tán (Apiaceae). Đặc điểm: rễ nguyên hoặc phân nhánh, hình chùy thẳng hoặc cong queo, dài 5 – 25 cm, đường kính 0,5 – 3 cm. Đầu to còn vết thân cây lõm. Mặt ngoài màu vàng nâu, còn vết rễ con, nhiều nếp nhăn dọc, có mấu ngang sần sùi. Mặt cắt ngang màu trắng ngà, nhiều bột, tầng sinh libe gỗ rõ rệt thành một vòng màu nâu mảnh. Phần vỏ có những đám nâu là ống tiết tinh dầu cắt ngang. Thể chất cứng, khó bẻ, vết bẻ lởm chởm, nhiều bột mùi thơm nồng, vị cay hơi đắng. Loại củ to vừa thể nặng, nhiều bột, mùi thơm là tốt. Thành phần hóa học: tinh dầu, nhựa, coumarin Tính vị - Qui knh : Vị cay, tính ấm. Qui kinh vị, đại trường, phế Công năng: Tán phong hàn, trừ thấp, thông khiếu, chỉ thống, bài nùng. Công dụng: chữa cảm sốt, nhức đầu đau răng, tê nhức do phong thấp, chảy máu cam, tiểu tiện ra máu. Cách dùng: Bạch chỉ dùng 4 – 12 gam/ ngày. Dạng thuốc sắc, thuốc bột (người âm hư, hỏa vượng không dùng). GIÁO TRÌNH THỰC HÀNH NHẬN THỨC ĐÔNG DƯỢC Ds. Hồ Đông Thảo
  11. 11 TRƯỜNG TRUNG CẤP TÂY SÀI GÒN PHÒNG PHONG Bộ phận dùng : Dùng rễ của cây Xuyên Phòng phong (Ligusticum brachylobum Franch.), hoặc cây Thiên phòng phong (Ledeboriella seseloides Wolff.), hoặc cây Vân Phòng phong (Seseli delavayi Franch.), họ Hoa tán (Apiaceae). Thành phần hóa học:: Manit, glucosid đắng, đường. Tính vị - Qui kinh: Vị cay ngọt, tính hơi ẩm. Qui kinh Can, Phế, Tỳ, Vị, Thận. Công năng: Phát biểu tán phong, trừ thấp, thông kinh. Công dụng: chữa cảm mạ, ngạt mũi, cho, nhức đầu,viêm xoang trán, ngạt mũi, chảy nước mũi, mụn nhọt sưng đau. Cách dùng : dùng 3 – 9 g/ ngày dạng thuốc sắc hay dạng bột. TÔ DIỆP Bộ phận dùng : Dùng lá (Tô diệp), cành (Tô ngạnh), hạt (Tô tử) thu hái từ cây Tía tô (Perilla frutesscens (L) Britt) và cây (P. ocymoides L.), họ Hoa môi (Lamiaceae). Thành phần hóa học: Tinh dầu Tính vị - Qui kinh: Vị cay tính ấm. Qui kinh Tỳ, Phế. Công năng: hành khí hòa vị, giải biểu tán hàn. Tô ngạnh có công năng lý khí khoan trung, chi thống, an thai. Công dụng: Tô Diệp có công chữa ho, chữa cảm mạo do lạnh, giải độc, giảm đau. Tô tử giáng khí chữa ho, trừ đàm, chữa hen suyễn. Cách dùng: dùng 4-12g/ ngày sắc uống hoặc xông. II. THUỐC TRỪ HÀN 1. Định nghĩa: Thuốc khử hàn là những thuốc ấm, nóng, có tác dụng ôn trung (làm ấm bên trong), thông kinh hoạt lạc, ấm kinh, giảm đau và bồi dưỡng cửu nghịch. 2. Phân loại: Căn cứ tính chất và tác dụng có thể chia thuốc khử hàn ra làm hai loại: GIÁO TRÌNH THỰC HÀNH NHẬN THỨC ĐÔNG DƯỢC Ds. Hồ Đông Thảo
  12. 12 TRƯỜNG TRUNG CẤP TÂY SÀI GÒN Thuốc ôn trung (ôn lý trừ hàn) Thuốc bồi dưỡng cửu nghịch. 3. Công năng chủ trị chung: 3.1. Theo y học cổ truyền: Thuốc ôn trung có tác dụng làm ẩm cơ thể, giảm đau, kiện tỳ, hành khí, tiêu ứ tích. Dùng thuốc ôn trung khi nội hàn quá thịnh, tỳ vị thăng giáng bất thường, công năng vận hòa bị giảm sút gây chứng hư hàn, biểu hiện sắc mặt xanh, rêu lưỡi trắng, mạch trầm trì, nôn mửa, người rét run, chân tay lạnh, tiêu chảy, phân sống, đau bụng quằn quại… Đa số các thuốc có cay, mùi thơm, nên cò được dùng làm gia vị, kích thích tiêu hóa (Thảo quả, Đại hồi..) Nhóm này gồm có các vị thuốc làm khi cơ thông sướng, kích thích tiêu hóa, như: Đinh hương, Sa nhân, Cao lương khương, Can khương… Thuốc hồi dương cứu nghịch có tác dụng lấy lại phần dương khí đã bị suy giảm hoặc khi trụy mạch, thoát dương do hàn tà nhập lý, gây triệu chứng sắc mặt xanh nhợt, tay chân lạnh, mạch nhỏ yếu. Ngoài ra còn có tác dụng giảm các cơn đau nội tạng, nôn mửa do trúng hàn. Nhóm này bao gồm Phụ tử, Nhục quế. 3.2. Theo y học hiện đại: Tinh dầu có tác dụng kích thích tiêu hóa, giảm đau được dùng làm thuốc chữa đầy bụng, ăn không tiêu, tiêu chảy do hàn. Tinh dầu Quế có tác dụng diệt các vi khuẩn gây bệnh đường tiêu hóa như amib, B. mycoides, Staphylococus aureus, Streptococcue haemoliticus, Pseudomonas aeruginosa, Shigella typhi, Sh. Flexeneri. MỘT SỐ VỊ THUỐC TIÊU BIỂU CAN KHƯƠNG Bộ phần dùng: Dùng thân rễ của cây Gừng (Zingiber officinale Rose.), họ Gừng (Zingiberaceae). Dạng khô là Can khương. Thành phần hóa học: Tinh dầu, nhựa dầu, tinh bột, chất cay Tính vị - Qui kinh: Vị cay, tính nhiệt, qui kinh Tâm, Phế, Tỳ, Vị, Thận, Đại trường Công năng: Ôn trung, trừ hàn, ôn vị chỉ ẩu, hồi dương thông mạch. Công dụng: chữa đau bụng do hàn, bụng đầy trướng, đau bụng không tiêu, nôn mửa, tiêu chảy, tay chân lạnh, ho do lạnh, chứng phong hàn thấp tý. Cách dùng: ngày dùng 4 - 20g GIÁO TRÌNH THỰC HÀNH NHẬN THỨC ĐÔNG DƯỢC Ds. Hồ Đông Thảo
  13. 13 TRƯỜNG TRUNG CẤP TÂY SÀI GÒN SA NHÂN Bộ phận dùng: là hạt phơi khô lấy từ quả chín của nhiều loại Sa nhân Amomum sp., họ Gừng (Zingiberaceae). Đặc điểm: khối hình bầu dục hay hình trứng, dài 1 - 1,5 cm, đường kính 0,8 – 1 cm màu nâu nhạt hay nâu sẫm, có 3 gờ tù, mỗi ngăn chứa 5 - 18 hạt. Áo hạt là màng mỏng màu trắng mờ. Hạt màu nâu sẫm, hình khối đa diện, cứng, nhăn nheo, đính theo lối đính noãn trung trụ. Cắt ngang thấy vỏ hạt màu nâu sẫm, ngoại nhũ màu trắng, nội nhũ màu trắng ngà. Mùi thơm, vị hơi cay. Thành phần hoá học: tinh dầu, thành phần chính của tinh dầu là D-borneol, α-pinen, … Tính vị - Qui kinh: vị cay, tính ôn. Qui kinh tỳ, vị. Công năng: hành khí hóa thấp kiện tỳ, ôn trung chỉ tả, an thai. Công dụng: trị các chứng: Tỳ vị ứ trệ, thấp trớ, tỳ hàn tiết tả, thai động bất an, ác trớ ( nôn do thai nghén). chữa đau bụng, đầy bụng, buồn nôn, đi tả hoặc đại tiện ra máu hay ăn uống không tiêu. Cách dùng: 3 – 6 gam/ ngày. HẮC PHỤ Bộ phận dùng: là rễ củ con của cây Ô đầu có tên khoa học là Aconitum fortunei Hemsl., họ Mao lương (Ranunculaceae). Đặc điểm: tùy theo cách chế biến mà ta có hắc phụ hay bạch phụ. Cách chế hắc phụ như sau: lấy Diêm phụ cắt bỏ đầu đuôi, rốn (chỗ nối giữa các củ với nhau), cạo sạch vỏ, thái mỏng, tẩm nước đậu đen đặc, phơi khô (tẩm và phơi khô 3 lần như vậy), sau đó đem đồ trong 1 giờ, phơi khô kiệt. Hắc phụ là những miếng mỏng dày 1 - 1,5 mm dài 1 - 2 cm, rộng 1 - 1,2 cm có một đầu hơi nhọn. Thể chất cứng, khó bẻ, màu đen nhạt bên trong trắng hơn bên ngoài, vị cay tê. Thành phần hoá học: alcaloid, chủ yếu là aconitin. Tính vị - Qui : vị cay ngọt, tính đại nhiệt, vào 12 kinh Công năng : Hồi dương cứu nghịch, bổ hỏa trợ dương, trừ phong hàn thấp. GIÁO TRÌNH THỰC HÀNH NHẬN THỨC ĐÔNG DƯỢC Ds. Hồ Đông Thảo
  14. 14 TRƯỜNG TRUNG CẤP TÂY SÀI GÒN Công dụng: chữa tâm thận dương hư, mồ hôi vã ra, nôn nhiều, người lạnh toát, chân tay co quắp, mạch vi muốn tuyệt. Chữa chứng phong hàn thấp tý, đau nhức xương khớp, chân tay đau nhức, lạnh, hoặc đau dạ dày, đau dây thần kinh. Chữa viêm thận mạn tính, thận dương hư, dương khí không đủ, lưng gối đau lạnh, tay chân phù nề ở người già. Cách dùng: dùng 4 – 12g/ ngày, dạng thuốc sắc. BẠCH PHỤ Bộ phận dùng: giống như Hắc phụ. Đặc điểm: cách chế bạch phụ như sau: cũng lấy diêm phụ đem dun cho tới khi chín tới giữa củ, lấy ra bóc vỏ đen, thái thành từng miếng dày 1 - 1,5 mm, rồi đem rửa cho tới khi hết vị cay, hấp chín phơi khô, sau đó đem xông hơi diêm sinh cuối cùng đem phơi khô là được. So với hắc phụ thì hàm lượng aconitin trong bạch phụ ít hơn. Thể chất cứng chắc, nhìn bên ngoài thì có màu trắng hơi vàng ngà, ngoài ra cũng giống như hắc phụ. Thành phần hoá học: giống Hắc phụ. Công dụng: giống như Hắc phụ. NHỤC QUẾ Bộ phận dùng: là vỏ thân đã chế biến của cây Quế có tên khoa học là: Cinnamomum cassia Nees., họ Long não (Lauraceae). Đặc điểm: vỏ cuộn tròn hoặc lòng máng cuộn hai mép dài 25 – 80 cm, rộng khoảng 3 – 5 cm, dày 0,2 - 0,3 cm. Mặt ngoài màu nâu đến nâu xám, sần sùi, có lỗ bì và vết cuống lá, vết cành. Mặt trong màu nâu sẫm, nhặn, dễ bẻ gãy, mặt gãy có ít sợi, mặt cắt có vết dầu, mùi thơm, vị ngọt cay. Thành phần hoá học: tinh dầu 2-5%, thành phần chính của tinh dầu là aldehyd cinamic. Tính vị - Qui kinh: vị cay ngọt, tính đại nhiệt. qui kinh can, thận. Công năng: bổ mệnh môn hỏa (thận dương suy), mạch vi, dẫn hỏa qui nguyên, kiện tỳ Công dụng : chữa choáng, trụy mạch, lưng gối mềm yếu, di mộng tinh, tay chân lạnh, cầm tiêu chảy, cầm máu trong tiểu ra máu Cách dùng: ngày dùng 1 – 4 gam, dạng thuốc sắc, hoặc hoàn tán. GIÁO TRÌNH THỰC HÀNH NHẬN THỨC ĐÔNG DƯỢC Ds. Hồ Đông Thảo
  15. 15 TRƯỜNG TRUNG CẤP TÂY SÀI GÒN BÀI 2. NHẬN THỨC NHÓM THUỐC THANH NHIỆT – HÓA ĐÀM, CHỈ KHÁI, BÌNH SUYỄN MỤC TIÊU HỌC TẬP Sau khi thực hành xong bài : Thuốc thanh nhiệt, thuốc hóa đàm chỉ khái bình suyễn học viên phải : - Nhận biết được các dược liệu có tác dụng thanh nhiệt, chỉ khái hóa đàm bình suyễn.. - Nêu được bộ phận dùng, công năng, công dụng của từng vị thuốc - Nêu được cách dùng, liều dùng để có thể hướng dẫn sử dụng các vị thuốc hợp lý an toàn. NỘI DUNG: I. THUỐC THANH NHIỆT GIÁO TRÌNH THỰC HÀNH NHẬN THỨC ĐÔNG DƯỢC Ds. Hồ Đông Thảo
  16. 16 TRƯỜNG TRUNG CẤP TÂY SÀI GÒN 1. Định nghĩa: Thuốc thanh nhiệt là thuốc có tác dụng loại trừ nhiệt độc (thanh giải lý nhiệt), lập lại cân bằng âm dương. 2. Phân loại: Căn cứ vào tình trạng bệnh và tính chất của thuốc có thể chia làm 5 nhóm dược liệu thanh nhiệt. 2.1. Thuốc thanh nhiệt giải thử: Là nhóm thuốc có tác dụng thanh trừ thử tả (nắng, nóng) ra khỏi cơ thể. Biểu hiện của bệnh ở mức độ nhẹ là sốt cao, choáng váng, đau đầu. Ở mức độ nặng hơn, bệnh nhân bị say choáng, bất tỉnh, mặt đỏ nhừ, mồ hôi vã ra, chất điện giải mất nhiều. Bệnh này gọi là trúng thử, say nắng hoặc say nóng. Đa số các vị thuốc thanh nhiệt giải thử có vị ngọt, nhạt, tính lương hàn, có tác dụng sinh tân chỉ khát, nếu sử dụng ở dạng tươi thì hiệu quả hơn. Các vị thuốc thuộc nhóm thanh nhiệt giải thử là: Hà diệp, Đậu quyền, Tây qua… 2.2. Thuốc thanh nhiệt giải độc (thanh nhiệt tiêu độc): Đông y cho rằng nhiệt độc trong cơ thể có thể là do 2 loại nguyên nhân: Nguyên nhân bên trong: do chức năng hoạt động của các tạng phủ quá yếu không đủ sức thanh thải chất độc sinh ra trong quá trình chuyển hóa và bị ngưng tích lại. Ví dụ: khi chức năng can bị suy yếu, không đủ khả năng giải độc cơ thể, thận thùy quá yếu, làm giảm khả năng thanh lọc, chức năng truyền thông cặn bã của đại tràng quá yếu, khiến độc chất tích lại, tạo môi trường phát sinh mụn nhọt, sang lở, mẩn ngứa, dị ứng. Nguyên nhân bên ngoài: do bị côn trùng, rắn rết cắn, hơi độc của hóa chất, hoặc sử dụng thực phẩm độc hoặc có tính gây dị ứng. Thuốc thanh nhiệt giải độc dùng khi bị sốt cao do bị nhiễm khuẩn, bệnh truyền nhiễm. Thuốc có tác dụng hạ sốt, tiêu độc, dùng trong các trường hợp ban sởi, mụn nhọt, sưng tấy, đau nhức, viêm nhiễm hô hấp, dị ứng, viêm da… Chỉ nên dùng thuốc thanh nhiệt giải độc khi cơ thể bị nhiễm độc, cũng có thể dùng với tính chất dự phòng, giúp cho cơ thể tăng khả năng loại độc trong điều trị, cần phối hợp thuốc để tăng hiệu quả điều trị. - Trong một bài thuốc, thường dùng nhiều vị thuốc thanh nhiệt giải độc (2-4 vị) để chống hiện tượng vi khuẩn kháng thuốc và giảm liều từng vị thuốc, giúp cơ thể đở mệt (háo khát) - Phối hợp với thuốc lợi niệu, nhuận tràng, giải biểu để hạ sốt. - Phối hợp với thuốc thanh nhiệt lương huyết để chống tái phát, giảm bớt tình trạng thiếu tân dịch. Thuốc thanh nhiệt tiêu độc thường có vị đắng tính hàn, bao gồm: Kim ngân hoa, Bồ công anh, diệp cá, Liên kiều, Xạ can, Rau sam, Mần tưới, Lưỡi rắn, Xuyên tâm liên… 2.3. Thuốc thanh nhiệt giáng hỏa (thanh nhiệt tả hỏa) GIÁO TRÌNH THỰC HÀNH NHẬN THỨC ĐÔNG DƯỢC Ds. Hồ Đông Thảo
  17. 17 TRƯỜNG TRUNG CẤP TÂY SÀI GÒN Thuốc thanh nhiệt giảng hòa được sử dụng khi hỏa độc xâm phạm phần khí, hoặc kinh dương minh. Thuốc có tác dụng hạ hỏa, dùng khi cơ thể sốt rất cao, khát nước, phát cuồng, mê man, nói sáng, ra nhiều mồ hôi, nước tiểu vàng đậm, sợ nóng, rêu lưỡi vàng khô. Phần lớn các vị thuốc thanh nhiệt tả hỏa có tác dụng thanh giải lý nhiệt (thanh tâm nhiệt, trừ phiền) tiêu viêm, an thần, chỉ khát, sinh tân dịch. Khi dùng thuốc thanh nhiệt giảng hòa, có thể phối hợp với các loại thuốc khác, như: - Phối hợp với thuốc thanh nhiệt giải độc, thanh nhiệt trừ thấp để điều trị nguyên nhân. - Phối hợp với thuốc an thần khi bệnh nhân sốt cao, phát cuồng. - Phối hợp với thuốc bổ âm khí có dấu hiệu âm hư hỏa vượng. Có thể dùng chung với thuốc bình can tức phong khi can dương vượng. - Phối hợp với thuốc bỗ dưỡng khí cơ thể bệnh nhân đã suy nhược (hư chứng), đồng thời giảm liều thuốc thanh nhiệt để tránh khắc phạt quá mạnh. Nhiệt tà có thể xâm phạm vào các tạng, phủ, vị trí khác nhau, nên cần căn cứ vào tính chất qui kinh của vị thuốc mà sử dụng cho phù hợp. Các vị thuốc trong nhóm này gồm có: Thạch cao, Chí tử, Thài lài, Rau má, Cỏ mần trầu, Cối xay, Râu mèo… 2.4. Thuốc thanh nhiệt tảo thấp: Là các thuốc có tác dụng thanh trừ nhiệt độc và làm khô ráo những ẩm thấp trong cơ thể Thấp trong cơ thể được hình thành trong quá trình chuyển hóa, phần nước đó được nhiệt độc trong cơ thể nung nấu, là môi trường phát sinh của bệnh thấp nhiệt. Đây là hiện tượng thấp và nhiệt trong cơ thể kết hợp với nhau, còn gọi là thấp tả hóa nhiệt. Thấp nhiệt thường xảy ra trong một số tạng phủ nhất định như can đờm thấp nhiệt, tỳ vị thấp nhiệt, bàng quang thấp nhiệt…, biểu hiện của chứng thấp nhiệt là sốt, miệng khô, bứt rứt, tiểu tiện khó, kiết lị, tiêu chảy, đau bụng… Phần lớn các thuốc thanh nhiệt tảo thấp có vị rất đắng, tính hàn. Do đó, khi sử dụng cần chú ý nắm vững nguyên tắc sử dụng thuốc có tính hàn: không dùng kéo dài, liều cao, vì có thể ảnh hưởng tới chức năng ích khí của tỳ, làm giảm khả năng tiêu hóa, hấp thụ của cơ thể (gây chán ăn, khó tiêu); không dùng liều cao khi tân dịch đã hao tổn. Có thể phối hợp với các thuốc thanh nhiệt khác (thanh nhiệt tả hỏa, thanh nhiệt lương huyết) để tăng hiệu lực điều trị. Nếu có dấu hiệu xung huyết, xuất huyết, cần phối hợp thuốc hoạt huyết. Nếu co thắt, mót rặn, tiểu rất phối hợp với thuốc hành khí. Nhóm này gao gồm: Hoàng bá, Hoàng cầm, Hoàng liên, Long đởm thảo, Nha đàm tử, Nhân trần… 2.5. Thuốc thanh nhiệt lương huyết: Là những thuốc được sử dụng khi nhiệt độc xâm phạm phần dính, huyết (ôn bệnh) các chứng sốt cao, mặt đỏ, mắt đỏ, lưỡi đỏ đậm, nước tiểu đỏ, mê sảng, hôn mê hoặc co giật, có GIÁO TRÌNH THỰC HÀNH NHẬN THỨC ĐÔNG DƯỢC Ds. Hồ Đông Thảo
  18. 18 TRƯỜNG TRUNG CẤP TÂY SÀI GÒN thể gây xuất huyết (ban chẩn, chảy máu cam, thổ huyết, tiện huyết, niệu huyết…). Còn dùng khi đau nhức khớp, mụn nhọt lở ngứa do nhiệt, sốt kéo dài (âm hư nội nhiệt), da khô nóng, đạo hãn, lưỡi khô, mạch tế sác. Thuốc thanh nhiệt lương huyết thường có vị đắng hoặc ngọt, tính hàn, vừa có tác dụng hạ nhiệt, vừa có khả năng dưỡng âm sinh tân, hạn chế sự suy giảm tân dịch do sốt cao. Để phát huy hiệu quả điều trị, tùy triệu chứng mà kết hợp thuốc thanh nhiệt lương huyêt với các nhóm thuốc khác: - Phối hợp với thuốc bổ âm để tăng tân dịch trong các trường hợp sốt cao, mát. - Phối hợp với thuốc thanh nhiệt giải độc trong các trường hợp có nhiễm trùng, truyền nhiễm. - Phối hợp với thuốc khu phong tiêu viêm khi có đau nhức khớp, dị ứng. Không nên sử dụng thuốc thanh nhiệt tảo thấp trên bệnh nhân tiêu chảy do tỳ hư, hoặc khi bệnh tả còn ở khí phận. Một số vị thuốc thường dùng: Bạch mao căn, Huyền sâm, Đơn bì, Sinh địa, Xích thược, Cỏ mực… II. THUỐC CHỈ KHÁI HÓA ĐÀM, BÌNH SUYỄN 1. Định nghĩa: Thuốc hóa đờm dùng trị các bệnh do đờm trọc gây ra. Đông y quan niệm đờm là chấ dịch nhớt và dính, được tạo ra trong quá trình hoạt động của lục phủ, gũ tạng, chất dịch đó ngưng đọng lại mà thành đờm. Đờm không những ở phế mà còn xuất hiện ở các tạng phủ. Nếu đờm ở phế thì sinh đờm rãi, gây bệnh cho đường hô hấp, nếu ở tỳ vị thì đờm sẽ gây bẹnh cho tỳ vị, làm ăn uống không tiêu, tích trệ. Nếu đờm ở não sẽ gây bệnh động kinh, điên giản. 2. Phân loại: 2.1. Thuốc hóa đờm: Thuốc hóa đờm tín vị không giống nhau, tùy theo tính chất mà chia làm 2 nhóm. Thuốc ôn hòa đờm hàn: (Bán hạ, Bạch giới tử, Cát canh…) có vị cay, tính ấm, nóng, bản chất khô táo, dùng với chứng đờm hàn, đờm thấp do tỳ vị dương hư không vận hóa được thủy thấp, ứ lại thành đờm, chất đờm lỏng, trong, dễ khạc ra, tay chân lạnh, đại tiện lỏng. Hàn đờm ứ lại ở phế gây ho, ứ lại trong kinh lạc, cơ nhục, gây đau nhức ê ẩm. Thuốc thanh hóa đờm nhiệt: (Thiên trúc hoàng, Trúc lịch, Thường sơn, Thiên môn..) có tính hàn, lương, dùng điều trị chứng đờm hỏa thấp nhiệt, uất kết gây ra ho, nôn ói ra đờm đặc, vàng, có mùi hôi, hoặc các chứng điên gián do đờm ngưng trệ, bệnh lao tâm ba kết, sưng tuyến giáp trạng. 2.2. Thuốc chỉ khái bình suyễn: Các thuốc chỉ khái bình suyễn có tác dụng cắt hoặc giảm cơn ho, khó thở. GIÁO TRÌNH THỰC HÀNH NHẬN THỨC ĐÔNG DƯỢC Ds. Hồ Đông Thảo
  19. 19 TRƯỜNG TRUNG CẤP TÂY SÀI GÒN Nguyên nhân gây ho có nhiều, nhưng phần lớn đều thuộc phế, vì vậy, trị ho phải lấy phế làm chính. Ho có đờm có quan hệ mật thiết với nhau, thuốc trị ho có tác dụng trừ đờm, thuốc trừ đờm có tác dụng giảm ho. Thuốc chỉ khái có tác dụng thanh phế, nhuận phế, giáng khí nghịch ở phế, đồng thời cũng có tác dụng hóa đờm. Thuốc chỉ khái dùng cắt cơn ho do nhiều nguyên nhân: đờm ẩm, nhiệt tà, phong tả phạm phế khiến cho khí bị trở ngại mà gây ho. Thuốc còn có tác dụng trừ hen suyễn khó thở và trừ đờm. Do nguyên nhân gây ho có tính chất hàn nhiệt khác nhau, nên thuốc chỉ khái bình suyễn cũng được chia làm 2 loại: Thuốc ôn phế chỉ khái có tính ôn dùng trị ho do hàn, bao gồm: Hạnh nhân, Bách bộ, Tử uyển, Khoản đông hoa… Sử dụng khi nguyên nhân gây ho là ngoại cảm phong hàn (kèm theo ngạt mũi), hoặc do nội thương (thường gặp ở người già, dương khí suy kém, ho nhiều khi trời lạnh). Dùng thuốc nhóm này khi bệnh nhân ho ra đờm lỏng, mặt hơi phù, sợ gió, rêu lưỡi trắng trơn, tự hãn. Thuốc thanh phế chỉ khái có tính hàn lương dùng trị ho do nhiệt, bao gồm: Tang bì, La bạc tử, Bạch quả, Tiền hồ… Trị ho do nhiệt tả làm tổn thương phế khí, đờm dính, hoặc ho khan, mặt đỏ, miệng khát, có sốt, khó thở, rêu lưỡi vàng, đại tiện táo bón… hay gặp trong các bệnh viêm họng, viêm phế quản cấp, viêm phổi, hoặc các bệnh điên gián, kinh phong có đờm ngưng trệ, lao lâm ba kết, sưng tuyến giáp trạng… Theo quan niệm của Y học cổ truyền, đó là những bệnh do đờm hỏa thấp nhiệt, uất kết gây ra. Các vị thuốc thường dùng để trị hen suyễn là Ma hoàng, Cà độc dược, Địa long… MỘT SỐ VỊ THUỐC TIÊU BIỂU BỒ CÔNG ANH Bộ phận dùng: là lá đã làm khô của cây Bồ công anh (Việt Nam) có tên khoa học là: Lactuca indica L., họ Cúc (Asteraceae). Đặc điểm: lá mỏng nhăn nheo, đa dạng, có lá hình mác, có lá gần như không cuống, dài 10 - 20 cm, rộng 5 – 7 cm. Mặt trên lá màu nâu sẫm, mặt dưới màu nâu nhạt. Mép lá có khía răng cưa không đều, có phiến lá xẻ thùy, các thùy hẹp dài, thẳng góc với gân giữa. Vị đắng. Thành phần hoá học: flavonoid, tanin, các polyphenol. Tính vị - Qui kinh : vị đắng, ngọt, tính lạnh. Qui kinh can, tỳ, vị. GIÁO TRÌNH THỰC HÀNH NHẬN THỨC ĐÔNG DƯỢC Ds. Hồ Đông Thảo
  20. 20 TRƯỜNG TRUNG CẤP TÂY SÀI GÒN Công năng : Thanh nhiệt tiêu độc, bài nùng, lợi thấp thông lâm. Công dụng: giải độc, tiêu viêm, chữa tràng nhạc, mụn nhọt, đinh độc, viêm tuyến vú, viêm đường tiết niệu, tỳ vị hỏa uất. Cách dùng: ngày dùng 8 - 30 gam dạng thuốc sắc. CAM THẢO Bộ phận dùng: là rễ đã phơi hay sấy khô của cây Cam thảo bắc có tên khoa học là: Glycyrrhiza uralensis Fisch., họ Đậu (Fabaceae). Đặc điểm: đoạn rễ hình trụ, dài 20 – 30 cm, đường kính 5 – 20 mm, có khi to hơn. Loại Cam thảo châu âu thường phân nhánh, hình thù cong queo đa dạng, sần sùi nhiều nếp nhăn. Bên trong vàng nhạt. Vị rất ngọt, mùi thơm đặc biệt. Vết bẻ nhiều xơ. Mặt cắt thấy rõ các tia ruột, libe-gỗ thành những tia như nan hoa bánh xe. Thành phần hoá học: saponin triterpenoid: acid glycyrrhizic, các flavonoid là liquiritin, … Tính vị - Qui kinh: vị ngọt, tính bình (sinh cam thảo), chích thảo tính ôn. Qui vào 12 kinh Công năng: Sanh cam thảo tả hỏa dung trong các bệnh cảm. Chích cam tảo ôn trung Công dụng: sanh Cam thảo (cam thảo sống) chữa ho mất tiếng, viêm họng, mụn nhọt, ngộ độc thuốc. Chích Cam thảo (tẩm mật sao) bổ trung khí, hòa hoãn, giải độc. Chữa tỳ vị hư nhược, suy nhược, kém ăn mất ngủ. Cách dùng: dùng 2 – 12 gam/ ngày (không dùng chung với Đại kích, Cam toại, Nguyên hoa, Hải tảo). CÁT CÁNH Bộ phận dùng : là rễ đã cạo bỏ vỏ ngòai của cây Cát cánh có tên khoa học là: Platycodon grandiflorum (Jack.) A. DC., họ Hoa chuông (Campanulaceae). Đặc điểm: rễ hình trụ có khi phân nhánh, dài 5 – 15 cm, đường kính 1 – 2 cm. Phía trên còn sót lại gốc thân, phía dưới thuôn dài. Mặt ngoài màu vàng nhạt, GIÁO TRÌNH THỰC HÀNH NHẬN THỨC ĐÔNG DƯỢC Ds. Hồ Đông Thảo
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2